SKKN Một số kinh nghiệm trong việc huy động xã hội hóa giáo dục để duy trì bền vững trường đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1 ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 1

SKKN Một số kinh nghiệm trong việc huy động xã hội hóa giáo dục để duy trì bền vững trường đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1 ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 1

Năm học 2018 – 2019 là năm học mà toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29/NQ –TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đã được Hội nghị trung ương 8 khóa XI thông qua. Để đổi mới được các nội dung quan trọng, cơ bản trong khung tổng thể đó thì một thành tố chi phối đến hiệu quả giáo dục phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng là trang thiết bị, lớp học, cảnh quan mô trường sư phạm. Trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 không ngừng phấn đấu, xây dựng đã hoàn thiện các tiêu chuẩn đạt trường chuẩn Quốc gia Mức độ 1. Nhưng trong quá trình phấn đấu duy trì bền vững thành tích đã đạt được nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, trong đó cơ sở vật chất trường học là một trong những tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn nhất. Đặc biệt là trường của huyện nhưng lại ở khu vực trung tâm, không phải là đơn vị nằm trong trường được đầu tư theo dự án tầm nhìn. Ngân sách nhà nước đầu tư còn hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn trong lúc xã là địa phương đầu tiên của huyện hoàn thiện 19 tiêu chí về nông thôn mới. Vậy làm như thế nào để nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục của cán bộ giáo viên và các em học sinh. Đây là một vấn đề khó khăn của nhà trường. Để đáp ứng việc dạy và học đạt kết quả tốt thì việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất truờng lớp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nó góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ yêu cầu thực tiễn như trên để có cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng công tác dạy và học thì việc làm hiệu quả nhất chính là làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Chúng ta đều biết sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đòi hỏi mọi người, mọi ngành phải cùng chung tay, góp sức. Đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm và có những giải pháp hữu hiệu thì mới đạt được hiệu quả cao. Cần phải làm gì và làm như thế nào trong công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp được đầy đủ, khang trang hơn nhằm bổ Sung đê duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia là trăn trở, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong nhà trường, cần có những giải pháp, cách giải quyết ra sao, tìm ra hướng đi như thế nào cho phù hợp và thuận lợi nhất để phấn đấu xây dựng và đưa nhà trường ngày càng có đầy đủ về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường.

doc 13 trang thuychi01 6522
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong việc huy động xã hội hóa giáo dục để duy trì bền vững trường đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1 ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu:
1.1. Lí do chọn SKKN:
Năm học 2018 – 2019 là năm học mà toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29/NQ –TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 “về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đã được Hội nghị trung ương 8 khóa XI thông qua. Để đổi mới được các nội dung quan trọng, cơ bản trong khung tổng thể đó thì một thành tố chi phối đến hiệu quả giáo dục phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng là trang thiết bị, lớp học, cảnh quan mô trường sư phạm. Trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 không ngừng phấn đấu, xây dựng đã hoàn thiện các tiêu chuẩn đạt trường chuẩn Quốc gia Mức độ 1. Nhưng trong quá trình phấn đấu duy trì bền vững thành tích đã đạt được nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, trong đó cơ sở vật chất trường học là một trong những tiêu chí còn gặp nhiều khó khăn nhất. Đặc biệt là trường của huyện nhưng lại ở khu vực trung tâm, không phải là đơn vị nằm trong trường được đầu tư theo dự án tầm nhìn. Ngân sách nhà nước đầu tư còn hạn hẹp, đời sống kinh tế của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn trong lúc xã là địa phương đầu tiên của huyện hoàn thiện 19 tiêu chí về nông thôn mới. Vậy làm như thế nào để nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ nhu cầu dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục của cán bộ giáo viên và các em học sinh. Đây là một vấn đề khó khăn của nhà trường. Để đáp ứng việc dạy và học đạt kết quả tốt thì việc chăm lo xây dựng cơ sở vật chất truờng lớp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, nó góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ yêu cầu thực tiễn như trên để có cơ sở vật chất trường lớp đáp ứng công tác dạy và học thì việc làm hiệu quả nhất chính là làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Chúng ta đều biết sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đòi hỏi mọi người, mọi ngành phải cùng chung tay, góp sức. Đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm và có những giải pháp hữu hiệu thì mới đạt được hiệu quả cao. Cần phải làm gì và làm như thế nào trong công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp được đầy đủ, khang trang hơn nhằm bổ Sung đê duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia là trăn trở, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong nhà trường, cần có những giải pháp, cách giải quyết ra sao, tìm ra hướng đi như thế nào cho phù hợp và thuận lợi nhất để phấn đấu xây dựng và đưa nhà trường ngày càng có đầy đủ về cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường. 
