SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp tại trường tiểu học
Giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục tiểu học đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, luôn gắn liền với mỗi giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Giáo dục tiểu học trưởng thành và phát triển mạnh về qui mô và chất lượng, cơ sở vật chất và công tác quản lí. Hoạt động dạy và học từng bước ổn định và đi vào nề nếp, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ rệt, giáo dục Tiểu học đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Để đưa giáo dục Tiểu học Việt Nam phát triển lên một trình độ mới, một vị thế mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động chủ đề chính trong những năm học gần đây: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Ở bậc tiểu học người giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm chính trước nhà trường, trực tiếp hướng dẫn mọi hoạt động của tập thể lớp mình phụ trách, nhằm phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của ngành. không những thế người giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động và ứng xử của học sinh thuộc lớp mình chủ nhiệm, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chính để hình thành nhân cách cho học sinh lớp mình phụ trách, là cái cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội .Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”.
Từ thực tiễn trong quá trình giảng dạy, mười mấy năm qua là một giáo viên chủ nhiệm bằng năng lực của bản thân cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi quyết định chọn và nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học”
MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích nghiên cứu III. Đối tượng nghiên cứu IV. Phương pháp nghiên cứu I. Cơ sở lí luận : II. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Đông Tân B. NỘI DUNG 1. Thực trạng chung a. Ưu điểm : b. Tồn tại 2. Thực trạng ở lớp 4C - trường tiểu học Đông Tân a. Thuận lợi : b. Khó khăn 3. Kết quả của thực trạng trên III. Các biện pháp thực hiện 1. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình học sinh của lớp, phân loại đối tượng HS. 2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học 3. Phối kết hợp giữa GV với phụ huynh HS 4. Nâng cao chất lượng học tập 5. Nâng bậc về năng lực cho học sinh 6. Nâng bậc về phẩm chất đạo đức và thực hiện nề nếp . 7. Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc dạy kĩ năng sống 8. Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc dạy An toàn giao thông 9. Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc giáo dục Bảo vệ môi trường. 10. Lập sổ theo dõi quá trình phấn đấu rèn luyện , học tập của từng học sinh 11. Giáo viên chủ nhiệm lớp làm tốt việc phối kết hợp công tác Đội Thiếu niên Tiền phong và Sao nhi đồng . 12. Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với các đoàn thể. 13. Giáo viên chủ nhiệm với phong trào thi đua, khen thưởng. IV. Hiệu quả C. KẾT LUẬN 1. Kết luận 2. Kiến nghị 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 3 5 5 6 9 10 12 12 13 14 14 15 16 16 17 17 18 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục tiểu học đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, luôn gắn liền với mỗi giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Giáo dục tiểu học trưởng thành và phát triển mạnh về qui mô và chất lượng, cơ sở vật chất và công tác quản lí. Hoạt động dạy và học từng bước ổn định và đi vào nề nếp, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ rệt, giáo dục Tiểu học đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Để đưa giáo dục Tiểu học Việt Nam phát triển