SKKN Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5

SKKN Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5

Mục đích của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khỏe tốt, biết lao động và sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp, biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, và cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là rất cần thiết.

 Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, để đáp ứng những đòi hỏi về sự phát triển của xã hội, trong hệ thống giáo dục bộ môn âm nhạc đã được xem là môn học bắt buộc không thể thiếu trong chương trình giáo dục tiểu học, bởi âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học.

 

doc 21 trang thuychi01 11343
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 - 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HOÁ
TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU KHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC
 CHO HỌC SINH LỚP 4 - 5
 Họ và tên : Lê Thị Thúy
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường tiểu học Thiệu Khánh
 SKKN thuộc môn: Âm nhạc
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Số trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG
3
1. Cơ sơ lí luận 
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Mục đích của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khỏe tốt, biết lao động và sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp, biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, và cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là rất cần thiết.
	Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, để đáp ứng những đòi hỏi về sự phát triển của xã hội, trong hệ thống giáo dục bộ môn âm nhạc đã được xem là môn học bắt buộc không thể thiếu trong chương trình giáo dục tiểu học, bởi âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học.
 Âm nhạc trong nhà trường tiểu học còn là nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, mang tính chất thực hành về thẩm mỹ, nghệ thuật. Trẻ được ca hát và được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình, cũng thông qua hoạt động âm nhạc giáo dục các em có những phẩm chất tốt đẹp, tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ. Qua đó hình thành cho các em những kiến thức về âm nhạc, kiến thức ban đầu về ca hát, các em có thói quen hát tập thể đồng đều, hòa giọng, hát đúng giai điệu những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt qua các bài học các em được nghe hát, nghe nhạc được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc. Tất cả những cái đó đã tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu, giúp các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, phát triển toàn diện hơn, làm cân bằng, hài hòa các hoạt động của trẻ. Từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
	Ở lớp 4 - 5 ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được tập chép các bài tập nhạc, vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài, người giáo viên cần phải say mê âm nhạc, yêu nghề mến trẻ, có những kiến thức âm nhạc cần thiết và một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Từ đó, tôi đưa ra "Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 – 5"ở bậc Tiểu học cũng là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường tiểu học Thiệu Khánh.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp giáo viên có thể tham khảo thêm một số phương pháp dạy tốt Tập đọc nhạc và giúp học sinh học tốt phân môn này đồng thời qua đó phát triển khả năng thị tấu, tai nghe và cảm thụ âm nhạc của học sinh mang lại hiệu quả giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Häc sinh khèi 4, 5 trường tiểu học Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hóa.
4. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
 - Phương pháp điều tra. 
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp. 
 - Phương pháp thực hành.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm giáo dục - giảng dạy.	
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
	Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là rất quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội.
	Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê hay một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được cao độ, trường độ, tiết tấu của một bài tập đọc nhạc ? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức cơ bản về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, hứng thú khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc. 
Là một giáo viên chuyên trách về bộ môn âm nhạc tiểu học, trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn với lòng yêu nghề mến trẻ và sự nổ lực học hỏi của mình, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại đó, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 - 5” khá hiệu quả mà tôi đã thực hiện tại trường tiểu học Thiệu khánh trong năm học vừa qua.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 	
* Đối với giáo viên:
 Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về chuyên nghành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy môn âm nhạc tại Trường tiểu học Thiệu Khánh. 
* Đối với học sinh: 
 Trong những năm vừa qua việc giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc ở trường Tiểu học Thiệu khánh vẫn diễn ra bình thường và khá ổn, phần lớn học sinh học có chất lượng và ứng dụng được những kiến thức mình đã học lên lớp trên. Song vẫn còn nhiều học sinh còn chưa đọc được bài tập đọc nhạc vì nhiều lí do khác nhau như: Việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin còn hạn chế, do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập, phát triển khả năng tư duy của các em. 
Các em lần đầu tiên làm quen với cao độ, tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới làm quen với tên nốt, hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ. Chính vì thế khi lên lớp 4, 5 việc đọc nhạc của các em còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. 	Khi được tiếp cận với phân môn Tập đọc nhạc các em thường không tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức bằng cách tự đọc và thị tấu nốt nhạc mà ngược lại các em hay chờ đợi giáo viên vỡ bài và đọc theo. Có những trường hợp đặc biệt học sinh khi nghe đọc xong thì dùng bút ghi tên nốt nhạc trực tiếp vào sách để đọc, đó là điều hết sức cấm kị đối với việc dạy Tập đọc nhạc. Học sinh thường đọc nhạc bằng cách thuộc lòng, đó cũng là điều không nên.
- Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm 2015 - 2016, qua việc đọc bài tập đọc nhạc của học sinh khối lớp 4, 5.
Khối 4
Tổng số
H S
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng số HS
Chiếm
Tổng số HS
Chiếm
146 em
133 em
91,1%
13 em
8,9%
Khối 5
Tổng số
H S
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Tổng số HS
Chiếm
Tổng số HS
Chiếm
127 em
116 em
91,3%
11 em
8,7%
	Qua kiểm tra chất lượng cho thấy các em rất thích học bộ môn, nhưng để học tốt thì số lương còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em đọc bài tập đọc nhạc, bên cạnh những em đọc nhạc chuẩn xác, tự tin trình bày, vẫn còn một số chưa thực sự mạnh dạn, nhiều em còn lúng túng, khi đọc bài tập đọc nhạc các em chỉ đọc đúng tên nốt nhạc, việc đọc đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc còn nhiều hạn chế.
Hiện nay đối với trường Tiểu học Thiệu Khánh đã được trang bị khá tốt về phương tiện và dụng cụ hỗ trợ giảng dạy, chất lượng giảng dạy phân môn Tập đọc nhạc cũng từ đó ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì thế tôi đã xây dựng “Một số phương pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 - 5” nhằm tháo gỡ những vướng mắc gặp phải và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp cùng chuyên ngành.
 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Quan trọng hơn nữa người giáo viên cần xác định và nắm vững nội dung chương trình, mối liên hệ kiến thức giữa các khối lớp như ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc như: Tên nốt, hình nốt, khuông nhạc, khóa son, ở lớp 4 các em được học 8 bài tập đọc nhạc, sang lớp 5 các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất, và để thực hiện tốt điều đó cho học sinh ta cần giải quyết các vấn đề sau:
	a. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
	Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: Tên nốt, khuông nhạc, khóa son, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc  đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ vị trí 7 tên nốt tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu như sau:
Nốt Đô: nằm ở dòng kẻ phụ dưới 
Nốt Rê: nằm sát dưới dòng kẻ thứ nhất
Nốt Mi: nằm ở dòng kẻ thứ nhất
Nốt Pha: nằm ở khe thứ nhất
Nốt Son: nằm ở dòng kẻ thứ hai
Nốt La: nằm ở khe thứ hai
Nốt Si: nằm ở dòng kẻ thứ ba.
Giáo viên cần ôn tập lại kiến thức cũ cho học sinh. Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép, dấu lặng đen, lặng đơn Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh thường xuyên ôn tập củng cố ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng cách cho học sinh chơi trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3.
Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: Giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm, đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí, từ đó để khắc sâu kiến thức cho học sinh. 
Đối với mỗi bài Tập đọc nhạc, trong quá trình dạy giáo viên cho học sinh tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức về lý thuyết âm nhạc cơ bản như: số chỉ nhịp, tên nốt, hình nốt, các kí hiệu âm nhạc có trong bài. Đối với các bài có lý thuyết giống nhau giáo viên thường xuyên kiểm tra lại kiến thức cũ để học sinh nắm chắc hơn.
* Rèn kỹ năng đọc đúng cao độ và trường độ.
Học sinh tiểu học chưa có kiến thức về nhạc lý nhiều nên việc dạy bài Tập đọc nhạc tránh nhồi nhét cho học sinh những kiến thức trừu tượng mà phải chú ý đến thực hành. Thông thường người ta tách ra 2 yếu tố cao độ, trường độ của âm thanh để luyện riêng khi thuần thục mới ghép lại.
