SKKN Một số kinh nghiệm tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam học sinh có hiệu quả

SKKN Một số kinh nghiệm tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam học sinh có hiệu quả

Hệ thống giáo dục thể chất trong trường học là tổ hợp gồm rất nhiều các bài tập được xây dựng trên cơ sở các môn điền kinh và thể thao. Trong đó, việc đưa nội dung bóng đá vào giảng dạy chính khóa thông qua môn thể thao tự chọn có tác dụng rất lớn để giáo dục và nâng cao thể lực cho học sinh, chơi bóng đá là một hình thức vận động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của bóng đá có thể thu hút rất nhiều người hâm mộ, bóng đá còn mang lại rất nhiều hữu ích đối với tâm hồn, thân thể, tâm lý, công việc và đời sống của con người. Chơi bóng đá sẽ nâng cao thể chất một cách toàn diện, có người đã so sánh thế này về cầu thủ bóng đá: Có tốc độ của một vận động viên chạy ngắn, có sức bền của một vận động viên chạy maratông, có sức mạnh và khả năng bứt phá của một vận động viên cử tạ, có sự mềm dẻo của vận động viên thể dục. Ngoài ra, bóng đá còn có tác dụng bồi dưỡng rất nhiều tính cách của con người như dũng cảm, ngoan cường, kiên nhẫn không mệt mỏi, thắng không kiêu, bại không nản. Nhiều tình huống đòi hỏi người chơi phải dũng khí và can đảm để thực hiện động tác kỹ thuật, trong quá trình học và vận dụng những động tác kỹ thuật đó chính là quá trình bồi dưỡng dần dần tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Sân bóng là một “vũ đài”, cái cần là dũng khí không sợ gian nan, hiểm nguy, tinh thần tích cực tiến thủ và lòng tin sẽ giành được thắng lợi, nhất là khi mình đang ở thể yếu, đang bị dẫn bàn, thời gian chuẩn bị hết thì càng phải phấn đấu ngoan cường hết mức, có tinh thần quyết dành thắng lợi. Tinh thần này càng có ích đối với sự trưởng thành của học sinh.

doc 10 trang thuychi01 13554
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam học sinh có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống giáo dục thể chất trong trường học là tổ hợp gồm rất nhiều các bài tập được xây dựng trên cơ sở các môn điền kinh và thể thao. Trong đó, việc đưa nội dung bóng đá vào giảng dạy chính khóa thông qua môn thể thao tự chọn có tác dụng rất lớn để giáo dục và nâng cao thể lực cho học sinh, chơi bóng đá là một hình thức vận động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của bóng đá có thể thu hút rất nhiều người hâm mộ, bóng đá còn mang lại rất nhiều hữu ích đối với tâm hồn, thân thể, tâm lý, công việc và đời sống của con người. Chơi bóng đá sẽ nâng cao thể chất một cách toàn diện, có người đã so sánh thế này về cầu thủ bóng đá: Có tốc độ của một vận động viên chạy ngắn, có sức bền của một vận động viên chạy maratông, có sức mạnh và khả năng bứt phá của một vận động viên cử tạ, có sự mềm dẻo của vận động viên thể dục. Ngoài ra, bóng đá còn có tác dụng bồi dưỡng rất nhiều tính cách của con người như dũng cảm, ngoan cường, kiên nhẫn không mệt mỏi, thắng không kiêu, bại không nản. Nhiều tình huống đòi hỏi người chơi phải dũng khí và can đảm để thực hiện động tác kỹ thuật, trong quá trình học và vận dụng những động tác kỹ thuật đó chính là quá trình bồi dưỡng dần dần tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Sân bóng là một “vũ đài”, cái cần là dũng khí không sợ gian nan, hiểm nguy, tinh thần tích cực tiến thủ và lòng tin sẽ giành được thắng lợi, nhất là khi mình đang ở thể yếu, đang bị dẫn bàn, thời gian chuẩn bị hết thì càng phải phấn đấu ngoan cường hết mức, có tinh thần quyết dành thắng lợi. Tinh thần này càng có ích đối với sự trưởng thành của học sinh. 
