SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT

Đảng ta xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất luợng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều 1 – Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/11/1997). Như vây, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết đất nước đang cần những con người tài năng đón đầu tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để phát minh ra những sáng kiến đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đất nước hiện nay. Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗi học sinh giỏi không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn là niệm tự hào của cả cộng đồng. Tuy nhiên thực tế nhiều năm trước đây, việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn GDCD nói riêng ở trường THPT Đông Sơn I chưa đạt được kết quả như mong muốn. Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT”.

doc 19 trang thuychi01 27002
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đảng ta xem việc chọn nhân tài, bồi dưỡng nhân tài là một phần quan trọng trong quốc sách phát triển con người, điều đó được thể hiện qua việc chỉ đạo dạy và học trong các nhà trường. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất luợng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước” (Điều 1 – Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ- BGD&ĐT ngày 01/11/1997). Như vây, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết đất nước đang cần những con người tài năng đón đầu tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để phát minh ra những sáng kiến đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đất nước hiện nay. Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗi học sinh giỏi không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn là niệm tự hào của cả cộng đồng. Tuy nhiên thực tế nhiều năm trước đây, việc bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và bộ môn GDCD nói riêng ở trường THPT Đông Sơn I chưa đạt được kết quả như mong muốn. Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài với mong muốn góp một tiếng nói giúp học sinh, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn GDCD nói riêng. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp đồng môn nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD ở trường THPT hiện nay. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Với đề tài này đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 11, 12 ở trường THPT Đông Sơn 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Sử dụng phương pháp quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dướng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đảng ta khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” điều đó được thể hiện trong các nghị quyết trung ương. Nghị quyết Trung ương VIII “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học. Bồi dưỡng năng lực tự học và ý chí vươn lên”. NQ TƯ IV “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Môi trường đào tạo phải hướng vào đào tạo con người năng động, sáng tạo. “Phát triển qui mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn”. Trích kết luận của hội nghị lần IV BCH TƯ khóa 9. Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới, vấn đề dạy học và chất lượng dạy học ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
2.2. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môi Giáo dục công dân trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trong trường THPT, GDCD là một trong những môn học trang bị cho học sinh thế giới quan nhân sinh quan khoa học, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống nhân cách cho học sinh, hình thành ở thế hệ trẻ hệ thống giá trị chuẩn mực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay công tác thành lập và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD có nhiều khó khăn. Bởi vì lâu nay trong quan niệm của không ít phụ huynh và học sinh thì môn GDCD vẫn bị coi là “môn phụ”, không thi Tốt nghiệp, không thi Đại học nên hầu như học sinh không có sự đầu tư cho môn học này. 
Thực tế đã có em định tham gia đội tuyển nhưng bố mẹ không đồng ý, vì mục đích cuối cùng của nhiều phụ huynh là cho con thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng nên chỉ cho con mình ôn thi 3 môn theo khối, mà không nhiệt tình và thậm chí không muốn con mình dự thi đội tuyển học sinh giỏi - nhất là đội tuyển môn GDCD vì họ cho rằng: Học và thi để làm gì, chỉ mất thời gian vô ích! Một số học sinh đã tâm sự với tôi: “Cô ơi, bố mẹ em chỉ cho thi các môn theo khối thôi kể cả thi không đạt giải, còn thi môn GDCD thì bố mẹ em không đồng ý cô ạ”. 
Thực tế trên đã không những làm giảm lòng nhiệt tình, tâm huyết và sự đam mê của giáo viên dạy GDCD nói chung và giáo viên bồi dưỡng đội tuyển nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự tự tin của một số rất ít học sinh sẽ tham gia đội tuyển, các em ngại vì phải thi GDCD! Chính vì lẽ đó, các năm trước đây có nhiều trường trong tỉnh, kể cả trường chuyên Lam Sơn đã không thể thành lập được đội tuyển môn GDCD.
