SKKN Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh THPT tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa
Chọn ngành học là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tương lai mỗi người sau này. Có thể thống kê một số sai lầm thường gặp trong việc lựa chọn nghề của học sinh hiện nay như sau:
- Phổ biến nhất là chọn nghề vì những lý do kinh tế, đặt nặng giá trị kinh tế. Nhiều học sinh chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích để lựa chọn một ngành học khác với suy nghĩ ngành học này ra trường dễ xin được việc hơn, thu nhập cao hơn.
- Hai là, nhiều học sinh khi chọn nghề vẫn giữ quan niệm xưa cũ, lạc hậu như cho rằng nghề đào tạo ở bậc đại học thì dễ xin việc hơn nghề đào tạo ở bậc trung cấp. Nhiều bạn trẻ còn cảm thấy xấu hổ và thất bại khi phải học trung cấp hay ở những cơ sở đào tạo nghề. Ngày nay, thế giới việc làm đã mở rộng với nhiều ngành nghề khác nhau, ở mỗi ngành nghề lại đỏi hỏi trình độ chuyên môn đào tạo riêng. Có nghề đòi hỏi trình độ ở bậc đại học, sau đại học nhưng cũng có nghề chỉ cần ở trình độ trung cấp. Thực tế trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay, nhu cầu nhân lực lao động trực tiếp qua đào tạo nghề ngày càng nhiều, do đó những bạn học trung cấp lại có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên môn cũng như có cơ hội khẳng định bản thân hơn những sinh viên tốt nghiệp đại học.
- Chọn nghề theo sự thành công của người thân cũng là một trong những sai lầm thường gặp ở những học sinh đang sống trong gia đình có cha mẹ, người thân thành đạt trong xã hội. Cha mẹ và ngay cả bản thân các em cũng mong muốn được tiếp nối truyền thống gia đình, nhưng các em không biết rằng mỗi người có một năng lực, sở trường, tính cách riêng vì thế nghề này mang lại sự nghiệp cho người này nhưng chưa chắc sẽ giúp cho người khác thành công.
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chọn ngành học là quyết định quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tương lai mỗi người sau này. Có thể thống kê một số sai lầm thường gặp trong việc lựa chọn nghề của học sinh hiện nay như sau: - Phổ biến nhất là chọn nghề vì những lý do kinh tế, đặt nặng giá trị kinh tế. Nhiều học sinh chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích để lựa chọn một ngành học khác với suy nghĩ ngành học này ra trường dễ xin được việc hơn, thu nhập cao hơn. - Hai là, nhiều học sinh khi chọn nghề vẫn giữ quan niệm xưa cũ, lạc hậu như cho rằng nghề đào tạo ở bậc đại học thì dễ xin việc hơn nghề đào tạo ở bậc trung cấp. Nhiều bạn trẻ còn cảm thấy xấu hổ và thất bại khi phải học trung cấp hay ở những cơ sở đào tạo nghề. Ngày nay, thế giới việc làm đã mở rộng với nhiều ngành nghề khác nhau, ở mỗi ngành nghề lại đỏi hỏi trình độ chuyên môn đào tạo riêng. Có nghề đòi hỏi trình độ ở bậc đại học, sau đại học nhưng cũng có nghề chỉ cần ở trình độ trung cấp. Thực tế trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay, nhu cầu nhân lực lao động trực tiếp qua đào tạo nghề ngày càng nhiều, do đó những bạn học trung cấp lại có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên môn cũng như có cơ hội khẳng định bản thân hơn những sinh viên tốt nghiệp đại học. - Chọn nghề theo sự thành công của người thân cũng là một trong những sai lầm thường gặp ở những học sinh đang sống trong gia đình có cha mẹ, người thân thành đạt trong xã hội. Cha mẹ và ngay cả bản thân các em cũng mong muốn được tiếp nối truyền thống gia đình, nhưng các em không biết rằng mỗi người có một năng lực, sở trường, tính cách riêng vì thế nghề này mang lại sự nghiệp cho người này nhưng chưa chắc sẽ giúp