SKKN Một số kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp, duy trì sĩ số học sinh học trung cấp nghề của lớp chủ nhiệm 10A2 trung tâm giáo dục thường xuyên Triệu Sơn
Hiện nay đất nước ta đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, mất cân đối nhân lực giữa ngành này với ngành khác, học ngành này làm nghề nọ Hàng năm, tỉ lệ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng tăng cao. Chính vì thế, việc tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh trung học là việc làm cần thiết và rất cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
Học sinh ở các TTGDTX nói chung và TTGDTX Triệu Sơn nói riêng phần lớn là những học sinh học có học lực trung bình, yếu và khó có khả năng đậu vào những trường Đại học, điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, hoặc có đậu đại học gia đình cũng không có điều kiện cho ăn học, hoặc học xong có khi cũng không xin được việc làm phù hợp với chuyên ngành đã được học trên đại học.
Vì vậy việc tư vấn hướng nghiệp, duy trì sĩ số học sinh học Trung Cấp nghề ở Trung tâm GDTX Triệu Sơn nói chung và lớp chủ nhiệm 10A2 nói riêng không chỉ xác định hướng đi cho cuộc đời mỗi học sinh mà còn có tác động đến sự phát triển bền vững của trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Tư vấn hướng nghiệp học Trung cấp nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú của học sinh sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy học sinh say sưa, miệt mài tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề có thu nhập ổn định góp phần bình ổn, phát triển xã hội. Nhưng để có sự lựa chọn nghề đúng cho mình thì quả là vấn đề rất khó đối với những học sinh đang theo học cấp GDTX vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định ngành nghề lao động trong tương lai. Sự lựa chọn học Trung cấp nghề của học sinh Trung tâm GDTX không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý mà còn phụ thuộc vào tác động của các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục và các yếu tố xã hội.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRIỆU SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH HỌC TRUNG CẤP NGHỀ CỦA LỚP CHỦ NHIỆM 10A2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRIỆU SƠN Người thực hiện: Tống Thị Hương Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Hướng nghiệp THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài. 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Điều tra nhận thức và nguyện vọng về nghề nghiệp trong tương lai của học sinh TT GDTX Triệu Sơn. 5 2.3.2 Nâng cao nhận thức của học sinh về nghề nghiệp và cách lựa chọn nghề. 5 2.3.3 Phối hợp với phụ huynh trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. 6 2.3.4 Huy động các lực lượng tư vấn khác giúp học sinh tin tưởng và học tập tốt hơn sau khi đã chọn nghề theo học. 6 2.3.5 Lựa chọn các đơn vị liên kết có uy tín trong và ngoài tỉnh. 8 2.3.6 Làm tốt nề nếp học nghề và công tác thi đua khen thưởng. 8 2.3.7 Liên hệ với các xưởng sản xuất trong và ngoài huyện để học sinh có điều kiện thực hành thực tế tốt nhất. 10 2.3.8 Tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích cho các học sinh học nghề. 11 2.3.9 Lồng ghép các câu chuyện đạo đức trong các tiết học giúp học sinh trung tâm GDTX tự tin hơn về bản thân. 12 2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục của bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 12 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16 3.1 Kết luận. 16 3.2 Kiến nghị. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài: Hiện nay đất nước ta đang trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, mất cân đối nhân lực giữa ngành này với ngành khác, học ngành này làm nghề nọHàng năm, tỉ lệ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng tăng cao. Chính vì thế, việc tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh trung học là việc làm cần thiết và rất cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh ở các TTGDTX nói chung và TTGDTX Triệu Sơn nói riêng phần lớn là những học sinh học có học lực trung bình, yếu và khó có khả năng đậu vào những trường Đại học, điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, hoặc có đậu đại học gia đình cũng không có điều kiện cho ăn học, hoặc học xong có khi cũng không xin được việc làm phù hợp với chuyên ngành đã được học trên đại học. Vì vậy việc tư vấn hướng nghiệp, duy trì sĩ số học sinh học Trung Cấp nghề ở Trung tâm GDTX Triệu Sơn nói chung và lớp chủ nhiệm 10A2 nói riêng không chỉ xác định hướng đi cho cuộc đời mỗi học sinh mà còn có tác động đến sự phát triển bền vững của trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Tư vấn hướng nghiệp học Trung cấp nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú của học sinh sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy học sinh say sưa, miệt mài tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề có thu nhập ổn định góp phần bình ổn, phát triển xã hội. Nhưng để có sự lựa chọn nghề đúng cho mình thì quả là vấn đề rất khó đối với những học sinh đang theo học cấp GDTX vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định ngành nghề lao động trong tương lai. Sự lựa chọn học Trung cấp nghề của học sinh Trung tâm GDTX không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý mà còn phụ thuộc vào tác động của các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục và các yếu tố xã hội. Đứng trước thực trạng đó, tôi đã không ngừng suy nghĩ, học hỏi đúc rút kinh nghiệm để làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp và duy trì sĩ số học sinh học trung cấp nghề tại lớp chủ nhiệm 10A2- trung tâm GDTX Triệu Sơn. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng đồng nghiệp thông qua đề tài: “ Một số kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp, duy trì sĩ số học sinh học trung cấp nghề của lớp chủ nhiệm 10A2 trung tâm giáo dục thường xuyên Triệu Sơn”. Rất mong nhận được sự đón nhận và góp ý của quý đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! 1.2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu là tìm ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm tư vấn hướng nghiệp và duy trì sĩ số học sinh học trung cấp nghề ở lớp 10A2, qua đó giúp các em học sinh chọn được nghề phù hợp và giúp trung tâm GDTX Triệu Sơn thực hiện tốt hơn một trong 5 chức năng cơ bản của mình, đó là liên kết đào tạo nghề với các trường trung cấp, cao đẳng trong và ngoài tỉnh và từ đó đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp yêu cầu trong tình hình mới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về các phương pháp tư vấn hướng nghiệp và các giải pháp duy trì sĩ số các lớp trung cấp nghề tại lớp chủ nhiệm 10A2 trung tâm GDTX Triệu Sơn thông qua khách thể là học sinh lớp 10A2 - trung tâm GDTX Triệu Sơn và các lớp trung cấp nghề mà trung tâm liên kết đào tạo với các trường trung cấp và cao đẳng trong và ngoài tỉnh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập những thông tin về công tác hướng nghiệp học nghề trên các tập san và internet. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trao đổi với học sinh, phụ huynh học sinh, các giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm và giáo viên dạy nghề các trường trung cấp, cao đẳng có liên kết đào tạo với trung tâm GDTX Triệu Sơn. