SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam trong phần học thể thao tự chọn của học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - Huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam trong phần học thể thao tự chọn của học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - Huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa

 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn võ cổ truyền việt nam có tên gọi quốc tế là VOVINAM vào trường học với mục tiêu tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, rèn luyện thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”[1] trong nhà trường phổ thông. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD & ĐT) đã đề nghị các Sở GD & ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình học nội dung thể thao tự chọn ( TTTC)[10].

 Hòa chung theo xu hướng đó, sở GD & ĐT Thanh hóa cũng đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện hóa mục tiêu này. Sở đã lập kế hoạch và phối hợp cùng liên đoàn Vovinam Việt Nam để tập huấn cho tất cả giáo viên thể dục trong các dịp hè từ các năm 2011 đến 2015 về kỹ thuật, phương pháp giảng dạy và phát triển phong trào tập luyện Vovinam trong nhà trường. Năm học 2011-2012 Vovinam mới được đưa chính vào trường học phổ thông cho đến nay là 6 năm nhưng hầu như tất cả mọi điều còn bỡ ngỡ, mới lạ, nghèo nàn về cơ sở vật chất lẩn phương pháp dạy học, kể cả kinh nghiệm trong việc giảng dạy dộng tác kỹ thuật còn thiếu.

 Hiện tại chưa có các tài liệu nào nghiên cứu bàn sâu vào chương trình hay phương pháp giảng dạy võ Vovinam mà được soạn thảo, viết riêng để giảng dạy hay huấn luyện dành cho học sinh trung học phổ thông (THPT)

 Đứng trước tình hình đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ phải luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua những đợt tập huấn dưới Sở Giáo Dục và qua những HLV võ thuật lâu năm để tim ra các phương pháp giảng dạy cho học sinh của mình dễ hiểu dễ nắm bắt các kỷ thuật động tác từ đó giúp cho các em thêm yêu thích học môn này.

 Sau hơn 6 năm kể từ khi môn Vovinam được đưa vào trường học, thông qua nội dung học TTTC tôi đã áp dụng và triển khai giảng dạy cho cả 3 khối ở trường và kết quả được đánh giá rất là khả quan, qua các lần thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì trường tôi luôn đạt được những thành tích cao, xếp hạng trong tốp nhất, nhì toàn Tỉnh, đặc biệt là trong kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX năm 2016 vừa qua Trường THPT Triệu sơn 2 có 10 học sinh tham gia thi và đã đạt được 07 giải HCĐ Vovinam Quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ tới thành tích chung toàn đoàn, cho nền thể thao học đường tỉnh nhà.

 Từ những lý do và những kết qủa đã đạt được trong giảng dạy nhiều năm qua, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm:

“ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam trong phần học thể thao tự chọn của học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa ’’

 

doc 25 trang thuychi01 19773
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam trong phần học thể thao tự chọn của học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - Huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯƠNGH THPT TRIỆU SƠN 2
******************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT VÕ VOVINAM TRONG PHẦN HỌC THỂ THAO TỰ CHỌN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 - HUYỆN TRIỆU SƠN-THANH HÓA.
 Người thực hiện:Nguyễn Văn Dương
 Chức vụ : Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn):Thể Dục
 NĂM HỌC : 2016-2017
MỤC LỤC
 Tên Mục
Trang
 I. MỞ ĐẦU 
1
 1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
2
1.3. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm.
2
1.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến.
2
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.3.1. Phương pháp lập kế hoạch chuẩn bị phương tiện, dụng cụ và biên soạn giáo án trước khi lên lớp.
7
2.3.1.1 Phương pháp lập kế hoạch để giảng dạy kỹ thuật TTTC Vovinam cho học sinh THPT triệu sơn 2.
7
2.3.1.2: Phương pháp soạn giáo án trước khi lên lớp dạy TTTC Vovinam cho học sinh THPT Triệu Sơn 2 .
9
2.3.2.Phương pháp giãng dạy kỹ thuật chuyên môn Vovinam cho học sinh THPT Triệu sơn 2 .