lên một trình độ mới, một vị thế mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động chủ đề chính trong những năm học gần đây: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ở bậc tiểu học người giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm chính trước nhà trường, trực tiếp hướng dẫn mọi hoạt động của tập thể lớp mình phụ trách, nhằm phấn đấu theo mục tiêu chung của nhà trường, của ngành. không những thế người giáo viên chủ nhiệm lớp còn là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động và ứng xử của học sinh thuộc lớp mình chủ nhiệm, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chính để hình thành nhân cách cho học sinh lớp mình phụ trách, là cái cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội .Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vai trò vô cùng quan trọng trong phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”. Từ thực tiễn trong quá trình giảng dạy, mười mấy năm qua là một giáo viên chủ nhiệm bằng năng lực của bản thân cùng với sự học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi quyết định chọn và nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học” II. Mục đích nghiên cứu - Góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình. - Đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. III. Đối tượng nghiên cứu - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin của từng học sinh. - Phương pháp trò chuyện: Hỏi chuyện đồng nghiệp có kinh nghiệm, hỏi chuyện học sinh, hỏi chuyện phụ huynh. - Phương pháp giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ cho học sinh. - Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình của lớp mình tìm ra cái tốt, hạn chế và biện pháp khắc phục. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận : Như người ta thường nói giáo viên tiểu học là “ông thầy tổng thể” là giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài nhiệm vụ dạy tất cả các môn học còn có nhiệm vụ trực tiếp quản lí, giáo dục học sinh lớp mình phụ trách, xây dựng tập thể học sinh lớp mình vững mạnh về mọi mặt, là người chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời là cầu nối xây dựng và phát triển mối quan hệ, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Vì vậy để thực hiện tốt mục tiêu “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì người giáo viên chủ nhiệm học đóng vai trò rất quan trọng. Thực tiễn cho thấy để có một nhà trường vững mạnh thì mỗi lớp trong trường phải là một lớp vững mạnh, để có một lớp vững mạnh thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên trăn trở tìm ra các biện pháp tối ưu nhất để giáo dục học sinh lớp mình hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới . II. Thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học Đông Tân 1. Thực trạng chung a. Ưu điểm : Những giáo viên được giao làm công tác chủ nhiệm lớp luôn luôn nhiệt tình với công tác. Giáo viên chủ nhiệm lớp kết hợp với nhà trường, hội phụ huynh học sinh, hội đồng sư phạm, các tổ chức đoàn, đội, sao nhi đồng, tìm hiểu, học hỏi, thảo luận để tìm ra các biện pháp giúp công tác chủ nhiệm có hiệu quả thường xuyên qua hàng tuần, hàng tháng, học kì và qua các đợt phát động phong trào hoạt động ngoài giờ lên lớp . b. Tồn tại : Vẫn còn một vài giáo viên năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp còn hạn chế, chưa có kế hoạch cụ thể, sự phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường còn chưa tốt, việc dạy lồng ghép kĩ năng sống còn chưa được quan tâm sâu sát, phương pháp tổ chức, cách thức làm công tác chủ nhiệm chưa khoa học, chưa phát huy được tính tự giác tích cực của HS 2. Thực trạng ở lớp 4C - trường tiểu học Đông Tân a. Thuận lợi : Trong những năm gần đây giáo dục Tiểu học đã được sự quan tâm của các bậc phụ huynh, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học của con em mình, sách vở đồ dùng được mua sắm đầy đủ, trang phục tới trường sạch, đẹp, nhiều phụ huynh thường xuyên đưa con tới trường, đa số học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật, ngoan, lễ phép với thầy cô, tích cực tham gia các hoạt động phong trào . b. Khó khăn : Trong lớp tôi vẫn còn một gia đình nghèo nên hạn chế về việc chăm sóc sức khỏe, mua sắm đồ dùng, một số gia đình có điều kiện nhưng chưa thực sự quan tâm, một số gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, học sinh ở với ông bà, có những em ở với chú. Có học sinh bố mẹ li dị nhau nên cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lí của các em. Một số HS chưa chịu khó học tập, còn lơ là việc học và thực hiện nề nếp, một số em còn nhút nhát thiếu tự tin trong hoạt động học tập, đa số các em thiếu kĩ năng sống, một số em nghịch ngợm ham chơi, thiếu tính kỉ luật, thiếu kĩ năng hoạt động nhóm . 3. Kết quả của thực trạng trên *Hoạt động giáo dục, năng lực, phẩm chất (đầu năm) Tống số HS Hoạt động giáo dục Năng lực Phẩm chất T H C T Đ C T Đ C 32 2 22 8 2 22 8 7 20 5 * Chất lượng vở sạch chữ đẹp : Chất lượng VSCĐ đầu năm thu được như sau : Xếp loại Số lượng Tỉ lệ A 5 15,6% B 22 68,8% C 5 15,6% III. Các biện pháp thực hiện Để công tác chủ nhiệm lớp tốt tôi đã thực hiện các biện pháp sau : 1. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình học sinh của lớp, phân loại đối tượng HS. Việc nắm được đặc điểm, tình hình của lớp, phân loại đối tượng học sinh là bước không thể thiếu trong công tác chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp ngay từ đầu năm tôi đã bắt tay ngay vào việc điều tra nắm đặc điểm, tình hình học sinh bằng các hình thức: Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp các năm học trước. Tìm hiểu qua hồ sơ của học sinh. Trò chuyện với từng học sinh hỏi thăm gia cảnh của các em. Trò chuyện với bạn của học sinh để hiểu thêm về học sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh (vì có em rất ngại ngùng khi nói về gia đình mình) Trò chuyện với phụ huynh của học sinh (mỗi khi gặp phụ huynh đưa con, cháu tới trường) Trò chuyện với giáo viên địa phương . Với các hình thức điều tra ở trên tôi đã nắm đặc điểm, tình hình học sinh của lớp như sau : * Phân loại đối tượng HS . Để nắm được đặc điểm của lớp chủ nhiệm, để nâng cao chất lượng giáo dục và rèn luyện cho HS từ đầu năm học tôi đã phân loại HS theo bảng sau : a - Nhóm học sinh không đúng độ tuổi: Stt Họ và tên Ngày sinh Con ông (bà) Nơi ở 1 Nguyễn Văn Cường 11.5.2007 Nguyễn Văn Thạch Tân Lê 2 Lê Văn Cao 10.4.2006 Nguyễn Thị Liên Tân Dân b - Nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt . Stt Họ tên Ngày sinh Con ông (bà) Nơi ở 1 Lê Xuân Mai 17.4.2008 Nguyễn Thị Hằng Tân Dân 2 Nguyễn Thị Thanh Huyền 09.5.2008 Đỗ Thị Tuyết Tân Tự (Bố, mẹ li dị ở với ông bà nội, ngoại) c - Nhóm học sinh bố mẹ đi làm ăn xa –gia đình chưa quan tâm . Stt Họ và tên Ngày sinh Con ông (bà) Nơi ở 1 Nguyễn Thị Phương 15.4.2008 Nguyễn Minh Hoàng Tân Cộng d .Nhóm học sinh nhanh nhẹn hoạt bát. Stt Họ tên Ngày sinh Con ông (bà) Nơi ở 1 Nguyễn Thùy Linh 12.3.2008 Nguyễn Văn Luận Tân Hạnh 2 Lê Thị Hà Vy 04.4.2008 Lê Văn Tú Tân Cộng e. Nhóm học sinh lầm lì, ít nói Stt Họ tên Ngày sinh Con ông,bà Nơi ở 1 Phạm Thùy Linh 06.11.2008 Đào Thị Anh Tân Dân 2 Nguyễn Thị Phương Linh 17.01.2008 Lê Thị Thanh Tuyền Tân Dân 3 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 25.11.2008 Nguyễn Đình Đạo Tân Lê g- Nhóm học sinh