SKKN Một số kinh nghiệm trong việc mua sắm, sữa chữa và quản lý tài sản trường học
Trước đây đơn vị quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản (sau đây gọi chung là tài sản) theo phương pháp thủ công nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc cập nhật tình hình tăng giảm tài sản cũng như báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cho cấp trên.
Trước đây đơn vị chỉ lập kế hoạch mua sắm, sữa chữa tài sản khi tải sản đó đã không còn sử dụng được nữa nên việc đầu tư, mua sắm, sữa chữa tài sản gặp khó khăn và chậm trễ, không đáp ứng được nhu cầu dạy và học của đơn vị.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc mua sắm, sữa chữa và quản lý tài sản trường học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:. .. 1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong việc mua sắm, sữa chữa và quản lý tài sản trường học". 2. Lĩnh vực áp dụng: Kế toán trường học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết. Trước đây đơn vị quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản (sau đây gọi chung là tài sản) theo phương pháp thủ công nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn trong việc cập nhật tình hình tăng giảm tài sản cũng như báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cho cấp trên. Trước đây đơn vị chỉ lập kế hoạch mua sắm, sữa chữa tài sản khi tải sản đó đã không còn sử dụng được nữa nên việc đầu tư, mua sắm, sữa chữa tài sản gặp khó khăn và chậm trễ, không đáp ứng được nhu cầu dạy và học của đơn vị. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. 3.2.1 Mục đích của giải pháp. Cải cách công tác mua sắm, sữa chữa và quản lý tài sản trong đơn vị trường học nhằm quản lý tốt tài sản hiện có cũng như việc đầu tư mua sắm, sữa chữa tài sản kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động then chốt là dạy và học của nhà trường. 3.2.2 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp - Có kế hoạch, đề xuất mua sắm, sửa chữa tài sản kịp thời đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng tài sản và trang thiết bị trong nhà trường - Xây dựng quy chế quản lý tài sản công một cách chặt chẽ để tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản. - Làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa. Tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất của phụ huynh học sinh và các mạnh thường. - Công khai minh bạch, dân chủ việc mua sắm, sửa chữa trong hội đồng sư phạm nhà trường. - Mở đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách ghi chép chính xác, khoa học. Kiểm kê tài sản đúng thời gian quy định. - Theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời những tài sản hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa, thay thế. 3.2.3 Nội dung giải pháp. Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn Dân. Nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo là tất cả cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Trường học là nơi tập hợp những người thực hiện nhiệm vụ chung là dạy và học, Giáo dục và Đào tạo giúp cho học sinh phát triển toàn diện, hình thành nhân cách theo mục tiêu của ngành đã đề ra. Đối với trường học thì tài sản có tầm quan trọng chiến lược, góp phần quyết định chất lượng giáo dục dạy và học trong nhà trường, nhất là trong giai đoạn ngành giáo dục đang tiến đến phát triển toàn diện, xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường trọng điểm và trường chuẩn Quốc gia. Vì vậy việc đầu tư cơ sở vật chất và quản lý sử dụng tài sản có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong sự nghiệp giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục. Là một kế toán, tôi luôn trăn trở là phải làm gì? Làm thế nào? Để đảm bảo cơ sở vật chất và phát huy vai trò của nó một cách tốt nhất. Đó chính là vấn đề bức thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục. Muốn thực hiện được mục đích đó, người kế toán phải nghiên cứu và vận dụng khả năng, áp dụng phương pháp phù hợp trong việc quản lý sử dụng tài sản trong nhà trường thật sự có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Với mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích dạy và học đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa trong thời gian tới. Việc đầu tư mua sắm, sửa chữa và sử dụng tài sản đạt hiệu quả là một trong những yếu tố hết sức cần thiết. Công tác này được cải tiến sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy và học của nhà trường. Nhà trường cần phải đầu tư nâng cấp phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, nhà xe, nhà vệ sinh, nhà thường trực, mua sắm bàn ghế, tủ hồ sơ, kệ, máy vi tính, thiết bị dạy học, sách báo, Sửa chữa lại hệ thống điện, quạt, cổng, tường rào, bàn ghế, máy vi tính, thiết bị dạy học nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học. Để có được những yêu cầu đó cần phải có sự đầu tư từ nhiều nguồn kinh phí. Khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cơ sở vật