SKKN Một số phương pháp khởi động chuyển mục Địa lí lớp 10 nhằm kích thích hứng thú, chủ động học của học sinh

SKKN Một số phương pháp  khởi động chuyển mục Địa lí lớp 10 nhằm kích thích hứng thú, chủ động học của học sinh

Một trong những vấn đề để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có phương pháp dạy học (PPDH) tốt. Theo thời gian PPDH phải có sự đổi mới để phù hợp với kiến thức mới và nhu cầu từng đối tượng học sinh (HS), nên đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông là một vấn đề cấp thiết hiện nay đang nhận được sự quan tâm nhiều giới, nhiều cấp trong xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Khi nói về phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng, Anhxtanh cho rằng: "Điều tồi tệ nhất đối với một trường học là làm việc với phương pháp cưỡng bức, quyền uy giả tạo, cách đối xử như vậy làm hỏng tình cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh. Điều này chỉ làm sản sinh ra những còn người chỉ biết phục tùng". Cho nên trong một tiết dạy, điều thành công nhất chính là việc HS tiếp nhận kiến thức như một món quà có giá trị, chứ không phải là sự phục tùng, gượng ép.

Nắm bắt được những vấn đề đó trong quá trình đứng lớp chỉ 10 năm, dù thời gian đứng lớp chưa nhiều, và là giáo viên trẻ. Nhưng qua những tiết dạy trên lớp tôi nhận thấy rằng hầu hết các em học HS không coi trọng môn học Địa lí, các em cho đó là một môn học phụ.

Hiện nay, nhiều giáo viên (GV) thường bỏ qua, hay coi nhẹ khâu “Khởi động”, “Chuyển mục” hoặc bỏ qua mà đi thẳng vào tiết dạy mà quên đi phần “Khởi động”,“Chuyển mục” tiết dạy hay sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh rất nhiều.

Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi đã suy nghĩ rất nhiều, làm sao để các em yêu thích, hứng học tập môn Địa lí nên tôi đã thử nghiệm nhiều cách dạy trong đó tôi nhận thấy những tiết tôi sử dụng một số phương pháp mới để “Khởi động”,“Chuyển mục” tiết dạy hay sẽ kích thích hứng thú học tập của HS, giảm đi không khí mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học, chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn viết đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP “ KHỞI ĐỘNG” CHUYỂN MỤC ” ĐỊA LÍ LỚP 10 NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ, CHỦ ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH.

 

doc 19 trang thuychi01 26062
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp khởi động chuyển mục Địa lí lớp 10 nhằm kích thích hứng thú, chủ động học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu Trang 2
1.1. Lý do chọn đề tài Trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu Trang 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu Trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu Trang 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Trang 3
2.1. Cơ sở lý luận Trang 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trang 5
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề Trang 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường Trang 14
3. Kết luận, khiến nghị Trang 16
- Kết luận Trang 16
- Khiến nghị Trang 17
Danh mục tài liệu tham khảo Trang 18
Danh sách chữ viết tắt Trang 18
Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Một trong những vấn đề để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải có phương pháp dạy học (PPDH) tốt. Theo thời gian PPDH phải có sự đổi mới để phù hợp với kiến thức mới và nhu cầu từng đối tượng học sinh (HS), nên đổi mới PPDH trong nhà trường phổ thông là một vấn đề cấp thiết hiện nay đang nhận được sự quan tâm nhiều giới, nhiều cấp trong xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Khi nói về phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng, Anhxtanh cho rằng: "Điều tồi tệ nhất đối với một trường học là làm việc với phương pháp cưỡng bức, quyền uy giả tạo, cách đối xử như vậy làm hỏng tình cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh. Điều này chỉ làm sản sinh ra những còn người chỉ biết phục tùng". Cho nên trong một tiết dạy, điều thành công nhất chính là việc HS tiếp nhận kiến thức như một món quà có giá trị, chứ không phải là sự phục tùng, gượng ép.