cho người khác thành công. - Chọn nghề theo cảm tính thiếu cơ sở khoa học, theo kiểu nước đến chân mới nhảy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những thất bại nghề nghiệp sau này. Nhiều bạn học sinh ngay đến năm lớp 12 cũng chưa tìm hiểu và quyết định lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi. Các em cho rằng việc học tập mới là quan trọng, học càng tốt thì càng có nhiều cơ hội để thi vào các trường đại học mà không hiểu rằng khả năng học tập chỉ là điều kiện ban đầu, còn sau này khi ra trường có phát huy được những kiến thức đã học hay không lại cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp và năng lực, phẩm chất, sở thích của các em. Theo các chuyên gia hướng nghiệp, muốn có nghề nghiệp hợp lý phải thỏa mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề. Đỉnh thứ nhất là đam mê, yêu thích, muốn sống chung cả đời với nghề nghiệp đó. Thứ hai là năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp ngay từ khi còn học phổ thông. Theo đó công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông phải bắt đầu từ việc giúp học sinh nhận thức bản thân, tiếp đến là khám phá cơ hội phù hợp, rồi lập kế hoạch và xác định mục tiêu nghề nghiệp và sau cùng là đánh giá xem kế hoạch được lập có tốt như mình nghĩ không. Như vậy, sau khi tìm hiểu bản thân, mỗi học sinh cần phải tìm hiểu các thông tin nghề nghiệp để đối chiếu sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân với các đặc điểm, yêu cầu của một số nghề cụ thể, nhất là những nghề mà bản thân yêu thích và dự định lựa chọn. Qua tìm hiểu, thử nghiệm, đối chiếu, các em sẽ tự mình thu hẹp phạm vi lựa chọn để chọn ra 1 đến 2 nghề phù hợp nhất với bản thân. Có thể ví các thông tin nghề như “tấm gương soi” để mỗi người soi vào đó, đối chiếu những yêu cầu, đòi hỏi của nghề với sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của chính bản thân. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh THPT tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa” để nghiên cứu nhằm giúp học sinh chọn được nghề phù hợp phát huy được hết khả năng, sở trường của mình trong lao động nghề nghiệp tương lai, cống hiến được nhiều nhất cho xã hội và luôn có cảm giác thoải mái và hạnh phúc trong lao động sau này. 2. Mục đích nghiên cứu - Nâng cao ý thức tìm hiểu nội dung cơ bản một số nghề phổ biến, gần gũi hoặc nghề mà học sinh yêu thích. - Trang bị cho học sinh những kiến thức để chủ động tìm thông tin và trình bày được những thông tin tìm kiếm được vào bản họa đồ nghề của một số nghề phổ biến. - Giúp học sinh biết liên hệ, gắn kết những thông tin về nghề với khả năng, sở thích, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân để chọn nghề phù hợp. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức tìm hiểu thông tin nghề nghiệp cho học sinh THPT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng hiểu biết về thông tin nghề nghiệp của học sinh khối 10, khối 11 trường THPT Nguyễn Trãi , Hàm Rồng, Đào Duy Từ. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu về mặt lí luận để hiểu và chọn lọc ra được những nội dung thông tin về nghề nghiệp phù hợp với đối tượng học sinh THPT. - Vận dụng những nội dung đã nghiên cứu về mặt lí luận vào đối tượng nghiên cứu cụ thể. - Khảo sát bằng phiếu thăm dò để đánh giá thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó so sánh, đối chiếu, đánh giá kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm. - Rút ra kết luận và đề ra hướng ứng dụng của đề tài. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động của chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-GDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm: “Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động xã hội” (Điều 3 – Nghị định 75/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục). Công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở hầu hết các cơ sở giáo dục trong thời gian qua gặp khó khăn bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất là do ở nước ta chưa có đội ngũ giáo viên hướng nghiệp được đào tạo chuyên trách và thiếu nguồn tài liệu. Hiện tại, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông được tổ chức chủ yếu dựa vào chương trình và nội dung sách của giáo viên “Sách giáo viên Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp 9, 10, 11, 12 do GS-TS Phạm Tất Dong chủ biên” do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2006. Trên thực tế, nội dung chương trình hoạt động hướng nghiệp có liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi của hệ thống và xu hướng giáo dục – đào tạo, tình hình và xu hướng phát triển của thị trường tuyển dụng Điều này đòi hỏi công tác hướng nghiệp cần có những đổi mới, cập nhật về nội dung, phương pháp và các thông tin nghề nghiệp. Định hướng và phát triển nghề nghiệp là một quy trình giống như vòng tuần hoàn mà mỗi người phải thực hiện nhiều lần trong cuộc đời. Quy trình này được bắt đầu từ việc nhận thức bản thân, tiếp đến là khám phá cơ hội nghề nghiệp, lập kế hoạch và xác định mục tiêu nghề nghiệp, sau cùng là đánh giá xem kế hoạch này có tốt như mình nghĩ hay không. Như vậy, sau khi tìm hiểu bản thân, mỗi người cần tiến hành khám phá cơ hội nghề nghiệp thông qua hàng loạt công việc, trong đó quan trọng nhất là tìm hiểu nghề nghiệp, tìm hiểu thị trường lao động, tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng Mục đích và ý nghĩa của việc tìm hiểu thông tin nghề là để hiểu rõ đối tượng, mục đích, công cụ, điểu kiện lao động của nghề. Từ đó có căn cứ khoa học để đối chiếu sự phù hợp, sự tương thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân với yêu cầu, đòi hỏi của nghề và đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp. Nhờ đó, mỗi người sẽ phát huy được hết khả năng, sở trường của mình trong lao động nghề nghiệp tương lai, cống hiến được nhiều nhất cho xã hội và luôn có cảm giác thoải mãn và hạnh phúc trong lao động. 2. Thực trạng về hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa 2.1. Một số nét về công tác tư vấn hướng nghiệp tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa Một nhiệm vụ quan trọng trong các nhiệm vụ chính của Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp là tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Nhận thức được điều này, từ năm 2000 Ban Giám đôc Trung tâm KTTH-HN Thanh Hoá đã chỉ đạo tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp cho toàn bộ các học sinh theo học nghề tại Trung tâm. Từ 2004 xây dựng phòng tư vấn hướng nghiệp, hàng năm đã tổ chức tư vấn được cho vài trăm lượt học sinh lớp 12 lựa chọn cho mình được nghề hoặc nhóm nghề dựa trên bộ trắc nghiệm thần kinh khí chất, trí tuệ, xét đoán tâm lí người đối thoại, trí tưởng tượng không gian, tính cẩn thận, lĩnh hội ngôn từ... Hiện nay tổ Giáo dục - Hướng nghiệp gồm 4 đồng chí đều là các giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh. Tiếp tục phát huy thành tích đã đạt được và trở thành một tổ xung kích trong các phong trào thi đua của Trung tâm, tổ Giáo dục - Hướng nghiệp đã ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức thành công các buổi Giáo dục hướng nghiệp cho toàn bộ học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Những buổi Tư vấn hướng nghiệp bằng biện