SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11

Sáng kiến giới thiệu về cơ sở lý thuyết của hoạt động khởi động, từ đó đề ra các phương pháp hoạt động khởi động của một bài dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn 11.
Mỗi phương pháp hoạt động khởi động, người viết đều đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể rải đều ở các thể loại văn học từ trung đại đến hiện đại như: hát nói, văn tế, kí, thơ, truyện, kịch, nghị luận…và rải đều ở các dạng bài trong chương trình Ngữ văn 11 để giáo viên dễ áp dụng. Tùy theo từng phương pháp mà người viết có thể đưa ra một, hai hay ba ví dụ minh họa.
Cuối cùng, người viết cũng lập phiếu khảo sát điều tra mức độ hứng thú và kết quả đạt được của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 MỤC LỤC I. LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................1 II. TÊN SÁNG KIẾN ..........................................................................................2 III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN................................................................................2 IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN ......................................................2 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ...........................................................2 VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ......................................................................................................................2 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN ............................................................2 1. Về nội dung của sáng kiến: ...............................................................................2 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:.................................................................3 PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................4 1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................4 2. Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động ..........................................4 2.1. Dạng thứ nhất: Sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập .........................................4 2.1.1. Câu hỏi tình huống giả định........................................................................4 2.1.2. Xem tranh/ảnh sau đó trả lời câu hỏi..........................................................6 2.1.3. Xem video, sau đó trả lời câu hỏi................................................................8 2.1.4. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.....................................................................9 2.2. Dạng thứ hai: Sử dụng trò chơi ....................................................................11 2.2.1. Trò chơi “Ô chữ bí mật”...........................................................................11 2.2.2. Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”...................................................................14 2.2.3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội”.....................................................................15 2.2.4. Trò chơi “Đối mặt”...................................................................................16 2.2.5. Trò chơi “Ai nhanh hơn”..........................................................................19 2.3. Dạng thứ ba: Sân khấu hóa lớp học (Đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát, diễn kịch, đóng vai ...).................................................................................................21 2.3.1. Đóng vai ....................................................................................................21 2.3.2. Diễn kịch ...................................................................................................22 2.3.3. Ngâm thơ, hát bài hát liên quan................................................................24 2.3.4. Kể chuyện ..................................................................................................25 3. Kết luận ...........................................................................................................26 VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN BẢO MẬT ..............................................28 Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU Việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhiều năm qua vẫn chưa được thực hiện hiệu quả, nhiều khi còn dừng ở hình thức, chưa có chiều sâu. Lối dạy văn truyền thống mang tính hàn lâm, khô khan, cách giảng dạy truyền thụ một chiều, đọc chép, vốn dĩ rất nhàm chán, khiến học sinh ngày càng không có hứng thú với văn chương, thậm chí những ngành khối C xét tuyển Đại học không đủ sức thu hút học sinh. Đây cũng là trăn trở của những người thầy giáo, cô giáo của bộ môn Ngữ văn. Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Ngữ văn cấp trung học phổ thông, việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Đây cũng là quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì vậy, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 (khóa XI) của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã quán triệt việc chuyển mục tiêu dạy học từ định hướng kiến thức sang định hướng năng lực - trong đó đổi mới các hoạt động tổ chức dạy học được xem là một trong những giải pháp chiến lược. Tháng 8/2018, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đã tổ chức tập huấn cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông. Trong tài liệu tập huấn có phần đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động học của học sinh bằng việc thiết kế bài học theo 5 bước, trong đó bước đầu tiên là hoạt động Khởi động/ Trải nghiệm/ Tạo tình huống xuất phát được tổ chức khi bắt đầu một bài học. Hoạt động này chỉ thực hiện trong khoảng thời gian 3-5 phút nhưng là hoạt động chiếm một phần rất quan trọng trong thành công của tiết dạy. Giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Đồng thời kích thích sự tò mò, hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Tôi nhận thấy sự cần thiết của hoạt động khởi động trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giảng dạy nên đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài “Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11” để nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. 1 Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 Cuối cùng, người viết cũng lập phiếu khảo sát điều tra mức độ hứng thú và kết quả đạt được của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến. 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Các phương pháp tổ chức hoạt động khởi động được tác giả lựa chọn, xây dựng đều bám sát kiến thức chuẩn và theo sát mục tiêu, yêu cầu của các kỳ thi học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia. Với những phương pháp tổ chức hoạt động khởi động dưới đây, giáo viên không những có thể áp dụng cho giảng dạy môn Ngữ văn 11, mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho môn Ngữ văn các khối, các cấp học khác và những môn học khác nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học. 3 Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 Cách thực hiện: Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi liên quan hoặc tương tự với tình huống/ hoàn cảnh của nhân vật trong văn bản, đặt học sinh vào tình huống ấy và cho các em trình bày suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề. Để hoạt động được sôi nổi hơn, giáo viên cũng có thể cho học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời. Ví dụ 1: Bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 40). Giáo viên đưa tình huống: Chỉ còn hơn một năm nữa là các em đứng trước những lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Bố mẹ định hướng cho em thi vào một ngành đang rất “hot” của một trường đại học danh tiếng. Em hoàn toàn đủ khả năng thi vào đó nhưng bản thân em không thích, thấy mình cũng không phù hợp với công việc mà bố mẹ yêu cầu. Em chỉ muốn đi học nghề mà em đam mê. Đứng trước hoàn cảnh này em lựa chọn nghe theo lời bố mẹ hay quyết định theo nguyện vọng của mình? Giáo viên chia lớp thành hai nhóm để lấy biểu quyết. Một nhóm nghe lời bố mẹ và một nhóm quyết định theo sở thích, đam mê của mình. Cho hai nhóm tranh luận, giáo viên quan sát, nhận xét, khen ngợi ý kiến đúng, điều chỉnh ý kiến chưa hợp lí của hai nhóm (Điều này đòi hỏi giáo viên cần linh hoạt xử lý vấn đề trong quá trình giảng dạy trên lớp). Từ đó, giáo viên hướng tới giáo dục học sinh những kiến thức xã hội như: Ngày nay, con đường thi cử công danh không phải là con đường lập thân duy nhất, có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai để có thể thành công. Những khó khăn gặp phải khi các em chọn ngành nghề không phù hợp với tính cách, con người của mình, cũng như sở trường, năng lực của mình ... Từ cơ sở của tình huống, giáo viên dẫn nhập học sinh tìm hiểu kiến thức bài học mới. Giáo viên có thể nhấn mạnh sự khác nhau giữa chế độ xã hội hiện nay và chế độ xã hội phong kiến trong thời gian tác giả Cao Bá Quát sống. Ví dụ 2: Bài Tôi yêu em- Puskin (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, trang 59). Giáo viên đặt tình huống: Giả sử em đang có một tình yêu tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt nhưng đó chỉ là một tình yêu đơn phương từ phía em mà không được người mình yêu đáp lại. Vậy trong hoàn cảnh đó em sẽ ứng xử như thế nào? Giáo viên dự kiến 2 - 3 học sinh thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra, khéo 5 Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Ngữ văn 11 Chi bằng đi học làm ông phán. Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò. Đúng vậy, cuối thế kỉ XIX khi thực dân sang xâm lược nước ta cùng với sự mục ruỗng thối nát của xã hội phong kiến, cuộc sống của các nhà Nho, đặc biệt là những nhà Nho thất cơ lỡ vận vô cùng khổ cực nhưng khoa thi Hán học vẫn được tổ chức. Vậy thực trạng của các khoa thi đó như thế nào? Điều này được Tú Xương phản ánh trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”. Ví dụ 2: Bài Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 107). Giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học là một số hình ảnh chữ thư pháp Hán như: chữ tâm, phúc, lộc, nhẫnSau khi cho học sinh xem bức tranh, giáo viên nêu vấn đề: Theo em, nghệ thuật chơi chữ Nho, viết chữ Nho là thú chơi của các nhà Nho mà người xưa gọi là gì? (Nghệ thuật Thư pháp). Em hiểu như thế nào về câu: “Nét chữ nết người”? Sau khi học sinh trả lời, giáo viên định hướng vào bài, nhấn mạnh truyền thống chơi chữ của các nhà Nho xưa là nét đẹp văn hóa dân tộc “vang bóng một thời”. Tác giả Nguyễn Tuân khẳng định sự bất tử của cái đẹp và gửi gắm tấm lòng yêu nước thầm kín ẩn sau tình yêu văn hóa dân tộc. Ví dụ 3: Bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) - Chu Mạnh Trinh (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, trang 50). Giáo viên cho học sinh xem những hình ảnh trình chiếu PowerPoint và hỏi: những hình ảnh sau cho em hình dung ra cảnh ở đâu? 7
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_nham_tao.doc
BIA NGOAI_LAN ANH.doc
BIA TRONG_LAN ANH.doc
Mau 1.1_ DON DE NGHI_LAN ANH.doc