Nắm bắt được những vấn đề đó trong quá trình đứng lớp chỉ 10 năm, dù thời gian đứng lớp chưa nhiều, và là giáo viên trẻ. Nhưng qua những tiết dạy trên lớp tôi nhận thấy rằng hầu hết các em học HS không coi trọng môn học Địa lí, các em cho đó là một môn học phụ. 
Hiện nay, nhiều giáo viên (GV) thường bỏ qua, hay coi nhẹ khâu “Khởi động”, “Chuyển mục” hoặc bỏ qua mà đi thẳng vào tiết dạy mà quên đi phần “Khởi động”,“Chuyển mục” tiết dạy hay sẽ kích thích hứng thú học tập của học sinh rất nhiều.
Là người giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi đã suy nghĩ rất nhiều, làm sao để các em yêu thích, hứng học tập môn Địa lí nên tôi đã thử nghiệm nhiều cách dạy trong đó tôi nhận thấy những tiết tôi sử dụng một số phương pháp mới để “Khởi động”,“Chuyển mục” tiết dạy hay sẽ kích thích hứng thú học tập của HS, giảm đi không khí mệt mỏi, căng thẳng trong giờ học, chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn viết đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP “ KHỞI ĐỘNG” CHUYỂN MỤC ” ĐỊA LÍ LỚP 10 NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THÚ, CHỦ ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài đề cập đến vấn đề đổi mới PPDH hiện nay ở các trường THPT nói chung và môn Địa Lí nói riêng. Có rất nhiều những phương pháp dạy học tích cực ( PPDHTC) hiện nay, nhưng với kinh nghiệm tích lũy được tôi mạnh dạn đưa ra đề tài trên để từ đó HS vừa chủ động tìm hiểu kiến thức vừa góp phần tạo sự cuốn hút trong tiết học, tránh gây nhàm chán cho HS. Quan trọng hơn nữa là phát huy tính tích cực của HS qua việc giáo viên (GV) ra những câu hỏi cho HS về nhà tìm hiểu thông qua các trang web tin cậy.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã tìm hiểu và đi sâu vào các PPDH mới để kích thích hứng thú học tập, chủ động học của HS trong dạy phân môn Địa lí, đó là các phương pháp như sau:
Phương pháp trực quan + động não
Phương pháp nêu vấn đề 
Phương pháp nêu trò chơi
Phương pháp sử dụng những mẫu chuyện địa lí
Các bài học nghiên cứu trong đề tài là: Địa Lí 10 cơ bản:
Bài 5: Vũ trụ. Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 13. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Bài 15: Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: tìm hiểu các nội dung trong các tài liệu có liên quan đến nội dung của đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích nội dung sách giáo khoa địa lí 10, thành lập bảng số liệu thống kê, sơ đồ, thành lập biểu đồ
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Tiến hành thực nghiệm ở các lớp 10C2, 10 C3 và đối chứng với lớp so sánh ở lớp 10 C5, 10 C6.	
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Thế nào là tính tích cực, chủ động học tập?
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí lực và có nghị lực cao trong qúa trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập, TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn
- Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn
- Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề
2.1.2. Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những PP giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính TTC của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy TTC của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo PPDHTC thì GV phải nỗ lực nhiều so với dạy theo PP thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy.Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDHTC nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh PP học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động". Trên cơ sở lí luận đó, ở đề tài này, tôi xin đưa ra một số PP để “Khởi động”, “Chuyển mục” nhằm phát huy tính tích cực chủ động học của HS 
 2.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong đề tài.