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Lập và lưu danh sách các lớp trung cấp nghề hàng năm để làm số liệu đối chứng. - Phương pháp quan sát: Theo dõi các lớp học, ghi lại sĩ số, chụp các hình ảnh về các hoạt động của các lớp trung cấp nghề để làm tư liệu nhằm động viên khuyến khích tư vấn một cách hiệu quả cho học sinh lớp chủ nhiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Nghị quyết số 29-NQ/ TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ chính trị về việc tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. Bộ giáo dục đề nghị các Sở giáo dục và đạo tạo hướng dẫn các trường trung học, các TTGDTX trên địa bàn phối hợp với các trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và các trường cao đẳng có đào tạo TCCN để thực hiện giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh. [1] Thông tư liên tịch 39/2015/TTLĐ-BLĐTBXH,BGD và ĐT-Bộ nội vụ chỉ đạo tăng cường năng lực đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, sử dụng có hiệu quả nhân lực, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp được thuận lợi và phát triển bền vững. Đối với các trung tâm GDTX nói chung và trung tâm GDTX Triệu Sơn nói riêng, thực hiện tốt nhiệm vụ này chính là đang duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. [2] Theo quy chế 01/2007/QD- Bộ GD&ĐT thì trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện có 5 chức năng cơ bản, trong đó có chức năng liên kết đào tạo nghề với các trường trung cấp, cao đẳng và các cơ sở dạy nghề, các xưởng sản xuất trong và ngoài tỉnh là một trong những chức năng quan trọng và đang được coi trọng vì hiện nay các trung tâm cần phải chuyển đổi mô hình hoạt động để đáp ứng các nhiệm vụ trong tình hình mới. [3] Trên cơ sở đó, cá nhân tôi đã mạnh dạn hơn trong việc tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề phù hợp với năng lực của học sinh và phù hợp với nhu cầu của xã hội ở lớp chủ nhiệm 10A2-trung tâm GDTX Triệu Sơn; vì tư vấn hướng nghiệp hiệu quả sẽ giúp học sinh và gia đình hiểu rõ học sinh nên học nghề gì, sẽ làm gì trong tương lai? Việc học song song hai bằng văn hóa và trung cấp nghề của học sinh sẽ giúp các em rút ngắn thời gian học tập và giảm kinh phí lên đến 75% so với học sinh đi học nghề sau khi tốt nghiệp THPT vì hiện nay nhà nước có rất nhiều ưu đãi cho học sinh học trung cấp nghề tại các trung tâm GDTX. Mặt khác, việc tư vấn hướng nghiệp đúng đắn của giáo viên chủ nhiệm sẽ góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng rõ ràng, có năng lực chuyên môn tốt, góp phần làm tăng năng suất lao động, là tiền đề cho sự phát triển xã hội. Đặc biệt trong thời kì đất nước ta đang chuyển mình hội nhập, tư vấn hướng nghiệp lại càng cần thiết hơn. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Thuận lợi: - Hiện nay công việc hướng nghiệp và học trung cấp nghề đang được Đảng, nhà nước và nhân dân rất quan tâm đầu tư. - Ban giám đốc TTGDTX Triệu Sơn xem công tác đào tạo nghề, liên kết với các trường Trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển trung tâm. - Trung tâm GDTX Triệu Sơn đã và đang phối hợp với các trường Trung cấp, Cao đẳng trong và ngoài tỉnh để đào tạo các ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang rất cần như: Hàn, Công nghệ ô tô, May, Điện, MộcĐội ngũ giáo viên giảng dạy các ngành nghề này rất nhiệt tình, có kinh nghiệm và trách nhiệm cao. [4] *Khó khăn: + Đối với học sinh: Học sinh lớp chủ nhiệm 10A2 khi mới bước vào TTGDTX Triệu Sơn học lực phần lớn là trung bình, hoặc yếu, nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp còn rất mơ hồ, chưa coi trọng. Việc hướng nghiệp, chọn nghề còn theo cảm tính, thiếu khoa học, không thực tiễnNhiều học sinh lại có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thậm chí một số học sinh còn thiệt thòi tình