SKKN Một số phương pháp phòng ngừa chấn thương ở một số môn thể thao trong quá trình học thể dục và thi đấu TDTT cho học sinh trường THPT

SKKN Một số phương pháp phòng ngừa chấn thương ở một số môn thể thao trong quá trình học thể dục và thi đấu TDTT cho học sinh trường THPT

Trải qua các thời kì cách mạng của đất nước, Đảng và nhà nước ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe của con người. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã chỉ ra rằng, sức khỏe được tăng cường, thân thể tráng kiện vừa là nhu cầu cuộc sống của mỗi con người, của toàn dân, vừa là nhân tố làm ra của cải vật chất và tinh thần cho đất nước. “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn qúy để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”.

Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người, nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT càng tăng lên.

 Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, thì nhu cầu tập luyện TDTT của nhiều tầng lớp ngày một càng tăng. Thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ đáng khích lệ. Cùng với nhịp phát triển đó môn thể dục trong các trường THPT được quan tâm và chú trọng rất nhiều, ngoài việc các em học sinh phải luyện tập theo chương trình giáo dục và đào tạo, các em còn phải tham gia thi học sinh giỏi thể duc do sở giáo dục và đào tạo tổ chức và các giải thi đấu điền kinh bóng đá chào mừng các ngày lễ lớn do đoàn thanh niên ,công đoàn nhà trường tổ chức .Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THPT nhiều năm liền trong quá trình giảng dạy cũng như tập huấn đội tuyển tham gia thi đấu các giải. Qua các thông tin đại chúng, tôi thấy tập luyện TDTT mang lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao, tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người tập. Chính vì vậy ,việc ngăn ngừa chấn thương chiếm một vị chí quan trọng và công tác giảng dạy,huấn luyện và phát triển phong trào TDTT.

 

doc 13 trang thuychi01 15234
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp phòng ngừa chấn thương ở một số môn thể thao trong quá trình học thể dục và thi đấu TDTT cho học sinh trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Trải qua các thời kì cách mạng của đất nước, Đảng và nhà nước ta tiếp tục phát triển hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề sức khỏe của con người. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đã chỉ ra rằng, sức khỏe được tăng cường, thân thể tráng kiện vừa là nhu cầu cuộc sống của mỗi con người, của toàn dân, vừa là nhân tố làm ra của cải vật chất và tinh thần cho đất nước. “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn qúy để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội”.
Thể Dục Thể Thao (TDTT) là một lĩnh vực quan trọng của đời sống con người, nó có quan hệ mật thiết với xã hội. Khi xã hội phát triển thì nhu cầu tập luyện TDTT càng tăng lên.
 Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội, thì nhu cầu tập luyện TDTT của nhiều tầng lớp ngày một càng tăng. Thể thao thành tích cao của Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ đáng khích lệ. Cùng với nhịp phát triển đó môn thể dục trong các trường THPT được quan tâm và chú trọng rất nhiều, ngoài việc các em học sinh phải luyện tập theo chương trình giáo dục và đào tạo, các em còn phải tham gia thi học sinh giỏi thể duc do sở giáo dục và đào tạo tổ chức và các giải thi đấu điền kinh bóng đá chào mừng các ngày lễ lớn do đoàn thanh niên ,công đoàn nhà trường tổ chức .Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THPT nhiều năm liền trong quá trình giảng dạy cũng như tập huấn đội tuyển tham gia thi đấu các giải. Qua các thông tin đại chúng, tôi thấy tập luyện TDTT mang lại lợi ích to lớn trong việc nâng cao, tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người tập. Chính vì vậy ,việc ngăn ngừa chấn thương chiếm một vị chí quan trọng và công tác giảng dạy,huấn luyện và phát triển phong trào TDTT.
 Song trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao nói chung và trong quá trình học môn thể dục nói riêng ở trường THPT thì vấn đề chấn thương là một vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi thế nó đòi hỏi, huấn luyện TDTT phải trang bị cho HS, vận động viên có những hiểu biết tối thiểu về phương pháp, cánh thức phòng tránh chấn thương để áp dụng vào công tác tập luyện, giảng dạy của mình nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT.
