SKKN Một số kinh nghiệm xếp thời khóa biểu bằng phần mềm tkb application system version 9.0

SKKN Một số kinh nghiệm xếp thời khóa biểu bằng phần mềm tkb application system version 9.0

Bài toán xếp thời khóa biểu là một bài toán rất khó. Điều khó nhất là ở sự hài lòng của người sử dụng. “Bản thân việc xếp thời khóa biểu là rõ ràng nhưng mục đích, tính tối ưu của bài toán này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có thể rõ ràng. Không có chuẩn mực nào cho việc xác định tính tối ưu của một Thời khóa biểu. Sự phức tạp nhất của bài toán xếp thời khóa biểu ở các nhà trường hiện nay nằm ở sự mâu thuẫn và phức tạp của các ràng buộc về quản lý tiết dạy và nhu cầu giáo viên. Giải quyết các mâu thuẫn ràng buộc trên nằm ngoài phạm vi tư duy logic của thuật toán và lập trình cổ điển”[1].

Đặc biệt khi Trường THPT Thạch Thành 3 là một trường nằm trên huyện miền núi, có nhiều giáo viên ở xa đi buổi trong ngày, số lượng học sinh lớn mà chất lượng lại không đồng điều được chia thành nhiều lớp để nhà trường có biện pháp giảng dạy thích hợp, việc điều chỉnh chuyên môn thường xuyên, có nhiều giáo viên trong độ tuổi sinh con hoặc nghỉ hưu, giáo viên có con nhỏ, có nhiều sự biến động về giáo viên: Giáo viên chuyển trường, giáo viên về nhận công tác, giáo viên về hợp đồng tất cả đều có thể diễn ra vào cùng một thời điểm nên việc điều chỉnh thời khóa biểu sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Trong giai đoạn này, mỗi thời khóa biểu được điều chỉnh thường chỉ áp dụng được theo từng tuần. Do vậy, đòi hỏi phải có một công cụ hỗ trợ tích cực trong công tác này để tiết kiệm thời gian cũng như để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong quá trình thực hiện.

Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu nhưng để có phần mềm thân thiện, dễ sử dụng, dung lượng thấp, không yêu cầu cao về cấu hình máy dễ cài đặt mà đáp ứng được nhiều ràng buộc, tiết kiệm thời gian, đạt hiệu quả cao thì không phải phần mềm nào cũng có thể đáp ứng được.

Đề tài này được viết dựa trên kinh nghiệm thực tiễn xếp thời khóa biểu của bản thân, và tôi xây dựng thành: “Một số kinh nghiệm xếp thời khóa biểu bằng phần mềm TKB Application System version 9.0”.

 

doc 20 trang thuychi01 18542
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xếp thời khóa biểu bằng phần mềm tkb application system version 9.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
XẾP THỜI KHÓA BIỂU BẰNG PHẦN MỀM 
TKB APPLICATION SYSTEM VERSION 9.0
	Người thực hiện: Nguyễn Hồng Nhất
	Chức vụ: Giáo viên
	SKKN thuộc lĩnh vực : Tin học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ...3
1.1 Lý do chọn đề tài ....3
1.2 Mục đích nghiên cứu ..3
1.3 Đối tượng nghiên cứu .....3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM4
 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .......4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ........6
2.2.1 Thực trạng về cán bộ giáo viên trường THPT Thạch Thành 3....................6
2.2.2 Thực trạng học sinh trường THPT Thạch Thành 3.....................................6
2.2.3 Thực trạng thời khóa biểu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.........7
2.3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết............................................................7
2.3.1 Khởi tạo dữ liệu ban đầu cho thời khóa biểu mới.......................................7
2.3.2 Nhập, điều chỉnh dữ liệu gốc thời khóa biểu.............................................9
2.3.3. Chuẩn bị xếp thời khóa biểu......................................................................12
2.3.4 Xếp tự động thời khóa biểu .......................................................................14
2.3.5: Điều chỉnh, tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu ..........................................15
2.3.6 Xuất dữ liệu thời khóa biểu ra Excel ........................................................15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ........................................................................15
III. KẾT LUẬN ..................................................................................................17
 3.1 Kết luận .....................................................................................................17
 3.2 Kiến nghị ...................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................19
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN..........................................20
