SKKN Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm Nhạc

SKKN Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm Nhạc

 Như chúng ta đã biết âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật rất phong phú và đa dạng. Âm nhạc mang đến cho con người những cung bậc tình cảm khác nhau thông qua bài hát. Bài hát có tính chất nhẹ nhàng,êm dịu hay sôi nổi ,rộn ràng đều mang đến cho người nghe cảm xúc âm nhạc khác nhau.

Âm nhạc trong xã hội chúng ta hiện nay là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của tất cả mọi người. Chính nhờ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn ngữ biểu hiện bằng âm thanh mà Âm nhạc đã lôi cuốn con người, mang đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ cao quý, giúp con người chan hòa và gần gũi nhau hơn cho dù không chung màu da và sắc tộc.

Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.

Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.

 Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, b¾t ®Çu tõ bậc Tiểu học, Âm nhạc đã hình thành cho các em những kiến thức thẩm mỹ ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em hướng tới lối sống trong sáng, lành mạnh, phát huy phẩm chất tốt đẹp và phát triển năng lực trí tuệ. Từ đó tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam.

 

doc 23 trang thuychi01 9332
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm Nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thanh ho¸
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY PHÂN MÔN HÁT VÀ TẬP ĐỌC NHẠC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN 
ÂM NHẠC LỚP 4
 Người thực hiện: Phạm Thị Ngọc Ánh
Chức vụ: Giáo viên Âm nhạc
 Đơn vị: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi
Thanh Hóa, năm 2019
Thanh Hoá, tháng 4 năm 2012
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài . 
1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
2
2. NỘI DUNG
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
3
2.2. Thực trạng của việc dạy và học Âm nhạc lớp 4.
3
2.3. Giải pháp – biện pháp thực hiện .
4
 2.3.1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình âm nhạc lớp 4.
4
 2.3.2. Phương pháp dạy bài hát.
5
2.3.3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc.
14
2.4. Kết quả thực nghiệm.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
19
3.1. Bài học kinh nghiệm.
19
3.2. Kết luận.
19
3.3. Những kiến nghị, đề xuất.
19
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Như chúng ta đã biết âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật rất phong phú và đa dạng. Âm nhạc mang đến cho con người những cung bậc tình cảm khác nhau thông qua bài hát. Bài hát có tính chất nhẹ nhàng,êm dịu hay sôi nổi ,rộn ràng đều mang đến cho người nghe cảm xúc âm nhạc khác nhau.
Âm nhạc trong xã hội chúng ta hiện nay là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của tất cả mọi người. Chính nhờ cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn ngữ biểu hiện bằng âm thanh mà Âm nhạc đã lôi cuốn con người, mang đến cho con người những cảm xúc thẩm mỹ cao quý, giúp con người chan hòa và gần gũi nhau hơn cho dù không chung màu da và sắc tộc. 
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được.
Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế kỷ XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường Tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò.
	Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong nhà trường phổ thông, b¾t ®Çu tõ bậc Tiểu học, Âm nhạc đã hình thành cho các em những kiến thức thẩm mỹ ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em hướng tới lối sống trong sáng, lành mạnh, phát huy phẩm chất tốt đẹp và phát triển năng lực trí tuệ. Từ đó tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam.