Về cao độ, ở lớp 4 do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn Tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: 
Đô - Rê - Mi – Son – La 
Và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
	Lên lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
 Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi Giáo viên ghi tiết tấu của bài Tập đọc nhạc vào bảng phụ cho học sinh luyện tập tiết tấu của bài. Có thể cho học sinh vỗ tay hoặc dùng nhạc cụ như: Thanh phách, trống con ... để gõ. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng. Đôi khi để đỡ nhàm chán ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Cũng như luyện cao độ, đối với tiết tấu của mỗi bài Tập đọc nhạc mới, giáo viên nên khuyến khích các em tìm hiểu ở nhà và xung phong thực hành ở lớp, từ đó giáo viên đưa ra nhận xét tuyên dương những cá nhân tích cực và lời khuyên đối với cá nhân chưa đạt yêu cầu.
	Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc gồm những nốt nhạc nào, hoặc có tên những nốt nhạc nào? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể thay đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu ghi nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, hoặc đọc kết hợp gõ đệm nhạc cụ theo tiết tấu. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân.... 
Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, giáo viên đàn từng chuỗi âm thanh ngắn khoảng 2 đến 3 lần, học sinh lắng nghe và nhẩm theo. Khi giáo viên bắt nhịp thì học sinh hòa giọng vào với đàn. Với cách làm như vậy giáo viên không phải đọc mẫu mà tự học sinh lắng nghe âm thanh và đọc bài theo những gì các em cảm nhận được. Các em sẽ rất thích thú vì tự mình khám phá giai điệu của bài Tập đọc nhạc, tự ghép được lời ca và sẽ thích thú hơn nữa khi các em được nghe trọn vẹn bài hát có đoạn trích là bài Tập đọc nhạc mà các em vừa học, giáo viên nghe và nhận xét sửa sai nếu học sinh đọc chưa đúng yêu cầu.
Giáo viên đàn giai điệu cả bài Tập đọc nhạc để học sinh tự đọc nhạc hòa với tiếng đàn, vừa đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên học sinh bằng lời nói là rất cần thiết, nó giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
b. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
 Ở trên lớp, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc . Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
 a. Củng cố kiến thức: 
 Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng cao độ, trường độ, của bài cần được sửa chữa để đọc cho đúng . GV không nên đánh giá cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
 b. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2:
 Bước 1: Giới thiệu bài TĐN
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng phụ bài TĐN số 2.
- Cho học sinh nghe bài TĐN 1 lần.
Bước 2: Tập nói tên nốt nhạc
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói tên nốt.
- Giáo viên chỉ vào từng nốt cho học sinh đọc đồng thanh theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài. và so sánh cao độ của 2 câu nhạc (gần giống nhau chỉ khác ở 2 ô nhịp cuối)
 Câu 1 : Đô - Son - Mi - Đô - Rê - Son - Mi
 Câu 2 : Đô - Son - Mi - Đô - Rê - Mi - Đô
	Bước 3: Luyện tập cao độ
- Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-M-S. 
- Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 – 4 lần.
Bước 4: Luyện tập tiết tấu
- Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống hay khác nhau ) bằng cách cho học sinh đọc hình nốt của từng câu nhạc trong bài TĐN số 2.
- Hướng dẫn học sinh tập gõ đệm, đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
 Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Trắng
 Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Đen - Trắng
Bước 5: Tập đọc từng câu
- Giáo viên đàn giai điệu 1 - 2 lần bài TĐN cho cả lớp nghe.
- Giáo viên đàn giai điệu từng câu ( mỗi câu ít nhất 2 lần) cho học sinh tự đọc nhẩm theo sự hiểu biết của mình.
- Giáo viên đàn giai điệu cho 1 em đọc mẫu, và để tạo cơ hội cho các em tự thể hiện khả năng của mình trước lớp. 
- Giáo viên đàn giai điệu cho cả lớp đọc. ( hình thức như tập thể, dãy, nhóm...)
Bước 6: Tập đọc cả bài
- Giáo viên đàn giai điệu cho học sinh đọc cả bài bằng nhiều hình thức như: Tập thể, tổ, nhóm... luyện đọc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu 
- Cho học sinh tự nhận xét lẫn nhau.
- Giáo viên bổ sung sửa chữa những chỗ sai cho học sinh. 
 Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, và đòi hỏi học sinh phải hiểu được từ đó tìm cách thể hiện trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng. 
Bước 7: Ghép lời ca 
- Giáo viên đàn giai điệu, nhóm đọc nhạc, nhóm ghép lời ( và ngược lại)
- Giáo viên cho học sinh nhận xét và hướng dẫn sửa sai.
- Cho học sinh đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. 
- Kết hợp đọc nhạc và ghép lời ca bằng nhiều hình thức.
Bước 8: Củng cố
- Thực hiện trò chơi nhằm củng cố lại bài TĐN số 2 vừa học, cho 4 em học sinh mỗi e

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_tap_doc_nhac_cho_hoc_sinh_lop_4.doc