MỘT SỐ KINH NGHIỆM XẾP THỜI KHÓA BIỂU BẰNG PHẦN MỀM TKB APPLICATION SYSTEM VERSION 9.0
I. MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài.
Bài toán xếp thời khóa biểu là một bài toán rất khó. Điều khó nhất là ở sự hài lòng của người sử dụng. “Bản thân việc xếp thời khóa biểu là rõ ràng nhưng mục đích, tính tối ưu của bài toán này chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có thể rõ ràng. Không có chuẩn mực nào cho việc xác định tính tối ưu của một Thời khóa biểu. Sự phức tạp nhất của bài toán xếp thời khóa biểu ở các nhà trường hiện nay nằm ở sự mâu thuẫn và phức tạp của các ràng buộc về quản lý tiết dạy và nhu cầu giáo viên. Giải quyết các mâu thuẫn ràng buộc trên nằm ngoài phạm vi tư duy logic của thuật toán và lập trình cổ điển”[1].
Đặc biệt khi Trường THPT Thạch Thành 3 là một trường nằm trên huyện miền núi, có nhiều giáo viên ở xa đi buổi trong ngày, số lượng học sinh lớn mà chất lượng lại không đồng điều được chia thành nhiều lớp để nhà trường có biện pháp giảng dạy thích hợp, việc điều chỉnh chuyên môn thường xuyên, có nhiều giáo viên trong độ tuổi sinh con hoặc nghỉ hưu, giáo viên có con nhỏ, có nhiều sự biến động về giáo viên: Giáo viên chuyển trường, giáo viên về nhận công tác, giáo viên về hợp đồng tất cả đều có thể diễn ra vào cùng một thời điểm nên việc điều chỉnh thời khóa biểu sẽ phức tạp và khó khăn hơn. Trong giai đoạn này, mỗi thời khóa biểu được điều chỉnh thường chỉ áp dụng được theo từng tuần. Do vậy, đòi hỏi phải có một công cụ hỗ trợ tích cực trong công tác này để tiết kiệm thời gian cũng như để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót trong quá trình thực hiện.
Hiện nay trên mạng internet có rất nhiều phần mềm hỗ trợ xếp thời khóa biểu nhưng để có phần mềm thân thiện, dễ sử dụng, dung lượng thấp, không yêu cầu cao về cấu hình máy dễ cài đặt mà đáp ứng được nhiều ràng buộc, tiết kiệm thời gian, đạt hiệu quả cao thì không phải phần mềm nào cũng có thể đáp ứng được.
Đề tài này được viết dựa trên kinh nghiệm thực tiễn xếp thời khóa biểu của bản thân, và tôi xây dựng thành: “Một số kinh nghiệm xếp thời khóa biểu bằng phần mềm TKB Application System version 9.0”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
 - Giúp việc xếp thời khóa biểu dễ dàng, hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. 
	- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường quản lý dạy và học, giáo viên giảng dạy và học sinh học tập.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
 	- Cán bộ quản lý hoặc nhân viên được giao nhiệm vụ xếp thời khóa biểu.
	- Giáo viên và học sinh trường THPT Thạch Thành 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Trong phạm vi đề tài này tôi lựa chọn phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Bài toán xếp thời khóa biểu cho các nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng đã từ lâu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học, đã có nhiều hội thảo, nhiều công trình và luận án khoa học viết về đề tài này. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện khá nhiều các phần mềm mô phỏng và hỗ trợ các nhà trường trong công việc xếp thời khóa biểu. 
Trên thực tế đây là một bài toán mang tính thực tiễn rất cao, rất khó và có nhu cầu về phần mềm rất lớn. “Tất cả mọi nhà trường (trường học) của Việt Nam chúng ta đều phải thực hiện công việc xếp thời khóa biểu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc học kỳ”[1]. 