Từ những việc làm cụ thể đã đạt được trong những năm qua trên cương vị là Phó Hiệu trưởng nhà trường. Bản thân tôi cùng các đồng chí trong BGH đã tham mưu với Chi bộ, nhà trường đã tìm ra những hướng đi phù hợp nhất để bổ xung cơ sở vật chất. Được sự hưởng ứng, nhất trí cao của chính quyền địa phương, sự vào cuộc nhiệt tình của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, tính thống nhất, đoàn kết từ các đồng nghiệp trong đơn vị. Tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm“ Một số kinh nghiệm trong việc huy động xã hội hóa giáo dục để duy trì bền vững trường đạt chuẩn Quốc gia Mức độ 1 ở trường Tiểu học Ngọc Phụng 1”. 
	1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao tính nhân dân, bản sắc dân tộc của nền giáo dục nước ta, tiếp tục khẳng định chân lý giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, đề cao một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Nó cũng là cơ hội giáo dục quần chúng, qua thực tiễn nhằm nâng cao trình độ và năng lực giáo dục và tự giáo dục của mỗi người dân, của mỗi tổ chức và lực lượng tham gia vào sự nghiệp. 
 Xã hội hóa giáo dục vừa tạo ra một “ xã hội học tập” vừa phát huy truyền thống của dân tộc ta một dân tộc hiếu học và thực hiện được mong muốn của Bác “ ai cũng được học hành” và phù hợp với xu hướng của thời đại “học tập thường xuyên”, “học tập suốt đời”, giáo dục cho mọi người. Nó góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát huy hiệu quả xã hội của giáo dục. Sự tham gia của xã hội góp phần cụ thể hoá mục tiêu giáo dục thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và từng địa phương, góp phần mở rộng nội dung giáo dục cho sát với cuộc sống, xây dựng nên môi trường thuận lợi cho việc giáo dục và đào tạo con người, tăng cường lực lượng của người dạy và người học, tạo nhanh điều kiện vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng giáo dục. Sự tham gia của xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô vào giáo dục sẽ làm cho giáo dục gắn với mọi mặt của đất nước và từng địa phương, nhà trường sẽ gắn với xã hội, giáo dục gắn với cộng đồng, phát triển bằng sức mạnh của cộng đồng và vì những mục tiêu của cộng đồng. Một điểm nữa đó là xã hội hóa giáo dục còn là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Hai phạm trù này có mối quan hệ rất biện chứng. Nhờ dân chủ hoá mà mở rộng lực lượng xã hội tham gia giáo dục và ngược lại, xã hội hoá chính là con đường, là cách thức để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, một mục tiêu phấn đấu của giáo dục hiện đại và của nền giáo dục cách mạng. Con đường, cách thức, hình thức đó là : Huy động, đông viên sự tham gia của đông đảo các lực lượng xã hội làm giáo dục. Chính vì thế mà nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia năm 2012. 
	1.3. Đối tượng Nghiên cứu:
Công tác xã hội hóa giáo dục được nghiên cứu tại trường Tiểu học Ngọc Phụng 1.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Trong quá trình thực hiện, tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp như: Khảo sát, so sánh, thống kê từ thực tiễn công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn, quan sát tổng thể điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để tìm ra mặt mạnh, mặt hạn chế từ đó mà có những giải pháp phù hợp mang lại tính khả thi cao.
	2. Nội dung:
	2.1. Cơ sở lí luận:
Công tác xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính xã hội của Giáo dục, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường về công tác Giáo dục. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ “Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong cộng đồng”. 
Cơ sở vật chất trường học nó có vai trò rất quan trọng về việc quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Việc xây dựng, nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất là việc làm thường xuyên hàng năm nhằm để đáp ứng yêu cầu trong thực tế về dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Đây là một việc không phải của riêng cá nhân hay tổ chức nào mà là của toàn xã hội cùng chung tay, góp sức để xây dựng. Công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng, nâng cấp, tu sửa cơ sở vật chất là việc huy động mọi lực lượng về nguồn lực, vật lực, tài lực của cộng đồng để góp phần xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của nhà trường. Cả cộng đồng đều có trách nhiệm và cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Xây dựng phong trào học tập, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cũng như tạo mọi điều kiện để các em học sinh được học tập, vui chơi hàng ngày và luôn phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các em học sinh.