	Với lý do đó tôi chọn đề tài này để nghiên cứu “Một số phương pháp phòng ngừa chấn thương ở một số môn thể thao trong quá trình học thể dục và thi đấu TDTT cho học sinh trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 - Mục tiêu của tôi là đem đề tài này trao đổi với đồng nghiệp nhằm mục 
 đích nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân,góp phần vào việc giảm tối 
 thiểu các chấn thương đáng tiếc trong giờ học thể dục cũng như trong thi đấu
 thể thao.
	- Qua đề tài này tôi muốn cung cấp chohọc sinh và giáo viên hiểu thêm về các nguyên nhân cơ bản thường dẫn đến chấn thương trong quá trình tập luyện TDTT.
	- Qua đề tài này giáo viên vận dụng một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong giờ tập thể dục, để hạn chế và giảm hết những chấn thương đáng 
tiếc xảy ra.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
-Tìm hiểu và nghiên cứu học vấn đề chấn thương của học sinh trong quá trình học tập môn giáo dục thể chất ở trường THPT Tống Duy Tân.
-Áp dụng cho học sinh lớp 11 năm học 2018-2019
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 	- Phương phápquan sát và thực nghiệm sư phạm
 	 - Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu
 	-. Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kĩ thuật
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề:
 Như chúng ta đã biết: chấn thương là sự tổn hại những tổ chức tế bào, mô của cơ thể do tác động nào đó từ bên ngoài cơ thể gây nên như tác động cơ học, hóa học, lý học,...
 Chấn thương thể thao là các chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT. Chấn thương thể thao liên quan trực tiếp với các nhân tố và điều kiện tập luyện thể dục thể thao như: Các môn thể thao, kế hoạch tập luyện, công tác kỹ thuật, trình độ tập luyện, tổ chức thi đấu, điều kiện thi đấu có được thuận lợi hay không.
 Công tác GDTC trong trường THPT là việc học tập và tập luyện các môn thể thao để tăng cường sức khỏe nhằm phục vụ tốt trong quá trình học tập lâu dài,nếu tập luyện xảy ra chấn thương thì sẽ nghỉ tập ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của học sinh,điều này đi ngược lại với tôn chỉ và mục đích của việc tâp luyện Thể dục- Thể thao. Chính vì vậy,việc ngăn ngừa chấn thương chiếm một vị chí quan trọng và là một nội dung thiết yếu,không thể thiếu trong công tác giảng dạy,huấn luyện và phát triển phong trào TDTT.
 Trong quá trình giảng dạy bộ môn thể dục trường THPT bản thân tôi thấy, các em học sinh khi tập luyện TDTT rất hay bị xảy ra chấn thương như bong gân, trật khớp, thậm chí còn có trường hợp bị gãy tay, để học sinh xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thể lực đến kết quả học tập cũng như lao động và công tác sau này là đi ngược lại với mục đích khi tham gia tập luyện TDTT. Năm học 2017- 2018 tôi đã tiến hành khảo sát 36 học sinh khối 11 với kết quả như sau:
Bảng thực nghiệm năm học 2017- 2018
THỜI GIAN 
SỐ LẦN
Chấn thương nhẹ 
Chấn thương trung bình 
Chấn thương nặng 
Chấn thương rất nặng 
KÌ I
8
3
1
0
KÌ II
5
1
0
0
Do vậy tôi đã chọn nội dung này làm đề tài nghiên cứu.
2.Các giải pháp thực hiện 
 Tập thể dục là khi ta tạo áp lực lên các bộ phận khác nhau của cơ thể và chấn thương thường là kết quả tất yếu nếu không được phòng ngừa.
2.1, Một số chấn thương thường xảy ra khi luyện tập TDTT.
Để xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thể lực, kết quả học tập là đi ngược lại với mục đích của việc tham gia tập luyện TDTT. Do đó ,có thể nói chấn thương là kẻ thù của TDTT. Biết được nguyên nhân và cách phòng tránh là yêu cầu quan trọng của quá trình tập luyện và thi đấu TDTT.
a) Bong gân: Đây là dạng chấn thương khá phổ biến. Hiện tượng căng hoặc rách dây chằng gây nên những cơn đau nhói và sưng tấy ở các khớp bị tổn thương. Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng: Khi bị bong gân, người tập cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo. Sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, người tập sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất.