chất, tài sản ta phải biết quản lý, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Đó là yêu cầu cần thiết nhất mà người làm công tác kế toán cần phải làm. Tôi được chuyển đến làm công tác kế toán tại trường từ năm học 2007-2008. Sau khi cập nhật sổ sách, đối chiếu số liệu trên sổ sách, số liệu thực tế khi làm công tác kiểm kê tài sản cuối năm so với nhu cầu xây dựng xã nông thôn mới thì cơ sở vật chất, tài sản của trường còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nên cần phải làm một số công việc sau: - Xin kinh phí nâng cấp 15 phòng học và phòng chức năng đã xuống cấp để phục vụ dạy và học. - Xin kinh phí nâng cấp cổng và tường rào đã xuống cấp. - Xin kinh phí nâng cấp phòng thường trực - Sửa chữa lại toàn bộ hệ thống điện tại các phòng học đã bị xuống cấp không đảm bảo đủ ánh sáng và mức độ an toàn cho học sinh. Thay thế một số bóng đèn và quạt máy đã hư hỏng. - Sửa chữa một số bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên và một số công cụ, dụng cụ khác để phục vụ tốt công tác dạy và học. - Mua sắm bổ sung một số sách tham khảo để phục vụ tốt công tác chuyên môn, đáp ứng nhu cầu tham khảo, nghiên cứu của giáo viên và học sinh. - Xây dựng quan cảnh sư phạm, xây bồn hoa sân trường, trồng cây cảnh trong sân trường. Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, bản thân tham mưu với Hiệu trưởng, cùng với Hiệu trưởng nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, xin kinh phí cấp trên để có được nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. * Các biện pháp để giải quyết vấn đề: - Công tác tham mưu trong việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất: + Tham mưu với Hiệu trưởng về việc xin cấp trên nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, tài sản. + Vận động toàn trường tiết kiệm nguồn kinh phí chi hoạt động như việc tiết kiệm sử dụng điện thoại, điện sáng, văn phòng phẩmđể bổ sung kinh phí đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản. + Làm tốt việc xã hội hoá giáo dục, tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân. + Tham mưu với Hiệu trưởng để thành lập hội đồng mua sắm, sửa chữa tài sản trong nhà trường ngay từ đầu năm. -> Để làm tốt công tác tham mưu, đòi hỏi người kế toán phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng: + Tiếp nhận đề nghị của từng bộ phận về công tác mua sắm, sửa chữa tài sản, công cụ dụng cụ, sau đó kiểm tra lại thực tế, thống kê khối lượng cần mua sắm, sửa chữa, bảo trì sau đó tổng hợp và báo cáo với Hiệu trưởng. + Mời Ban giàm hiệu và ban thanh tra nhân dân cùng khảo sát thực tế khi có tài sản hư hỏng cần nâng cấp, sửa chữa hoặc mua sắm. + Lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa các tài sản, cơ sở vật chất khi các tài sản, cơ sở vật chất đó có khả năng không đáp ứng được nhiệm vụ trình Hiệu trưởng. Sau đó công khai, bàn bạc với hội đồng mua sắm, sửa chữa của nhà trường. + Trình tự và thủ tục mua sắm hiện nay phải thực hiện đúng theo các công văn sau: Thực hiện theo thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Thực hiện theo Công văn số 519/STC-QLNS ngày 17/02/2017 của Sở Tài chính tỉnh Bến Tre vế việc hướng dẫn quy trình, thủ tục, thẩm quyền quyêt định mua sắm tài sản; sửa chữa, cải tạo trụ sở, nhà làm việc, trường học của các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế cấp huyện. Thực hiện công văn 611/UBND-KT ngày 10/3/2015 của UBND huyện Mỏ cày Nam về việc hướng dẫn thẩm định giá của nhà nước. Thực hiện Công văn 137/TCKH-ĐT ngày 23/02/2017 của Phòng tài chính kế hoạch huyện Mỏ cày Nam về việc hướng dẫn quy trình sửa chữa, cải tạo trụ sở, nhà làm việc, cơ sở hoạt động sự ngiệp từ nguồn chi thường xuyên hàng năm Việc mua sắm, sửa chữa phải lựa chọn đơn vị có đủ năng lực, vốn, có đủ thiết bị, công nghệ và có uy tín đến thương thảo hợp đồng mua sắm, sửa chữa theo quy định hiện hành của nhà nước. Sau khi mua sắm, sửa chữa xong phải lập hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng, hội đồng gồm có: + Đại diện Ban Giám Hiệu, bộ phận kế toán và các bộ phận có liên quan. + Đại diện Công Đoàn, thanh tra nhân dân, bộ phận trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản. + Đại diện đơn vị bán, thi công sửa chữa. Công khai minh bạch việc mua sắm, sửa chữa trong hội đồng nhà trường. - Công tác kiểm kê và quản lý sử dụng tài sản, cơ sở vật chất: Kế toán phải cập nhật thường xuyên tình hình tăng giảm tài sản khi có sự biến động, thay đổi, ngoài ra kế toán phải làm các công việc sau: + Tổ chức kiểm kê định kỳ 02 lần/năm để phát hiện những hư hỏng và có kế hoạch sửa chữa, bổ sung kịp thời để tăng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất hiện có. Hằng năm tính hao mòn tài sản theo quy định. + Quản lý, sắp xếp ngăn nắp, khoa học, thường xuyên chống mối mọt, làm công tác vệ sinh, bảo dưỡng tài sản trang thiết bị của nhà trường. + Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trong quá trình sử dụng máy móc, thiết bị nếu phát