	2.2. Thực trạng ở đơn vị trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Vài nét về tình hình địa phương, đơn vị:
2.1.1. Vài nét về tình hình địa phương
Ngọc Phụng là xã thuộc vùng trung tâm của huyện. Địa bàn rộng, xã được chia làm 8 thôn: Quyết Tiến, Xuân Lập, Xuân Thành, Xuân Thắng, Xuân Liên, Phú Vinh, Hòa Lâm. Toàn xã có 1.842 hộ 7.865 khấu, với 3 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Mường 300 hộ 1.566 khẩu, Thái 140 hộ 634 khẩu, kinh 1.402 hộ 5.654 khẩu. trong đó có 1 bộ phận nhỏ là giáo dân. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững. Không có tệ nạn về ma tuý và các loại tội phạm khác diễn ra trong địa phương. Làng xã trong sạch, an toàn. Nhân dân trong các thôn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 
Nhân dân Ngọc Phụng có truyền thống hiếu học, trình độ dân trí của nhân dân trong xã không ngừng được nâng cao. Đa số các thôn các trường học trên địa bàn xã đã khai trương xây dựng làng văn hoá, cơ quan, trường học có nếp sống văn hoá và đã có nhiều đơn vị được nhận bằng công nhận làng, cơ quan văn hoá. Nếp sống mới được thực hiện tốt trong mỗi gia đình ở 8 thôn của xã. Số người mù chữ và tái mù chữ ở địa phương ít. Đại đa số đã học xong chương trình bậc Tiểu học, Trung học cơ sở và có khoảng 30% số dân đã học xong chương trình bậc Trung học phổ thông.
 Năm 2014 nhân dân xã Ngọc Phụng đã vinh dự đón nhận “Huân chương Lao động hạng Nhì” của Chủ tịch nước tặng thưởng.
Tháng 11/2015 nhân dân xã Ngọc Phụng đã vinh dự đón nhận: “Bằng công nhận xã đạt Nông thôn mới” của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Giáo dục và đào tạo đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung chương trình và các chính sách giáo dục, xã được công nhận Phổ cập giáo dục – xóa mù chữ mức độ 3 theo Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục- xóa mù chữ vào tháng 1 năm 2015. 
2.1.2. Vài nét về tình hình nhà trường
Trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 có bề dày về chất lượng dạy và học. Năm học 2011 - 2012 trường là đơn vị dẫn đầu về chất lượng giáo dục của 11 huyện Miền núi, Nhà trường được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào tháng 11 năm 2013 và được Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh hóa tặng Giấy khen đơn vị đạt thành tích xuất sắc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ năm học 2011 – 2012 đến năm học 2013 – 2014”. Nhiều năm liên tục được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”.
Đón nhận Huân chương lao động hạng ba của Chủ tịch nước năm 2013
2.1.3 Thực trạng về công tác xã hội hóa giáo dục dể xây dựng cơ sở vật chất.
 Việc xây dựng, nâng cấp, tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất trường lớp là một việc làm thường xuyên theo từng năm học nhằm để đáp ứng yêu cầu trong các hoạt động chung của nhà trường. Cơ sở vật chất có vai trò rất quan trọng và quyết định đến chất lượng, hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Vì vậy cần phải huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng để góp phần xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Việc xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất để các em học sinh được vui chơi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi của các em học sinh đó là điều mong muốn của tất cả các nhà trường nói chung và trường Tiểu học Ngọc phụng 1 nói riêng. Cụ thể là làm như thế nào để trước mắt nhà trường có được khu Hiệu bộ mới, do văn phòng nhà trường đang phải sử dụng phòng học thay thế. Hai sân chơi, bãi tập của khu lẻ Hưng Long và Phú Vinh cũng cần được bổ xung, nâng cấp cho phù hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh. Để nhà trường trở thành nơi mà nhân dân và phụ huynh tin tưởng để gửi niềm tin cho con em mình đến học tập và vui chơi hàng ngày, tạo được niềm tin và sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương. Để đạt được mục tiêu này với trách nhiệm là người Phó Hiệu trưởng của nhà trường, tôi đã tham mưu với Chi bộ, đồng chí Hiệu trưởng nhà trường thống nhất và đề ra những phương án, hướng đi hợp lý nhất để nhanh chóng đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
2.2. Một số biện pháp trọng tâm :
2.2.1. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương. 