Từ những lí do trên, bản thân tôi nhận thấy phương pháp dạy hát, dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, năm học 2018-2019 tôi mạnh dạn lựa chon đề tài "Kinh nghiệm dạy hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc" với mong muốn góp phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình cùng các đồng chí, đồng nghiệp giáo dục học sinh thành những con người phát triển toàn diện về " Đức- Trí - Thể - Mĩ".
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Đưa ra một số phương pháp dạy bài hát cũng như bài tập đọc nhạc thích hợp, sáng tạo và đổi mới nhằm mang lại cho học sinh sự hào hứng trong học tập và tiếp thu bài một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Những bài hát, tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 trường TH Nguyễn Văn Trỗi TP Thanh Hóa. 
- Bộ môn âm nhạc phần tập đọc nhạc và học bài hát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập tài liệu. 
- Phương pháp phân tích. 
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp điều tra đánh giá.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Âm nhạc là một phần tất yếu của cuộc sống. Ngay từ khi sinh ra đứa bé đã được nghe tiếng hát ru của bà, của mẹ. Chính vì vậy mà âm nhạc đã được đưa vào tất cả các trường học từ cấp mẫu giáo cho tới cấp tiểu học, THCS và sắp tới đây Bộ GD còn đưa âm nhạc vào các trường THPT.Điều này chứng tỏ rằng âm nhạc đang và ngày càng trở nên rất quan trọng đối với mỗi cấp học. Ở bậc Tiểu học âm nhạc đến chương trình lớp 4 đã được phân chia làm 4 phân môn: Học hát, tập đọc nhạc, âm nhạc thường thức, nghe nhạc.
Như vậy muốn dạy có hiệu quả bài hát mới cũng như tập đọc nhạc Giáo viên phải dạy thật sự lôi cuốn, sáng tạo, biết tìm tòi những phương pháp đổi mới để mang lại sự thích thú, hứng khởi cho học sinh góp nuôi dưỡng những cảm xúc đẹp những giai điệu ngọt ngào trong tâm hồn trẻ góp phần giáo dục thẩm mỹ, yêu cái đẹp, yêu con người thông qua âm nhạc.
Đó là cơ sở vô cùng quan trọng để chúng ta thực hiện dạy học âm nhạc một cách nhẹ nhàng , luôn hấp dẫn lôi cuốn HS học sôi nổi và hiệu quả nhất.
2.2. Thực trạng của việc dạy và học Âm nhạc lớp 4.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê và cả “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ, những điệu bộ, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những cái hay, cái đẹp qua từng bài hát, từng câu nhạc, từ đó góp phần giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành nhân cách, giúp các em phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ. Tuy nhiên qua thời gian đi thực tế tại một số trường, bản thân tôi thấy giáo viên được đào tạo chuyên sâu về âm nhạc còn ít, một số nơi cũng có giáo viên âm nhạc nhưng bản thân họ cũng chưa chú trọng trong việc nghiên cứu bài kĩ lưỡng để đưa ra những phương pháp tối ưu nhất tạo ra một giờ âm nhạc vốn dĩ đã rất vui nhộn trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn học sinh.
	Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi nhận thấy rằng, hầu hết học sinh đều rất yêu thích bộ môn Âm nhạc, tuy nhiên nhiều em mới chỉ hát đúng lời ca mà chưa mạnh dạn thể hiện các động tác, chưa tự tin, đọc bài tập đọc nhạc mới chỉ đúng tên nốt, chưa đúng cao độ và trường độ, ghép với lời ca đôi chỗ còn chênh, phô. 
	Từ những thực tế trên tôi thấy rằng người giáo viên cần đưa ra nhiều phương pháp tối ưu cho việc dạy bài hát, cũng như dạy tập đọc nhạc để lôi cuốn học sinh tích cực học tập và có cảm giác nhẹ nhàng học vui, vui học.
2.2.1. Thuận lợi – Khó khăn
