SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch

Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao, cái đẹp đã thực sự trở thành một động lực phát triển của xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người.

Mà tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi là bậc học đặt cơ sở nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con ng¬ười cũng như đặt cơ sở nền móng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Trong đó dạy và học Mĩ thuật ở trường Tiểu học là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, tập tạo ra cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hằng ngày. Thông qua các bài học Mĩ thuật học sinh học các môn học khác có hiệu quả hơn.

Trong thực tế giảng dạy tôi thấy ở bậc Tiểu học phân môn Mĩ thuật phần lớn chưa được phụ huynh học sinh chú trọng, quan tâm đến. Vì vậy việc đầu tư đồ dùng, thiết bị phục vụ cho môn học này chưa được quan tâm, mặt khác việc giữ gìn bảo quản đồ dùng của học sinh chưa cẩn thận chóng hư hoặc bị mất, điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học môn học.

Đối với học sinh lớp 1 hàng ngày học sinh phải rèn nét chữ, viết số theo đúng mẫu như: các em phải vẽ hình bằng thước, yêu cầu cần nét thẳng, cong, tròn phải đúng chính xác vì vậy đã ảnh hưởng đến nét vẽ, hình vẽ trong phân môn Mĩ thuật. Hơn nữa ở Mầm non các em mới làm quen với cách vẽ hình, vẽ màu nên hình vẽ nhỏ, rời rạc nên các em chưa hiểu ngôn ngữ trong nghệ thuật đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ, phần lớn các em vẽ màu nhưng không vẽ màu nền, màu vẽ lem nhem không có đậm nhạt.Vậy làm thế nào để giúp các em lớp Một có cách vẽ hình, vẽ màu tốt. Xuất phát từ lí do trên tôi đã lựa chọn “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vẽ màu cho học sinh lớp 1” làm vấn đề nghiên cứu.

 

doc 20 trang thuychi01 6074
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học, học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC, HỌC TỐT MÔN MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI CỦA ĐAN MẠCH
 Người thực hiện: Lê Thị Thủy
	 Chức vụ: Giáo viên Mĩ Thuật
	 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đông vệ 1
	 SKKN thuộc Môn : Mĩ Thuật
THANH HÓA NĂM 2018
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu thưởng thức cái đẹp sẽ không ngừng được nâng cao, cái đẹp đã thực sự trở thành một động lực phát triển của xã hội, góp phần tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy những cái đẹp để giáo dục con người.
Mà tiểu học là bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi là bậc học đặt cơ sở nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người cũng như đặt cơ sở nền móng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Trong đó dạy và học Mĩ thuật ở trường Tiểu học là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, tập tạo ra cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hằng ngày. Thông qua các bài học Mĩ thuật học sinh học các môn học khác có hiệu quả hơn.
Trong thực tế giảng dạy tôi thấy ở bậc Tiểu học phân môn Mĩ thuật phần lớn chưa được phụ huynh học sinh chú trọng, quan tâm đến. Vì vậy việc đầu tư đồ dùng, thiết bị phục vụ cho môn học này chưa được quan tâm, mặt khác việc giữ gìn bảo quản đồ dùng của học sinh chưa cẩn thận chóng hư hoặc bị mất, điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học môn học. 
Đối với học sinh lớp 1 hàng ngày học sinh phải rèn nét chữ, viết số theo đúng mẫu như: các em phải vẽ hình bằng thước, yêu cầu cần nét thẳng, cong, tròn phải đúng chính xác vì vậy đã ảnh hưởng đến nét vẽ, hình vẽ trong phân môn Mĩ thuật. Hơn nữa ở Mầm non các em mới làm quen với cách vẽ hình, vẽ màu nên hình vẽ nhỏ, rời rạc nên các em chưa hiểu ngôn ngữ trong nghệ thuật đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ, phần lớn các em vẽ màu nhưng không vẽ màu nền, màu vẽ lem nhem không có đậm nhạt...Vậy làm thế nào để giúp các em lớp Một có cách vẽ hình, vẽ màu tốt. Xuất phát từ lí do trên tôi đã lựa chọn “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vẽ hình, vẽ màu cho học sinh lớp 1” làm vấn đề nghiên cứu. 
