SKKN Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần công dân với pháp luật – Giáo dục công dân 12
Giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội. Giáo dục và đào tạo là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc phát triển Giáo dục đào tạo trong xu thế hội nhập là một trong những thách thức đang đặt ra đối với nước ta. Làm thế nào để giáo dục đào tạo đạt kết quả vững chắc, giữ vai trò chủ đạo, làm thế nào để Giáo dục Việt Nam có thể phát triển kịp với nền giáo dục quốc tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định: “Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện về Giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội.”[9, tr132]
Nhà giáo dục Maria Montessori đã từng nêu quan điểm: “Nếu giáo dục luôn luôn là phương pháp truyền thụ kiến thức cũ kĩ, không có nhiều hi vọng cho tương lai của nhân loại. Bởi truyền thụ kiến thức thì có ích gì nếu sự phát triển toàn diện của cá nhân tụt lại phía sau”[7, tr83]. Để phát triển toàn diện cá nhân thì Giáo dục công dân là môn học đặc biệt quan trọng – môn học làm người. Đây là môn học hay nhưng khó. Hay ở chỗ đây là môn học trang bị cho học sinh những chuẩn mực về đạo đức, ứng xử hàng ngày, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông cũng như kiến thức về pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội. Khó ở chỗ người thầy cần có kiến thức, vốn sống phong phú, hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực xã hội và có kinh nghiệm ứng xử thực tế trong cuộc sống để tích hợp và thực hiện các phương pháp đặc thù môn học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI PHÁP LUẬT – GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Người thực hiện: Kiều Thị Hải Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Giáo dục công dân THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1. 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững xã hội. Giáo dục và đào tạo là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc phát triển Giáo dục đào tạo trong xu thế hội nhập là một trong những thách thức đang đặt ra đối với nước ta. Làm thế nào để giáo dục đào tạo đạt kết quả vững chắc, giữ vai trò chủ đạo, làm thế nào để Giáo dục Việt Nam có thể phát triển kịp với nền giáo dục quốc tế. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đã xác định: “Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện về Giáo dục đào tạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục đào tạo, thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, đạo đức lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội...”[9, tr132] Nhà giáo dục Maria Montessori đã từng nêu quan điểm: “Nếu giáo dục luôn luôn là phương pháp truyền thụ kiến thức cũ kĩ, không có nhiều hi vọng cho tương lai của nhân loại. Bởi truyền thụ kiến thức thì có ích gì nếu sự phát triển toàn diện của cá nhân tụt lại phía sau”[7, tr83]. Để phát triển toàn diện cá nhân thì Giáo dục công dân là môn học đặc biệt quan trọng – môn học làm người. Đây là môn học hay nhưng khó. Hay ở chỗ đây là môn học trang bị cho học sinh những chuẩn mực về đạo đức, ứng xử hàng ngày, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông cũng như kiến thức về pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội. Khó ở chỗ người thầy cần có kiến thức, vốn sống phong phú, hiểu biết rộng trên nhiều lĩnh vực xã hội và có kinh nghiệm ứng xử thực tế trong cuộc sống để tích hợp và thực hiện các phương pháp đặc thù môn học. Dạy học là một nghệ thuật. Để gây hứng thú học tập cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải biết tìm tòi sáng tạo, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt phải biết “dẫn lối tâm hồn” để học sinh yêu thích môn học, bài học và say mê học tập.Từ năm học 2016 – 2017 Bộ Giáo dục và đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện “ Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” với cách thiết kế bài học linh hoạt, sử dụng những phương pháp dạy học hướng tới sự chủ động, tích cực nắm bắt kiến thức của học sinh. Trong năm học vừa qua tôi đã tiến hành thiết kế và giảng dạy theo phương pháp và kĩ thuật dạy học mới này. Qua quá trình thiết kế bài giảng và giảng dạy bản thân tôi thấy được sự hứng thú với nội dung các tiết học của học sinh được nâng cao, song trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình tôi chỉ chọn vấn đề gây hứng thú cho học sinh ở phần khởi động với đề tài: “Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Công dân với pháp luật – Giáo dục công dân 12” 1. 2. Mục đích nghiên cứu. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng sử dụng “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” trong đó để tạo tâm thế cho học sinh vào bài học phương pháp này xem việc tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh là một phần hết sức quan trọng trong thiết kế bài học. Việc giáo viên quan tâm, đầu tư, tìm tòi vận dụng nhiều phương pháp khác nhau kết hợp với việc sử dụng dụng những hình ảnh sinh động, những tình huống có vấn đề để tổ chức khởi động bài học giúp cho học sinh hứng thú học tập, từ đó nâng cao hiệu quả bài học. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Công dân với pháp luật – Giáo dục công dân 12” làm đề tài nghiên cứu với mục đích phát triển năng lực tư duy tổng hợp và có sự yêu thích đối với môn học. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và đưa vào phần “Khởi động” những tình huống có vấn đề, những hình ảnh mang ý nghĩa giáo dục cao, để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Đối tượng để thực hiện đề tài là học sinh lớp 12 ở trường THPT Thường Xuân 2 1. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích và tổng hợp lý thuyết - Phương pháp điều tra giáo dục - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp trực quan, hình ảnh 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận - Quan điểm dạy học: Dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động, phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lí luận dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. - Phương pháp dạy học: là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học. Phương pháp dạy học là hình thức và cách thông qua đó bằng cách nào đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể. - Phương pháp dạy học tích cực: là phương pháp dạy học hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tập trung vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học, nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong quá trình dạy học. - Hoạt động khởi động có mục đích là: làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần/ sẽ lĩnh hội trong bài học mới; giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới; rèn luyện cho học sinh năng lực cảm nhận, hình thành những biểu tượng ban đầu về các khái niệm, sự hiểu biết, khả năng biểu đạt, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy, xác định nhiệm vụ học bài học mới; đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học. Ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học. Điều 28- Khoản 2- Luật giáo dục sửa đổi 2018 ghi “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục” [8, tr2]. Cùng với các môn học khác môn Giáo dục công dân đang góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. 2.2. Thực trạng vấn đề 2.2.1 Thực trạng của việc thiết kế phần khởi động theo “phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” trong môn GDCD ở trường THPT a) Thực trạng việc nhận thức của giáo viên về việc thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học. Để xác lập cơ sở thực tiễn cho việc nhiên cứu “Một số phương pháp tổ chức hoạt động khởi động nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phần Công dân với pháp luật – Giáo dục công dân 12”, chúng tôi đã tiến hành điều tra về nhận thức, mức độ sử dụng, hiệu quả cũng như việc cải tiến, thiết kế phần khởi động của giáo viên 02 trường THPT trên địa bàn huyện Thường Xuân: trường THPT Cầm Bá Thước và THPT Thường xuân 2 (Nội dung điều tra theo mẫu phiếu điều tra thực trạng, phụ lục 1 tr22). Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của GV về việc thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học GDCD ở trường THPT thể hiện qua bảng 1.1 Bảng 1.1. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học ở trường THPT Mức độ nhận thức Số phiếu Tỉ lệ % - Rất cần thiết. - Cần thiết. - Không cần thiết. 4 1 0 80 20 0 Kết quả thu được cho thấy: Hiện nay, giáo viên THPT đều đánh giá cao tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học. 100% GV được khảo sát đều khẳng định không thể thiếu phần khởi động trong quá trình dạy học GDCD. Theo đánh giá của giáo viên THPT, việc thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự trong dạy học GDCD làm bộc lộ những hiểu biết có sẵn của học sinh, tạo mối liên tưởng đến kiến thức bài học mới; kích thích sự tò mò, mong muốn hiểu biết bài học mới của học sinh, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Từ sự phân tích trên cho thấy giáo viên THPT đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học GDCD. Điều đó có thể cho phép khẳng định mức độ cần thiết và ý nghĩa của Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong dạy học ở trường THPT hiện nay. b) Mức độ thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay Để đánh giá mức độ thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học của giáo viên ở các trường THPT hiện nay tôi dựa trên cơ sở đánh giá của GV và kết quả điều tra được trình bày trong bảng 1.2 như sau: Bảng 1.2. Kết quả khảo sát mức độ thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học ở trường THPT. Mức độ sử dụng Số phiếu Tỉ lệ (%) - Thường xuyên. - Thỉnh thoảng - Không sử dụng - Không sử dụng 2 2 1 1 40 40 20 2.1 Từ kết quả thu được ở bảng 1.2 chúng tôi có thể đi đến một số nhận định sau: Trong các trường THPT hiện nay, giáo viên đã thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học nhưng mức độ sử dụng là không thường xuyên (40% giáo viên thỉnh thoảng có sử dụng và 20% giáo viên không bao giờ sử dụng). Kết quả này phản ánh thực trạng là mặc dù giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của thiết kế phần khởi động theo Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình dạy học GDCD, nhưng việc thiết kế phần khởi động trong thực tế lại rất hạn chế. Điều này tạo nên mâu thuẫn giữa nhận thức và mức độ thiết kế phần khởi động trong quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay. c)Thái độ của học sinh đối với môn học GDCD Bảng 1.3 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với môn GDCD ở khối 12 – Trường THPT Thường Xuân 2(Nội dung điều tra theo mẫu phiếu điều tra thực trạng, phụ lục 1 tr23). Lớp Số học sinh HS yêu thích vì môn học bổ ích Vì Gv giảng bài hấp dẫn Vì kiến thức khó học khó hiểu Vì thầy giảng bài không hấp dẫn Lý do khác 12A1 34 16 10 2 6 0 12A2 38 12 13 10 2 1 12A3 39 15 13 9 2 0 12A4 38 14 11 7 5 1 12A5 40 17 12 5 4 2 12A6 42 15 10 10 5 2 12A7 40 16 11 11 3 0 Tổng 271 105=38.4 % 80 = 29.5% 54 = 20 % 27= 9.9% 6 =2,2 % Như vậy qua kết quả điều tra, ta nhận thấy có 38,4% học sinh cảm thấy thích môn học; 29,5% học sinh thích vì giáo viên giảng bài; 54 % học sinh thấy kiến thức khó hiểu; 9.9 % học sinh cho rằng giáo viên giảng bài không hấp dẫn...Nhiều học sinh chưa nhận thức đúng về vị trí vai trò tầm quan trọng của môn GDCD, học sinh không thú với môn học, thậm chí có học sinh còn chán, không chịu học. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên đó là do học sinh không thích học môn GDCD công dân vì kiến thức khô khan, khó hiểu và do giáo viên giảng bài không hấp dẫn. 2.1.2. Nguyên nhân của thực trạng Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học là phương pháp dạy học mới được Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện vào tháng 01/ 2017, giáo viên còn chưa sử dụng, hoặc có sử dụng nhưng chưa nhiều và thuần thục trong quá trình giảng dạy môn học Đồng thời, tâm lí học sinh xem thường môn học, không thích học môn GDCD Một phần do kiến thức khô khan, khó hiểu và do giáo viên giảng bài thiếu hấp dẫn, ít có sự đầu tư cho tiết học Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng việc thiết thế phần khởi động theo “phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” trong môn GDCD ở trường THPT cho phép đi đến kết luận: việc thiết kế phần khởi động theo “phương pháp và kĩ thuật tổ chức dạy học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” trong môn GDCD là cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 2.3. Các giải pháp 2.3.1. Khởi động bài học bằng phương pháp: Sử dụng hình ảnh kết hợp với phương pháp nêu vấn đề. 2.3.1.1. Một số yêu cầu chuẩn bị . * Đối với giáo viên: Bước 1: Chuẩn bị Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên chuẩn bị sẵn sàng những hình ảnh và những vấn đề liên quan mà mình sẽ hướng học sinh tìm hiểu Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho học sinh Dành thời gian phù hợp cho các em chuẩn bị Bước 2: Giáo viên tiến hành cho học sinh xem những hình ảnh gợi mở và hướng học sinh đến nội dung liên quan đến bài học Bước 3: Kết luận. Qua những hình ảnh học sinh đã xem đã, giáo viên cùng với học sinh nhận xét, chốt lại vấn đề đó chính là nội dung gợi mở bài học mà giáo viên muốn truyền tải đến học sinh * Đối với học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung sách giáo khoa - Vận dụng những hiểu biết của bản thân về các vấn đề liên quan đến nội dung hình ảnh và bài học. - Rút ra nội dung cần đạt 2.3.1.2. Sử dụng hình ảnh kết hợp với phương pháp nêu vấn đề vào phần khởi động của một số bài học. Bài 1 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG Khởi động *Mục tiêu Kích thích HS tìm hiểu xem các em biết gì về pháp luật Rèn luyện tư duy phán đoán cho học sinh *Cách tiến hành Giáo viên định hướng học sinh: các em quan sát một số hình ảnh và cho biết mỗi hình ảnh lien quan đến vấn đề gì? (1) [6] (2)[6] (3)[6] (4)[6] Giáo viên nêu câu hỏi: 1, Ở bức ảnh thứ nhất các em đã từng được biết qua chưa? Đó là hình ảnh liên quan đến vấn đề gì? 2, Bức tranh thứ 2 và thứ 3, 4 là hình ảnh của văn bản gì? Theo em tại sao lại có những văn bản đó 2 đến 3 học sinh trả lời Lớp nhận xét, bổ sung Giáo viên chốt lại Hình ảnh thứ nhất là Bộ Luật Hammurabi là văn bản luật cổ nhất trên thế giới còn nguyên vẹn đến ngày nay, được khắc trên đá do vua Hammurabi của vương quốc Babilon cổ đại ban hành vào khoảng thập niên 1760TCN. 3 hình ảnh còn lại là 3 văn bản luật của nước ta. Luật Hình thư thời Lí- bộ Luật đầu tiên của nước ta, Bộ Luật Hồng Đức thời Lê Sơ- Bộ Luật hoàn chỉnh nhất của thời kì phong kiến nươc nước ta và Hiến pháp nước Việt |Nam dân chủ cộng hòa 1946- Văn bản pháp pháp lí cao nhất của nước ta trong chế độ mới. Vậy tại sao từ rất xa xưa trên thế giới đã sử dụng Luật? Bất cứ thời kì nào của nước ta cũng ban hành Luật pháp? Pháp luật là gì và có vai trò như thế nào đối với nhà nước và công dân? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay Bài 2 THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Khởi động *Mục tiêu Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về Thực hiện pháp luật Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh *Cách tiến hành Giáo viên định hướng học sinh: các em xem một số hình ảnh. Hãy quan sát xem những người trong bức tranh này liên quan gì đến pháp luật [12] (2)[12] Giáo viên nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong 2 bức tranh trên? 2 đến 3 học sinh trả lời Giáo viên nêu câu hỏi: Từ những việc làm mà các em quan sát và thực tế quan sát hàng ngày, hãy cho biết thế nào là Thực hiện pháp luật? Theo em khi không thực hiện đúng quy định của Pháp luật có phải chịu hậu quả hay không? Hoạc sinh trả lời Lớp nhận xét, bổ sung *Giáo viên chốt lại: - Ảnh 1 là công dân thực hiện đúng Pháp luật khi có tín hiệu đèn đỏ, tất cả các phương tiện đều dừng lại trước vạch dừng. Ảnh 2 đi xe đạp hàng 3, hàng 4 và sử dụng ô khi đang điều khiển phương tiện. - Khi không thực hiện đúng quy định của pháp luật thì công dân sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật - Vậy Thực hiện pháp luật chính xác là như thế nào? Vi phạm pháp luật là gì? Mỗi người phải chịu trách nhiệm như thế nào khi Vi phạm pháp luật? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2 “ Thực hiện pháp luật” Bài 4 QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI(tiết 1) Khởi động * Mục tiêu - Kích thích học sinh tìm hiểu về nội dung bình đẳng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội - Rèn luyện tư duy phán đoán cho học sinh * Cách tiến hành Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về công việc người phụ nữ với công việc nội trợ và cho học sinh nhận xét nêu quan điểm về vấn đề đó Giáo viên nêu câu hỏi: 1, Em hãy nêu nhận xét, quan điểm của mình khi xem những hình ảnh sau. 2, Tại gia đình em bố, con cái có san sẻ việc nhà với mẹ hay không? [12] (2)[12] - 1, 2 học sinh trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - Giáo viên chốt lại: + Qua 2 hình ảnh trên ta thấy người phụ nữ rất vất vả với công việc nội trợ, những công và không được san sẻ công việc đó từ người đàn ông trong gia đình + Trong hầu hết các gia đình hiện nay, những hình ảnh trên là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta mặc nhiên nó là chuyện đương nhiên, chuyện dĩ nhiên. Đó là quan niệm đang tạo ra sự bất bình đẳng trong gia đình. Ngoài quan hệ vợ chồng, trong mối quan hệ gia đình còn có mối quan hệ giữa cha mẹ và các con, ông bà và các cháu, anh chị em với nhau. Vậy pháp nước ta quy định như thế nào về bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết 1 của bài 4 “ Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”. Bài 7 CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ Khởi động * Mục tiêu - Kích thích sự tìm hiểu về các quyền dân chủ cơ bản của công dân được pháp luật quy định - Rèn luyện tư duy phán đoán * Cách thực hiện - Giáo viên nêu vấn đề: (1)[12] (2)[12] (3)[12] + Những hình ảnh trên đây gợi cho các em liên tưởng đến việc công dân thực hiện những quyền nào? + Thực hiện những quyền đó có gắn với nghĩa vụ cần thực hiện của mỗi công dân hay không? - 1,2 học sinh trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - Giáo viên chốt lại: + Hình ảnh 1: Quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Đây là bức tranh cổ động cử tri đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2016- 2021 + Hinh ảnh 2: Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Trưng cầu dân ý là một cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội + Hình ảnh 3: Quyền khiếu nại, tố cáo. Hình ảnh nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Phùng Phong Tranh tiếp dân, lắng nghe và giải quyết khiếu nại của nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Trong đó tất cả quyền lực thuộc về tay nhân dân. Nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ nhà nước bằng các hình thức, cách thức khác nhau thông qua việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học này để hiểu rõ hơn về các quyền dân chủ cơ bản của công dân Bài 8 PHÁP LUẬT VỚ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_nham_gay.docx