Có nhiều quan điểm khi xây dựng và thiết kế chương trình xếp thời khóa biểu. Quan điểm của tôi là bài toán xếp thời khóa biểu cho nhà trường Phổ thông là một bài toán về mặt lý thuyết không có lời giải, mà chỉ có các phương án lựa chọn với những tiêu chuẩn đánh giá tối ưu khác nhau. “Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của việc xếp thời khóa biểu cho nhà trường là yếu tố “con người” được thể hiện thông qua các ràng buộc của Giáo viên, do vậy không thể có bất cứ một tiêu chuẩn nào, hoặc nếu có chỉ là chủ quan, để đánh giá tính tối ưu hay tốt của một thời khóa biểu”[3]. 
Một thời khóa biểu hợp lý không chỉ giúp giáo viên thuận tiện trong quá trình dạy học, có thời gian hợp lý để nghiên cứu nâng cao chất lượng giáo dục mà còn giúp học sinh học tập có hiệu quả trên các buổi học.
Trên cơ sở các quan niệm đó, tôi đã tìm hiểu và đúc rút một số kinh nghiệm xếp thời khóa biểu như một công cụ có chức năng chính là hỗ trợ cho người lập thời khóa biểu trong công việc của mình. Trong chương trình tôi không đưa ra bất cứ một quyết định cứng nhắc nào, toàn bộ các công việc đó do người sử dụng thực hiện thông qua các chức năng mạnh và linh hoạt của chương trình mà tôi đã thực hiện xếp thời khóa biểu từ năm 2014 đến nay làm cơ sở lý luận cho sáng kiến kinh nghiệm này.
Có thể dẫn ví dụ về một số ràng buộc trong đợt xếp thời khóa biểu của trường THPT Thạch Thành 3 như sau:
* Đối với dạy chính khóa buổi sáng
- Tổng số tiết/ tuần 28 tiết( gồm tiết thực dạy+ tiết tự chọn+ Tiết chào cờ, sinh hoạt). Tiết tự chọn HK2( K10: Toán; K11: Toán-Văn-Anh; K12=Văn). Điều chỉnh lại chuyên môn nhóm Hóa (Đồng chí Hường nghỉ sinh); Nhóm Tin (Đồng chí Lan hết thời gian nghỉ sinh).
 - Có 2 buổi chỉ 4 tiết (thứ 4 và thứ 6 để SHCM và các việc khác).
 - Các lớp sau đây thực hiện việc xếp các tiết phục vụ cho ôn luyện ĐT HSG:
+ Lớp A1;B1: 2 lớp khối A xếp 2 ngày thứ 3 và thứ 5 các môn( trong 2 ngày này lớp chỉ xếp các môn trong TKB: Sử- Địa- GDCD-Kỹ-Tin-TD-QP- Không xếp các môn: Toán- Lý-Hóa-Sinh- Văn- Anh)
+ Lớp A3-A4-B3-B5-C1( A7 cố gắng bố trí 1 hôm không có những tiết quan trọng): 6 lớp khối C-D, xếp 2 ngày thứ 4 và thứ 6 các môn( GDCD-Kỹ-Tin-TD-QP-Vật lý- Hóa-Sinh. A3- A4, B3, B5 - Không xếp các môn Toán- Văn-NN- Sử- Địa . Lớp C1 không xếp: Toán- Lý- Hóa-Anh vào ngày này.
- Đối với giáo viên dạy đội tuyển được xếp nghỉ 2 ngày / tuần để tập trung ôn luyện như sau:
- Các đồng chí sau đây được bố trí nghỉ ngày thứ 3 và thứ 5: (Phương Toán- Thành Toán; Bình Lý- Mai Tiến; Lưu - Lan Hóa; Tịnh)
- Các đồng chí sau đây được bố trí nghỉ ngày thứ 4 và thứ 6: Mạnh - Liên; Cam - Chung; Hương sử - Chuyên; Hiếu - Tuấn địa; Dung;
- Việc ưu tiên các đ/c ở Bỉm Sơn - Hà Trung và ở xa căn cứ vào điều kiện thực tế sau khi đã thực hiện ưu tiên cho đội tuyển nếu còn mới thực hiện tiếp.
* Đối tượng ưu tiên: Thành lý; Nga; Giang công nghệ; Thiêm; Vinh; Tuyến; Thủy; Lý; Vận nghỉ 2 buổi/ tuần, Các đồng chí còn lại chỉ được nghỉ 1 ngày/ tuần. Những người đã được nghỉ 2 buổi/ tuần, TKB trong ngày có thể không được các tiết liên tục. 