ham chơi hay quên việc học Stt Họ tên Ngày sinh Con ông,bà Nơi ở 1 Nguyễn Duy Anh 06.3.2008 Nguyễn Đình Hiểu Tân Lê 2 Nguyễn Văn Anh Quý 29.02.2008 Nguyễn Văn Phú Tân Dân 3 Nguyễn Quốc Đạt 23.9.2008 Nguyễn Văn Quý Tân Lợi h.Nhóm học sinh có hạn chế về sức khỏe . Stt Họ tên Ngày sinh Con ông, bà Nơi ở 1 Lê Văn Cao 10.4.2006 Nguyễn Thị Liên Tân Dân (HS khuyết tật) *Qua phân loại đối tượng tôi nắm được tâm lí, đặc điểm cơ bản của từng em mà tôi đề ra được giải pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm của từng HS. Từ những điều tra ban đầu về đặc điểm lớp tôi đã nắm được cơ bản về tình hình thực trạng của học sinh lớp mình chủ nhiệm, phân HS theo nhóm và xây dựng kế hoạch năm học của lớp theo từng tuần, từng tháng, từng kì phù hợp với kế hoạch của trường trong năm học. 2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học đó chính là mục tiêu, phương hướng và giải pháp để thực hiện chương trình giáo dục. để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp tôi đã căn cứ vào tình hình thực trạng của lớp 4C, bám sát kế hoạch năm học của nhà trường đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng mặt giáo dục cụ thể như sau : Số HS được khen thưởng: 7 em Số HS được khen thưởng một mặt: 10 em Số cháu ngoan Bác Hồ: 20 em Nề nếp hoạt động ngoài giờ lên lớp : tốt Hoạt động của hội cha mẹ học sinh : tốt Học sinh lên lớp : 32 em tỉ lệ 100% Danh hiệu thi đua cuối năm : Lớp tiên tiến xuất sắc. Chi đội vững mạnh . Từ chỉ tiêu phấn đấu ở trên giáo viên dựa vào đó để cụ thể hóa vào “Sổ kế hoạch giáo viên phụ trách lớp” hàng tháng, từng học kì, cả năm học. *Qua việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp trong năm học tôi đã tìm được chiến lược giáo dục cũng như giải pháp giáo dục để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học . 3. Phối kết hợp giữa GV với phụ huynh HS Giáo viên chủ nhiệm lớp phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh mang lại hiệu quả giáo dục cao. Sau khi nhận lớp, tôi tổ chức họp phụ huynh để giáo viên và phụ huynh có điều kiện gặp gỡ, trao đổi về tình hình chung của lớp, các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, đồng thời trao đổi thông tin về học sinh và thảo luận về các biện pháp giáo dục phối hợp giữa nhà trường với gia đình vì học sinh tiểu học chủ yếu là sống ở gia đình và nhà trường, ảnh hưởng của xã hội chưa lớn, vai trò của bố mẹ rất quan trọng vì thế tôi đã phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để cùng giáo dục học sinh. * Phối kết hợp với cha mẹ học sinh tôi đã duy trì thường xuyên, liên tục trong năm học bằng các hình thức sau: - Cung cấp số điện thoại của bản thân cho phụ huynh, đồng thời cũng xin số điện thoại của phụ huynh để liên lạc khi cần . - Thông tin thường xuyên qua sổ liên lạc (mỗi năm ít nhất 4 lần giữa kì I, cuối kì I, giữa kì II, cuối kì II ) - Họp phụ huynh ít nhất 3 lần/ năm (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học ) - Đến thăm gia đình học sinh ít nhất mỗi em 2 lần vào các thời điểm khác nhau sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh. - Gửi giấy mời phụ huynh đến trường để trao đổi vào bất cứ thời điểm nào nếu cần. VD: Lớp tôi có em Huyền (bố mẹ em đã li dị, em ở với ông bà nội) thường hay nói chuyện trong giờ học, hay quên đồ dùng. Tôi đã đến thăm gia đình em ngay khi em quên sách vở, đồ dùng lần thứ hai, tôi đã trao đổi với ông bà của em về việc học cũng như việc thực hiện nề nếp, đồng thời cũng nhờ ông bà thường xuyên nhắc nhở em chuẩn bị sách vở, đồ dùng trước khi đến lớp .Nhờ vậy Huyền đã có sự tiến bộ rõ rệt. * Phối kết hợp với cha mẹ học sinh bằng các nội dung sau: + Lắng nghe ý kiến góp ý của