b) Gãy xương: Là sự phá hủy cấu trúc giải phẫu bình thường của xương dưới tác động của lực cơ học trực tiếp hay gián tiếp gây nên, thường với xương bị gãy bao giờ cũng gây tổn thương cho các tổ chức cơ, gân, dây chằng, thần kinh và mạch máu bao quanh. Gãy xương thuộc loại chấn thương nặng, có gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn. Triệu chứng: Thường chính nạn nhân cũng xác định được mình bị gãy xương vì ở thời điểm gãy nghe tiếng gãy và tiếng lạo xạo, cảm giác đau buốt tăng lên rất nhanh khi cố gắng chuyển động. Gãy xương làm thay đổi độ dài, tại điểm gãy tạo thành khớp giả, vùng tổn thương sưng tấy, nề. Đặt tay lên vùng nghi vấn lay nhẹ cảm giác lạo xạo xuất hiện. Trường hợp gãy xương hở đầu xương gãy gây tổn thương phần mềm và da. Phương pháp chung và chuẩn xác nhất là chụp X quang.
 c)Sai khớp: Là sự dịch chuyển của 2 đầu xương và diện khớp vượt quá giới hạn của cấu trúc giải phẫu cho phép và diện khớp mất đi sự tiếp xúc. Sai khớp có thể gây rách bao khớp, đứt dãn dây chằng, gây tổn thương phần mềm. Sai khớp có thể hoàn toàn hoặc một phần. Triệu chứng: Đau mạnh ở vùng khớp, chi bị sai. Mọi cố gắng để đưa chi trở lại vị trí bình thường rất khó khăn và gây đau đớn. Khi quan sát so sánh ta nhận thấy hình dạng khớp thay đổi. Phương pháp sờ nắn đôi khi có thể xác định được đầu xương sai lệch còn ở vị trí thông thường xuất hiện rãnh lõm. 
d)Đau cơ: Những cơn đau nhức mà người tập phải trải qua sau khi tập luyện vốn thường xảy ra vào ngày hôm sau, ngay cả khi chỉ thực hiện những bài tập với cường độ nhẹ nhàng. 
 e)Chuột rút: sự co thắt tình cờ và gây đau đớn của cơ bắp là dấu hiệu cho thấy người tập đã tập luyện quá sức 
nguyên nhân là do thời gian tập quá lâu hoặc cường độ tập quá nặng. 
g)Đau xóc bụng. Cơn đau nhói thình lình diễn ra ở bụng, hông thường có từ sự gia tăng cường độ tập luyện đột ngột, khởi động chưa kĩ hoặc quá trình vận động kéo dài. 
2.2 Phân loại chấn thương thể thao 
	Có nhiều cách để phân loại chấn thương thể thao . cụ thể như sau : 
	- Theo liên đoàn y học thể thao thuộc ủy ban olympic quốc tế (IOC) vì chấn thương thể thao được phân loại theo vị chí giải phẩu và bệnh học: 
	+ Các chấn thương ảnh hưởng đến các chức năng sinh tồn: các chấn thương đường thở, chấn thương gây sốc,
	+ Các chấn thương tạng kín: chấn thương sọ não, chấn thương bụng, chấn thương ngực, chấn thương cột sống - đặc biệt là cột sống cổ,
+ Các rối loạn hệ thống chức năng: chức năng hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa 
	+ Các chấn thương hệ cơ xương hay gặp nhất là chấn thương vùng vai, khớp vai khửu tay, khớp gối, vùng lưng,vùng đùi ...
	- Chấn thương còn có thể chia thành chấn thương hở và chấn thương kín: 
	+ Chấn thương hở là chấn thương phá hủy sự nguyên vẹn của da để lộ những tổ chức dưới da.
 + + Chấn thương kín là những chấn thương không phá hủy sự nguyên vẹn của da (không làm rách da). Trong tập luyện và thi đấu thể thao thì phần lớn các chấn thương là chấn thương kín như: đụng giập, giãn dây chằng, rách cơ, sai khớp,trong số các chấn thương đụng giập thì gần 50% rơi vào các chấn thương ở các khớp.
	-Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, người ta chia chấn thương thành 4 loại như sau:
	+ Chấn thương rất nhẹ: Là những chấn thương làm mất khả năng hoạt động thể dục thể thao 15 ngày.
	+Chấn thương trung bình: Là những chấn thương làm mất khả năng hoạt động thể dục thể thao từ 15 đến 39 ngày.