Bóng đá là môn thể thao được nhiều người biết đến và thích thú luyện tập, trong nhà trường phổ thông bóng đá là một trong những môn thể thao tự chọn nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa, được phần đông học sinh ưa thích và tham gia chọn để luyện tập và xem đây là một môn để các em luyện tập thường ngày. Bóng đá cũng là một môn chính thống mà các kỳ hội thao, Hội khỏe phù đổng các cấp nào cũng tổ chức thi đấu, Nhưng dối với đội tuyển bóng đá nam trường THPT Quảng Xương 3 tham gia thi đấu với đội hình không nổi bật, đấu pháp và chiến thuật thi đấu còn yếu, thành tích của đội bóng còn hạn chế. Xuất phát từ vấn đề trên, qua nhiều năm làm công tác huấn luyện đội tuyển của trường tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề “ Một số kinh nghiệm tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá nam học sinh có hiệu quả”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhằm đưa ra một số kinh nghiệm hữu hiệu giúp các em học sinh tập luyện môn bóng đá mi ni có hiệu quả.
Tạo được nền tảng vững chắc cho đội bóng đá của nhà trường trong khâu tuyển chọn và huấn luyện. 
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đề tài này tôi nghiên cứu trong phạm vi đội tuyển bóng đá nam học sinh trường THPT Quảng Xương 3, thông qua đề tài này, tôi cố gắng truyền đạt cho các em sự hiểu biết về kiến thức bóng đá, cũng như kỹ - chiến thuật thi đấu bóng đá 7 người. Tôi cũng tìm hiểu thêm về các sách hướng dẫn chơi bóng đá, học hỏi kinh nghiệm của các thầy giáo, huấn luyện viên bóng đá có kinh nghiệm lâu năm để xây dựng đội tuyển bóng đá nam học sinh tham dự các giải thể thao do địa phương, ngành tổ chức.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp làm mẫu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp rèn luyện thực hành.
- phương pháp, điều tra thống kê.
5. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Điểm mới của đề sáng kiến kinh nghiệm này là ở khâu tuyển chọn học sinh , tôi bắt đầu theo dõi và khảo sát các em trong đội tuyển bóng đá qua các giải thi đấu giao hữu của các lớp và các khối trong nhà trường.
Lợi thế là người được trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục thể chất nên tôi bắt đầu tập luyện cho học sinh trong các giờ học môn bón đá, thành lập đội tuyển từ đó chọn học sinh vào đội tuyển. Qua cách làm này giúp cho tôi có được đội hình nòng cốt khi tham gia các kỳ Hội khỏe phù đổng, Giải bóng đá học sinh THPT do Sở GD ĐT Thanh Hóa tổ chức.
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hàng năm Sở Giáo Dục & Đào Tạo Thanh Hóa tổ chức “Hội khỏe phù đổng cấp tỉnh” thu hút được nhiều đơn vị tham gia tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên các đội bóng đá của các trường nói chung và đội bóng đá của trường THPT Quảng Xương 3 nói riêng phần lớn còn thi đấu một cách bộc phát chưa có chiến thuật thi đấu cụ thể, các em thi đấu chủ yếu còn dựa vào cảm hứng và khả năng của cá nhân, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ vì thế mà chất lượng trận đấu chưa cao.
Từ thực tế nêu trên, khâu huấn luyện kỹ thuật - chiến thuật cho các vận động viên thi đấu là điều quan trọng giúp các em am hiểu về luật bóng đá 7 người vận dụng vào thi đấu.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Tuy môn bóng đá được đông đảo các em học sinh ưa thích và tham gia tập luyện nhưng nhìn chung các em có tố chất và say mê về bóng đá thì rất ít. Thời gian tập bóng và chơi bóng của các em bị hạn chế vì thời gian học thêm, học phù đạo trong trường chiếm hết thời gian luyện tập của các em, mặt khác điều kiện sân bãi chật hẹp, không có sân chơi bãi tập.
Thời lượng tập môn bóng đá qua thể thao tự chọn quá ít và chỉ được học một số động tác cơ bản nên trình độ nhận biết về bóng đá còn hạn chế. Điều kiện sân bãi hầu như không có nên khâu tổ chức thi đấu cho các em quen với chiến thuật gặp nhiều khó khăn.
3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Qua khảo sát ban đầu về các em có tố chất về bóng đá, kết thúc “ Hội khỏe phù đổng” là tôi đã có được danh sách các em trong đội bóng đá THCS thi đỗ vào lớp 10 trường THPT Quảng Xương 3. Đến hè tôi bắt tay vào công tác lựa chọn và huấn luyện thông qua bộ thể thao của trường và lên lịch tập luyện cho các em. Từ khi trường có được mặt bằng sân tập phía sau trường tôi đã cho các em tập kỹ thuật cơ bản và truyền đạt cho các em về một số luật - chiến thuật thi đấu sân 7 người. 