phụ huynh . + Thông báo sự tiến bộ của học sinh +Thông báo kết quả học tập của học sinh + Thông báo với cha mẹ học sinh về định hướng giáo dục học sinh + Thông báo ưu, khuyết điểm của học sinh + Thông báo tình hình học tập rèn luyện của học sinh + Bầu huynh trưởng, huynh phó làm cầu nối giữa giáo viên và phụ huynh học sinh để giải quyết những công việc cần thiết cho việc dạy và học. VD: Trong lớp tôi có em Đạt chưa chịu học bài ở nhà tôi đã liên lạc cùng gia đình em, qua trao đổi, lắng nghe ý kiến phụ huynh, tôi và gia đình đã cùng nhắc nhở và em đã có nhiều tiến tiến bộ. * Việc phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh đã mang lại kết quả giáo dục rất đáng mừng. Vì vậy GVCN cần làm tốt việc phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp . 4. Nâng cao chất lượng học tập Việc nâng cao chất lượng học tập là việc làm then chốt, cơ bản, trọng tâm mà giáo viên, phụ huynh và các lượng giáo dục khác đều hết sức quan tâm. Vì vậy GVCN phải nâng cao chất lượng học tập .Để giải quyết vấn đề này tôi đã làm như sau: a.Tạo hứng thú cho HS trong học tập : Trong mọi hoạt động nếu có hứng thú, có niềm đam mê thì kết quả thu được bao giờ cũng tốt hơn. Vì thế tôi đã tạo hứng thú học tập cho HS bằng những hình thức sau: Trang trí lớp học thân thiện: xây dựng cảnh quan lớp học bằng cách trang trí các chậu cây cảnh, các tranh ảnh giúp hs yêu thích lớp học, đưa thiên nhiên vào môi trường lớp học . Tổ chức thi đua “ đôi bạn cùng tiến” Tổ chức các hình thức khen thưởng phù hợp. GV đổi mới phương pháp dạy học để thu hút HS vào hoạt động học tập. b. Quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh GVCN quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh là việc làm rất quan trọng vì mỗi HS đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. GV cần giúp các em phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm để các em phát triển toàn diện hơn . Để làm tốt nhiệm vụ này, tôi phải tận dụng triệt để thời gian trên lớp gần gũi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên, giúp đỡ các em trong quá trình học tập... và phải tận tụy với học sinh chẳng hạn : Đối với nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: Tôi còn thường xuyên động viên, nhắc nhở các bạn trong lớp động viên bạn, tránh trêu chọc, nói những câu gây buồn tủi cho bạn, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như trong lao động. - Đối với nhóm học sinh nhanh nhẹn hoạt bát: Sắp xếp cho các em vào ban cán sự lớp để phát huy hết khả năng của các em, đồng thời cũng giao việc kèm thêm các bạn khác để giúp bạn và cũng là giúp mình học tập, rèn luyện mỗi ngày một tốt hơn . - Đối với nhóm học sinh lầm lì ít nói: Tôi đã đưa các em vào hoạt động trò chơi hoạt động theo nhóm cùng với nhóm học sinh nhanh nhẹ tháo vát để các em tự giúp đỡ nhau, giao cho các em làm tổ trưởng, tổ phó, tập cho các em kĩ năng nói qua trò chơi - Đối với nhóm học sinh ham chơi hay quên việc học: Cử học sinh tháo vát kèm cặp đến gọi bạn cùng đi học và nhắc nhở bạn soạn sách vở, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đi học và nhắc bạn trang phục chỉnh tề mới cùng đi học.Tôi còn thường xuyên nhắc nhở các em vào cuối mỗi buổi học, thậm chí có những hôm tôi còn gọi điện vào buổi sáng sớm cho phụ huynh (trước giờ các em tới trường ) để nhắc nhở các em . - Đối với nhóm học sinh hạn chế về sức khỏe: Tôi đặc biệt quan tâm tới nhóm hạn chế về sức khỏe, các em rất cần sự chia sẻ an ủi, động viên về tinh thần cũng như trong việc học, phải dành thời gian cho các em không chỉ ở lớp mà tôi còn đến nhà giúp em làm bài (vì khi nghỉ em không được học). Ngoài ra tôi còn nhắc nhở cán sự lớp