	+ Chấn thương nặng: Là những chấn thương phải điều trị trong bệnh viện với khả năng dài và mất khả năng hoạt động thể dục thể thao từ 1 đến 2 tháng hoặc lâu hơn.
	+ Chấn thương rất nặng: Là những chấn thương có thể dẫn đến tàn phế.
	Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, các chấn thương nhẹ là chủ yếu chiếm gần 90%, các chấn thương trung bình chiếm khoảng 9%, các chấn thương nặng và rất nặng chiếm 1%.
	Dù cách phân loại như thế nào thì vấn đề chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao cũng gây ra cho con người những tổn thất nhất định về thể chất, tinh thần và tiền của, gây ra những tâm lý không tốt cho cả ngưòi bị chấn thương và nhưng ngươì làm công tác huấn luyện và giảng dạy thể dục. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết được đâu là những nguyên nhân gây nên các chấn thương đó và các giải pháp phòng ngừa .
3. Những nguyên nhân gây nên chấn thương thể thao.
	Nhìn chung các cấn thương đều do hai nguyên nhân chính là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhan bên trong.
1 Các tác nhân bên ngoài gây ra chấn thương.
a,. Sai lầm trong phương pháp giảng dạy và huấn luyện
	Đây là nguyên nhân dẫn tới 30% đến 60% trường hợp chấn thương ở các môn thể thao khác nhau và có mối quan hệ mật thiết với các nguyên tắc giảng dạy cơ bản như: tập luyện vừa sức, hệ thống bài tập, tăng dần lượng vận động tăng dần độ khó của động tác... 
b. Thiếu sót trong tổ chức tập luyện và thi đấu 
 Là nguyên nhân dẫn tới 4 đến 8% các trường hợp chấn thương trong thể thao. Những chấn thương này xảy ra là do cách bố trí người tập bất hợp lý, không đảm bảo kỷ thuật trật tự, duy trì tổ chức tập luyện lộn xộn, mật độ người tập quá đông, sự phối hợp tập luyện giữa các nhóm vận động viên có trình độ, đẳng cấp hạng cân thi đấu không đồng đều, tổ chức bảo hiểm không tốt, hoặc tổ chức tập luyện thi đấu không có mặt huấn luyện viên hoặc giáo viên thể dục thể thao.
c. Không đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất kỷ thuật cho buổi tập 
 Đây là nguyên nhân dẫn tới 25% các trường hợp chấn thương thể thao. Cụ thể là do: Chất lượng trang thiết bị dụng cụ sân bãi thi đấu và trang phục cá nhân kém các phương tiện bảo vệ, bảo hiểm không có hoặc không đầy đủ. Nguyên nhân này dễ nhận thấy khi quan sát bất kỳ một sân chơi nào. Bởi chúng ta còn thiếu hiểu biết hoặc do tâm lý coi thường, hay tùy tiện trong việc lựa chọn địa điểm, các phương tiện, giầy dép và trang thiết bị tập luyện 
d. Điều kiện thi đấu và điều kiện vệ sinh không phù hợp 
	Là nguyên nhân của 2% đến 6% các trường hợp chấn thương thể thao, ví dụ như: sân bãi, dụng cụ thi đấu tập luyện không được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng không đảm bảo (quá sáng hoặc quá tối) thông gió kém, nhiệt độ của phòng tập hoặc của bể bơi không đúng yêu cầu vệ sinh, độ ẩm môi trường tập quá cao,...
e. Hành vi không đúng đắn của bản thân người tập luyện
	Hành vi không đúng đắn của vận động viên là nguyên nhân dẫn đến từ 5% đến 15% các trường hợp chấn thương thể thao. Đó là sự vội vàng, thiếu tập trung chú ý, vô ý thức tổ chức kỷ luật, hoặc phạm luật bằng các động tác bị nghiêm cấm, đặc biệt là trong các môn đôi kháng. 
f. Vi phạm các nguyên tắc kiểm tra y học 
 Là nguyên nhân dẫn tới 2 đến 10 % các trường hợp chấn thương thể thao. Đó là các trường hợp cho phép tập luyện và thi đấu thể thao không qua kiểm tra y học, không thực hiện chỉ dẫn của bác sỹ, đây là khâu rất yếu của y học thể thao nước ta, chúng ta chưa có hệ thống y học thể thao rộng khắp để có thể tư vấn cho mọi người cách thức tập luyện thể dục thể thao có lợi cho sức khỏe.