Tôi lên kế hoạch tập luyện, cho các em tập với các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và theo các nhóm bài tập sau:
3.1. Nhóm bài tập thể lực: 
Thể lực là nền tảng của tất cả các môn thể thao mà đặc biệt là bóng đá, yếu tố thể lực đóng vai trò quan trọng trong trận đấu. Chính vì vậy, mỗi buổi tập sau khi khởi động chuyên môn tôi cho các em tập sức bền với các bài tập như:
3.1.1. Chạy bền trên địa hình tự nhiên cự ly 1500m - 3000m. tương đương với 10 - 17 vòng trường. 
3.1.2. Chạy bền vượt qua các chướng ngại vật cự ly 1000m - 1500m ( chạy vòng sân trường và vượt lên xuống cầu thang của sân khấu.
Sau khi các em hoàn thành cự ly tôi cho các em nghỉ 5 phút sau đó cho các em chơi trò chơi phát triển thể lực và tạo không khí vui tươi trong buổi tập như chơi các trò “ bóng ném”; “ Cưỡi ngựa đá bóng”.
3.2. Nhóm bài tập chuyên môn:
3.2.1. Bài tập dẫn bóng luồng qua cọc: (Hình 1) bài tập này giúp các em luyện tập tính khéo léo và linh hoạt trong dẫn bóng. 
Cách thực hiện: các em sử dụng các kỹ thuật để dẫn bóng qua cọc sao cho bóng không chạm vào cọc và hoàn thành với thời gian ngắn nhất.
 Ì Ì Ì 
€€€€€€€€ ³ ³ ³ ³ ³ ³
 Ê Ê Ê 
 Ì Ì Ì 
€€€€€€€€ ³ ³ ³ ³ ³ ³
 Ê 10m Ê Ê 
Hình 1
3.2.2. Phối hợp nhóm 2 người: các em tập hợp thành 2 hàng dọc đứng cách nhau 5m - 6m, đạp bóng bằng lòng bàn má trong hoặc má ngoài một chạm cho đến đích cách vạch xuất phát 10m - 15m. ( Hình 2)
Hình 2
3.2.3. Bài tập phối hợp nhóm 3 người: Bài tập này hỗ trợ rất tốt trong tấn công, cũng như phòng ngự trong không gian hẹp.
€€€€€€€€ 1. lần 1 1 lần 2 1 
€€€€€€€€ 2 2 2 2
€€€€€€€€ 3 3 3 3
 Hình 3
	Cách thực hiện: chia đội làm 3 nhóm mỗi nhóm cách nhau 2m - 3m. (Hình 3)
1.€€€€€€€€ 1. 
2.€€€€€€€€ 2 2
3.€€€€€€€€ 3 3
3.2.4. Bài tập sút cầu môn: Bài tập này nhằm giúp cho các em có thể kỹ năng dứt điểm mang tính hiệu quả, khả năng xử lý bóng trong khu vực tấn công đối phương.
	Cách thực hiện: chuyền bóng 1 chạm cho đồng đội rồi chay xướng dứt điểm bằng mu chính diện bàn chân ( hoặc bằng má trong; má ngoài bàn chân) tùy tình hướng bóng được trả lại. ( Hình 4)
€
 Hình 4
3. 3. Bài tập chiến thuật phòng ngự:
Trong bóng hiện đại thì chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng ngự là hai yếu tố quan trọng mang lại kết quả tốt nhất của trận đấu. nếu một đội có hàng tấn công tốt mà hàng phòng ngự yếu thì kết quả trận đấu không được như mong muốn, và ngược lại, nếu đội bóng có hàng phóng ngự tốt sẽ là yếu tố phát động tấn công, hàng thủ cắt được pha phản công của đối phương và hỗ trợ cho hàng công như vậy sẽ giúp đội phóng thủ tấn công toàn diện hơn. Chính vì vậy, tôi cho các em tập phòng ngự thật kỹ với các bài tập sau:
3.3.1. Phòng ngự bắt người “ một bắt một”: Bắt người chặt sẽ hạn chế được tầm hoạt động của tiền đạo đối phương, tranh cướp bóng quyết liệt khi đối phương có bóng sẽ hạn chế được sự phối hợp của đối phương.