+ Các đồng chí còn lại chỉ được nghỉ 1 ngày/ tuần.
+ Đối với 2 môn văn Toán: có 1 buổi xếp 2 tiết kép/ lớp/ buổi. Tất cả các môn còn lại xếp 1 tiết/ lớp/ buổi ( Đối với môn Tự chọn phải ghi chú TC bên cạnh).
+ Đối với môn TD- QP: Không xếp tiết 5. Xếp tối đa 4 GV/ tiết (do sân tập thiếu)
+ Đối với môn Tin: Đ/c Nhất và Đ/c Bình phải tự thống nhất số lớp, số tiết dạy cho hợp lý khi đ/c Hiền nghỉ sinh.
+ Đối với các đồng chí tổ trưởng, nhóm trưởng, trưởng phó các Đoàn thể: 
Thành; Tâm; Chung; Tuấn Địa; Hàn; Tịnh; Vĩnh; Tuấn TD ; Bằng; Lưu; Bình Tin; Bình Lý; Toàn; Thạch sinh; Lưu; Mạnh không xếp dạy tiết 3-4 sáng thứ 7 để giao ban hành tuần) 
* Đối với học thêm buổi chiều:
+ K12: Khối 12 vẫn thực hiện 3 buổi/ tuần. Riêng các lớp A5-A6-A7, vẫn xếp 3 buổi, nhưng có điều chỉnh như sau: Toán + 1 Văn + 1 (Sử-Địa- GDCD.). GV Sử- Địa-GDCD sẽ tự bố trí thống nhất với nhau và báo cáo BGH các buổi dạy đó.( Nếu căn cứ vào 8 tuần học/ đợt thì 3b Sử- 3b Địa-3b GDCD). 
+ Đối với Khối 10+ 11, học buổi chiều: Lịch học có điều chỉnh như sau: C1= 3 buổi (1Toán+ 1 lý+ 1 Hóa); C2= 3 buổi ( 1 Toán+ 1 Hóa+ 1 Sinh); C3= 3 buổi(1 Toán+ 1 Anh+ 1 Văn); C4= 3 buổi( 1 Toán+1 Anh+ 1 Văn); C5= 3 buổi (1 Văn+ 1 Sử+ 1 Địa). C6, C7, C8 vẫn giữ nguyên.
	+ Khối 11: ( giữu nguyên)
B1= 3 buổi( 1 Toán+ 1 Lý+ 1 Hóa); B2= 3 buổi( 1Toán+ 1 Lý+ 1 Hóa) B3= 3 buổi( 1 Toán+1 Anh+ 1 Văn); B4= 3 buổi( 1 Toán+1 Anh+ 1 Văn); B5 = 3 buổi (1 Văn+ 1 Sử+ 1 Địa) . B6, B7, B8 giữ nguyên.
 	Từ các ràng buộc trên có thể thấy không thể dùng các thuật toán logic trên phần mềm để xếp thời khóa biểu một cách nhanh chóng tất cả tối ưu các ràng buộc được.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thực trạng về cán bộ giáo viên trường THPT Thạch Thành 3:
Nội dung khảo sát
Tổng số GV
GV Trên chuẩn
GV đạt Chuẩn
GV là Đảng viên
GV hợp đồng
GV Nữ
GV là người dân tộc
GV dưới 35 tuổi
Số lượng GV ở xa đi buổi trên 10Km
Số lượng
59
7
52
34
1
33
5
50
11
Tỷ lệ (%)