2. Các tác nhân bên trong gây ra chấn thương
a. Trạng thái cơ thể không tốt 
 Vận động viên tham gia tập luyện và thi đấu thể thao trong trong tình trạng thể lực không tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện các động tác khó, hoặc có biểu hiện của tình trạng rối loạn về khả năng định hình động tác trong không gian giảm sút các phản ứng bảo vệ và độ tập trung chú ý, có thể do quá căng thẳng hoặc tập luyện quá sức, do bị ốm hoặc chấn thương chưa hồi phục hoàn toàn,trong các tình huống như trên mà tiến hành tập luyện và thi đấu căng thẳng có thể phát sinh các sai lầm về kĩ thuật dẫn đến chấn thương.
b.một số biến đổi về trạng thái chức năng của một số hệ cơ quan do ngừng tập luyện vì một số lí do nào đó.
c. Do cấu chúc giải phẩu của cơ thể không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Trong quá trình nghiên cứu người ta thấy rằng ở tất cả các môn thể thao đều có nhũng chấn thương riêng biệt mang tính đăc thù .Loại chấn thương này thường phát sinh không có giai đoạn cấp tính và khi ở người tập thể thao xuất hiện cảm giác đau làm ảnh hưởng đến chất lượng động tác và thành tích trong tập luyện thi đấu thì chấn thương đã trở trành mãn tính.
	Trên đây là những nguyên nhân chính có thể dẫn đến chấn thương hoặc tai nạn trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Để hạn chế và giảm thiểu các trường hợp chấn thương và các tai nạn nêu trên, chúng tai cần phải có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
4. Các biện pháp phòng ngừa chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao nói chung
	- Phải kiểm tra sức khỏe cho người tập và kiểm tra y học cho vận động viên trước khi cho phép hoặc khuyến khích người tập môn thể thao nào cho phù hợp, cần có văn bản pháp y quy định công tác kiểm tra y học, chăm sóc y tế và bảo vệ sức khẻo cho vận động viên cũng như cho những người tham gia tập luyện thể dục thể thao. 
	- Tăng cường giáo dục và hướng dẫn cho vận động viên và người tập về nguyên tắc huấn luyện, phương pháp tập luyện và thi đấu thể thao khi tập luyện và thi đấu ở mọi cấp độ, bắt buộc phải có sự hiện diện của huấn luyện viên, hoặc giáo viên thể dục thể thao. 
	- Tăng cường công tác y tế thường trực, đảm bảo an toàn trong tập luyện và thi đấu thể thao. Hướng dẫn cho vận đông viên và người tập chế độ dinh dưỡng hợp lý và các giải pháp hồi phục khác nhau khi tham gia tập luyện và thi đấu thể thao không ngừng nâng cao chất lượng và sơ cứu, cấp cứu và điều tri trấn thương, tai nạn trong tập luyện thể dục thể thao. Chỉ có như vậy chúng ta mới phát huy hết vai trò của tập luyện thể dục thể thao vì mục đích cao cả là sức khỏe cho mọi người và vinh quang cho tổ quốc.