1.2. Mục đích nghiên cứu : 
- Tìm hiểu vận dụng hiệu quả kỹ năng vẽ hình, vẽ màu của HS lớp 1.
- Đưa ra các giải pháp khắc phục còn vướng mắc của HS lớp 1 về vẽ hình, vẽ màu góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Mĩ thuật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đề tài này tôi sẽ nghiên cứu dành cho học sinh lớp l Trường tiểu học Lộc Tân. Nhằm khắc phục lại những điểm mà học sinh chưa thực hiện được hay còn bỡ ngỡ từ đấy các em sẽ hiểu và làm bài tốt hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung chương trình môn học, lựa chọn đơn vị kiến thức, nội dung bài học để vận dụng phương pháp dạy học một cách tốt nhất cho học sinh.
- Điều tra khảo sát thực tế: Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi đã nắm bắt được tình hình thực tế dạy học, nắm bắt được khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh từ đó để có những tác động phù hợp trong giảng dạy.
- Thống kê: Giáo viên thống kê số liệu về chất lượng dạy học bộ môn thông qua khảo sát trước và sau khi áp dụng đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mục tiêu phân môn Mĩ thuật lớp 1 là cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình.
Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức về mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Mỹ thuật là môn học chính thức trong chương trình giáo dục tiểu học. Môn học này tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm mĩ thuật, đồng thời giúp học sinh tập tạo ra cái đẹp và áp dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội.
Mục tiêu của Giáo dục Tiểu học là đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Trong đó dạy và học Mĩ thuật ở trường tiểu học là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, tập tạo ra cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hằng ngày như các em làm đẹp cho góc học học tập các em, biết ăn mặc gọn gàng hơn
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Về giáo viên:
Nhìn chung giáo viên chuyên trách cũng như giáo viên kiêm nhiệm đều nắm vững mục tiêu kiến thức và những phương pháp cơ bản của bài vẽ tranh, nhưng quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa nghiên cứu sâu về mục tiêu bài dạy nên khi giảng dạy còn chung chung, chính vì vậy bài vẽ học sinh chưa được sinh động.
Giáo viên chuẩn bị đồ dùng chưa hợp lý, đồ dùng còn quá khó với đối tượng học sinh khi quan sát.
Tuy vậy còn một bộ phận giáo viên chưa chú ý đến khai thác tìm hiểu đến đặc trưng dạy học phân môn mỹ thuật của cấp học nhất là ở các em lớp 1, những câu từ giáo viên chưa phân biệt cho từng khối lớp dẫn đến các em ở lớp nhỏ không hiểu và rất khó làm bài. 
* Về phía học sinh
Về tâm lý: Hầu hết học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 rất thích vẽ, các em có thể vẽ mọi lúc, mọi nơi; có thể vẽ bằng chì, bằng phấn, bằng que; vẽ trên tay, lên tường, vào giấy...Vẽ theo cảm hứng “thích gì vẽ nấy” nên việc sắp xếp hình vẽ, cách nhìn nhận, suy nghĩ diễn đạt cảm xúc cũng nhiều cách vẽ khác nhau, hình tượng còn sai sót về tỷ lệ nhưng lại có duyên và rất ưa nhìn vì cách sắp xếp hình mảng và mầu sắc vừa thực lại vừa hư, các em thường vẽ theo cảm xúc tự nhiên, không lệ thuộc về khung cảnh, về màu sắc. Phải chăng đó là hư cấu? Không phải như vậy! Các em nghĩ sao vẽ vậy, thật như các em nghĩ, các em hiểu. Hình trong tranh của các em rất hồn nhiên, đôi khi trông rất ngộ nghĩnh cho nên mang tính khái quát về hình tượng và màu sắc. Đó chính là ngôn ngữ tạo hình đích thực của các em. Với cách nhìn luôn luôn tươi sáng, hồn nhiên, âu yếm, chân thật nên sắc màu trong tranh của các em thường tươi mát hoặc đậm đà, đôi khi chúng ta bị bất ngờ về sử dụng màu sắc, hình mảng, bố cục tưởng như phi lý nhưng lại rất thực nên tranh của các em có sức truyền cảm, lôi cuốn người xem. Đó là những tài năng nghệ thuật rất quý, rất đáng tôn trọng, cần được quan tâm khích lệ, cổ vũ.