12
2.3.2.1. Phương pháp dạy kỹ thuật đòn căn bản trong TTTC Vovinam THPT cho học sinh THPT Triệu sơn 2 . 
12
2.3.2.2. Phương pháp huấn luyện một thế võ Vovinam cho học sinh THPT cho học sinh THPT Triệu sơn 2 .
12
2.3.2.3. Phương pháp giảng dạy kỹ thuật té ngã trong TTTC Vovinam cho học sinh THPT Triệu sơn 2.  
14
2.3.3. Phương pháp tái hiện trong dạy kỹ thuật Vovinam cho học sinh THPT Triệu sơn 2.
15
2.3.4.Phương pháp sử dụng các phương tiện, dụng cụ để giảng dạy và tập luyện kỹ thuật TTTC vovinam cho học sinh THPT Triệu sơn 2 .
16
2.3.5.Phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình dạy kỹ thuật Vovinamơ.
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
17
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
3.1. Bài học kinh nghiệm:
19
3.2.Kết luận. 
19
3. 3. Kiến nghị:
20
Tư liệu tham khảo
21
Danh mục các từ viết tắt
22
Danh mục các SKKN đã đạt xếp loại cấp tỉnh
23
I. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn võ cổ truyền việt nam có tên gọi quốc tế là VOVINAM vào trường học với mục tiêu tạo điều kiện cho các em học sinh có sức khỏe, rèn luyện thể lực tốt, tinh thần tự hào dân tộc và đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”[1] trong nhà trường phổ thông. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD & ĐT) đã đề nghị các Sở GD & ĐT phối hợp với Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Liên đoàn Vovinam các địa phương tuyên truyền phổ biến rộng rãi môn Vovinam và đưa môn Vovinam vào chương trình học nội dung thể thao tự chọn ( TTTC)[10].
 Hòa chung theo xu hướng đó, sở GD & ĐT Thanh hóa cũng đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện hóa mục tiêu này. Sở đã lập kế hoạch và phối hợp cùng liên đoàn Vovinam Việt Nam để tập huấn cho tất cả giáo viên thể dục trong các dịp hè từ các năm 2011 đến 2015 về kỹ thuật, phương pháp giảng dạy và phát triển phong trào tập luyện Vovinam trong nhà trường. Năm học 2011-2012 Vovinam mới được đưa chính vào trường học phổ thông cho đến nay là 6 năm nhưng hầu như tất cả mọi điều còn bỡ ngỡ, mới lạ, nghèo nàn về cơ sở vật chất lẩn phương pháp dạy học, kể cả kinh nghiệm trong việc giảng dạy dộng tác kỹ thuật còn thiếu.
 Hiện tại chưa có các tài liệu nào nghiên cứu bàn sâu vào chương trình hay phương pháp giảng dạy võ Vovinam mà được soạn thảo, viết riêng để giảng dạy hay huấn luyện dành cho học sinh trung học phổ thông (THPT)
 Đứng trước tình hình đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ phải luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm qua những đợt tập huấn dưới Sở Giáo Dục và qua những HLV võ thuật lâu năm để tim ra các phương pháp giảng dạy cho học sinh của mình dễ hiểu dễ nắm bắt các kỷ thuật động tác từ đó giúp cho các em thêm yêu thích học môn này.
 Sau hơn 6 năm kể từ khi môn Vovinam được đưa vào trường học, thông qua nội dung học TTTC tôi đã áp dụng và triển khai giảng dạy cho cả 3 khối ở trường và kết quả được đánh giá rất là khả quan, qua các lần thi học sinh giỏi cấp tỉnh thì trường tôi luôn đạt được những thành tích cao, xếp hạng trong tốp nhất, nhì toàn Tỉnh, đặc biệt là trong kỳ thi Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX năm 2016 vừa qua Trường THPT Triệu sơn 2 có 10 học sinh tham gia thi và đã đạt được 07 giải HCĐ Vovinam Quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ tới thành tích chung toàn đoàn, cho nền thể thao học đường tỉnh nhà.
 Từ những lý do và những kết qủa đã đạt được trong giảng dạy nhiều năm qua, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: 
“ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ thuật võ Vovinam trong phần học thể thao tự chọn của học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa ’’
1.2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là nghiên cứu lựa chọn những kinh nghiệm về giảng dạy về kỹ thuật, động tác được đúc rút ra trong quá trình dạy học nội dung TTTC Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2 trong những năm học vừa qua mà tôi đã trực tiếp áp dụng để nhằm tìm ra được những phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp hơn. Từ đó cải thiện và nâng cao hiệu quả cho công tác giảng dạy, tập luyện, môn vovinam cho học sinh trong trường có chất lượng tốt hơn.