Phương pháp trực quan + động não
Phương pháp nêu vấn đề 
Phương pháp nêu trò chơi
Phương pháp sử dụng những mẫu chuyện địa lí
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Theo tâm lí chung của đa số HS môn Địa lí vẫn là môn phụ, không cần phải đầu tư hay quan tâm quá nhiều. Chính vì tâm lí đó mà các em học bài cũ đối phó, ở trường thì thụ động tiếp thu kiến thức theo kiểu cô hỏi - trò trả lời. Lâu dần các em không hứng thú học môn Địa lí và kiến thức Địa lí bên ngoài cũng từ đó mà hạn hẹp. Đặc biệt hơn, trong chương trình Địa lí 10 học về Địa lí tự nhiên và kinh tế xã hội các nước trên thế giới, phải cung cấp cho các em ngoài kiến thức tự nhiên , kinh tế - xã hội trong sách giáo khoa, trong chuẩn kiến thức – kỹ năng, GV còn phải mở rộng thêm kiến thức bên ngoài về các nước. Tôi nghĩ, việc sử dụng các PP “Khởi động”, “Chuyển mục” khác nhau sẽ kích thích hứng thú học tập ở các em, đầu tiên phải làm sao để các em chịu nghe lời thầy cô giáo, rồi sau đó mới lôi cuốn được các em hứng thú học tập vừa giúp các em khai thác kiến thức Địa lí 10. 
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1. Mục đích, ý nghĩa:
 Ngoài việc đảm bảo các kiến thức, thời gian chuẩn trong bài học cho HS, việc sử dụng các PP “Khởi động”,“Chuyển mục” trong bài học sẽ giúp HS Phát huy TTC chủ động tìm tòi kiến thức ở HS thông qua việc khai thác kiến thức, vừa làm cho tiết học sinh động, lớp học sôi nổi vừa tránh tình trạng HS ngủ gật trong tiết học.
Cung cấp và giúp các em khắc sâu hơn, có cái nhìn tổng quát những kiến thức về bài học từ đó giáo dục cho HS có tinh thần học tập tích cực, chủ động, sáng tạo tìm ra kiến thức mới
2.3.2. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Giáo viên sưu tầm, nghiên cứu, chọn lọc các kiến thức, các tài liệu: Tranh ảnh, câu thơ, câu hát, đoạn clip..
 + Giáo viên soạn giáo án điện tử cho tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin
 +Trước đó 1 tuần, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị các thông tin, các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
- Học sinh:
+ Tìm hiểu trước nội dung bài học, xem các câu hỏi trong bài.
 + Lên mạng tìm hiểu các thông tin về bài học có liên quan
 2.3.3. Tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở vận dụng các PP tích cực khác, tùy vào nội dung từng bài học, phần trong bài học mà giáo viên vận dụng các các PP nhằm giúp HS khai thác kiến thức phù hợp với đề mục đó. Đồng thời kết hợp chiếu các slide ảnh cho học sinh quan sát và dễ khắc sâu kiến thức.
* Biện pháp 1: Sưu tầm tài liệu
- Từ kinh nghiệm giảng dạy, GV sưu tầm các câu chuyện, câu thơ, hay các câu hỏi mang tính kích thích sự tìm tòi thông qua các trang mạng, các cuốn sách, tạp chí liên quan đến bài học 
- Giáo viên giao việc cho HS về sưu tầm tài liệu thông qua các trang mạng đáng tin cậy mà giáo viên cung cấp
 * Biện pháp 2: Khai thác và xử lí thông tin phù hợp nội dung bài học
- Sau khi sưu tầm, giáo viên tiến hành chọn lọc các thông tin, câu hỏi ... ngắn gọn, dể hiểu và phù hợp với từng nội dung bài học
 * Biện pháp 3: Đưa các tư liệu cần thiết vào bài dạy
- Sau bước khai thác và xử lí thông tin, giáo viên tiến hành đưa các tư liệu vào giáo án bài học
2.3.4. Vận dụng:
Bài 5: Vũ trụ . Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
*Khởi động: GV kể cho HS nghe về câu chuyện chứng minh Trái Đất tự quay 