Về kỹ năng: Học sinh lớp 1 rất thích vẽ tranh, nhưng tranh vẽ của các em thường chưa có ý hay, vẽ các đề tài cũng như cách sắp xếp bố cục và hình ảnh, màu sắc còn nghèo nàn, thiếu tính sáng tạo, chưa có kĩ năng trong lựa chọ và sử dụng màu.
Qua khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng phương pháp này thu được kết quả như sau:
LỚP
SĨ SỐ
HOÀN THÀNH TỐT
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
1A
46
12
26%
28
60%
 6
14%
1B
46
10
 21%
 29
63%
7
 16%
1C
 45
 10
22%
 26
57%
 9
21%
Các em còn chưa hiểu như thế nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ, hay màu đậm, màu nhạt, phần lớn các em vẽ màu nhưng không vẽ màu nền nên bài vẽ của học sinh không rõ nội dung, hình vẽ nhỏ, rời rạc, màu tô lem nhem chưa rõ hình như một số hình minh họa dưới đây:
Tranh 1: Hình, màu vẽ chưa phù hợp
Tranh 2: Không vẽ màu nền.
2.3. Các giải pháp thực hiện. 
	Muốn các em vẽ tốt, hiểu bài nhanh giáo viên cần sử dụng các giải pháp sau:
2.3.1. Chuẩn bị đồ dùng trực quan. 
Quan sát rất cần cho học sinh ở phân môn Mĩ thuật, quan sát để biết về nội dung tranh thông qua hình ảnh, màu sắc để các em nhận biết được bức tranh nào đẹp, chưa đẹp thông qua đó để rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình.
- Giáo viên cần nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo cụ trực quan để từ đó có kế hoạch soạn bài dạy và chuẩn bị trực quan chu đáo, hiệu quả.
- Cần phân loại trực quan cho phù hợp với nội dung, thời gian bài dạy.
- Kích cỡ trực quan phải rõ ràng về hình ảnh, đẹp, đảm bảo đúng nội dung bài học để học sinh dễ nhận biết.
- Trình bày phải rõ ràng, khoa học, kết hợp với minh hoạ bảng, tạo điều kiện cho học sinh nhận thức nhanh, nhớ lâu.
- Khi học sinh làm bài giáo viên cần xem kĩ những trực quan nào cần để lại để học sinh xem, những trực quan nào nên cất đi. 
- Trực quan nên chọn nhiều chất liệu bền, rẻ tiền để tiết kiệm và sử dụng lâu năm.
- Cách sử dụng giáo cụ trực quan: có thể treo tranh theo từng bước giảng, giảng nội dung nào treo tranh đó hoặc treo tất cả các bài một lần rồi phân tích từng tranh.
- Ở lớp 1, do các em chưa biết cách quan sát, lúng túng khi tìm ra nội dung chủ đề, tìm chọn nội dung hình tượng chính, phụ trong tranh. Vì vậy vai trò của người giáo viên lúc này rất quan trọng khi hướng dẫn học sinh quan sát tranh, giáo viên cần dùng phương pháp phân tích gợi mở giảng giải và hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh. Đồ dùng trực quan càng đẹp, càng sinh động và mở rộng nội dung thì càng thu hút các em khi quan sát, và càng gây được sự hào hứng khi làm bài. 
Ví dụ: Vẽ tranh ngôi nhà của em
Cũng vẽ tranh về ngôi nhà nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau vì mỗi người quan sát cảm nhận về vẻ đẹp ngôi nhà khác nhau. Ngoài ra cách chọn hình, cách vẽ màu cũng làm cho mỗi bài có một nét riêng.
Muốn vẽ tranh, người vẽ cần nắm được kiến thức cơ bản, ngoài ra phải là người chăm quan sát thực tế, chịu khó đọc, tìm hiểu cuộc sống xung quanh. Bởi vẽ tranh là phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ hội hoạ, bố cục, hình vẽ, màu sắc  Thông qua ngôn ngữ hội hoạ cho người xem hiểu về cuộc sống, hiểu được nét đẹp thiên nhiên...
Để thu hút được học sinh khi quan sát tranh, đồ dùng trực quan của giáo viên phải rõ về hình ảnh, màu sắc, sinh động về nội dung.