Cách đây nhiều năm, cũng giống như đa số các trường THPT trong toàn tỉnh, mặc dù Ban giám hiệu trường THPT Đông Sơn I rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, nhưng kết quả của môn GDCD hàng năm không cao, có năm không có giải. Thông thường bước vào năm học lớp 12, cuối học kỳ I mới chính thức thành lập đội tuyển môn GDCD. Vì thế giáo viên phụ trách trực tiếp lên kế hoạch phụ đạo cho các em một số buổi để đi thi.. Từ thực tế trên, Ban giám hiệu đã thay đổi cách chỉ đạo, không để cho việc bồi dưỡng tự phát trong giáo viên, học sinh mà giao khoán hẳn cho giáo viên có kế họach chọn đội tuyển ngay từ đầu năm học lớp 12. Với cách làm này chất luợng và số lượng đã có thay đổi nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế, tỷ lệ học sinh đạt giải ít, chưa đủ chỉ tiêu và đặc biệt không có giải cao.
 Kết quả của thực trạng trên
Năm học
Số HS dự thi
Số HS đạt giải
Xếp loại cấp tỉnh
Nhất
Nhì
Ba
Khuyến khích
2004- 2005
7
0
0
0
1
57
2005- 2006
8
0
0
0
2
50
2006- 2007
8
0
0
0
2
52
2007- 2008
9
0
0
1
2
47
2008- 2009
10
0
0
1
2
52
Bản thân tôi bắt đầu được Ban giám hiệu phân công phụ trách đội tuyển từ năm học 2004- 2005. Đứng trước thực tế đó, tôi luôn trăn trở để trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi?
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết.
2.3.1 Thành lập đội tuyển
2.3.1.1. Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn GDCD
Châm ngôn có câu: “Có bột mới gột nên hồ”. Quả đúng như vậy, trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi người thầy đóng vai trò quan trọng nhưng học sinh là yếu tố quyết định sự thành công. Thông thường những em có tố chất thông minh, học lực khá - giỏi bao giờ cũng đăng ký vào đội tuyển các môn học theo khối như: Toán, lý, hoá, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ rồi cuối cùng mới đến GDCD. Đó cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra xu thế hiện nay, học sinh học theo ban xã hội ngày càng ít và thậm chí không có. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, thích học môn GDCD? Điểm xuất phát phải bắt đầu từ người thầy. Thầy phải thực sự coi bộ môn mình dạy như cái nghiệp của mình để chuyên tâm gắn bó và sáng tạo không ngừng. Ngoài năng lực truyền thụ tri thức lí luận khoa học, thầy phải nhập vai là minh chứng sống động trong thực tiễn để học sinh thấy được sự thú vị cũng như ý nghĩa của bộ môn có tính định hướng và tính giáo dục cao. Niềm say mê ấy phải được bộc lộ qua từng bài giảng, trong từng câu chuyện đời thường và giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống.
Vì thế tôi nhận thấy, giáo viên dạy đội tuyển môn GDCD phải là người truyền được “lửa” cho học sinh. Tức là phải khơi dậy ở các em sự yêu thích môn học, niềm tin và lòng say mê để các em tự giác tham gia với động cơ đúng đắn và có quyết tâm thi đạt kết quả cao. Có thể nói, đây là khâu quan trọng nhất tác động đến tâm lý học sinh thực sự có hiệu quả vì nó quyết định việc các em sẽ học và thi như thế nào. Để làm được điều này, theo tôi giáo viên vừa đóng vai trò là người thầy đồng thời cũng là người bạn lớn của các em, để phân tích và chỉ ra cho các em thấy được những lợi thế khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi. Đó chính là phương pháp học như thế nào để nhớ nhanh, nhớ kỹ và nhớ chính xác nhất. Điều này đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với kiến thức các môn xã hội. Ngoài ra, còn giúp các em kỹ năng xác định đề, phân tích đề, khả năng lập luận tư duy, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong các môn khoa học tự nhiên. Và điều quan trọng hơn đó là các em được trải nghiệm phương pháp học tập cũng như tâm lý khi bước vào kỳ thi, từ đó có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp kịp thời Có thể nói, đó chính là những bước đi ngắn giúp các em tiến đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học vững chắc hơn. 
Ngoài phương pháp truyền thống là cho học sinh tự đăng ký, qua từng tiết học, từng bài kiểm tra đánh giá, giáo viên cần phát hiện những học sinh có khả năng trình bày bài, khả năng vận dụng và giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống và thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn giới thiệu để lựa chọn, động viên các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp trường tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. Vì thế, có những em học lực còn rất hạn chế, song các em cũng hăng hái đăng ký dự thi với mong muốn được học hỏi nhiều hơn. Kết quả là số luợng học sinh đăng ký ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2008-2009 là 15 em, năm học 2012-2013 là 20 em, năm học 2015-2016 là 27 em Từ nguồn học sinh như trên, sau khi thi học sinh giỏi cấp trường tôi tiến hành lựa chọn danh sách đội tuyển, theo thang điểm từ cao xuống thấp và lấy từ 10 đến 12 em.
Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng tôi còn tiếp tục thi khảo sát ít nhất hai lần để đánh giá chính xác khả năng của từng em. Từ đó có thể lấy bổ sung thêm hoặc loại bớt một số em không tiến bộ trong đội tuyển. Với cách làm này, trong nhiều năm liên tục đội tuyển do tôi phụ trách đều có số lượng tối đa là 10 em dự thi cấp tỉnh( Từ năm 2014 là 05 em). 
Như vậy, để chọn đội tuyển một cách hiệu quả cần thực hiện tốt các bước sau đây:
Bước 1: Giúp học sinh hiểu, nhận thức đúng về vai trò của bộ môn và lợi thế khi tham gia đội tuyển.
Bước 2: Lập danh sách dự tuyển, động viên khích lệ học sinh tham gia dự thi.
Bước 3: Thi tuyển theo kế hoạch chung của nhà trường để lập danh sách từ cuối năm học lớp 11.
Với những phương pháp như trên tôi đã động viên được nhiều học sinh tham gia dự thi và chọn được những em có lực học khá ở các khối A, B, D khác với trước đây phải bắt buộc các em mới đi thi. Có thể nói, đó là niềm động viên rất lớn đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD trong điều kiện hiện nay. 
Tuy nhiên để làm được điều đó, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết trong giảng dạy và điều quan trọng hơn đó là tính bền bỉ, kiên trì, không lùi bước trước khó khăn để thuyết phục và khích lệ được các em tự nguyện tự giác tham gia. Giáo viên phải là người có uy tín với học sinh được các em tin tưởng quý mến. Ngoài ra, kết quả thi đội tuyển đã đạt được của những năm trước chính là minh chứng để củng cố niềm tin đó với đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh trong những năm học tiếp theo.
2.3.1.2. Giúp đỡ, động viên khích lệ các em trong đội tuyển thường xuyên, kịp thời.
Do số học sinh trong đội tuyển phân tán ở nhiều lớp khác nhau, lịch học thêm của các em thường lệch nhau, cho nên để chọn được 1 buổi không trùng với lịch học của tất cả các em là điều rất khó khăn. Trước đây, để đảm bảo cho các em không phải nghỉ học các môn khác, tôi đã chọn phương án là dạy thêm vào các buổi chập tối (khoảng từ 17h đến 18h30). Đối với các em đây là khoảng thời gian không học thêm ca nào, nên sau khi học xong các môn khác các em ở lại học tiếp. Dù bụng đói và rất mệt nhưng các em vẫn tham gia với tinh thần rất vui vẻ và hào hứng. Chính điều đó đã làm tôi thực sự cảm động và là động lực giúp tôi kiên trì quyết tâm hơn, vượt thoát khỏi tâm lý tự ti để khẳng định sự bình đẳng giữa môn GDCD với các bộ môn khác và với mong muốn làm được điều mà mình tâm huyết. Có nhiều hôm trong giờ nghỉ giải lao tôi đã mua bánh mỳ, bánh quy,  để cô trò cùng ăn cho đỡ đói. 
Thấu hiểu những khó khăn đó bước sang năm học 2014-2015, Ban Giám hiệu nhà trường đã lên thời khoá biểu cho các đội tuyển được học vào các buổi chiều thứ 3 hàng tuần. Trong các buổi dạy, lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm, xuống lớp trao đổi động viên cả thầy và trò. Điều đó đã tạo thêm động lực, niềm tin cho chúng tôi nỗ lực cố gắng nhiều hơn.
Một buổi ôn luyện của đội tuyển
Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phải thực sự là người có “Tâm” với học sinh đội tuyển của mình. Sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở thái độ, lời nói, kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt cho các em mà còn bằng tất cả tấm lòng, không đơn thuần là tình thầy trò mà như một người thân thực sự của các em. Vì thế, các em sẵn sàng chia sẻ với tôi về mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi thường đến thăm gia đình học sinh trong đội tuyển vào các dịp nghỉ lễ, sinh nhật đặc biệt là khi các em bị ốm phải nghỉ học, qua đó để hiểu hơn về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Nhờ vậy, nhiều phụ huynh đã có cái nhìn đúng hơn về vai trò của bộ môn, hiểu được lợi thế khi các em được tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD. 