100
11.86
88.14
57.63
1.69
55.93
8.47
84.75
18.64
2.2.2 Thực trạng học sinh trường THPT Thạch Thành 3.
Khối
Số lớp
Số Lượng HS
HS nữ
HS dân tộc
HS ở xa trên 10Km
10
8
325
182
184
58
11
8
321
181
165
51
12
7
280
171
140
47
2.2.3 Thực trạng thời khóa biểu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Nội dung khảo sát
Đáp ứng các ràng buộc đề ra
HS Áp lực môn học
GV bị Trống nhiều tiết nghỉ trong một buổi
Các sai sót: Trùng tiết, tiết kép
GV phải di chuyển nhiều lần/buổi các dãy nhà
GV bị xếp nhiều tiết 1 hoặc nhiều tiết 5
GV xếp 5 tiết liên tục trong 1 buổi dạy
Tỷ lệ (%)
70
25
20
15
15
18
5
	Qua khảo sát cho thấy trong những năm đầu khi được giao nhiệm vụ xếp thời khóa biểu gặp nhiều khó khăn: Đáp ứng được các ràng buộc đề ra chi có 70%, một số lớp học sinh còn bị áp lực môn học như xếp quá nhiều các môn tự nhiên hoặc môn xã hội trên buổi, các buổi dạy còn giáo viên trống tiết giữa nhiều hoặc phải dạy liên tục 5 tiết trên buổi Ngoài ra còn có các yếu tố khách quan như: Số lượng giáo viên nhiều, các giáo viên nữ đang ở tuổi sinh đẻ hoặc nôi con nhỏ, giáo viên ở xa đi buổi trong ngày, số lượng học sinh và số lớp nhiều điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đáp ứng các ưu tiên vấn đề thời gian trong khi xếp thời khóa biểu.
	Sau một thời gian sử dụng phần mềm “TKB Application System” và đã thử qua các phiên bản TKB 7.0; TKB 8.0 và TKB 9.0 tôi thấy TKB Application System có những tính năng ưu việt, hỗ trợ rất tốt để xếp thời khóa biểu.
2.3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết.
Tiến hành các thao tác sau đậy khi đã cài đặt và đăng ký bản quyền thành công phần mềm TKB các phiên bản từ 8.0 trở lên:
2.3.1 Khởi tạo dữ liệu ban đầu cho thời khóa biểu mới.
	Nếu là lần đầu tiên sử dụng phần mềm, nhà trường cần và bắt buộc phải dùng lệnh tạo tệp dữ liệu mới để tạo ra tệp dữ liệu cho trường mình. Lệnh này sẽ tự động tạo ra một tệp TKB mới.
 * Cách thực hiện: 
	+ Bước 1: Chọn: Hệ thống\Tạo tệp dữ liệu mới (hoặc Ctrl+N):
	Nếu đã có thời khóa biểu thì dùng lệnh Mở tệp hoặc nháy đúp chuột vào file có trong danh sách để mở dữ liệu làm việc.
+ Bước 2: Khai báo các thông số về: Mã trường, tên trường, Tỉnh/thành phố, Khóa học, Học kỳ => Chọn “tiếp tục” để sang bước tiếp theo:
+ Bước 3: Đặt tên tệp, chọn vị trí lưu, Font chữ => Chọn “tiếp tục” => chọn khối lớp => Chọn tiếp tục.
+ Bước 4: Chọn môn học và chọn kết thúc
2.3.2 Nhập, điều chỉnh dữ liệu gốc thời khóa biểu.
	+ Công việc tiếp theo là cần nhập và điều chỉnh toàn bộ dữ liệu gốc của thời khóa biểu. Chữ "gốc" ở đây được hiểu là các dữ liệu chỉ cần nhập một lần và hầu như không thay đổi trong nhà trường. Các dữ liệu gốc cần nhập là:
Thông tin về Chương trình đào tạo (dành cho THPT phân ban).
- Danh sách khối lớp và lớp học.
- Danh sách giáo viên.
- Danh sách nhóm, tổ giáo viên.
- Danh sách môn học.
- Danh sách phòng học.
	+ Toàn bộ công việc nhập dữ liệu gốc được thực hiện từ thực đơn Nhập dữ liệu của phần mềm.
+ Từ các lần xếp thời khóa biểu sau, dữ liệu gốc có thể chỉ cần chỉnh sửa, thêm bớt không nhiều.
* Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Nhập danh sách lớp + Bước 2: Nhập khối lớp
+ Bước 3: Nhập danh sách giáo viên + Bước 4: Nhập danh sách môn học:
+ Bước 5: Nhập bảng phân công giảng dạy:
+ Bước 6: Nhập các ràng buộc giáo viên: Có thể chọn các ngày nghỉ cho giáo viên, thời gian chờ, số môn tối đa, số tiết tối đa trên buổi, hạn chế tiết 1(Dành cho người ở xa đi buổi trên ngày), hạn chế tiết 5...
