SKKN Một số kinh nghiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại Trường THPT Hoằng Hóa 4 thuộc huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm qua, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, thể hiện rõ trong các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quy định của pháp luật trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài chính của các đơn vị [1], [2], [3], [4]. Trong lĩnh vực giáo dục, cũng đã có nhiều văn bản của Nhà nước, quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trong bối cảnh hiện nay, nhận thức sâu sắc để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi tập thể, cá nhân làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang trở thành một trong những yêu cầu bức thiết, nhiệm vụ quan trọng, tiêu chuẩn không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, tổ chức.
Trong những năm qua, trong điều kiện kinh tế xã hội của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hoằng Hóa nói riêng. Tuy nhiên UBND tỉnh, Sở GD & ĐT, Sở Tài Chính Tỉnh Thanh Hóa hàng năm vẫn tiết kiệm từ các khoản chi ngân sách thường xuyên khác để tăng cường nguồn ngân sách chi cho GD & ĐT đặc biệt là chi đầu tư xây dựng CSVC, chi hỗ trợ trực tiếp cho chuyên môn, trang thiết bị dạy học được tăng cường và các khoản chi thường xuyên khác từng bước được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để các nhà trường được hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy vậy, ngân sách chi cho sự nghiệp GD & ĐT vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong các hoạt động của nhà trường và chi chế độ cho cán bộ giáo viên. Kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên còn quá thấp so với tổng ngân sách chi cho giáo dục mà Quốc Hội họp và thông qua là 20% chi cho nghiệp vụ thường xuyên. Trên thực tế hiện nay Sở Tài Chính tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện cấp ở mức 10% chi thường xuyên trên tổng số chi thanh toán cá nhân và đang áp dụng ở mức lương 730 ngàn đồng trong khi mức lương tối thiểu hiện nay đang thực hiện là: 1.390.000đ.
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm qua, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, thể hiện rõ trong các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương Đảng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và quy định của pháp luật trong các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý tài chính của các đơn vị [1], [2], [3], [4]. Trong lĩnh vực giáo dục, cũng đã có nhiều văn bản của Nhà nước, quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Trong bối cảnh hiện nay, nhận thức sâu sắc để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi tập thể, cá nhân làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đang trở thành một trong những yêu cầu bức thiết, nhiệm vụ quan trọng, tiêu chuẩn không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Trong những năm qua, trong điều kiện kinh tế xã hội của nhà nước còn gặp nhiều khó khăn nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hoằng Hóa nói riêng. Tuy nhiên UBND tỉnh, Sở GD & ĐT, Sở Tài Chính Tỉnh Thanh Hóa hàng năm vẫn tiết kiệm từ các khoản chi ngân sách thường xuyên khác để tăng cường nguồn ngân sách chi cho GD & ĐT đặc biệt là chi đầu tư xây dựng CSVC, chi hỗ trợ trực tiếp cho chuyên môn, trang thiết bị dạy học được tăng cường và các khoản chi thường xuyên khác từng bước được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để các nhà trường được hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy vậy, ngân sách chi cho sự nghiệp GD & ĐT vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong các hoạt động của nhà trường và chi chế độ cho cán bộ giáo viên. Kinh phí chi cho hoạt động thường xuyên còn quá thấp so với tổng ngân sách chi cho giáo dục mà Quốc Hội họp và thông qua là 20% chi cho nghiệp vụ thường xuyên. Trên thực tế hiện nay Sở Tài Chính tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện cấp ở mức 10% chi thường xuyên trên tổng số chi thanh toán cá nhân và đang áp dụng ở mức lương 730 ngàn đồng trong khi mức lương tối thiểu hiện nay đang thực hiện là: 1.390.000đ. Vì nguồn kinh phí còn khó khăn và quá eo hẹp số kinh phí được cấp so với chi thực tế các hoạt động là rất bất cập ( Như tiền công tác phí, lệ phí thi tuyển sinh vào 10, tiền thu học phí giữa các vùng trên địa bàn trong tỉnh có sự chênh lệch khá lớn, lệ phí thu thi nghề và các khoản chi thừa thiếu giờ, làm ngoài giờ cho CBGV đang còn nhiều bất cập ). Do đó, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu là một vấn đề hết sức cần thiết. Tiết kiệm chi để có nguồn thu nhập tăng thêm, tạo quỹ phúc lợi cho CBGV trong nhà trường. Với cương vị là một Kế toán của nhà trường, bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm ra những biện pháp để tham mưu cho hiệu trưởng rà soát từng hạng mục chi, từng nội dung chi để lên được phương án chi cần thiết chi đúng, chi đủ đảm bảo được các chế độ cho CBGV nhưng tiết kiệm phát huy được hiệu quả nguồn kinh phí trong dự toán đã được duyệt. Trong hoạt động quản lý tài chính của nhà trường luôn quán triệt thu-chi hiệu quả thực hành tiết kiệm chống lãng phí khuyến khích tăng thu đúng quy định của nhà nước và pháp luật, hàng năm đã mang lại được hiệu quả thiết thực về tiết kiệm nguồn kinh phí đáng kể cho nhà trường. Nguồn tiết kiệm đó nhà trường đã công khai, xin ý kiến trong họp ban cốt cán nhà trường. Sau khi đã được thống nhất thông qua trong cuộc họp hội đồng giáo dục nhà trường. Hiệu trưởng cùng kế toán phối hợp Chủ tịch công đoàn, trưởng ban thanh tra nhân dân xây dựng trích lập quỹ tăng thu nhập tăng thêm cho CBGV, quỹ PTSN, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng đã làm cho cán bộ giáo viên, nhân viên phấn khởi nhiệt tình ủng hộ và hăng say công tác giảng dạy. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài:“Một số kinh nghiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại Trường THPT Hoằng Hóa 4 thuộc huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất số giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại Trường THPT Hoằng Hóa 4 thuộc huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề thực tiễn về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách tại Trường THPT Hoằng Hóa 4 thuộc huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa trong những năm vừa qua. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận; Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Thống kê, xử lý số liệu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1.1 Khái niệm về tiết kiệm, lãng phí: - Tiết kiệm là : Giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn,tài sản, sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định hoặc sử dụng đúng định mức nhưng đạt hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định. - Lãng phí là: Việc quản lý nguồn lực tài chính, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả, sử dụng vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ và không đạt được mục tiêu đã định. Từ những cơ sở lý luận trên cho ta nhận thấy tầm quan trọng của việc tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách. Nó đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng ở một đơn vị nhà nước trong công tác quản lý thu - chi tài chính. Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc cơ bản trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, làm cơ sở để chứng minh cho việc chi tiêu tài chính có hiệu quả tại đơn vị, là điều kiện làm cơ sở để tính toán các khoản, thanh toán cho cá nhân, tập thể và các hoạt động mua sắm, sữa chữa, nâng cấp tài sản, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn được đầy đủ và kịp thời đúng quy định. Tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước phải được căn cứ vào định mức tiêu chuẩn chế độ và quy định của pháp luật. Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận đồng thời với việc nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu , trách nhiệm của cán bộ , công chức, viên chức , kế toán nhà trường , phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch . Có cơ chế , chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng,nghiêm túc, kịp thời và công khai . Tổ chức bài bản để các tổ chức cá nhân nghiêm túc thực hiện. Được phản ánh qua các hoạt động của đơn vị như: Tiền lương cho cán bộ giáo viên, nhân viên ,tiếp khách, quản lý thừa thiếu giờ giáo viên, tiết kiệm chi sửa chữa ,xây dựng CSVC, chi mua sắm tài sản cố định và trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua văn phòng phẩm, chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành, công tác phí và các khoản chi khác được công bố công khai minh bạch. 2.1.2. Công khai trong thực hành tiết kiệm , chống lãng phí Công khai các hoạt động quản lý ngân sách nhà nước, vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí. Lĩnh vực, hoạt động phải thực hiện công khai bao gồm: + Dự toán, phân bổ, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước; + Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; + Sử dụng nguồn lực lao động; quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; + Hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động và thời gian lao động Hình thức công khai bao gồm: + Đưa lên trang thông tin điện tử; + Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; gửi văn bản đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan; + Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.1.3. Giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Công dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và kịp thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí. - Thanh tra nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2.1.4. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Xây dựng chương trình,hành động thực hành tiết kiệm chống lãng phí, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức. Khi nhận được tin báo về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và phải trả lời bằng văn bản cho người đã phát hiện. - Tổ chức hoạt động thanh tra nhân dân, kiểm kê nội bộ, thanh tra theo thẩm quyền, xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức. - Gương mẫu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chịu trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình. - Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 2.1.5. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao. - Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi mình phụ trách , quản lý. - Tham gia các hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền. 2.1.6. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các trường hợp cụ thể: + Mua sắm, sử dụng, sửa chữa phương tiện, thiết bị làm việc; + Mua sắm, sử dụng, sửa chữa phương tiện thông tin, liên lạc; + Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; + Tiếp khách, khánh tiết, lễ hội, lễ kỷ niệm; + Sử dụng điện, nước; + Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí. - Đối với các trường hợp nêu trên cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng có trách nhiệm: + Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước dành cho các trường hợp này theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định của nhà nước và dự toán được duyệt, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; + Xây dựng quy chế quản lý thích hợp, sát thực đặc thù cơ quan ,giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân sử dụng để thực hiện; + Tuỳ theo tính chất chi tiêu, thực hiện khoán đến người sử dụng các khoản kinh phí hoạt động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm hiệu quả và phù hợp với yêu cầu công việc; + Thực hiện kiểm tra nội bộ hàng năm để kịp thời phát hiện, xử lý những việc chi chưa đúng theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy đinh của nhà nước. - Cơ quan, tổ chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách để xảy ra lãng phí phải thực hiện giải trình trước cơ quan chức năng và công luận; tuỳ theo mức độ vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khen thưởng Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích dưới đây thì được khen thưởng: + Hoàn thành, hoàn thành vượt mức mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; + Có giải pháp, sáng kiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mang lại kết quả cụ thể; + Phát hiện, thông tin phát hiện, ngăn chặn kịp thời không để lãng phí xảy ra. Nguồn khen thưởng: + Nguồn tiền thưởng theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng; + Nguồn kinh phí tiết kiệm do áp dụng giải pháp, sáng kiến mang lại; + Nguồn kinh phí do ngăn chặn được lãng phí khi được phát hiện và khắc phục kịp thời; + Nguồn kinh phí được giao tự chủ của cơ quan, đơn vị. Bồi thường thiệt hại do hành vi lãng phí gây ra Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí thì phải bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong những năm qua các trường THPT nói chung và trường THPT Hoằng Hóa 4 nói riêng thực hiện dự toán ngân sách cấp hàng năm từ sở tài Chính cho các nhà trường chỉ đủ chi trả tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT,BHTN và kinh phí công đoàn cho cán bộ giáo viên, nguồn kinh phí chi thường xuyên, chi khác đang còn rất ít. Cơ sở vật chất trang bị của trường còn thiếu thốn nhiều không có nguồn để mua sắm, bổ sung. Các khoản thu khác từ công tác xã hội hóa khác mà nhà trường kêu gọi từ các tổ chức cá nhân là khá ít và khiêm tốn do các yếu tố khách quan, chủ quan đặc biệt là cơ chế các văn bản của nhà nước, của nghành, địa phương hướng dẫn đang còn bất cập, chung chung chưa xác thực với cuộc sống và đời sống của từng vùng miền, từng trường dẫn đến việc thực hiện đúng chế độ quy định của nhà nước, của nghành quy định là rất khó khăn . Hiện nay trường chỉ có khu nhà dành cho học sinh học tập, các phòng chức năng làm việc của các tổ bộ môn chưa có, khu hiệu bộ chưa có đang phải dùng tạm bợ từ khu nhà cấp 4 sập xệ, phòng họp đang phải dùng tạm từ cải tạo phòng học cùng khu nhà học sinh học tập hàng ngày. Chính vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động chuyên môn của nhà trường, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay. Từ những khó khăn trên việc tiết kiệm, chống lãng phí được nhà trường quan tâm hàng đầu và đang tìm ra các biện pháp để giải quyết. Với trách nhiệm là kế toán nhà trường tôi luôn suy nghĩ tìm tòi nguồn chi sao cho hợp lý, tiết kiệm chi phí thấp nhất nhưng dạt hiệu quả cao nhất. Qua thời gian làm kế toán tôi thấy ngoài khoản chi chính như chi lương còn lại các khoản khác đều có thể tiết kiệm được như điện, nước sinh hoạt, nước uống, chế độ công tác phí, hội họp, điện thoại, internet, chi mua sắm thiết bị, hội họp, tiếp khách Tôi đã tham mưu cho hiệu trường xây dựng “ Quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm” bằng cách khoán chi cho các khoản như: Khoán công tác phí, sử dụng điện, nước, chế độ hội họp, khoán văn phòng phẩm, kinh phí dạy đội tuyển, mua sắm tài sản, quản lý tài sản, điện thoại , internet, tiếp khách..dựa trên định mức của nhà nước quy định. Những giải pháp trên đã được cán bộ công chức, viên chức thống nhất và thực hiện có hiệu quả góp phần tiết kiệm một phần đáng kể chi phí hoạt động của nhà trường. Từ những việc làm trên đã góp phần tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở Trường THPT Hoằng Hóa 4. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cũng có những thuận lợi và khó khăn: 2.2.1 Thuận lợi: Nghị định Số: 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính cho các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước đã tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức nhất là trường THPT Hoằng Hóa 4 thực hiện việc tiết kiệm, chống lãng phí một cách thuận lợi hơn. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng kinh phí ngân sách thực tế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và mục tiêu khi được giao khoán kinh phí hoạt động, được giao tự chủ tài chính. Trong những năm qua trường THPT Hoằng Hóa 4 đã và đang thực hiện những chính sách của nhà nước nhằm tiết kiệm, không lãng phí trong quản lý chi ngân sách nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ. 2.2.2. Khó khăn: Trường THPT THPT Hoằng Hóa 4 cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học còn thiếu thốn nhiều. Nguồn chi còn hạn hẹp, tất cả các hoạt động chi chuyên môn, mua sắm, sữa chữa, công tác phí nguồn ngân sách nhà nước chỉ cấp có 10% so với thanh toán chế độ con người nên việc tiết kiệm gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong quản lý tài chính. Từ đó còn nhiều mặt chưa được thực hiện và đạt hiệu quả chưa cao nhiều khoản chi định mức thấp chưa đảm bảo đủ so với chế độ quy định như chế độ dạy thừa giờ, tiên công tác phí. Vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí là một vấn đề nhạy cảm liên quan trực tiếp đến chế độ, quyền lợi của cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường cho nên việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí còn gặp nhiều khó khăn. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Với thực trạng trên để nâng cao hiệu quả tiết kiệm, chống lãng phí trường THPT THPT Hoằng Hóa 4 thực hiện một số nội dung và phương pháp như sau: 2.3.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Trước hết là phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh biết về luật, văn bản, quyết định, nghị định của Nhà nước, chính phủ và Sở GD- ĐT đã đề ra về việc tiết kiệm, chống lãng phí. Tuyên truyền cho cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường hiểu biết tiết kiệm, chống lãng phí là một việc làm cần thiết, không chỉ mang lại lợi ích cho chính bản thân, cơ quan mà còn góp vào xây dựng đất nước. Các chế độ công tác phí, hội họp, tiếp khách ,mua sắm dụng cụ văn phòng, dụng cụ cá nhân cho lãnh đạo trong làm việc phải thiết thực, tiết kiệm đúng chế độ quy định của luật ngân sách nhà nước . Đối với học sinh: Ngoài việc tuyên truyền sâu rộng vào tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, các lớp còn tập trung tuyên truyền vào tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần đồng thời giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh viết cam kết, động viên nhắc nhở lẫn nhau tiết kiệm điện như: ra khỏi lớp, hết giờ học đều cử trực nhật tắt điện, tắc quạt, tiết học thể dục, giáo dục quốc phòng ở ngoài trời đều được tắt điện, tắt quạt không lãng phí, cử cán bộ lớp giám sát, phân công trực nhật hợp lý. Các phòng học, phòng họp nhà trường in nhắc nhở “Ra khỏi phòng tắt điện” để nhắc nhở cán bộ, giáo viên, học sinh tạo thành nề nếp, thói quen sử dụng, hình thành tác phong công nghiệp khi còn ở trên ghế nhà trường. 2.3.2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện. Nhằm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong năm qua lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo bằng các biện pháp sau: - Hàng năm rà soát bổ sung một số nội dung trong quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của pháp luật, một số nội dung đặc biệt quan tâm là: - Quy định về khoán chi văn phòng phẩm cho các đơn vị; - Quy định về quản lý ngày, giờ công lao động, chế độ làm thêm giờ; - Quy định về chế độ mua sắm tài sản và quản lý tài sản; - Quy định về khoán cước điện thoại cố định và di động; - Quy định về tiết kiệm điện, nước; - Quy định về chế độ đi công tác, chế độ hội, họp. - Quản lý nhân sự. - Quy định sử dụng tài sản công. - Khoán tiền công tác phí, tiền xăng xe, lưu trú theo quy chế chi tiêu nội bộ để giảm tiền thuế mua hóa đơn GTGT hoặc một số cán bộ giáo viên lấy hóa đơn khống về thanh toán. 2.3.3. Xây dựng quy chế quản lý tài chính Thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; tăng nguồn thu nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho cán bộ ,viên chức trong nhà trường. Tạo quyền chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính của nhà trường để động viên kịp thời CBGV của nhà trường phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước; cơ quan quản lý cấp trên; cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định. Sử dụng nguồn tài chính của đơn vị đúng mục đích, có hiệu quả. Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. Tạo công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được những người có năng lực làm việc trong nhà trường Thực hiện thống nhất quản lý tài chính của Nhà nước giao cho trường
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_thuc_hanh_tiet_kiem_chong_lang_ph.doc