5. Phương pháp phòng ngừa chấn thương ở một số môn thể thao trong quá trình học tập môn thể dục cho học sinh trường THPT 
 Xuất phát từ việc nghiên cứu các chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu thể dục thể thao, chúng ta thấy rằng chấn thương là một vấn đề rất đáng báo động đối với tất cả mọi người khi tham gia vào quá trình tập luyện TDTT. Không phải chỉ có các vận động viên mới coi trọng vấn đề chấn thương mà trong hoạt đông thể thao quần chúng và quá trình học tập thể dục ỏ nhà trường THPT chúng ta cũng không được xem nhẹ, kể cả quá trình tập thể dục thể thao hàng ngày của tất cả mọi người. Chấn thương sẽ đem lại những hậu quả nhất định về mặt tâm lí, thể chất và tinh thần của con người bên cạnh tổn thất về kinh tế. Chính vì vậy phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai mà nó là nhiệm vụ của mỗi người. Bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn thể dục thì việc nắm vững các phương pháp phòng ngừa các chấn thương trong quá trình giảng dạy là một kiến thức cơ bản không thể thiếu mỗi khi đứng lớp cũng như khi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường. Với đặc trưng của trường trung học phổ thông là cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sân bãi không đảm bảo an toàn cho học thể dục thì tìm ra được các phương pháp phòng ngừa chấn thương là một việc làm cần thiết để đảm bảo cho các em được học thể dục an toàn, góp phần hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho các em, và thông qua đó có thể phát hiện ra những em có năng khiếu để bồi dưỡng, đào tạo cho tỉnh nhà và cho đất nước. Các phương pháp phòng ngừa cụ thể là:
5.1 Môn điền kinh:
- Các môn chạy: Để phòng ngừa các môn này thì ngoài phần khởi động chung còn phải khởi động chuyên môn kỹ thuật đặc biệt là khớp cổ chân, khớp gối và khớp hông . Đối với cự ly trung bình và cự ly dài cần phải đảm bảo tính khoa học và đặc biệt là chú ý đến nguyên tắc đối sử cá biệt trong tập luyện . Ngoài ra đường chạy phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, trang phục ,điều kiện khí hậu và chế độ ăn uống phải phù hợp nhu cầu cơ thể.
- Các môn nhảy : Để phòng ngừa chấn thương trước khi tập cần phải kiểm tra xà ,cột nhảy ,hố cát và đường chạy. Đối với người mới tập ở nội dung nhảy cao thì dù nhảy ở bất cứ kiểu nhảy nào,trước hết phải để mức xà thấp và sau khi đã nắm vững kỹ thuật rồi mới nâng dần độ cao và phải đặc biệt chú ý tới động tác tiếp đệm sau khi qua xà.
- Các môn ném đẩy: Dụng cụ ném phải đúng tiêu chuẩn và phù hơp với lứa tuổi, giới tính. Khi tổ chức tập luyện cần có những qui định chặt chẽ, có khu vực riêng ,có rào bảo vệ , khởi động kỹ đối với các bộ phận tham ra hoạt động nhiều như: Khớp khuỷu,vai,khớp gối , lưng và thực hiện đúng động tác kỹ thuật.
5.2 Các môn bóng : 
- Môn bóng rổ: Tỷ lệ chấn thương trong môn bóng rổ thường cao hơn do đây là môn thể thao yêu cầu về tốc độ nhanh và hoạt động mang tính chất đối kháng mạnh cho nên người tập cần có phản ứng nhanh , lúc chạy, lúc dừng và liên tục tranh nhau cướp bóng . Vì vậy trong khi tập luyện người tập có trình độ yếu kém hoạc ít kinh ngiệm thì rất rễ xảy ra chấn thương .Để phòng ngừa chấn thương ở môn thể thao này . Cần tăng cường giảng dạy phát triển toàn diện các tố chất ,người tập nắm vững được các kỹ thuật cơ bản và phương pháp tự bảo hiểm . Khởi động kỹ các bộ phận tham gia hoạt động nhiều và thực hiện các bài tập để làm tăng tính đàn hồi dây chằng của các khớp như:Khớp cổ chân, khớp gối ,cổ tay,ngón tay...
- Môn bóng chuyền: Để phòng ngừa chấn thương ,trước khi tập luyện cần phải khởi động kỹ, đặc biệt là các bộ phận có cấu chúc giải phẩu không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật ,đồng thời phải kịp thời sủa chữa những sai lầm thương mắc trong động tác .Đảm bảo tốt điều kiện vệ sinh sân bãi, những bộ phận dễ gây chấn thương như :đầu gối, cổ tay...cần Phải có dụng cụ bảo vệ.
Ngoai ra phải quan tâm đến việc kiểm tra sức khỏe cho học sinh, xem đây là một nhiệm vụ không thể thiếu được trong chiến lược giáo dục thể chất ở nhà trường. Thông qua kiểm tra sức khỏe chúng ta sẽ phát hiện ra những em không đủ điều kiện tham gia vào quá trình học thể dục bình thường như những em khác để từ đó có chiến lược giáo dục, giúp đỡ các em khắc phục những hạn chế đó, giúp các em phát triển thể chât bình thường, góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Mặt khác trên cơ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_phong_ngua_chan_thuong_o_mot_so_mon.doc