+ Bước 7: Nhập các ràng buộc môn học: Ví dụ các môn văn, toán xếp 2 tiết liên tục trên buổi, môn thể dục không xếp tiết 5(nhằm tránh nắng cho học sinh), không học quá 2 tiết 1 ngày
 + Bước 8: Nhập số tiết cho môn học:
	Các ràng buộc chính của thời khóa biểu là nhóm các dữ liệu có nhiệm vụ định hình và khuôn dạng của thời khóa biểu. Đây là nhóm các lệnh rất quan trọng của bài toán và phần mềm thời khóa biểu. Các lệnh thuộc nhóm nhập, điều chỉnh ràng buộc chính bao gồm:
	- Các tính chất sư phạm môn học được gán với từng lớp hoặc nhóm lớp.	- Các ràng buộc của từng giáo viên hoặc nhóm giáo viên.	
	- Gán tính chất môn học cho các phòng học bộ môn.
	- Thông tin địa điểm trường.
	- Phân công môn - lớp học trong phòng học bộ môn (hay phòng truyền thống).
2.3.3. Chuẩn bị xếp thời khóa biểu
	+ Công việc chuẩn bị xếp thời khóa biểu bao gồm một loạt các thao tác quan trọng cần làm trước khi thực hiện lệnh xếp tự động chính của thời khóa biểu. Các công việc này giúp đảm bảo thời khóa biểu được tạo chính xác và “đẹp”. Các công việc thuộc nhóm này bao gồm:
	- Tinh chỉnh lại bảng phân công giáo dục trên từng môn học, lớp học.
	- Phần mềm TKB có rất nhiều lệnh dùng để kiểm tra các dữ liệu đã nhập. 
	- Xếp tiết CHAO CO cho toàn trường (sáng hoặc chiều riêng biệt).
	- Tạo khuôn lớp học bằng các tiết KHONGHOC.
	- Xếp tiết môn Sinh hoạt hoặc các môn học cần xếp trước.
	- Toàn bộ các lệnh trên được thực hiện từ lệnh từ thực đơn Lệnh chính/ Xếp môn học của phần mềm. 
 * Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Tinh chỉnh bảng phân công giáo dục: Việc nhập số tiết chuẩn ban đầu cho môn học vẫn có thể bị sai nên tại bước này phải tinh chỉnh lại phân công môn học trên từng lớp:
+ Bước 2: Kiểm tra các dữ liệu đã nhập: Có thể liệt kê ra đây một số lệnh kiểm tra như vậy. Trong màn hình nhập phân công giáo dục có lệnh kiểm tra công việc nhập bảng phân công. Lệnh Kiểm tra toàn trường cho phép kiểm tra toàn bộ các ràng buộc dữ liệu đã nhập có gì mâu thuẫn hay không ở mức toàn trường. Lệnh kiểm tra mâu thuẫn dữ liệu cho từng lớp và từng giáo viên. Cần vào các màn hình Main Loop, Show All, Browse Teacher và Triple View để thực hiện các lệnh kiểm tra riêng lẻ này.
+ Bước 3: Xếp tiết chào cờ, tiết sinh hoạt, tạo khuôn lớp:
	- Phần mềm hoàn toàn có chức năng này nhưng với tôi sẽ để các tiết này là KHONGHOC. Vì ở trường THPT Thạch Thành 3 sẽ chào cờ toàn trường vào sáng thứ 2 và sinh hoạt vào tiết 5 sáng thứ 7 như vậy sau khi xếp thời khóa biểu xong sẽ thực hiện xếp 2 tiết này bằng thủ công trên file EXCEL để tiết kiệm quá trình xử lý cho phần mềm.