**Một số hình ảnh minh họa đồ dùng trực quan khi dạy bài: Vẽ trang ngôi nhà của em:
Tranh 3 
Tranh 4
 Tranh 5
2.3.2. Kỹ năng quan sát hình. 
Học sinh lớp 1 chưa hiểu ngôn ngữ trong hội hoạ (hình ảnh chính) giáo viên phải chỉ rõ đâu là hình ảnh chính, phụ để các em hiểu rõ ngôn ngữ trong hội hoạ, đồng thời các em phải biết hình ảnh chính là nội dung của bài học còn hình ảnh phụ chỉ là làm cho bức tranh thêm đẹp và sinh động hơn. Nếu không được giáo viên hướng dẫn quan sát kỹ thì khi vẽ học sinh sẽ vẽ không rõ hình ảnh chính, phụ và như vậy bài vẽ sẽ không rõ nội dung, giáo viên phải giúp học sinh hiểu. Hình ảnh chính nằm ở giữa hoặc gần giữa của khung hình, hình ảnh chính phải nổi bật, rõ ràng. Giáo viên phải chỉ ra mục tiêu đề bài, yêu cầu cần phải giải quyết được là: Vẽ đúng nội dung hình tượng của đề tài, hình tượng chính của tranh là gì? Học sinh phải hiểu cái gì là chính cần vẽ ở tranh? 
Trong quá trình tổ chức cho học sinh quan sát thì giáo viên cần phải linh hoạt kết hợp với các câu hỏi gợi mở để học sinh dễ hiểu và xác định đúng.
Ví dụ : Giáo viên đưa ra hình minh họa đồ dùng trực qua và có những câu hỏi mang tính chất gợi mở như: Em hãy quan sát sát tranh và cho biết đâu là hình ảnh chính, hình ảnh chính được vẽ ở chỗ nào của tranh...
 Tranh 6. Hình ảnh chính 
Khi học sinh đã xác định được hình ảnh chính rồi thì giáo viên phân tích luôn, có chính thì phải có phụ, cái phụ bổ trợ cho cái chính thêm sinh động, không khô cứng rời rạc. Hình ảnh phụ bao giờ cũng nhỏ và nằm phía sau hoặc xung quanh hình ảnh chính. Bước này cần liên hệ nhiều về cách quan sát tranh, quan sát thiên nhiên nhiều hơn. Có nhiều cách vẽ hình ảnh phụ giáo viên không nên gò bó học sinh theo khuôn mẫu mà cần phát huy khả năng tư duy sáng tạo của các em thì bài vẽ của các em mới tự nhiên phong phú và đẹp...
 Tranh 7: Hình ảnh phụ
2.3.3. Kỹ năng quan sát màu.
* Kỹ năng vẽ màu cũng không kém phần quan trọng. Giáo viên cần cho học sinh xem thật nhiều dạng vẽ tranh mẫu của các hoạ sĩ, tranh thiếu nhi, bài của học sinh khoá trước. Học sinh quan sát cách chọn nội dung đề tài, mỗi tranh có cách bố cục, cách nhìn hình dáng khác nhau, cách sử dụng màu sắc cũng khác nhau.
Giáo viên linh hoạt gợi mở vấn đáp (đặt một số câu hỏi) để kích thích tính tò mò của học sinh và giáo viên phải sử dụng tranh đúng lúc, đúng chỗ. Đối với học sinh chưa hoàn thành có thể yêu cầu học sinh vẽ một vài tranh đơn giản hơn để học sinh dể hiểu dễ học tập. Giáo viên phải quan tâm đến mọi đối tượng học sinh để khuyến khích động viên, khích lệ các em hoàn thành tốt bài của mình.
Định hướng cho học sinh quan sát màu của hình ảnh chính, màu của hình ảnh phụ. Học sinh phân biệt được cách vẽ màu, phối màu giữa hình ảnh chính phụ, từ đó các em dễ dàng trong lựa chọn màu đưa vào bài vẽ của mình phù hợp.
Ví dụ:
Tranh 9. màu nền đậm, màu hình nhạt
Để có bài vẽ đẹp và hoàn chỉnh thì không thể thiếu được màu nền, đôi khi học sinh lớp 1 chưa hiểu vẽ màu nền là vẽ ở đâu vì vậy phần lớn các em không vẽ màu nền, nếu em nào vẽ thì màu vẽ không phù hợp.