pháp sử dụng các phép đo, các text trắc nghiệm, trả lời những thắc mắc trực tiếp của học sinh về việc chon ngành nghề để đưa ra lời khuyên khoa học, cụ thể sát thực và phù hợp nhất vào phiếu hướng nghiệp cho học sinh làm căn cứ chọn nghề, chọn trường phù hợp. Bên cạnh đó tổ còn tổ chức nhiều buổi ngoại khoá với chủ đề “Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp” để các em bước đầu được tìm hiểu về yêu cầu của nghề đối với người lao động, đối tượng lao động, nội dung lao động của nghề, các cơ sở đào tạo, triển vọng của nghề trong xã hội hiện nay. 2.2. Những khó khăn và hạn chế trong hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin nghề nghiệp tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa Các em học sinh sang học nghề và hướng nghiệp tại Trung Tâm ở lứa tuổi từ 15 đến 17 tuổi, là thời kì chọn thử, ướm thử vào thế giới nghề nghiệp. Nên rất cần sự tư vấn và sự quan tâm giúp đỡ của những người có chuyên môn. Đặc biệt đối với các em học sinh lớp 10, các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới với rất nhiều điều lạ lẫm (bạn bè mới, môi trường học tập mới, phương pháp học tập mới...). Vì vậy công tác hướng nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế. Bảng thăm dò mức độ quan tâm lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh Tổng số học sinh lớp 10A1 (Trường THPT Nguyễn Trãi) trả lời: 44 (Tháng 10/2015) Mức độ Tổng số ý kiến Tỉ lệ Rất thường xuyên 0 0% Thường xuyên 0 0% Không thường xuyên 10 22,73% Chưa bao giờ 34 77,27% Bảng thăm dò cơ sở lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh Tổng số học sinh lớp 10A1 (Trường THPT Nguyễn Trãi) trả lời: 44 (Tháng 10/2015) Cơ sở Tổng số ý kiến Tỉ lệ Theo nghề của bố, mẹ hoặc lựa chọn theo bạn bè 10 22,73% Nghề có thu nhập cao 14 31.81% Dễ xin việc làm 10 22,73% Theo sở thích và khả năng 10 22,73% Hện nay các trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp chuyên trách ở Thanh Hóa hầu như chưa có, khi có nhu cầu tìm hiểu tư vấn về nghề nghiệp học sinh thường phải tự tìm hiểu qua sách báo, mạng interrnet, qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, học nghề tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa hoặc tại trường PT, qua buổi tư vấn tuyển sinh của thành đoàn tổ chức hàng năm vào mỗi kì tuyển sinh, qua thầy cô, cha mẹ hoặc bạn bè... Bảng thăm dò mức độ thường xuyên được tư vấn hướng nghiệp Tổng số học sinh lớp 10A1 (Trường THPT Nguyễn Trãi) trả lời: 44 (Tháng 10/2015) Mức độ Tổng số ý kiến Tỉ lệ Rất thường xuyên 0 0% Thường xuyên 0 0% Không thường xuyên 26 59,10% Chưa bao giờ 18 40,90% Bên cạnh đó, việc tư vấn hướng nghiệp của giáo viên chủ nhiệm là rất cần thiết nhưng chưa được coi trọng vì thời gian trên lớp có hạn, giáo viên chủ nhiệm còn phải truyền đạt những kiến thức theo chương trình, các tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thường dành để phổ biến các hoạt động của tuần tiếp theo, phê bình các học sinh vi phạm hoặc có những biểu hiện chưa tốt trong tuần qua. Vì thế công tác tư vấn hướng nghiệp chưa được đề cập đến. Hầu hết các gia đình hiện nay chỉ quan tâm đến việc học và thành tích trong học tập của con chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục hướng nghiệp cho con, như giúp con tìm hiểu bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp hay xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp tương lai... Bảng thăm dò về vấn đề gia đình thường quan tâm nhất ở HS Tổng số học sinh lớp 10A1 (Trường THPT Nguyễn Trãi) trả lời: 44 (Tháng 10/2015) Vấn đề Tổng số ý kiến Tỉ lệ Kết quả học tập 40 90,91% Định hướng nghề nghiệp 3 6,82% Không quan tâm 