 1.3. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm.
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về vấn đề những kinh nghiệm trong giảng dạy, kỹ thuật TTTC võ vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
 Đối tượng được áp dụng đó là tất cả học sinh của 3 khối lớp 10, lớp 11 và lớp 12 kể cả đội tuyển học sinh giỏi môn Vovinam của trường THPT Triệu sơn 2 do tôi đứng lớp và giảng dạy.
 1.4. Các phương pháp sử dụng trong quá trình viết sáng kiến.
 1.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích tổng hợp, phân tích thông tin có liên quan đến vấn đề giảng dạy và huấn luyện môn võ Vovinam để rút ra những vấn đề có ý nghĩa khoa học làm tiền đề cho lựa chọn và đánh giá kết quả của những phương pháp đã được lựa chọn và sử dụng.
 1.4.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm:
Trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo SKKN mang tính khách quan, tính khoa học. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tận dụng chất xám kinh nghiệm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chuyên môn, quý thầy cô giáo, huấn luyện viên, võ sư có kinh nghiệm. Qua đó tìm hiểu được những vấn đề thực tiễn, góp phần tìm ra được các phương pháp nâng cao hiệu quả học tập và luyện kỹ thuật Vovinam cho học sinh 
1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm:
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát việc huấn luyện và tập luyện của học sinh học Vovinam tại câu lạc bộ Vovinam và quan sát học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 trong các giờ học TTTC Vovinam
Từ đó có cơ sở để đánh giá thực trạng và đưa ra các phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả tập luyện kỹ thuật học TTTC Vovinam.
1.4.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Trong quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của các phương pháp được lựa chọn để dạy học TTTC Vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm tra thành tích chung của các học sinh trước và sau chương trình học theo các nội dung cụ thể để làm cơ sở phân tích, so sánh để rút ra các kết quả của quá trình nghiên cứu thông qua các test mà giáo viên lựa chọn.
1.4.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
 Tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá mức độ tác động của các phương pháp giảng dạy TTTC vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 mà tôi đã lựa chọn xem có tác dụng tốt trong việc tiếp thu và nắm bắt được bài học trong các tiết thực hành ngoài sân. 
 Tôi tiến hành thực nghiệm các phương pháp được lựa chọn để đưa vào giảng dạy trong từng tiết học TTTC vovinam cho học sinh 3 khối Trường THPT Triệu sơn 2.
1.4.7. Phương pháp thông kê .
 Tôi sử dụng phương pháp này chủ yểu để tính toán và thu thập các số liệu qua những lần kiểm tra nội dung thi thể thao tự chọn Vovinam của học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 để so sánh giữa các lớp, các khối, giữa đối tượng thực nghiệm và đối chứng với nhau và được xử lí tính bằng phần trăm cho
 mỗi lớp trước khi đem ra so sánh. Số liệu thu thập ở đây là phần trăm điểm của 8 lớp do tôi dạy bao gồm 4 lớp 10 và 4 lớp và 11 kết quả được đem ra so sánh để thấy được hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp, phương tiện, dụng cụ vào trong giảng dạy kỷ thuật TTTC Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu Sơn 2
 II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Để đáp ứng mục tiêu xây dựng con người mới, nghành giáo dục và đào tạo đã và đang tiến hành đổi mới một cách đồng bộ từ nội dung đến phương pháp dạy- học: Đổi mới sách giáo khoa, thay đổi cách soạn giáo án, đổi mới phương giãng dạy (huấn luyện) trong đó phương pháp dạy học (huấn luyện) đóng vai trò chủ đạo[10].
 Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng học sinh; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.[5] Và phải khẳng định thêm rằng: Nền giáo dục của ta là nền giáo dục toàn diện, các môi trường giáo dục, các nội dung và biện pháp giáo dục đều hướng tới một mục đích chung là đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. 