Ngày nay, hiện tượng Trái Đất tự quay quanh trục như là một chân lí hiển nhiên. Nhưng trước đây khi con người chưa hiểu được chân lí này họ dựa vào sự quan sát mọc lặn của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vị tinh tú của nó mà cho rằng Trái Đất đứng yên, còn chính bầu Trời quay quanh Trái Đất. Nhà thiên văn học Hi Lạp cổ đại Ptoleme đã thể hiện quan niệm trên bằng thuyết Địa tâm hệ. Thuyết này được các thế lực phong kiến và tôn giáo công nhận là chân lí tồn tại mãi đến thế kỉ XV. Người đầu tiên dám vạch ra sự sai lầm của thuyết Địa tâm hệ là nhà thiên văn học người Ba Lan Copecnic (1473-1543) Ông đề xướng ra học thuyết mới cho rằng Mặt Trời là trung tâm vũ trụ và Trái Đất tự quay quanh mình, đó là thuyết Nhật tâm hệ, phát hiện vĩ đại của Copecnic trái ngược lại thế giới quan thần bí và uy quyền của tôn giáo lúc bấy giờ, vì vậy thuyết của ông cấm lưu hành. Sau Copecnic các nhà thiên văn học người Ý G. Bruno và G. Galile (1564-1642) cũng bị lên án và kết tội vì họ công nhận và truyền bá thuyết Địa tâm hệ. Tuy là chân lí nhưng phải đợi đến thế kỉ XIX, nhờ sự phát triển của 
khoa học vật lí, người ta mới đưa ra được những chứng minh để cũng cố quan điểm của Copecnic.
Năm 1858, nhà vật lí học người Pháp Phucon đã chứng minh hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất bằng một thí nghiệm với con lắc, sau này được gọi là con lắc Phucon. Con lắc này nặng 28kg, dài 40m được treo lơ lửng trong vòm điện Phateong ở Pari. Ông đặt dưới con lắc một cái bàn tròn, rồi cho con lắc dao động theo một hướng nhất định. Đầu nhọn của con lắc chạm vào một cái la bàn cát và lúc đầu đã vạch ra một đường thẳng theo hướng dao động của con lắc. Sau một thời gian, mặt phẳng của con lắc hình như chuyển hướng, vạch thêm những đường thẳng chéo với đường thẳng ban đầu lệch dần theo hướng Đông –Tây. Theo nguyên lí cơ học thì mặt phẳng dao động của con lắc không bao giờ đổi hướng. Vậy chỉ có thể kết luận là mặt bàn cát chuyển động hay đúng hơn là bề mặt Trái Đất ở dưới la bàn cát đã chuyển động. Như vậy điều đó chứng tỏ Trái Đất đã quay quanh trục theo hướng ngược lại từ Tây sang Đông (GV vào bài mới) {3}
* Chuyển mục: Ở mục II của bài Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất để tìm hiểu mục này GV chuẩn bị một quả địa cầu (Trái Đất) một ngọn nến (Mặt Trời) và khi học đến mục này GV cho HS tắt hết điện sáng. GV gọi một HS thực hiện cho quả địa cầu quay xung quanh ngọn nến (Quả địa cầu là Trái đất, ngọn nến là Mặt trời, Trái đất tự chuyển động, và chuyển động xung quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông) khi GV cho HS làm thí nghiệm này HS sẽ rất hứng thú và các em sẽ rút ra được kiến thức từ thí nghiệm đó là các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất là: Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế, Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. Như vậy là các em đã có kiến thức mà các em tự tìm ra.
Bài 6: Hệ quả chuyển động quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
* Khởi động: Để tìm hiểu mục này GV kể cho HS nghe về Cuộc thám hiểm của MAGIENLAN : Cuộc hành trình của Magenlan vào ngày 20/9 năm 1519 đã xuất phát từ Tây Ban Nha và luôn luôn đi về hướng Tây. Sau gần 3 năm, đoàn thám hiểm đã trở về nơi xuất phát vào ngày 7 tháng 9 năm 1522. Nhưng nhật kí của đoàn tàu lại ghi ngày đó là ngày 6/9/1922, nghĩa là chậm so với lịch ở Tây Ban Nha một ngày. Tại sao vậy? Có sự nhẫm lẫn chăng?