giúp đỡ em trong học tập cũng như các hoạt động khác . VD: Lớp tôi có em Lê Văn Cao thường xuyên nghỉ học vì ốm đau, vì thế việc học của em bị gián đoạn tôi đã liên lạc với huynh trưởng và cùng huynh trưởng tới thăm em nhiều lần đồng thời tôi cũng cùng thành viên của hội chữ thập đỏ đến thăm em, động viên em cùng gia đình. Mặt khác tôi còn thường xuyên vào nhà giảng bài để giúp em theo kịp chương trình, theo kịp các bạn. - Đối với học sinh không đúng độ tuổi: Tôi dành nhiều thời gian hơn cho các em ở trên lớp, giao cho ban cán sự lớp thường xuyên kiểm tra bài tập về nhà của các em. VD: Lớp tôi có em Cường là học sinh không đúng độ tuổi đọc chậm, làm toán còn sai nhiều, chữ viết chưa đẹp, tôi đã dành nhiều thời gian hơn cho em, thường xuyên kiểm tra đọc, giao bài tập về nhà cho các em viết và làm Toán, kiểm tra vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Vì vậy mà Cường tiến bộ rõ rệt về đọc, viết cũng như làm Toán. Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở học sinh, động viên khuyến khích khi em có sự cố gắng, tiến bộ. *Qua việc quan tâm, dành thời gian phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh tôi thấy học sinh lớp tôi đã có sự chuyển biến rõ nét, các em đã biết yêu thương, giúp đỡ cùng nhau học tập tiến bộ. c. Xây dựng động cơ, phương pháp học tập . Để hoạt động học tập của học sinh được tốt tôi đã xây dựng động cơ, phương pháp học tập cho HS. Đặc biệt coi trọng việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập đây là một việc vô cùng quan trọng vì nếu các em không có phương pháp học tập thì cho dù có chăm chỉ thì kết quả học tập cũng sẽ không cao. Cụ thể : Hướng dẫn HS lập một thời gian biểu . GV hướng dẫn cho học sinh lập thời gian biểu hợp lí cho học sinh thực hiện theo thời gian biểu sáng, trưa, chiều, tối. - GV kiểm tra thường xuyên bằng cách: + Yêu cầu HS báo cáo những việc mình đã làm được + Trao đổi với phụ huynh xem các em có thực hiện theo thời gian biểu hay không . Thời gian biểu cá nhân . Buổi Thời gian thực hiện Công việc Sáng 5 giờ 30 phút – 6 giờ 6 giờ - 6 giờ 30 6 giờ 30 – 7 giờ -Ngủ dậy, dọn giường ngủ, tập thể dục, vệ sinh cá nhân -Ăn sáng, mặc quần áo chuẩn bị đi học -Đi học Trưa 10 giờ 30 - 12 giờ 12 giờ – 13 giờ 15 - Đi học về, rửa tay chân, giúp bố mẹ nấu cơm , dọn dẹp nhà cửa, ăn cơm trưa - Ngủ trưa Chiều 13 giờ 30 – 15 giờ 45 15 giờ 45 – 7 giờ tối - Đi học buổi chiều . - Đi học về, rửa tay chân, ăn tối . Tối Từ 19giờ – 21 giờ 30 21 giờ 30 - Học bài, kể chuyện trong lớp, bạn bè cho bố mẹ nghe, vui chơi cùng anh, chị, em . - Xem chương trình chúc bé ngủ ngon, đi ngủ . Ngoài việc lập thời gian biểu tôi còn hướng dẫn các em cách học bài như : Học bài cũ, xem trước các bài mới, tự học tham khảo trong sách, báo, ti vi , học tập ở bạn bè, nhờ sự giúp đỡ của anh, chị, bố mẹ Đặc biệt là xây dựng phương pháp tự học . - Song song với việc hướng dẫn các em phương pháp học tôi đã xây dựng động cơ học tập đúng đắn từ những động cơ rất cụ thể và gần gũi với học sinh. Vì trẻ chưa thể hiểu hết được những động cơ sâu xa như học để phục vụ bản thân, gia đình, đất nước, trở thành con người có ích mà chỉ hiểu được những vấn đề như: học tốt để cho cha mẹ vui lòng, để nhận phần thưởng, để được khen, để bố cho đi chơi, những động cơ đó chỉ là động cơ bên ngoài. Chính vì vậy tôi xây dựng thêm những động cơ bên trong cho học sinh giúp các em có ý thức sâu hơn trong việc học qua việc kể chuyện những tấm gương về học tập những câu chuyện mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, qua việc xây dựng ước mơ VD: Tổ chức cho HS “chia
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chu_nhiem_lop_tai_tru.doc