* Các bước tiến hành:
	Bước 3.1: Chọn khung nhìn là Main Loop: 
Bước 3.2: Đặt các tiết sinh hoạt và chào cờ là không học, ngoài ra tùy theo điều kiện từng trường có thể chọn các thứ không học tiết 5, ví dụ với trường THPT Thạch Thành 3 có thể đặt khuôn cho các lớp như sau:
2.3.4 Xếp tự động thời khóa biểu:
	Chọn thực đơn Lệnh chính/Xếp toàn bộ 2 buổi học
Điền các tham số theo yêu cầu (Lưu ý là bỏ chọn vào mục “Kiểm tra và khóa tiết sinh hoạt” vì tiết sinh hoạt không xếp), bấm nút Bắt đầu, đợi phần mềm thông báo hoàn thành 100% rồi  bấm nút Kết thúc là đã  có một thời khóa biểu tương đối hoàn chỉnh.
+ Bước 1:	+ Bước 2:	
2.3.5: Điều chỉnh, tinh chỉnh dữ liệu thời khóa biểu:
	Sau khi đã xếp xong thời khóa biểu, công việc tiếp theo là điều chỉnh, tinh chỉnh, tối ưu thời khóa biểu. Đây là một công việc vô cùng phức tạp và đồ sộ chiếm nhiều thời gian nhất trong khi xếp thời khóa biểu. Các ràng buộc của trường tương đối nhiều nên các thuật toán khi xếp tự động vẫn còn ràng buộc chưa được xếp, thông thường phần mềm chỉ thực hiện được khoảng 60% các ràng buộc đề ra trước. Để có được một thời khóa biểu ưng ý, người xếp phải suy nghĩ, tư duy sử dụng phần mềm để tinh chỉnh dữ liệu đã xếp. Phần mềm TKB đã đưa ra 4 màn hình cho phép quan sát và tinh chỉnh dữ liệu. Các chức năng quan sát, điều chỉnh dữ liệu này là những chức năng quan trọng nhất của phần mềm. Trong quá trình tinh chỉnh phần mềm luôn hỗ trợ kiểm tra lỗi như: Trùng tiết, tiết kép, xếp vào ngày nghỉ, phần mềm có các đề xuất để di chuyển các tiết cho nhau Người xếp thời khóa biểu càng hiểu biết sâu hơn về phần mềm, càng có tâm huyết với bài toán thời khóa biểu, càng hiểu tâm lý của các giáo viên trong trường sẽ càng tạo ra được các thời khóa biểu ưng ý và đẹp.
2.3.6 Xuất dữ liệu thời khóa biểu ra Excel.
* Cách thực hiện:	
	+ Bước 1: Chọn thực đơn Hệ thống/Ghi dưới dạng Excel
	+ Bước 2: Lựa chọn các loại dữ liệu khi xuất ra excel => Chọn nút lựa chọn => Chọn kiểu hiển thị tên giáo viên, tên môn học => Chọn nút Kết thúc => Chọn vị trí lưu file Excel và nhấn nút Kết thúc để hoàn tất.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Năm học 2013 - 2014 là năm đầu tiên tôi được phân công xếp thời khóa biểu, vì mới sử dụng phần mềm kinh nghiệm chưa có nên thật khó khăn để hoàn thiện các ràng buộc mà Ban giám hiệu nhà trường đã giao phó, các nguyện vọng của giáo viên giảng dạy và các em học sinh. Nhưng trong một số năm học gần đây, tôi đã mạnh dạn vận dụng phương pháp trên, kết quả đã khác biệt hơn rất nhiều. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của Ban giám hiệu, nguyện vọng của giáo viên và học sinh. 
	Kết quả được thể hiện qua các bảng thống kê tỷ lệ khảo sát qua các năm:
*Năm học chưa áp dụng SKKN
	Năm học 2013 – 2014 
Nội dung khảo sát
Đáp ứng các ràng buộc đề ra
HS Áp lực môn học
GV bị Trống nhiều tiết nghỉ trong một buổi
Các sai sót: Trùng tiết, tiết kép
GV phải di chuyển nhiều lần/buổi các dãy nhà
GV bị xếp nhiều tiết 1 hoặc nhiều tiết 5
GV xếp 5 tiết liên tục trong 1 buổi dạy
Tỷ lệ (%)
70
25
20
10
15
18
5
*Năm học đã áp dụng SKKN
Năm học 2014 – 2015 
Nội dung khảo sát
Đáp ứng các ràng buộc đề ra
HS Áp lực môn học
GV bị Trố

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xep_thoi_khoa_bieu_bang_phan_mem_tkb.doc