 Ở đây không có sự nhầm lẫn nào cả. Lịch Tây Ban Nha và nhật kí của đoàn thám hiểm đều đúng sở dĩ có sự chênh lệch một ngày là vì lúc đó đoàn thám hiểm của Magienlan đã không nắm rõ quy tắc chuyển ngày khi thực hiện những
cuộc vòng quanh Trái Đất.
Hiện nay theo quy ước, người ta đã lấy kinh tuyến 1800 ở giữa Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Bất cứ tàu thuyền nào khi đi qua kinh tuyến này đều phải chuyển nhanh hoặc chậm một ngày tùy theo tàu đi về hướng Đông hay hướng Tây.
Trong mục 2.3.4. từ đoạn: ” Ngày nay, hiện tượng ... đến từ tây sang Đông” được tác giả tham khảo từ tài liệu tham khảo (TLTK) Số 3
Giả sử vào ngày mồng 7 tháng 9, khi đồng hồ ở múi giờ gốc (múi giờ có kinh tuyến 00 đi qua chính giữa) chỉ đúng 12h, thì ở múi giờ đối diện (có kinh tuyến 1800 qua chính giữa) đồng hồ đã chỉ 24h (tức là 12h đêm), ngày 7/9 (nếu tính giờ tăng dần theo các múi giờ phía Đông) nhưng nếu tính giờ lùi dần theo các múi giờ phía Tây thì ở đây lại là 24h ngày 6/9.
Vì vậy, nếu một chiếc tàu vượt qua kinh tuyến 1800 từ hướng Đông sang Tây thì lịch phải lùi lại một ngày. Đây chính là trường hợp đoàn tàu của Magienlan khi vượt qua Thái Bình Dương từ châu Mĩ sang châu Á. {4}
* Hoặc Khởi động: GV hỏi HS có em nào biết câu ca dao hay câu thơ nào nói về thời gian ngắn, dài của ngày và đêm không? HS sẽ phải suy nghĩ và thu hút ngay từ đầu, các em có thể dẽ dàng đọc câu ca dao sau: 
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Vì sao lại có hiện tượng được phản ánh trong câu ca dao trên? Tại sao có tháng thì ngày dài, đêm ngắn, có tháng thì ngày ngắn đêm dài? Các em sẽ tìm thấy lời giải đáp qua bài học hôm (GV vào bài mới) {1}
 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
GV phóng to hình dưới đây: Quan sát hình sau thật kĩ và hãy cho biết đây là hiện tượng gì? Địa hào, địa lũy được hình thành do tác động của yếu tố nội lực hay ngoại lực? để tìm hiểu vấn đề này sâu hơn thầy trò chúng ta sẽ biết được trong bài học này? (GV vào bài mới)
{7}
- Trong mục 2.3.4. từ đoạn: ” Cuộc hành trình ... đến từ châu Mĩ sang châu Á” được tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 4
- Từ đoạn” GV hỏi HS.. đến lời giải đáp qua bài học hôm nay” được tác giả tham khảo qua TLTK số 1
- Hình ảnh được tác giả tham khảo từ TLTK số 7
* Chuyển mục sang mục II tác động của nội lực GV cho HS đọc sau đó chia lớp thành 4 nhóm( 2 nhóm hoàn thành mục 1, 2 nhóm hoàn thành mục 2) thời gian 4’ bằng sơ đồ sau:
Tác động của nội lực
Vận động theo phương
.
..
Vận động theo phương
.
..
Vận động 
.
Vận động 
.
Hiện tượng
.
Hiện tượng
.
{2}
Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
Khởi động: GV cho HS quan sát 2 hình ảnh sau
 a. Hình ảnh cốc nước đá { 5 } 
Trong trang này sơ đồ tác động nội lực được tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK Số 2
Hình ảnh cốc nước đá từ TLTK số 5
 b. Hình ảnh máy bay bay trên bầu trời {5}
GV giới thiệu: Hình ảnh a. phải chăng cốc nước đá mà các em quan sát trong hình a. Sẽ thấy lượng nước nhất định bao quanh cốc nứơc đá đó là do nước từ trong cốc ra. Không phải mà đó là sự ngưng đọng hơi nước từ không khí tạo nên, vì trong không khí luôn có lượng hơi nước nhất định, hơi nước đó gặp điều kiện thuận lợi sẽ ngưng đọng lại thành những dọt nước .