Thực hiện quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong hội nghị triển khai công tác ngành văn hóa - thể thao và du lịch ngày 17/2/2009, tại Hà Nội “vận động người dân tập thể dục thường xuyên, đưa võ cổ truyền vào nhà trường, phát động những cuộc thi võ cổ truyền trên cả nước”[10] 
Với việc ủng hộ đưa Vovinam vào trường học của Bộ, phong trào Vovinam sẽ có cơ hội để phát triển hơn nữa tạo ra một lực lượng học sinh tập luyện Vovinam ở khắp cả nước, chúng ta hoàn toàn có cơ hội để tuyển chọn ra các nhân tố xuất sắc để đào tạo chuẩn bị cho các cuộc đấu quốc gia, quốc tế.[10] 
 Cũng như các môn thể thao khác việc giảng dạy hay huấn luyện võ Vovinam cho đối tượng học sinh THPT là một quá trình sư phạm nhằm tác động một cách có hệ thống vào khả năng chức phận của cơ thể học sinh để hướng tới những kết quả tốt. “Đặc trưng cơ bản của quá trình này là sự tác động của lượng vận động thông qua các động tác các bài tập kỹ thuật với những hình thức và phương tiện khác nhau để nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình giảng dạy huấn luyện”[9]. 
 Nhiệm vụ của người giảng dạy và huấn luyện Vovinam phải dựa trên đặc điểm, cấu trúc đặc thù các yêu cầu cơ bản của quá trình huấn luyện và phải đảo bảo được sự phát triển toàn diện của người học. Phải được thực hiện có mục đích rõ ràng dựa trên kế hoạch đã được đề ra và thực hiện theo từng giáo án. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhân tố cơ bản quyết định kết quả giảng dạy huấn luyện[8]. 
Vì vậy vai trò của người giáo viên giáo dục thể chất giảng dạy là không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, nắm vững chương trình tài liệu, tổ chức trao đổi và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy; trên cơ sở đó mà mạnh dạn cải tiến phương pháp giảng dạy – huấn luyện, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 2.2.1. Thực Trạng về đặc điểm học TTTC Vovinam ở trường THPT.
Đối với học sinh THPT Vovinam là một môn học mới nên tất yếu sẽ gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, những bài tập còn nghèo nàn chưa có cơ sở lý luận khoa học rõ ràng để phù hợp với thời gian và đối tượng giảng dạy. Môn võ Vovinam được lưu truyền trong đời sống chủ yếu theo hình thức chỉ dạy trực tiếp là chính, việc truyền dạy kỹ thuật chỉ mang tính kinh nghiệm học tập được của người dạy, chưa có một hệ thống lý luận rõ ràng, các tài liệu nghiên cứu khoa học về kỹ thuật Vovianm rất ít và hầu như ít phổ biến. Đối tượng giãng dạy thì tập luyện một cách bắt chước, tập đối phó, tập theo phong trào, chưa hiểu sâu sắc về kỹ thuật và tầm quan trọng của đòn đánh những kỹ năng đã chuyển thành kỹ xảo xấu rất khó sửa. “Hiện nay, Vovinam được đưa vào giảng dạy trong trường học thì nhu cầu tất yếu phải có một hệ thống kỹ thuật cũng như lý luận giảng dạy, phương pháp rõ ràng và hiệu quả cho học sinh dể nắm bắt, dể hiểu”[10].
 2.2.2.Thực trạng về phương pháp giảng dạy kỹ thuật vovinam cho học sinh THPT.
 Việc huấn luyện kỹ thuật Vovinam cho học sinh có thể được xem là một nghệ thuật sư phạm mang tính khoa học. Người giáo viên phải biết vận dụng kiến thức về võ học, võ thuậtđể truyền thụ cho học sinh về lý thuyết, kỹ thuật.
 Việc huấn luyện học sinh chịu tác động từ nhiều phía: Từ giáo viên , từ chương trình, sân bãi, điều kiện thể lực của các em ... “Ở độ tuổi THPT 16-18 là lứa tuổi hầu như phát triển hoàn thiện về sinh lý”[3]. Thực tế trong huấn luyện trong nhiều năm qua, ở đối tượng này mọi người huấn luyện viên, võ sư đều cho rằng:
 - Rất khó huấn luyện độ mềm dẻo ở cơ khớp cho các em, trong khoảng thời gian ngắn 10 tiết trong một kỳ học TTTC . Nên nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ thuật và biên độ động tác tiếp thu kỹ thuật của học sinh [6]
 - Những nội dung giảng dạy huấn luyện Vovinam trong phân phối chương trình TTTC cho học sinh THPT là mới lạ và có một số kỷ thuật có độ khó cao. Ví dụ như: Kỹ thuật đá tạt, kỹ thuật đá đạp và một số kỹ thuật tấn
 - Chưa có một chương trình nào hay phương pháp huấn luyện kỹ thuật Vovinam nào được soạn thảo riêng để giảng dạy cho học sinh THPT.