Cách thực hiện: chia đội thành hai nhóm tấn công và phòng thủ, sau đó cho các em đứng thành từng cặp tấn công và phòng thủ tập đối kháng nhau. Em tấn công tìm mọi cách thoát khoải sự đeo bám của đối phương còn em phòng ngự tìm mọi cách để cắt được đường lên bóng của bên tấn công.
3.3.2. Phòng ngự khu vực: tôi cho các em tập phòng ngự theo khu vực hành lang cánh trái, hành lang cánh phải và khu vực trung lộ. Tôi phân tích cho các em vị trí và nhiệm vụ của từng vị trí (hình 5)
 Hình 5
3.3.3. Sơ đồ chiến thuật thi đấu:
Căn cứ vào thực lực của đội bóng nên tôi có thể áp dụng nhiều sơ đồ chiến thuật khác nhau vào trận đấu, ví dụ đội bóng mạnh về tấn công, hàng tiền đạo sắc bén và lắc léo trong tân công tôi thường chọn sơ đồ thi đấu 2-3 -1. Ngược lại, nếu đội có hàng công không sắc nén tôi áp dụng chiến thuật phòng ngự chắc – phản công nhanh với sơ đồ thi đấu là 3 - 2 - 1.
Ví dụ: đội bóng mạnh về hàng công tôi chọn sơ đồ thi đấu sau (hình 6)
 Hình 6
Trong đội hình nếu có hàng tiền đạo có thể hình vượt trội tôi cho các em tập đá dạt biên tạt cánh đánh đầu. Ngược lại, nếu các hàng công có thể hình vừa phải thì tôi cho các em tập phối hợp bật tường khu trung lộ.
3.4. Bài tập dành riêng cho thủ môn: 
Như chúng ta đã biết vai trò của thủ môn là người gác đền, nên thủ môn chơi chắc chắn sẽ tạo động lực cho đồng đội thoải mát và tự tin trong thi đấu mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc tập luyện cho thủ môn, ngoài tập thể lực ra thì thủ môn phải tập dẻo rất vất vả:
3.4.1. Tập dẻo: bài tập cơ lưng, cơ bụng
- Tập cơ lưng: cho các nằm sấp duỗi thẳng chân, tôi ném bóng cho các em bắt bóng từ dễ đến khó, từ gần đến xa và từ ném nhẹ đến ném mạnh, mỗi buổi tập các em phải thực hiện từ 20 - 30 lần.
- Tập cơ bụng: Tôi cho các em ngồi và ném bóng để các em bắt bóng, bóng được ném bên trái, ở giữa và bên phải. Tốc độ ném được tăng lên từ từ, độ xa cũng được kéo dài ra sao cho các em dùng sức của mình trường tới, hoặc vươn dài ra để bắt bóng.
3.4.2. Tập bắt bóng bổng: cho các em tập bắt bóng bổng từ những quả đá phạt góc. Tôi lưu ý với các em phải biết phán đoán điểm rơi của bóng để ra vào hợp lí.
Ngoài ra tôi cũng cho các em tập đá phạt có hàng rào, vai trò của thủ môn phải biết điều chỉnh hành rào như thế nào. Mặt khác, tôi cũng cho các em tập đá luân lưu, đây cũng là bài tập quan trọng vì khi trận đấu kết thúc mà tỷ số hòa thì sẽ xảy ra trường hợp luân lưu, khi ấy vai trò của thủ môn rất quan trọng, chuẩn bị tâm lý cho các tốt sẽ giúp các em bắt bóng tốt hơn khi đá luân lưu.
3.5. Thi đấu giao hữu: 
Sau thời gian tập được 2 đến 3 tháng tôi tiến hành cho các em thi đấu giao hữu với các đội bóng trong huyện, trong tỉnh . Qua các trận đấu đó tôi đã kiểm nghiệm lại kết tập luyện và áp dụng chiến thuật phù hợp hay không để điều chỉnh kịp thời trước khi tham dự “Hội khỏe phù đổng” có hiệu quả nhất.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua một thời gian tôi đã áp dụng những kinh nghiệm của mình về khâu tuyển chọn và huấn luyện đội bóng đá nam tham gia Hội khỏe phù đổng tôi thấy có hiệu quả.
 Năm học 2015-2016 với đội hình tham dự là học sinh lớp 10,11,12 đã đoạt giải khuyến khích Họi khỏe phù đổng cấp tỉnh.