cảm (bố hoặc mẹ mất, hoặc đi làm ăn xa...) + Đối với phụ huynh: Nhận thức của nhiều phụ huynh học sinh lớp tôi chủ nhiệm về việc chọn nghề cho con em mình còn rất phiến diện, thiếu thông tin, áp đặt, lựa chọn trường theo thời thượng, theo “nhãn”, “mác”mà quên mất một điều không biết nghề đó có phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích của con mình hay không. Một số phụ huynh hiện nay thường đặt mục tiêu cho con là phải thi đỗ vào Đại học mà quên mất rằng Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Thực tế đã cho thấy rằng, tỉ lệ học sinh học Đại học ra trường nhiều sinh viên không tìm được việc làm, thậm chí phải quay trở lại học các trường Trung cấp để học nghề rồi mới có cơ hội xin vào công ty, xí nghiệp để đi làm nuôi sống bản thân và gia đình. [5] + Đối với công tác hướng nghiệp ở TTGDTX Triệu Sơn: Công việc này thực tế là một hoạt động giáo dục rất quan trọng. Tuy nhiên, công việc này ở trung tâm GDTX Triệu Sơn hầu hết là kiêm nhiệm, chưa có giáo viên chuyên trách, GVCN phải lồng ghép công việc tư vấn hướng nghiệp học trung cấp nghề trong các tiết sinh hoạt, các buổi ngoại khóa. Chính vì vậy, thời lượng dành cho việc tư vấn hướng nghiệp quá ít, nên giáo viên chủ nhiệm không có điều kiện tiếp cận đến từng đối tượng học sinh để hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng, năng lực nghề nghiệp trong tương lai của các em. Mặt khác, khi lựa chọn nghề không phù hợp sẽ làm giảm hứng thú trong công việc, giảm sự sáng tạo. Đây lại là vấn nạn cho xã hội, làm mất cân đối lao động trong các ngành nghề. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang hội nhập và phát triển, nhiều cơ hội mở ra cho học sinh, sinh viên. Không phải chỉ làm các ngành bác sỹ, luật sư, công an, quân sự mới là thành đạt, mà các lĩnh vực như kỹ thuật, thủ công, nông nghiệp, công nghiệplại là những cánh cổng mở ra nhiều hứa hẹn. [5] Từ những thực trạng trên đã làm tôi trăn trở suy nghĩ phải làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp, duy trì sĩ số học sinh học Trung cấp nghề ở lớp chủ nhiệm 10A2 trung tâm GDTX Triệu Sơn. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Điều tra nhận thức về nghề nghiệp của học sinh lớp 10A2 trong tương lai Ngay từ đầu khóa học, khi vừa mới nhận lớp, trong buổi đầu tiên gặp mặt các em để nắm bắt nhanh về lí lịch, sở thích, sở trường tôi đã yêu cầu các em học sinh hoàn thiện bản thông tin cá nhân như sau: Họ và tên Giới tính Chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe. Năng khiếu, sở trường của bản thân Kể tên các ngành nghề trong xã hội mà em đã biết. Em yêu thích nghề nào nhất? Vì sao? Hãy khoanh tròn vào các ngành nghề em yêu thích đang được đào tạo tại TTGDTX Triệu Sơn. A. Gia công thiết kế sản phẩm mộc, B. Điêu khắc gỗ C. Khảm trai D. Điện dân dụng E. Điện lạnh F. Hàn G. Công nghệ ô tô H. May và thiết kế thời trang Khi tôi áp dụng giải pháp này, học sinh đã rất hào hứng tham gia khai báo trung thực các thông tin về bản thân. Nhiều em đã cho thấy sự am hiểu của bản thân về các ngành nghề trong xã hội và cho biết ước mơ cao đẹp của mình trong tương lai; nhưng cũng có rất nhiều em còn thiếu hiểu biết và rất mơ hồ về các loại ngành nghề trong xã hội. Cá biệt có những em còn không biết mình phù hợp với nghề gì, không biết định hướng được mình sẽ thích và làm nghề gì trong tương lai. 2.3.2. Nâng cao nhận thức của học sinh về nghề nghiệp và cách lựa chọn nghề. Sau khi có phiếu điều tra của học sinh đầu khóa, tôi xin phép Ban giám đốc tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa với nội dung chính sau đây: - Giới thiệu về các loại ngành nghề hiện có trong xã hội, ưu nhược điểm của mỗi ngành nghề, những phẩm chất và năng lực phù hợp