 -Năm học 2011-2012, Vovinam mới được đưa chính vào trường học phổ thông nên tấp cả đang còn nghèo nàn cơ sở vật chất thiếu kinh nghiệm về phương pháp dạy học kỹ thuật Vovinam[7].
 - Đội ngủ giáo viên có chuyên môn về Võ thuật nói chung và võ vovinmam nói riêng để tâm huyết dạy TTTC bằng nội dung vovinam cho học sinh THPT là rất ít, thiếu người giúp đỡ trong quá trình làm mẫu, phân tích các kỹ thuật động tác
 *Chính vì vậy xuất phát từ những vấn đề trên mà giáo viên phải tự chọn ra cho mình những phương pháp tốt nhất, hiệu quả và phù hợp nhất để giảng dạy và huấn luyện cho học sinh của mình.
 2.2.3. Thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trước khi thực hiện các phương pháp dạy TTTC Vovinam cho học sinh trường THPT Triệu sơn 2
 * Những điểm khó khăn:
 + Về phía giáo viên:
 - Chỉ có một giáo viên tham gia giảng dạy nội dung TTTC Vovinam
 - Không có người trợ giúp trong quá trình thị phạm động tác và trợ giảng
 - Thời gian giảng dạy TTTC Vovinam quá ngắn (Chỉ 10 tiết trong 1 năm học cho 1 khối) nên giáo viên khó truyền đạt hết nội dung trong phân phối chương trình cho học sinh năm bắt hết.
 - Giáo viên còn thiếu các tài liệu, tư liệu về giảng dạy Vovinam đặc biệt các phương pháp huấn luyện Vovinam cho học sinh THPT hầu như là không có.
 + Vế phía học sinh:
 - Học sinh ở trường THPT triệu sơn 2 đa số là con nhà thuần nông ngoài công việc học tập các em còn phải phụ giúp gia đình công việc nhà và hầu như các em ít có điều kiện và thời gian để chơi các môn thể thao nhất là các môn võ thuật thì còn mới lạ đối với các em nên việc các em học TTTC Vovinam hầu như là mới lạ và thể lực cơ bản của các em còn yếu nên khó đáp ứng được việc tiếp thu một số kỹ thuật khó trong chương trình TTTC Vovinam[7].
 - Trang phục của học sinh trong giờ học còn chưa đáp ứng được việc học các kỹ thuật và tập luyện các thế tấn.
 + Về phía nhà trường
 - Cơ sỡ vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho quá trình học tập và huấn luyện của nhà trường chưa có hoặc chưa đáp ứng được cho quá trình giảng dạy và huấn luyện[6]
 - Do tiết học thể dục được bố trí học xen kẻ với các tiết học văn hóa trong một buổi nên trang phục của học sinh chưa đáp ứng được việc học và luyện tập kỹ thuật võ vovinam.
 *Những điểm thuận lợi:
 - Là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình, năng động trong công việc chịu khó tìm tòi, học hỏi và tâm huyết với nghề.
 - Bản thân trước đây cũng đã từng đi dạy và huấn luyện võ phong trào trong
 nhiều năm. Có trình độ chuyên môn về võ thuật cao. Học sinh nhiệt tình, siêng năng chăm chỉ, hứng thú trong luyện tập[7].
 * Chính từ những thực trạng của những khó khăn và thuận lợi đó đã làm tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ làm thế nào đó để tìm ra các phương pháp giảng dạy, huấn luyện để khắc phục được những khó khăn đó, đồng thời trên cơ sở đó gây ra được phong trào luyện tập môn Vovinam phát triển trong trường học.