TT
Họ và Tên
Lớp
Năm sinh
Thành tích
1.
Tô Lâm Trường
12A2
1998
Giải KK
2.
Nguyễn Khắc Đức
10A1
2000
Giải KK
3.
Nguyễn Mạnh Hùng
11A2
1999
Giải KK
4.
Nguyễn Đình Tú
10A3
2000
Giải KK
5.
Nguyễn Khắc Đức 
10A3
2000
Giải KK
6.
Vũ Đình Thắng
11A5
1999
Giải KK
7
Lê Văn Tuấn
11A5
1999
Giải KK
8
Đoàn Đức Anh
12A2
1998
Giải KK
9
Nguyễn Việt Đức
11A4
1999
Giải KK
10
Nguyễn Xuân Cường
11A5
1999
Giải KK
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để huấn luyện được đội bóng có đủ các yếu tố về kỹ thuật – chiến thuật và tinh thần đoàn kết là một điều khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải có sự nhiệt tình, lòng kiên trì và đầu tư thời gian vào tuyển chọn và huấn luyện ít nhất là 2 mùa “Hội khỏe phù đổng” có như thế mới xây dựng đội bóng mạnh về tấn và công chắc về phòng thủ.
Tạo điều kiện để các em thi đấu giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đội bóng của các trường lân cận. Qua các trận giao hữu đó, bản thân tôi phải có sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng vận động viên để các em hoàn thiện hơn.
Đẩy mạnh công tác tham mưu với Ban giám hiệu, vận động xã hội hóa các mạnh thường quân để có nguồn kinh phí cho các em thi đấu giao hữu. 
2. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Khẳng định lại một lần nữa khâu đầu tư tuyển chọn và huấn luyện đội tuyển bóng đá của tôi trong khoảng thời gian dài đã mang lại hiệu quả nhất định tại các kỳ “ Hội khỏe phù đổng, Các giải bóng đá học sinh THPT” cấp tỉnh.
Sáng kiến này giúp cho tôi rút ngắn được thời gian huấn luyện về kỹ thuật cơ bản cho các vận động viên khi đến kỳ thi “Hội khỏe phù đổng, giải bóng đá học sinh THPT” so với trước đây là đến hội thi mới tuyển chọn và huấn luyện. Như thế sẽ không huấn luyện được cho các em hết về kỹ - chiến thuật của bóng đá 7 người như ở Hội khỏe phù đổng năm 2016.
Mặt khác, sáng kiến kinh nghiệm này còn cho thấy khâu giáo dục thể chất trong nhà trường phần nào thực hiện đúng mục tiêu giáo dục thể chất cho học sinh, đánh giá lại khâu dạy và học của thầy trò trong bộ môn thể dục và công tác ngoại khóa.
3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Sáng kiến kinh nghiệm này tuy là tốn công sức trong khoảng thời gian dài để tuyển chọn vận động viên kế thừa và đòi hỏi chúng ta phải thật sự có lòng kiên nhẫn và sự say mê mới có kết quả tốt. 
Đề tài này dễ thực hiện và có thể ứng dụng rộng rãi trong các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa .
4. NHỮNG KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT
Mặc dù bóng đá là nội dung thu hút được sự quan tâm rất nhiều học sinh, song ở các trường THPT nội dung bóng đá chưa thực sự được quan tâm như các môn khác. Hơn nữa bóng đá là nội dung thi đấu tập thể nên các em trong đội tuyển không được công nhận thành tích cá nhân, do đó không lôi cuốn học sinh tham gia vào đội tuyển, nhất là đối với học sinh có học lực khá giỏi và có tố chất tốt về bóng đá.
Do đó mong các cấp lãnh đạo quan tâm hỗ trợ hơn nữa về khâu sân bãi, dụng cụ tập luyện khích lệ các em tham gia tích cực vào phong trào rèn luyện và thi đấu bóng đá để phong trào bóng đá học sinh ngày càng phát triển, góp phần vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xây dựng và cải tạo lại sân trường sao cho các em có được một khoảng sân nhỏ để các em học và chơi môn bóng đá, qua đó sẽ thu hút được các em học sinh hăng say rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe, phục vụ tốt cho việc học tập.
 Thanh Hóa, ngày  tháng năm 2016.
 XÁC NHẬN CỦA Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ mình, không sao chép của người khác.
	 Vương Huy Duẩn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tuyen_chon_va_huan_luyen_doi_tuyen_b.doc