Cách vẽ nền như thế nào?
Giáo viên đưa ra một số tranh để học sinh nhận xét, phát hiện tranh không vẽ nền hợp lí thì em cảm nhận thế nào? Vẽ nền như thế nào là phù hợp - đẹp... 
 Tranh 10. Không vẽ màu nền Tranh 11: Có nền không phù hợp 
Để học sinh cảm nhận được tổng thể của tranh, giáo viên cho học sinh quan sát màu hình và màu nền.
 Tranh 12. Màu nền chưa phù hợp Tranh 13. Màu nền phù hợp 
2.3.4. Kỹ năng vẽ đường nét.
Học sinh lớp 1 các em đang còn vẽ theo hướng máy móc, nên bài vẽ của các em thường hay khô cứng, đường nét các em sử dụng chưa mềm mại, các em còn hay dùng thước vì vậy bài vẽ của các em thiếu đi sự mềm mại của bức tranh, đồng thời không có sự hồn nhiên ngộ nghĩnh với lứa tuổi các em.
Ví dụ minh họa:
 Tranh 14. Đường nét vẽ khô cứng
Để bài vẽ của các em có đường nét mềm mại sinh động, giáo viên gợi ý cho học sinh không nên dùng thước để kẽ mà vẽ theo nhịp tay của mình như vậy bài vẽ sẽ đẹp hơn.
 Tranh 15: Nét vẽ mềm mại
2.3.5. Sự cần thiết về cách đánh giá bài vẽ của học sinh:
Đánh giá kết quả bài học, bài vẽ là rất cần thiết, vì qua đó giáo viên biết được tình hình học tập của học sinh, nắm được kiến thức của học sinh có vững vàng hay rời rạc thiếu hệ thống, nắm được khả năng của từng em để có những điều chỉnh hợp lí và quan tâmGiải pháp cần thực hiện tiếp sẽ tổ chức cho cả lớp hay cá nhân? . 
Từ đó giáo viên rút kinh nghiệm cho giảng dạy của mình: Tìm ra những điều bổ ích cho phương pháp, cho nội dung hay cho sự chuẩn bị đồ dùng dạy học. Đánh giá kết quả bài vẽ còn là động viên khích lệ học sinh học tập, đối với cả các em có năng khiếu hay có những em còn hạn chế...
*Đánh giá bài vẽ của học sinh dựa vào những cơ sở sau đây:
- Bài vẽ có đồng bộ về hình vẽ, về màu sắc. 
- Bài vẽ có nét độc đáo, sáng tạo ở hình vẽ, ở xây dựng hình tượng, ở cách dùng màu.
Giúp cho học sinh có những kiến thức ban đầu về Mĩ thuật, hình thành và củng cố các kỹ năng cần thiết để học sinh hoàn thành các bài tập trong chương trình giúp các em tiếp xúc, làm quen cảm nhận cái đẹp và vận dụng tốt Mĩ thuật vào học tập sinh hoạt hàng ngày.
Khi đánh giá tranh vẽ của học sinh cần căn cứ vào mức độ yêu cầu và chuẩn kiến thức của từng lớp (yêu cầu lớp 1,2 thấp hơn lớp 3,4,5) để đánh giá học sinh cho phù hợp. Đối với học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 không yêu cầu cao về tỷ lệ, hình dáng, phối cảnh và kỹ thuật thể hiện như đối với học sinh lớp trên, để có sự đánh giá đúng hơn.
Như phần trên đã trình bày, vì nhiều lý do mà học sinh tiểu học gặp nhiều khó khăn khi các em học vẽ, cho nên phương châm đánh giá bài vẽ của học sinh là: giáo viên nên động viên, yêu cầu học sinh làm lại, sau đó nhận xét bài cho các em. Nếu học sinh chưa hoàn thành bài, giáo viên có thể cho học sinh hoàn thành bài sau và đánh giá tùy theo khả năng để động viên, khích lệ các em...