với những ngành nghề đó. - Xu hướng chọn nghề của xã hội hiện nay. - Nhu cầu của xã hội về nhân lực trong mỗi ngành nghề. - Phân tích và so sánh giữa sở thích và năng lực, giữa cung và cầu trong vấn đề lao động hiện nay. - Giải đáp trực tiếp các thắc mắc của các em về vấn đề chọn nghề cho tương lai. Sau khi áp dụng giải pháp này, tôi thấy các em học sinh đã rất chăm chú lắng nghe và đặt các câu hỏi thắc mắc để từ đó có thêm nhiều thông tin về các ngành nghề trong xã hội. Kết quả cuối cùng các em học sinh lớp tôi đã nhanh chóng đưa ra được quyết định chọn cho mình một nghề phù hợp với bản thân và với nhu cầu của xã hội. 2.3.3. Phối hợp với phụ huynh trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tôi nhận thức rõ để làm tốt công tác hướng nghiệp, duy trì sĩ số học sinh học trung cấp nghề thì phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế, ngay trong phiên họp phụ huynh học sinh lần thứ nhất (đầu năm học lớp 10) tôi đã thông báo tới các phụ huynh học sinh kết quả điều tra bước đầu nhận thức. Thông qua buổi họp phụ huynh đầu khóa, tôi lồng ghép nội dung tư vấn hướng nghiệp để cung cấp cho phụ huynh các thông tin về các ngành nghề được đào tạo tại TTGDTX Triệu Sơn và các ưu đãi mà các em nhận được khi theo học. Ví dụ như: Không phải nạp học phí, được thực hành tại các xưởng sản xuất trong huyện, được giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệpĐây là những thông tin rất quan trọng đối với các phụ huynh, nhất là phụ huynh làm nghề nông thuần túy, nhận thức về nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Vì vậy, thông qua buổi họp phụ huynh tôi tranh thủ sự đồng thuận của phụ huynh học sinh về vấn đề tư vấn hướng nghiệp và cũng ngầm giao “ nhiệm vụ” cho các phụ huynh theo dõi, định hướng, tìm hiểu và động viên các em, để các em có đủ kiến thức, tự tin quyết định lựa chọn cho mình một nghề phù hợp để theo học tại trung tâm. Khi áp dụng giải pháp này tôi đã nhận được sự tin tưởng của phụ huynh, các bác phụ huynh đã hợp tác rất tốt trong việc định hướng chọn nghề học cho con tại trung tâm. 2.3.4. Lồng ghép tư vấn hướng nghiệp trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt cuối tuần và trong các bài học chính khóa. Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tôi nhận thấy mình có những lợi thế nhất định trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học Trung cấp nghề tại trung tâm. Vì thế, tôi luôn coi trọng tư vấn hướng nghiệp lồng ghép trong các tiết dạy ngoại khóa, các tiết sinh hoạt cuối tuần theo các bước sau đây: Bước 1: Cung cấp cho học sinh các nhóm ngành nghề trung cấp mà trung tâm GDTX Triệu Sơn đã và đang liên kết với các trường trung cấp trong và ngoài tỉnh. Đây là “ bước đệm” rất cần thiết để một lần nữa học sinh sơ bộ nắm bắt các ngành nghề trong xã hội và nhu cầu xã hội về một số ngành nghề. Ví dụ: Có các nhóm nghề như: Hàn, công nghệ ôtô, may và thiết kế thời trang, nấu ăn, điêu khắc gỗ, gia công thiết kế sản phẩm mộc, điện lạnh, điện dân dụngTôi cũng phân tích và chứng minh cho các em học sinh thấy hiện nay nhu cầu xã hội về các nghề này là rất lớn. Bước 2: Cho học sinh viết bài thu hoạch dưới sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm như sau: Em thích làm nghề gì trong tương lai? Tại sao em lại chọn nghề đó? Những yêu cầu đối với người làm nghề đó (Sức khỏe, khéo tay, thông minh, nhẫn nại, năng khiếu...) ? Nếu em làm nghề đó em thấy có những thuận lợi và khó khăn gì? - Trước mắt: - Lâu dài: Bước 3: Thống kê kết quả điều tra theo mẫu sau: Stt Họ và tên Nghề lựa chọn Lí do lựa chọn Thuận lợi Khó khăn 1 2 3 4 ... Từ việc điều tra tôi đã thu được kết quả sau: - Thứ nhất: Hầu hết học sinh lớp tôi đã định hướng rõ ràng hơn về nghề