1 2,27% Mỗi nghề đều có những đặc điểm, nội dung, tính chất, phương pháp lao động nhất định, có những nghề đòi hỏi về khả năng, trình độ đào tạo của người lao động khi tham gia lao động nghề và có những yêu cầu về đặc điểm tâm, sinh lí để người lao động tham gia lao động hiệu quả, an toàn. Tất cả những nội dung trên và một số nội dung khác như điều kiện đảm bảo cho người lao động làm việc trong nghề, những nơi đào tạo nghề, những nơi có thể làm việc sau khi học nghề và triển vọng của nghề tạo nên “bức tranh về nghề” hay còn gọi là “Bản họa đồ nghề”. Về lí thuyết, mỗi nghề đều cần phải có bản họa đồ nghề để giúp cho những người cần tìm hiểu nghề có được những thông tin cần thiết về nghề đó. Hiểu rõ nội dung của bản họa đồ nghề sẽ giúp cho mỗi người có căn cứ để đối chiếu những yêu cầu, đòi hỏi của nghề với bản thân, từ đó đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp. Thực tế những năm qua Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa đã tổ chức hoạt động hướng nghiệp giúp học sinh tìm hiểu nghề nghiệp qua 06 chủ đề tìm hiểu về một số nghề thuộc các ngành: Dạy học; Y - Dược; Xây dựng; Giao thông – Vận tải và Địa chất; Năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin; Kinh doanh, dịch vụ theo chương trình của Bộ Giáo dục Đào tạo. Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu các thông tin mô tả về nghề như nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm sinh lý cần phải có, những điều cần tránh khi lao động trong nghề thường xuyên lặp lại trong các chủ đề. Dẫn đến việc rất dễ nhàm chán khi học sinh thụ động tiếp thu kiến thức một cách dàn trải, liệt kê. Các em gặp khó khăn khi mở rộng tìm hiểu các nghề khác trong xã hội mà bản thân yêu thích. Bảng thăm dò mức độ khó khăn khi tìm hiểu thông tin nghề nghiệp Tổng số học sinh lớp 11B9 (Trường THPT Hàm Rồng) trả lời: 40 Tổng số học sinh lớp 11B6 (Trường THPT Nguyễn Trãi) trả lời: 40 Tổng số học sinh lớp 11B5 (Trường THPT Đào Duy Từ) trả lời: 40 (Tháng 10/2014) Mức độ Tổng số ý kiến Tỉ lệ Rất khó khăn 80 66,67% Khó khăn 20 16,67% Hơi khó khăn 15 12,50% Không khó khăn 5 4,16% Bảng thăm dò mức độ khó khăn khi tìm hiểu thông tin nghề nghiệp Tổng số học sinh lớp 10A1 (Trường THPT Nguyễn Trãi) trả lời: 44 (Tháng 10/2015) Mức độ Tổng số ý kiến Tỉ lệ Rất khó khăn 40 90,91% Khó khăn 4 9,09% Hơi khó khăn 0 0 Không khó khăn 0 0 3. Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh THPT tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa Từ thực tế công tác tư vấn hướng nghiệp tại Trung Tâm KTTH-HN Thanh Hóa, tôi đã thực hiện đổi mới cách hướng dẫn học sinh THPT thu thập và tìm hiểu thông tin nghề nghiệp như sau: 3.1. Hướng dẫn học sinh thu thập thông tin nghề và tìm hiểu nghề Việc tìm hiểu các thông tin nghề là hết sức cần thiết vì nó giúp học sinh có được những thông tin cần thiết để đối chiếu với sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân, từ đó đưa ra quyết định chọn nghề một cách hợp lí. Tuy nhiên, ở nước ta còn thiếu các bản họa đồ nghề hay bản mô tả nghề của rất nhiều nghề. Nhiều bản đã có thì sơ sài, không đủ để đáp ứng cho nhu cầu tìm hiểu nghề. Mặt khác, thế giới nghề nghiệp luôn có sự biến động và phát triển không ngừng. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất là mỗi học sinh phải biết cách tự tìm thông tin nghề nghiệp để tăng nhận thức về nghề, nhất là đối với những nghề mà bản thân đã dự định lựa chọn. Cuối chuyên đề 1 (lớp10), giáo viên giao cho học sinh về nhà tìm hiểu nghề mình yêu thích hoặc những nghề trong chương trình lớp 10 cần tìm hiểu. Giáo viên cũng hướng dẫn học sinh cách thức, nội dung tìm hiểu nghề bằng các phương pháp sau: 3.1.