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 
Sau khi vận dụng một số biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy các bài vẽ của học sinh lớp 1 tôi đang dạy thật sự có hiệu quả. Cụ thể:
LỚP
SĨ SỐ
HOÀN THÀNH TỐT
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
Số lượng
 %
Số lượng
%
Số lượng
%
1A
46
13
 30%
33
 70%
0
1B
46
13
 30)%
33
 70%
0
1C
45
12
 30%
33
70%
0
- Học sinh vận dụng tốt kĩ năng quan sát và vẽ hình dáng hoạt động đó là biết khai thác tìm các tư thế hoạt động phù hợp với đề tài yêu cầu, tư thế có nhịp nhàng liên kết lô gíc.
- Học sinh đã biết lựa chọn và sử dụng màu hợp lí, phù hợp vào mảng chính, mảng phụ, màu nền làm cho bức tranh nổi bật, cân đối. Nhiều học sinh đã biết pha trộn màu tạo ra màu mới rất sáng tạo.
- Được nhận xét đánh giá, tuyên dương, khích lệ kịp thời của giáo viên làm cho học sinh yêu thích và ham say môn học hơn góp phần nâng cao chất lượng bài học cũng như tạo điều kiện giúp cho các em học tốt các môn khác.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận.
	Để nâng cao chất lượng dạy học thì không phải chỉ trải qua thời gian ngắn là có được, mà nó là cả một quá trình đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ đồng thời không ngừng học tập, trau dồi và rèn luyện các kỹ năng dạy học trên lớp cũng như phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh và điều qua trọng là phải thường xuyên làm và sử dụng đồ dùng dạy học. Vì nếu các tiết học có đồ dùng trực quan, học sinh sẽ tiếp thu bài dễ dàng, thoải mái và tự nhiên hơn. Việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ tạo ra không khí lớp học sôi nổi, điều này sẽ giúp chất lượng giờ học cao hơn, hiệu quả hơn rõ rệt.
Giáo viên cần phải nắm vững nội dung bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, có sáng tạo, cần chuẩn bị lượng kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Giáo viên cần tổ chức lớp học kết hợp nhiều hình thức dạy học phong phú, có hiệu quả giúp học sinh có tinh thần tích cực trong học tập.
 Luôn học tập, rèn luyện và nâng cao năng lực dạy học và ghi nhận những đóng góp ý kiến của đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.
Động viên, khích lệ kịp thời đối với kết quả học tập của học sinh.
Tóm lại: Để tiết dạy đạt kết quả cao, người giáo viên cần phải chủ động trong việc xây dựng kế hoạch bài học, chuẩn bị đồ dùng, chắt lọc những phương pháp, và hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với từng nội dung bài dạy.
3.2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
- Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn. Mạnh dạn vận dụng linh hoạt đổi mới phương pháp và vận dụng phương pháp Đan Mạch hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn Mĩ thuật.
- Dành nhiều thời gian trong việc tự làm đồ dùng dạy học, tự xây dựng cho mình ý thức thường xuyên sử dụng đồ dùng trong các tiết học, sử dụng triệt để các đồ dùng được cấp và đồ dùng tự làm đảm bảo tính hiệu quả cao.
- Tham gia tích cực các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm đối với môn đặc thù để học hỏi rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
* Đối với nhà trường và ngành giáo dục.
- Tiếp tục đầu tư, bổ sung thêm các đồ dùng như tranh, ảnh, các tài liệu tham khảo, đặc biệt là các vật mẫu để phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học môn Mĩ thuật.
- Tổ chức chuyên đề về sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả để giáo viên trong cụm, huyện có cơ hội học hỏi lẫn nhau góp phần bồi dưỡng năng lực, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn mình phụ trách.
Trên đây là "Một số biện pháp rèn kĩ năng vẽ hình, vẽ màu cho học sinh lớp 1" mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy của mình. Thực tế kết quả cho thấy đã có sự chuyển biến tốt về chất lượng của Học sinh. Tuy nhiên t
Nội dung đề tài của tôi sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định... Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để sáng kiến của mình được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Đông Vệ -Ngày 28/3/2018 
 Người viết
Lê Thị Thuỷ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách Mĩ thuật của Giáo viên.
- Sách Mĩ thuật của học sinh .
- Tài liệu tham khảo các phương pháp dạy học Mỹ thuật PP mới của Đan Mạch
- Tranh của học sinh các năm trước.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: 	LÊ ANH TUẤN
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lộc Tân
TT
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại (Phòng, Sở, Tỉnh...)
Kết quả đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_hoc_tot_mon_mi.doc