2.2.4. Cơ sở để tìm ra các phương pháp giảng dạy huấn luyện hiệu quả.
 Trước tiên theo tôi quan niệm cũng như lý luận trong dạy học và huấn luyện thể dục thể thao là phải dựa trên các nguyên tắc luyện tập. Như nguyên tắc vừa sức, hệ thốngVì theo lý luận TDTT thì luyện tập TDTT muốn đạt được hiệu quả cao thì các phương pháp đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi ... Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tôi đưa ra phương pháp giảng dạy huấn luyện phù hợp với học sinh, chính vì thế sáng kiến của tôi đã lần lượt trải qua hai giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn một số phương pháp giảng dạy huấn luyện kỹ thuật Vovinam phần nội dung thể thao tự chọn cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa. 
 Giai đoạn 2: Từng bước tiến hành áp dụng các phương pháp và đánh giá hiệu quả của nó trong quá trình giảng dạy huấn luyện Vovinam cho học sinh Trường THPT Triệu sơn 2 - huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hóa.
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1. Phương pháp lập kế hoạch và biên soạn giáo án trước khi lên lớp.
 - Để việc giảng dạy kỹ thuật TTTC Vovinam cho học sinh THPT có đạt được hiệu quả hay không thì việc lập kế hoạch, biên soạn giáo án chuẩn bị phương tiện, dụng cụ giảng dạy và tập luyện là khâu quan trọng hàng đầu không thể thiếu được một người giáo viên trước khi lên lớp làm nhiệm vụ giảng dạy. 
 2.3.1.1 Phương pháp lập kế hoạch để giảng dạy kỹ thuật TTTC Vovinam cho học sinh THPT triệu sơn 2.
 Lập kế hoạch giảng dạy là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các yếu tố, là nhân tố quyết định tốt nhất để thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra. Đây là chức năng đầu tiên của người giáo viên khi tiến hành lên lớp giảng dạy bất kỳ một nội dung hay chương trình học nào. Bởi lẽ kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành bằng các phương pháp, phương tiện hoạt động tiếp theo nhằm đáp ứng và hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
 Để xây dựng kế hoạch TTTC Vovinam tôi luôn bám sát vào khung phân phối chương trình (PPCT) của Bộ và của Sở đã ban hành. Theo đó thì các nội dung kỹ thuật phải dạy cho học sinh cả 3 khối THPT là như sau.
TT
Kỹ thuật cơ bản
1
Nội dung học kỹ thuật Vovinam của lớp 10
- - Lối chào nghiêm lễ
 - Các lối đấm: Đấm thẳng, đấm móc, đấm lao
 - 4 lối gạt cạnh tay: Gạt số 1, gạt số 2, gạt số 3 và gạt số 4
- 4 lối chém cạnh tay: Chém lối 1, Chém lối 2, Chém lối 3, Chém lối 4
- - 5 kỹ thuật tấn: Lập tấn, trung bình tấn, đinh tấn, cung tiễn tấn, trảo mã 
 - Đá tạt, đá thẳng, trỏ lối 1
 - Khóa gỡ : Bóp cổ trước lối 1
2
Nội dung học kỹ thuật Vovinam của lớp 11
- Trỏ số 2, trỏ số 3, trỏ số 4
-Khóa gỡ : Bóp cổ trước lối 2, nắm ngực áo lối 1, 2, ôm trước không tay,
 ôm ngang hông, ôm sau có tay
- Đấm múc, đấm thấp, đấm bật ngược
- Ngã trước, ngã lộn trước vai trái, ngã ngửa lộn sau
- Đá đạp ngang
3
Nội dung học kỹ thuật Vovinam của lớp 12
-Khóa gỡ: Ôm sau không tay, bóp cổ sau lối 1, 2, khóa dắt tay số 2, 
- Đoàn chiến lược từ số 1, 2, 3, 4, 5
 Bảng1: Bảng thống kê các nội dung học kỹ thuật TTTC vovinam của ba khối học sinh THPT theo PPCT.
 Vậy dựa vào khung PPCT TTTC Vovinam quy định học kỷ thuật cho từng khối tôi đã lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch, soạn giáo án, chuẩn bị phương tiện, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và luyện tập cho mỗi lớp học theo chương trình ba năm học liên tiếp bằng phương thức như sau.
+ Áp dụng dạy chương trình TTTC Vovinam cho học sinh bắt đầu từ lớp 10

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_ky_thuat_vo_vovinam.doc