 Hình ảnh b. Khi máy bay bay trên bầu trời các em nhìn thấy những vệt dài kéo theo đuôi máy bay, vậy nó có phải là khói của máy bay hay là lượng hơi nước bám theo những hạt bụi khi máy bay di chuyển .
 Thành của cốc nước đá ngưng tụ do những điều kiện nào, có phải là khói hay hơi nước ngưng tụ lại, nội dung đó sẽ được các em tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
* Hoặc khởi động: Trò chơi ô chữ 
 GV: Giới thiệu trò chơi gồm 9 hàng ngang, học sinh tìm ra từ khóa khi đã lật mở tối thiểu 1 ô chữ , Câu hỏi từ khóa: Đây là một hiện tượng tự nhiên trong khí quyển
Tổ chức: GV chia lớp thành 4 nhóm .
Các nhóm cử đại diện chọn một ô chữ và trả lời câu hỏi cho ô chữ đó, ô chữ nào HS trả lời sai ô chữ đó vẫn giữ nguyên.
Trong trang này Hình ảnh máy bay bay trên bầu trời từ TLTK số 5
Câu 1: Ô chữ có 7 chữ cái. 
Điền từ còn thiếu vào dấu .. Độ ẩm bão hòa tăng khikhông khí tăng. 
Câu 2: Ô chữ có 7 chữ cái
Hiện tượng thời tiết này thường xuất hiện vào buổi sáng của mùa đông và mùa xuân
Câu 3: Ô chữ có 6 chữ cái
Hiện tượng mưa có khả năng gây ăn mòn kim loại, cháy lá cây, gây bỏng da ở người.
Câu 4: Ô chữ có 4 chữ cái.
Đây là loại mây có màu xám, lơ lửng ở độ cao< 2000m, có hình thù giống như một bức màn giăng liên tục trên bầu trời vào những ngày thời tiết xấu?
Câu 5: Ô chữ có 6 chữ cái.
Loại gió này thổi theo mùa ở nước ta ?
Câu 6: Ô chữ có 5 chữ cái
Tỉ lệ hơi nước có trong không khí được gọi là gì?
Câu 7: Đây là ô chữ có 3 chữ cái
Đây là hiện tượng mưa xảy ra vào mùa hạ ?
Câu 8: Ô chữ có 6 chữ cái.
Đây là vùng núi phía động bắc Lạng Sơn thường có hiện tượng tuyết rơi vào thời kì mùa đông?
Câu 9: Đây là ô chữ có 3 chữ cái
Đây là đơn vị tính lượng hơi nước trong không khí ở độ ẩm tuyệt đối?
N
H
I
Ê
T
Đ
Ô
S
Ư
Ơ
N
G
M
U
M
Ư
A
A
X
I
T
T
Â
N
G
G
I
O
M
U
A
Đ
Ô
Â
M
M
Ư
A
R
A
O
M
Â
U
S
Ơ
N
G
A
M
Từ khóa: NGƯNG ĐỌNG 
Bài 15: Thủy quyển, một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
* Khởi động: GV đọc cho HS nghe một đoạn thơ trong bài thơ Thề non nước của Tản Đà:
“Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi không về cùng non”
Nước đi, đi mãi không về cùng non, vậy nước chảy đi đâu? Có phải trăm sông đổ về biển không? Tại sao trên toàn thế giới hầu như ngày nào, tháng nào, năm nào cũng có mưa, nhưng nước biển lại không thay đổi là bao. Bài học hôm nay chúng ta cùng giải quyết (GV vào bài)
Bài 18. Sinh quyển: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự p

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_khoi_dong_chuyen_muc_dia_li_lop_10_n.doc
  • mp4Dia ly THPT - Le Ngoc Thi - THPT Tinh Gia 5 - Tinh Gia.mp4