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nơi tôi đang công tác là một ngôi trường nằm phía Nam của thành phố. Đây là một ngôi trường được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, có phòng học môn nghệ thuật riêng biệt được trang bị các thiết bị đồ dùng học tập đúng phân môn bao gồm đàn oc gan, đàn Piano,loa đài cat xét, thanh phách và đặc biệt phòng âm nhạc được sử dụng thiết bị cách âm với các phòng học khác, các thiết bị dạy học được Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên cập nhật thường xuyên, là ngôi trường được đánh giá cao về các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
 Ngoài thuận lợi đó trường chúng tôi có những khó khăn nhất định đó là số lượng HS quá đông Toàn trường có tổng số học sinh là 1566 em, trong đó học sinh khối lớp 4 là 289 em. Sĩ số HS trên 1 lớp học quá đông, nên vấn đề sửa sai uốn nắn cách hát ,đọc nhạc bị hạn chế.
2.2.2. Thành công – Hạn chế.
Với một ngôi trường có đầy đủ trang thiết bị dạy học và số lượng HS đông nên các hoạt động văn hóa văn nghệ của trường chúng tôi luôn đứng đầu trong các phong trào. Nguồn nhân lực tài năng từ học sinh rất nhiều cũng như sự quan tâm từ phía Phụ huynh rất lớn đã tạo nên những thành công không nhỏ cho các hoạt động cũng như học tập.
Tuy nhiên học sinh ở lứa tuổi này có một chút thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, các em bắt đầu có sự e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp, một số em chất giọng cũng có sự thay đổi. Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà Phụ huynh các em đã định hướng cho nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học.Thời gian dành cho bộ môn âm nhạc trong trường còn ít 1tuần/1 tiết.
Vì vậy phương pháp lên lớp của giáo viên lúc này là rất quan trọng tạo cho học sinh sự gần gũi hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết. 
2.3. Giải pháp – biện pháp thực hiện.
2.3.1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình âm nhạc lớp 4:
Ở các lớp 1,2,3 học sinh học âm nhạc trong môn Nghệ thuật. Việc học Âm nhạc ở các lớp đó chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với một số hoạt động. Qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác về cao độ và trường độ của âm thanh trên cơ sở giai điệu bài hát. Cuối lớp 3 học sinh được tiếp cận bước đầu với một vài kí hiệu ghi chép nhạc.
Đến lớp 4, Âm nhạc được tách riêng thành một môn học, có sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Như vậy, lên lớp 4, việc học Âm nhạc của học sinh Tiểu học đã chuyển sang một giai đoạn mới: vừa học các bài hát, vừa học những kí hiệu ghi chép nhạc và tập đọc nhạc.
	Trong Chương trình Tiểu học ( ban hành theo Quyết định 43/2002/QĐ -BGD& ĐT ngày 9-11-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) mục tiêu của môn học âm nhạc lớp 4 được ghi như sau:
- Hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh.
- Bước đầu giúp cho các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng.
- Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính xác khoa học.
- Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh hướng tới cái tốt cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở Tiểu học.
	Từ mục tiêu chung đó, dựa trên nội dung chương trình môn Âm nhạc lớp 4 bản thân tôi đã đưa ra những phương pháp dạy bài hát cũng như tập đọc nhạc một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
2.3.2. Phương pháp dạy bài hát:
	Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp dưới, các em đã được làm quen với các kỹ năng ca hát, đó là các kỹ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, nghe và cảm nhận tầm cữ giọng, âm sắc, giai điệu... Sang lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
	Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài hát. Ở đây chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học nhất, đó là phương pháp dẫn dắt vào bài kết hợp giữa nghe giai điệu từng câu qua đàn để tập hát và hướng dẫn sửa lỗi thông qua truyền miệng từng câu. 
Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ Âm nhạc nói chung và tập hát bài mới nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh (Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi động giọng, đây là giai đoạn chuẩn bị). Hoặc chỉ cần hướng dẫn các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện. Hoặc có thể chỉ là cho các em hát một bài hát quen thuộc đã học.
Ví dụ:
 * Mẫu 1:
* Mẫu 2:
* Mẫu 2:
Sau khi đã giúp các em qua bước luyện thanh khởi động giọng, người giáo viên phải giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh bằng cách tự trình bày bài hát, lúc đó giáo viên phải đóng vai trò như một “ nghệ sĩ biểu diễn” dù rằng có thể đạt tới trình độ nghệ sĩ. Giáo viên mang đến cho học sinh toàn bộ vẻ đẹp của bài hát thông qua tiếng đàn và giọng hát của mình bằng sự xúc động thật sự và diễn cảm sâu sắc. Qua mỗi lần trình bày như thế, Giáo viên có thể gợi lên trong tâm hồn trẻ em niềm vui, sự hứng khởi, sự thán phục và càng làm tăng thêm lòng yêu thích môn học âm nhạc.
Với cách trình bày bài hát có hiệu quả, giáo viên sẽ gây được ấn tượng tốt trong quá trình học sinh cảm thụ âm nhạc, tiếp thu bài hát, góp phần quan trọng vào việc giáo dục thẩm mĩ. Bên cạnh việc giáo viên tự trình bày bài hát, trong giờ học âm nhạc còn có thể trình bày bài hát qua băng đĩa và chúng ta hãy coi đó là một phương tiện dạy học mang tính trực quan. Dĩ nhiên không phải giáo viên âm nhạc nào cũng có đầy đủ khả năng hát hay, đàn giỏi nhưng nếu có được một trong 2 khả năng đó dù ở mức độ trung bình, cũng phải tận dụng đến mức tối đa phương pháp này vì đó là con đường mạnh nhất, nhanh nhất tác động đến học sinh, đưa trẻ em vào thế giới âm nhạc kì diệu một cách sống động và trực tiếp. Ngoài ra ngay từ cách giới thiệu bài bản thân tôi luôn tìm những hình ảnh sống động phù hợp với nội dung bài học để học sinh được quan sát trực tiếp tạo sự hấp dẫn lôi cuốn cho tiết dạy.
Ví dụ: Tiết 4: Học bài hát : Bạn ơi lắng nghe
	 Dân ca: Ba Na - Tây Nguyên
	 Sưu tầm: Tô Ngọc Thanh
a) Giới thiệu bài mới:
Giáo viên cho xuất hiện 1 số hình ảnh và đặt câu hỏi với học sinh.
Đây là những hình ảnh đặc trưng của miền đất nào?
Học sinh trả lời: Đây là những hình ảnh đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.
	Sau khi học sinh trả lời đúng giáo viên tiếp tục cho xuất hiện bản đồ Việt Nam và chỉ ra địa danh Tây Nguyên để học sinh quan sát và biết vị trí của miền đất đó trên bản đồ.
Tây nguyên là vùng đất cao của phía Nam trung bộ. Nơi đây núi rừng hùng vĩ có các dân tộc ít người như: Ê-đê, Gia-Rai, Xơ-đăng, Ba Na, Người dân ở Tây Nguyên rất yêu âm nhạc và ca hát.
Khi nói đến Tây Nguyên chúng ta không thể không nói đến những nhạc cụ tiêu biểu của Tây Nguyên và đến lúc này giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh nhạc cụ.
 Đàn T' rưng Đàn Klông pút
Đàn đá
Cồng, chiêng
Tất cả những hình ảnh mà cô vừa giới thiệu cho các em có liên quan tới bài hát mà hôm nay cô cùng các em sẽ được học đó là bài hát: 
	Bạn ơi lắng nghe - Dân ca Ba Na ( Tây Nguyên)
	 Sưu tầm : Tô Ngọc Thanh
	Ở những bài hát mà lâu nay các em học thường do nhạc sĩ sáng tác nhạc và lời hoặc nhạc sĩ phổ nhạc trên thơ, nhưng bài hát" Bạn ơi lắng nghe" là một bài hát dân ca Ba Na. Vậy dân ca là gì? Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến từng vùng từng dân tộc. Các bài hát được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững với thời gian.
	Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay mỗi vùng, mỗi miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tùy thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lí và đặc biệt là ngôn ngữ. Nhiều bài hát dân ca đã đạt đến trình độ cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng và bài hát " Bạn ơi lắng nghe" đã được nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh sưu tầm.Giáo sư Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh là tổng thư kí hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Cuộc đời ông đã tìm kiếm khắp những giải rừng Tây Bắc, Tây Nguyên biết bao những điệu dân ca, những điệu hò như thế. Những tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu Âm nhạc và Văn hóa dân gian với tư tưởng và phương pháp âm nhạc dân tộc học của ông đã có những đóng góp không nhỏ cho sự trường tồn những giá trị Văn hóa phi vật thể của đất nước.
b) Dạy bài hát:
Sau khi giới thiệu cho học sinh, giáo viên bật đĩa nhạc ghi phần nhạc đệm trình bày bài hát mới. Bản thân tôi luôn vừa hát vừa múa phụ họa cho học sinh nghe, và quan sát tạo sự hứng thú, lôi cuốn cho học sinh có cảm xúc với bài hát mới. Ở bài hát " Bạn ơi lắng nghe" tôi sử dụng những động tác đặc trưng của người dân Tây Nguyên khỏe khoắn, dứt khoát, mạch lạc vui tươi. Tất cả những động tác này khi các em học xong bài hát có thể thực hiện được như giáo viên đã làm mẫu. Làm như vậy, các em sẽ cảm nhận được giai điệu , tính chất của bài. Hơn nữa, việc giáo viên làm mẫu trực tiếp còn gây được sự hứng thú chú ý hơn cho các em. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó, cho các em nghe hát mẫu và đọc lời ca của bài hát là việc làm không thể thiếu được. Tiếp theo, ở giai đoạn này việc giải nghĩa và luyện đọc những từ khó sẽ giúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca. Việc đọc lời ca theo tiết tấu sẽ giúp các em phần nào cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn rõ thêm một chút là các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài.
Ví dụ: Trong bài “ Bạn ơi lắng nghe” (Dân ca: Ba Na- Sưu tầm Tô Ngọc Thanh). Khi hướng dẫn đọc lời ca, phải giúp các em thể hiện được tiết tấu lặng đơn ở cuối mỗi câu nhạc, dấu lặng đơn đó chúng ta phải ngắt để lấy hơi đọc sang câu tiếp theo trong bài, bằng cách đọc, gõ nhạc cụ gõ hay vỗ tay theo tiết tấu như sau:
 x x x x x x x 
 x x x x x x x 
	Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, giáo viên chỉ bảng phụ và đọc mẫu hướng dẫn các em đọc theo mẫu.
Khi tập hát cần tới sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau và đặc biệt là hát rõ lời giáo viên luôn phải đặt ra kế hoạch hướng dẫn các em thực hiện tốt.
	Việc lấy giọng một bài hát cụ thể, phù hợp đúng tầm cữ chung cho cả lớp là hết sức quan trọng, điều đó giúp các em dễ dàng điều khiển giọng hát của mình đúng cao độ của bài. Đặc biệt trong bài" Bạn ơi lắng nghe" có rất nhiều chỗ nửa cung GV cần lưu ý để học sinh hát chính xác.
 Lời 1: 
	Hỡi bạn ơi ( Đô Si Đô)
	Tiếng dòng suối ( Đô Si Đô)
	Vui đùa ( Pha Mi)
	Trôi xuôi ( Pha Mi)
	Ào ào ( Si Đô) 
 Lời 2:
	Hỡi bạn ơi ( Đô Si Đô)
	Có nhìn thấy ( Đô Si Đô)
	Bay về (Pha Mi)
	Lúa reo ( Pha Mi)
	Rì rào (Si Đô) 
Trong quá trình dạy hát, để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, không nhất thiết giáo viên lúc nào cũng phải hát mẫu, việc hát mẫu tốt nhất là chỉ dùng để trình bày toàn bài hát vào đầu tiết học giúp các em cảm nhận giai điệu, tiết tấu của bài hoặc dùng để sửa lỗi từng câu hát cho các em, nên dùng tiếng đàn (Piano) để đàn lên giai điệu của câu hát đó, cho các em nghe cảm nhận giai điệu sau đó tự hát lời ca theo giai điệu đó là tốt nhất. Việc các em thực hiện tự vỡ bài sẽ giúp cho tai nghe của mình phát triển nhanh hơn. Hơn nữa sự cảm nhận giai điệu và thể hiện giai điệu đó thành câu hát của chính các em sẽ dễ dàng chuẩn xác hơn. Sau mỗi câu hoặc mỗi đoạn, giáo viên nên tấu đàn, hát mẫu lại cho các em nghe và kiểm tra so sánh giai điệu của bài. Việc tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giú

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_day_hat_va_tap_doc_nhac_cho_hoc_sinh_lop_4.doc