mà mình yêu thích. - Thứ hai: Việc chọn nghề của các em đã có cơ sở như dựa vào năng lực, sở thích bản thân, thu nhập mong muốn, điều kiện gia đình, cơ hội việc làm... - Thứ ba: Hầu hết học sinh cũng nhận rõ những thuận lợi, những khó khăn mà các em sẽ phải đối mặt trước mắt cũng như lâu dài khi theo đuổi nghề mình thích. Trên cơ sở này tôi từng bước nhận định về từng học sinh, từng nhóm học sinh, từ đó phối hợp với phụ huynh theo dõi, giúp đỡ, động viên, khích lệ để các em vững tin theo đuổi nghề mà mình đã chọn, cũng như đưa ra lời khuyên hữu ích cho các em học sinh. Ví dụ: Em Mai Văn Anh ở xã Minh Châu của huyện Triệu Sơn, em muốn theo học nghề Hàn. Tôi đưa ra lời khuyên: Nghề này rất vất vả và không phù hợp với em vì sức khỏe của em rất yếu (Em Mai Văn Anh bị bệnh tim), em nên theo học nghề Điêu khắc gỗ mỹ nghệ vì nghề này không phải đi lại nhiều, vốn đầu tư ít, phù hợp với sức khỏe của em. Lời khuyên của tôi có tác dụng rõ rệt, những suy nghĩ ban đầu của em đã thay đổi em ấy đã chọn theo học nghề Điêu khắc để phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình và hiện nay em Anh tỏ ra rất có năng khiếu với nghề này, em đã tự tay đục được những bức tượng như: Thần tài, bộ “Tam đa”, “ bộ tứ bình”...Các sản phẩm này của em được giáo viên dạy nghề chỉnh sửa thêm và nhập vào các đại lí đồ gỗ trong huyện bán giúp gia đình em để có thêm thu nhập. 2.3.5. Huy động các lực lượng tư vấn khác. Ngoài việc tư vấn trực tiếp cho học sinh và phụ huynh, để khách quan trong tư vấn chúng tôi còn huy động các lực lượng tư vấn khác như: Các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, các giáo viên dạy nghề, giáo viên bộ môn, các học sinh cũ đã đi làm với nghề mình đã học tại Trung tâm,Trong đó, học sinh đặc biệt hứng thú khi nghe các anh chị khóa trước đã đi làm về nói chuyện giao lưu chia sẻ kinh nghiệm học tập, trong đó có việc chọn và học nghề. Đã có một số học sinh cũ rất nhiệt tình tham gia buổi nói chuyện chuyên đề như: 1- Lê Bá Căn- Lớp Hàn K4- đi làm tại nhà máy Nghi Sơn với lương trên 15 triệu/ tháng. 2- Lê Đình Quý –Lớp Hàn K4- đi làm ở nhà máy thủy điện Sông Đà với mức lương gần 15 triệu/ tháng. 3-Thiều Đình Hùng- Lớp Ô tô K5- đã mở xưởng ô tô ở địa phương - xã Thái Hòa Triệu Sơn với mức lương trên 10 triệu/tháng. 4- Trần Ngọc Quang –Lớp Ô tô K5 – đang làm ở xưởng ô tô Bình Dương với thu nhập khoảng 8 triệu/ tháng. 5- Vũ Ngọc Linh- Lớp Mộc K39 – đang làm ở xưởng gỗ tỉnh Hà Nam với mức lương 7,5 triệu/ tháng. 6- Lê Thị Quỳnh- Lớp Điêu khắc K40- đang làm ở làng nghề điêu khắc Nam Định với thu nhập trên 8 triệu đồng/ tháng. 2.3.6. Làm tốt nề nếp lớp học nghề và công tác thi đua khen thưởng. Sau khi làm công tác tư vấn hướng nghiệp thành công, lớp 10A2 do tôi làm chủ nhiệm có 48 học thì cả 48 em tham gia học trung cấp nghề tại trung tâm ngay từ lớp 10; trong đó có 9 em học nghề hàn, 9 em học nghề may, 8 em học nghề công nghệ ôtô, 5 em học nghề điêu khắc gỗ, 6 em học nghề mộc, 5 em học nghề điện lạnh và 6 em học nghề điện dân dụng. Tuy 100% học sinh tham gia học nghề nhưng tôi thấy khó khăn bây giờ mới thật sự bắt đầu, đó là làm sao để duy trì được sĩ số của các lớp học nghề ? Vì các em học sinh của trung tâm nói chung và của lớp 10A2 nói riêng rất thiếu tính kiên nhẫn, lười học, ham chơi nên rất dễ bỏ học nghề bất cứ lúc nào. Bản thân tôi xác định: Làm tốt nề nếp học tập các lớp nghề là nền tảng và làm tốt công tác thi đua khen thưởng là đòn bẩy để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy nghề nói riêng ở lớp chủ nhiệm 10A2. Vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện như sau: - Phân công,
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_tu_van_huong_nghiep_duy_tri_si_so_ho.doc