2.3.2. Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả
Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, trước hết giáo viên phải lập được kế hoạch tổng thể, có được “chương trình khung” và kế hoạch cho từng giai đoạn. Chẳng hạn, trong năm học kế hoạch là 30 buổi dạy thì giáo viên phải cụ thể hoá về thời gian, nội dung ôn luyện, từ đó giúp học sinh hiểu, định hình được những việc cần làm để các em chủ động hơn trong quá trình ôn tập kiến thức cũ và lĩnh hội tri thức mới. Đồng thời qua đó các em sẽ thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức trọng tâm trong mỗi bài, mỗi phần và mỗi chương trình cũng như toàn cấp. Hệ thống hoá kiến thức và mở rộng kiến thức trong các buổi dạy là điều rất quan trọng. Tuy nhiên không có nghĩa là dạy lại kiến thức một cách đơn thuần mà giáo viên phải hệ thống kiến thức theo từng chủ đề cụ thể. Mục tiêu chính của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp các em trở thành người kiến tạo tri thức thay vì là những người sử dụng tri thức. Ôn tập đến đâu, kiểm tra đến đó. Khi ôn tập lý thuyết bao giờ cũng gắn với bài tập vận dụng bằng hình thức bài tập trắc nghiệm giải thích hoặc bài tập tình huống để học sinh làm quen với kỹ năng vận dụng lí luận vào thực tiễn đồng thời có thể lý giải các hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội
Ngoài ra để giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu giáo viên cần có những ví dụ liên hệ thực tế bằng các đồ dùng dạy học như tranh ảnh minh hoạ, lược đồ, biểu đồ, đặc biệt có thể sử dụng chương trình Powpoint để hỗ trợ. Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên cập nhật các số liệu, thông tin mới để minh hoạ cho bài dạy. Tài liệu tham khảo cũng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình bồi dưỡng: Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, Bài tập pháp luật, Tình huống pháp luật, các văn bản luật có liên quan như Hiến pháp 2013, Bộ luật dân sự, luật Hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới, luật khiếu nại tố cáo đều có thể cung cấp cho học sinh những dẫn chứng chính xác khi vận dụng vào bài làm.
2.3.3. Rèn luyện kỹ năng tự học, tự đọc tài liệu, khai thác kiến thức cho học sinh
Để rèn luyện kỹ năng tự học, đọc tài liệu khai thác kiến thức ở từng bài trong SGK, giáo viên cần chỉ rõ cách khai thác từng nội dung cụ thể bằng phương pháp đi từ khái quát đến cụ thể và từ đó có sự liên hệ vận dụng trong cuộc sống, sau đó giao nhiệm vụ để các em tự học và kiểm tra bằng các bài viết. 
Ví dụ: Ở Bài 1 SGK GDCD lớp 12: Pháp luật với đời sống. Để giúp học sinh nắm vững trọng tâm và khắc sâu kiến thức thông qua các ví dụ trong thực tế không chỉ giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu mà còn kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi dạng câu hỏi như: Có ý kiến cho rằng: “Ở đâu có pháp luật ở đó không có tự do”, quan điểm của em về ý kiến trên như thế nào? Thay cho câu hỏi: “Trình bày vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội?”
Với dạng đề này thực tế là không khó nhưng nếu học sinh không đọc SGK và đặc biệt là các điều luật đã trích dẫn ở phần Tư liệu tham khảo thì chắc chắn sẽ khó có câu trả lời đúng.
2.3.4. Coi trọng khâu ra đề, làm đáp án, chấm chữ và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh
2.3.4.1. Ra đề và đáp án
Để rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh, giáo viên cần hiểu đây là một công việc không dễ, đòi hỏi nhiều thời gian công sức của cả thầy và trò mới đem lại kết như mong muốn. Bởi đa số các em sau khi được chọn vào đôị tuyển thì điểm yếu nhất đó chính là kỹ năng làm bài, một phần là do các em học theo khối A,B có thế mạnh ở các môn tự nhiên hơn là các môn xã hội. Vì thế giáo viên chỉ nói hoặc nhắc nhở thôi thì chưa hẳn các em đã hiểu và khắc phục được. Do đó cần phải có thời gian kiểm định qua các bài kiểm tra viết mới thấy được sự tiến bộ rõ rệt của từng em. 