hiện có hiện tượng bất thường phải báo ngay cho người có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời. + Mọi thay đổi, điều chỉnh đều phải được ghi vào sổ theo dõi tài sản, bộ phận kiểm kê phải ghi đầy đủ nội dụng và phản ánh chính xác hiện trạng tài sản tại thời điểm kiểm kê. + Khi tài sản không còn giá trị sử dụng cần thanh lý, các bộ phận được giao trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cụ thể tên, số lượng tài sản cần thanh lý về bộ phận kế toán, sau đó tùy tình hình thực tế nhà trường tiến hành lập thủ tục thanh lý theo quy định. + Không tùy tiện sử dụng tài sản công phục vụ cho mục đích riêng hoặc tùy tiện cho người khác mượn. + Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng tài sản. Nếu tài sản hư hỏng, mất mát không rõ nguyên nhân thì người trực tiếp sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. + Xây dựng quy chế sử dụng và bảo vệ tài sản công, quy trách nhiệm cho từng thành viên trong nhà trường, từng bộ phận, từng lớp trực tiếp sử dụng tài sản, công cụ dụng cụ. Từ đó mọi thành viên đều ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo quản, sử dụng tài sản. - Thiết lập các loại hồ sơ sổ sách: + Theo quy định, tôi lập đầy đủ các biểu mẫu, sổ sách theo dõi tài sản theo Quyết định 19 như: Sổ theo dõi tài sản cố định, sổ theo dõi công cụ dụng cụ, Báo cáo tăng giảm tài sản, Bảng tính hao mòn tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản. + Ngoài ra, để tiện cho việc tổng hợp báo cáo, tôi lập thêm một số mẫu như sau: MẪU KIỂM KÊ TÀI SẢN TẠI CÁC PHÒNG HỌC Phòng:... Thời điểm kiểm kê: .. Người được giao quản lý:. TT Tên tài sản Đơn vị tính Số đầu kỳ Số kiểm kê Thừa thiếu Ghi Chú Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Tổng cộng Ghi chú: (Ghi những tài sản bị hư hỏng đề nghị sửa chữa hoặc thanh lý) Người quản lý sử dụng Thành viên kiểm kê Trưởng ban kiểm kê Mẫu này dùng để kiểm kê cho từng phòng, do thành viên ban kiểm kê lập, có xác nhận của người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản và các thành viên trong ban kiểm kê. Sau đó kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu kỳ trước nhằm phát hiện thừa thiếu, nắm được hiện trạng tài sản vào thời điểm kiểm kê. BẢNG TỔNG HỢP TÀI SẢN TẠI NƠI SỬ DỤNG NĂM Phòng:... TT - Tên tài sản Năm đưa vào sử dụng Nguồn gốc tài sản Đơn vị tính Số liệu theo sổ sách Tổng Số TS kiểm kê Thừa thiếu sau kiểm kê Tài sản đề nghị thanh lý Chia theo nơi sử dụng Số lượng K L Ng. giá Phòng Hiệu trưởng Phòng Phó Hiệu trưởng Phòng Số 01 Phòng Phòng . 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 . Tổng cộng Ghi chú: + Cột 9 = cột 12 + cột 13 + cột 14 + cột 15 + cột + Cột 10 = cột 6 – cột 9 Lập bảng Trưởng ban kiểm kê Mẫu này do kế toán lập tổng hợp nhằm đối chiếu số liệu tài sản của toàn trường có khớp với số kiểm kê lần trước hay không, biết được tài sản đó đang sử dụng tại đâu. Xác định được số liệu thừa thiếu sau kiểm kê, biết được hiện trạng tài sản tại thời điểm kiểm kê để có biện pháp xử lý kịp thời. BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM VÀ HAO MÒN TÀI SẢN NĂM TT Tên tài sản Năm mua sắm, xây dựng Đơn vị tính Số đầu năm Tăng trong năm Giảm trong năm Số cuối năm Hao mòn trong năm Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 3 TC Ghi chú: + Cột 11 = cột 5 + cột 7 – cột 9 + Cột 12 = cột 6 + cột 8 – cột 10 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Mẫu này là mẫu tổng hợp do kế toán lập (sau khi đã lập các mẫu trên) để phản ánh cụ thể toàn bộ thông tin về tài sản như: Về số lượng, nguyên giá, hao mòn của tài sản trong năm, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của từng tài sản, nhằm hạch toán cho các tài khoản 211, 214, 466 trên bảng cân đối tài khoản kế toán được dể dàng, thuận lợi. 3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp. Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị trường học 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp. Nhờ áp dụng giải pháp trên mà tôi thu được kết quả như sau: - Công tác tham mưu trong việc mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất: Nhờ tham mưu tốt trong công tác mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất nên những năm qua trường luôn đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ tốt công tác dạy và học, phát huy tính sáng tạo trong công tác giảng dạy của giáo viên và học sinh. - Về quản lý và sử dụng tài sản: + 100% cán bộ, giào viên, nhân viên trong nhà trường có ý thức và trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài sản có hiệu quả. + Không xảy ra tình trạng mất mát tài sản. + Những tài sản hư hỏng được sửa chữa, nâng cấp kịp thời. + Quán triệt được học sinh toàn trường có ý thức bảo quản tốt tài sản. + Nối mạng Internet trong văn phòng để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cập nhật thông tin được thuận lợi. 3.5 Tài liệu kèm theo: không có
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_mua_sam_sua_chua_va_quan.doc