 Trường Tiểu học Ngọc Phụng 1 được xây dựng ở ba khu, một khu chính và hai khu lẻ có tổng diện tích đất là 9996m2. Diện tích tổng thể bình quân trên học sinh đã đảm bảo theo qui định, nhưng đối với học sinh khu chính thì chưa đủ vì số lớp, số học sinh đông. Nên việc học sinh được vui chơi tham gia các hoạt động ngoài giờ và học tập hàng ngày còn hạn chế. Mặt khác ở hai khu lẻ tường rào cũng chưa kiên cố nên để bảo vệ cảnh quan, khuôn viên rất khó khăn đặc biệt là trong dịp nghỉ tết, nghỉ hè Còn ở ngay khu chính cần mở rộng thêm diên tích, mặt bằng. Để thực hiện tốt các nội dung trên cần rất nhiều công sức và thời gian và phải làm như thế nào mới có thể thực hiện được. BGH cũng đã trực tiếp mời các dồng chí lãnh đạo địa phương, BĐDHCMHS đến cùng khảo sát thực tế để xây dựng lộ trình hợp lí, để tạo ra một môi trường học đường Xanh – sạch – đẹp là ngôi nhà lớn cho cán bộ giáo vên, nhân viên và học sinh nhà trường nhận thức đúng nghĩa « Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ».
	Những đề xuất của nhà trường đã được chính quyền địa phương, Ban đại diện hội cha, mẹ học sinh thống nhất cao qua các buổi họp tại đơn vị. Nội dung trọng tâm của hội nghị nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường được đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, được công khai ở các buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm và kế hoạch phát triển của nhà trường trong những năm tiếp theo. Việc công khai các nguồn hỗ trợ, cũng như việc phụ huynh học sinh trực tiếp tham gia vào việc làm mới cũng như bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường đã mang lại hiệu quả rất cao trong công tác huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo dục ở địa phương trong mỗi năm học. 
Một buổi họp với các đồng chí đại diện cho chính quyền địa phương
Hội nghị thống nhất quan điểm về huy động xã hội hóa giáo dục của Nhà trường, ban chấp hành hội cha mẹ học sinh cùng với đồng chí phụ trách khối ở địa phương
Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng, việc chăm lo cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp là một việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi nhà trường. Nếu đơn vị trường nào được sự quan tâm cao của cấp uỷ, chính quyền địa phương thì việc tham mưu có hiệu quả cao. 
Trong khi đó nhà trường rất cần mở rộng diện tích đất cũng như san lấp mặt bằng sân trường để cho các em học sinh có nơi vui chơi và học tập hàng ngày. Qua nhiều lần tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương nhưng vẫn chưa được đáp ứng. Tôi đã nghĩ ra phương án đó là xin chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương để nhà trường làm công tác phối hợp với lãnh đạo các thôn bản và ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường để tuyên truyền và kêu gọi sự hảo tâm của các hộ gia đình. Sau khi được sự đồng ý của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với lãnh đạo các thôn bản, với Ban đại diện cha mẹ họcsinh cũng như tập thể cán bộ giáo viên trong đơn vị. Lãnh đạo các thôn bản, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cán bộ giáo viên trong đơn vị đồng tình ủng hộ. 
2.2.2 Xây dựng tốt phong trào xã hội hoá giáo dục ở các bậc phụ huynh học sinh.
Do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến các bậc phụ huynh chưa có điều kiện để quan tâm đến việc học hành của con em, Khi các em đến trường, đến lớp phần lớn đều giao phó cho thầy, cho nhà trường. Nhiều em học sinh đến trường đến lớp không đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Việc huy động sự ủng hộ, giúp đỡ của các bậc phụ huynh học sinh để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp là một vấn đề vô cùng khó khăn và nan giải. vậy bằng cách nào để huy động được sức mạnh của các Bậc phụ huynh khi mà mọi người, mọi nhà đang còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các bậc phụ huynh vẫn nhiệt tình tham gia giúp đỡ nhà trường.