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp Trước hết, các em nên tìm hiểu nghề nghiệp của những người gần mình nhất, sau đó tìm hiểu rộng ra bên ngoài. Các em có thể dựa vào những nội dung trong phiếu phỏng vấn thông tin nghề nghiệp (phụ lục V) để đặt câu hỏi. Lưu ý học sinh: Khi trò chuyện tìm hiểu nghề, các em hãy xem đó như là câu chuyện để mình lắng nghe và học hỏi. Các em hãy nghe chăm chú để hiểu được cảm xúc, ước mơ, khát vọng và cả nỗi thất vọng của người đang nói chuyện, từ đó hiểu thêm trong thực tế nghề đó như thế nào. Trong quá trình thu thập thông tin nghề nghiệp, các em hãy tập thói quen suy ngẫm và có sự so sánh giữa câu chuyện nghề nghiệp mình đang nghe với nhận thức của bản thân để đánh giá xem công việc đó có phù hợp với sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mình hay không. Qua đó, các em đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp với bản thân mình nhất. 3.1.2. Tìm hiểu thông tin qua tham gia học nghề phổ thông Nghề phổ thông là một hoạt động nhằm giúp các em nâng cao nhận thức nghề nghiệp và có cơ hội để kiểm nghiệm sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân trước khi đưa ra quyết định chọn ngành học, chọn nghề. Qua học nghề phổ thông, không những các em có được những hiểu biết cần thiết về các nội dung trong bản họa đồ nghề mà các em còn có điều kiện làm quen với hoạt động lao động nghề nghiệp, tích cực chuẩn bị cho mình bước vào cuộc sống lao động cũng như định hướng nghề nghiệp sau này. 3.1.3. Phương pháp tìm thông tin về nghề qua mạng Internet Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp học sinh không phỏng vấn được người lao động trong nghề mà em muốn tìm hiểu. Các em có thể vào trang google, gõ tên nghề mình muốn tìm hiểu, và tìm đọc các thông tin liên quan đến nghề đó. Tuy nhiên, các em phải cẩn thận khi dùng phương pháp này, vì không phải thông tin nào trên mạng cũng chính xác và có thể tin được. Do đó, phương pháp này chỉ nên dùng để tham khảo mà thôi. 3.2. Sử dụng bản đồ tư duy xây dựng “Bản họa đồ nghề” tại lớp học Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào để nâng cao chất lượng dạy và học là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy. Đây là một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác dạy và học, bước đầu giảm bớt được tâm lý ngại ghi bài dài dòng, khơi dậy trong học sinh tình yêu, cái nhìn và tư duy mới về môn học. Việc áp dụng phương pháp học mới bằng bản đồ tư duy chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của bộ não. Bản đồ tư duy còn giúp học sinh học tập một cách tích cực hơn, chủ động chiếm lĩnh tri thức mà trong quá trình này giáo viên giữ vai trò chủ đạo. Đây thực sự là phương pháp lấy người học làm trung tâm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, tự vẽ theo ngôn ngữ của mình. 3.2.1. Xây dựng cấu trúc của “bản họa đồ nghề” Thế giới nghề nghiệp quanh ta hết sức đa dạng và phong phú. Chưa có ai trả lời một cách chính xác câu hỏi: Có bao nhiêu ngành, nghề ở nước ta? Và hiện nay trên thế giới có bao nhiêu ngành nghề? Trong hàng ngàn nghề khác nhau, có những nghề thuộc danh mục nhà nước đào tạo, tức là những ai muốn làm nghề đó, trước hết phải học nghề ở các trường do Nhà nước quản lí như nghề y tá, bác sĩ, dược tá, dược sĩ, dạy học các cấp, ngân hàng, tài chính, cảnh sát, sĩ quan quân đội, nhưng cũng có rất nhiều nghề ngoài danh mục Nhà nước đào tạo như nghề kim hoàn, chạm khắc gỗ, cắt uốn tóc, sơn sửa móng tay Giáo viên giới thiệu cho học sinh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_huong_dan_hoc_sinh_thpt_t.doc