Để việc luyện tập có hiệu quả và học sinh không thấy chán, tôi đã chuẩn bị nguồn đề, như sau :
- Các đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm trước.
- Đề thi học sinh giỏi các tỉnh khác sưu tầm qua đồng nghiệp hoặc truy cập trên mạng.
- Đề tôi soạn cho các em từ các nguồn tư liệu và bám sát SGK, theo cấu trúc định lượng giữa phần tự luận và phần trắc nghiệm, bài tập tình huống, lượng kiến thức, số câu hỏi ở chương trình lớp 10,11,12 một cách hợp lý.
- Sử dụng các câu hỏi khó trong tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo khoa và sách bài tập, những câu hỏi giải thích lí  đòi hỏi học sinh phải hiểu vấn đề mới làm được.
 Muốn có nguồn tư liệu đó, trong nhiều năm qua tôi phải sưu tầm tài liệu, bảo quản có hệ thống các đề thi, các kiến thức mới trong mỗi đề thi và các nội dung khác minh thu thập được qua đồng nghiệp, qua các đợt tập huấn, đóng thành tập lưu trữ để tạo nguồn tư liệu cho bản thân. 
Trong quá trình thực hiện tôi luôn chú ý cách ra đề sao cho có hiệu quả và gây được hứng thú cho học sinh. Mỗi đề thi đều phủ khắp kiến thức của chương trình đã học và có cấu trúc như một đề thi chính thức. Các bài tập tình huống và câu hỏi đảm bảo đủ 3 mức độ: nhớ; hiểu và vận dụng. Trong quá trình thực hiện, cần hiểu tâm lý học sinh là nếu đề ra không hay thì học sinh sẽ không thích làm và chán. Vì vậy, giáo viên phải có đầu tư thực sự cho việc ra đề. Thực tế tôi đã cho các em làm không dưới 10 đề thi tại lớp. 
Tóm lại, tuỳ theo từng mốc thời gian và lượng kiến thức đã ôn tập để đưa ra các bài kiểm tra cụ thể. Chẳng hạn, ở giai đoạn đầu tôi thường ra câu hỏi kiểm tra trong khoảng thời gian là 90 phút, sau đó tăng dần lên 120 phút, 150 phút, rồi mới đến các bài kiểm tra 180 phút. Đặc biệt, tất cả các bài kiểm tra đó tôi đều cho các em làm vào tờ giấy thi theo mẫu in của Sở. Điều này sẽ giúp các em làm quen với các dạng đề trong thời gian khác nhau để từ đó định lượng thời gian của mỗi câu ứng với số điểm nhất định. Ví dụ câu ít điểm thì các em không cần viết quá dài mà phải tập trung vào các ý cơ bản của câu hỏi, không được trình bày lan man. 
Trước khi các em làm đề, tôi cho các em trao đổi thông tin về các dạng đề thi của những năm trước, qua đó giúp các em hiểu cấu trúc đề thi, kỹ năng xác định yêu cầu của đề và phương pháp nhận dạng đề thi một cách cơ bản cũng như kỹ năng làm bài sao cho có hiệu quả nhất. Trước khi thi 2 tháng tôi cho các em luyện đề nhiều hơn (1 tuần/2 đề). Đối với dạng đề trắc nghiệm, bài tập tình huống, nếu là câu hỏi yêu cầu khẳng định đúng sai thì phải khẳng định trước rồi mới giải thích vì sao? Đối với câu hỏi giải thích vì sao thì phải giải thích rõ trọng tâm, không lan man (hỏi gì trả lời ngay vấn đề đó, không cần dẫn dắt dài dòng) Đối với câu hỏi tự luận tôi yêu cầu các em chú ý cách trình bày sao cho bài viết phải có bố cục rõ ràng, lôgíc. Từ đó các em hiểu rằng, tuy bài viết của môn GDCD không phải là một bài văn nhưng kết cấu chỉnh thể của nó cũng phải theo trình tự như vậy. 
Ngoài ra, tôi còn ra đề cho các em tự học ở nhà. Theo tôi nếu các em nghiên cứu tài liệu hoặc thảo lu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_boi_duong_hoc_sinh_gi.doc