Với một địa bàn hơn 90% các hộ gia đình là thuần nông, khi đời sống kinh tế của các hộ gia đình đang còn gặp khó khăn, thiếu thốn. Vậy công tác xã hội hóa giáo dục phải làm gì và làm như thế nào nhằm vận động sức mạnh của các bậc phụ huynh học sinh cùng chia sẻ khó khăn với nhà trường để nhà trường có cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập tốt nhất cho học sinh vui chơi và học tập. Trong khi đó đối với các nhà trường thì các bậc phụ huynh học sinh là lực lượng mạnh nhất trong công tác xã hội hóa giáo dục. Để làm được điều này trước hết cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tới Ban đại diện cha mẹ học sinh, các bậc phụ huynh học sinh trong nhà trường để trở thành lực lượng quan trọng và gần gũi nhà trường nhất. Đây chính là nhân tố quan trọng, nếu biết phát huy sẽ là cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng và góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển nhà trường. Đối với những nơi có điều kiện, sự quan tâm đến việc học tập của con em thì việc huy động sức mạnh của các bậc phụ huynh học sinh tương đối dễ dàng hơn. Từ đó Ban giám hiệu đã xin chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng bàn bạc và xin ý kiến với Ban đại diện cha mẹ học sinh, được sự hưởng ứng nhiệt tình của cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như của các bậc cha mẹ học sinh. Các bậc phụ huynh học sinh đã tận tình giúp đỡ nhà trường về ngày công lao động. 
Nhà trường trong năm học, thường tổ chức ít nhất là ba lần họp với phụ huynh học sinh. Đầu năm học, cuối học kì I và cuối năm học. Nội dung được đồng chí Hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu bàn bạc hết sức khách quan, phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương . Đặc biệt là các nguồn hỗ trợ của phụ huynh học sinh. Tất cả đều được công khai hóa trước Ban chấp hành phụ huynh toàn trường, các thầy cô giáo trong tập thể sư phạm nhà trường. Nếu có vấn đề gì còn vướng mắc thì cùng nhau tìm phương án giải quyết hợp tình, hợp lí.
Hội nghị
với Đại diện Hội cha , mẹ học sinh các khối, lớp trong toàn trường đầu năm học mới
Nhờ sự giúp đỡ miệt mài về ngày công lao động của các bậc phụ huynh trong các năm học các bậc phụ huynh đã làm được những công việc cụ thể như :
- Làm mới nhà xe hai khu lẻ và khu chính trị giá: 21.700.000 đ
- Làm nhà vệ sinh khu chính: 137.000.000đ
- Mua sắm thêm bàn,ghế học sinh 20 bộ với số tiền là: 18.000.000đ
- Bổ sung dán chữ khu biển đảo: 10.000.000đ
- Tu sửa bàn ghế học sinh khu chính: 12.000.000đ
- Lát hè làm đường khu Phú Vinh: 10.000.000đ
- Lắp camera: 50.000.000đ
2.2.3. Hiệu quả đối với đối với hoạt động giáo dục:
Với công tác tuyên truyền, vận động đối với phụ huynh học sinh cùng với việc tham mưu cụ thể, hợp lý với chính quyền địa phương. Nhà trường đã bổ sung được nhiều hạng mục về cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho công tác Dạy – Học.
Bên cạnh đó cảnh quan môi trường cũng thân thiện, gần gũi hơn với các hoạt động vui chơi, giải trí của các em trong các hoạt động ngoại khóa tại trường. Cụ thể các em được tiếp cận với nhiều mô hình, hiện vật cụ thể như:
Mô hình biển đảo của nhà trường
Những hiện vật
tái hiện các mốc lịch sử hào hùng của dân tộc ở vườn trường
Với những hiện vật sống động, có ý nghĩa thiết thực đến việc học tập của học sinh trong các tiết ngoại khóa. Giúp các em nắm chắc chủ quyền biển đảo của đất nước, các mốc lịch sử quan trọng của dân tộc ta nói chung và của địa phương nói riêng. Song song với cảnh quan, có ý nghĩa giáo dục trong các tiết hoạt động ngoài giờ thì việc bổ sung cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ tốt cho công tác quản lý, giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh cũng được bổ sung mang lại hiệu quả cao. 
Hệ thống camera phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy.
 Nhìn chung có chủ chương của địa phương, sự truyền thông nhiệt tình của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, đại diện ban chấp hành hội cha, mẹ học sinh. Nhà trường cũng đã có được một khoãn kinh phí tuy chưa nhiều, song đó cũng là nguồn kinh phí bổ sung thiết yếu tu bổ những hạng mục nhỏ làm cho khuôn viên nhà trường khang trang hơn, đặc biệt là nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí Dạy – học. Chất lượng các hoạt động giáo dục tăng lên rõ nét.
* Về chất lượng học tập và công tác duy trì sĩ số:
Phong trào xã hội hoá giáo dục đã góp phần quan trọng động viên, khích lệ giáo viên, học sinh nỗ lực vươn lên đạt thành tích cao trong giảng dạy và h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_huy_dong_xa_hoi_hoa_giao.doc