SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Toán lớp 1

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Toán lớp 1

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả dạy - học ở bậc Tiểu học. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp các em chiếm lĩnh tri thức, phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diệ n nhân cách cho học sinh.

Mục tiêu môn Toán trong chương trình Tiểu học nói chung và mục tiêu môn Toán lớp 1 nói riêng đặc biệt chú trọng việc hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có lời văn có nhiều ứng dụng thiết thực để góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí. Một trong các mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học toán hiện nay là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng vào giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. Đã có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu áp dụng để thực hiện mục tiêu nói trên. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng là một trong những giải pháp đang được quan tâm nhiều như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học đồng loạt. Trong đó dạy học thông qua trò chơi toán học cũng được vận dụng khá thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học.

 

doc 19 trang thuychi01 49202
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy – học môn Toán lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
Trang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2. NỘI DUNG
3
2.1 Cơ sở lí luận
3
2.2 Thực trạng 
3
2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện 
5
2.4 Kết quả đạt được
14
3. Kết luận và kiến nghị 
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả dạy - học ở bậc Tiểu học. Trong các môn học ở bậc Tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí rất quan trọng, giúp các em chiếm lĩnh tri thức, phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. 
Mục tiêu môn Toán trong chương trình Tiểu học nói chung và mục tiêu môn Toán lớp 1 nói riêng đặc biệt chú trọng việc hình thành và phát triển các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải toán có lời văn có nhiều ứng dụng thiết thực để góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí. Một trong các mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học toán hiện nay là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng vào giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. Đã có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu áp dụng để thực hiện mục tiêu nói trên. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng là một trong những giải pháp đang được quan tâm nhiều như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học đồng loạt... Trong đó dạy học thông qua trò chơi toán học cũng được vận dụng khá thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học. 
Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em vừa qua lứa tuổi mầm non bắt đầu bước vào giai đoạn học tập. Vì vậy việc tổ chức trò chơi cho các em trong những giờ học là việc làm cần thiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Trong giờ học toán, tổ chức trò chơi học tập không những gây hứng thú, phấn khởi học tập cho các em mà còn giúp cho các em khắc sâu kiến thức, phát huy tinh thần đoàn kết, mạnh dạn tham gia vào các trò chơi, linh hoạt sáng tạo...Với tâm lý của học sinh lớp 1 là “vừa học, vừa chơi” thì các em mới thoải mái được về mặt tinh thần và tạo thêm hứng thú ham thích học toán. 
Xuất phát từ những lý do đã nêu ở trên, tôi mạnh dạn đưa ra : “Một số
kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập trong dạy - học môn Toán lớp 1” góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán lớp 1 hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, sáng kiến kinhnghiệm này nhằm nêu lên phương pháp dạy học toán nói chung và đề ra một vài kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập cho phù hợp với trình độ, nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học ở lớp 1, tháo gỡ phần nào khó khăn của các em khi giải quyết các bài học này. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải toán nói riêng, dạy học toán ở tiểu học nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức trò chơi học tập trong dạy - học môn Toán lớp 1. 
- Khách thể nghiên cứu: Tìm ra các hình thức và phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy - học môn Toán lớp 1. Từ đó, giúp các em dễ hiểu, hào hứng trong chương trình sách giáo khoa ở lớp 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Để nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Để có cơ sở về sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành nghiên cứu một số tài liệu như sau: các phương pháp dạy học toán ở tiểu học; sách giáo khoa; vở bài tập toán; ....
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm
 	Để đề ra phương pháp dạy học phù hợp, tôi tiến hành trao đổi, tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm giải toán của một số giáo viên tiểu học trong địa bàn huyện. Đặc biệt là giáo viên trường tiểu học. 
 	- Phương pháp quan sát
 Chúng tôi tiến hành quan sát thu thập thông tin về kiến thức, trình độ và khả năng giải toán của học sinh cũng như phương pháp dạy học giải toán của giáo viên trong các giờ lên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm
 Để kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các phương pháp dạy học đã đề xuất, trong thời gian tôi dạy lớp 1A, tôi biên soạn một số giáo án và tổ chức thực nghiệm một số bài tập cụ thể theo phương pháp dạy học đã nêu tại trường 
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Ở lứa tuổi Tiểu học, cơ thể của trẻ đang trong thời kì phát triển vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm mãi một cử động đơn điệu. Ở lứa tuổi này các em rất dễ nhớ và cũng rất chóng quên khi không tập trung cao độ. Vì vậy trong quá trình dạy - học người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập, học sinh phải được thường xuyên luyện tập. 
Với đặc điểm là lứa tuổi nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú, là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học của trẻ Tiểu học. Tuy nhiên đặc điểm này dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, gây căng thẳng trong giờ học. Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải kiến thức sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1, lớp mà các em mới vượt qua những mới mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập là chủ đạo. Các em không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như luôn có một hình thức học tập đơn điệu vì thế cần phải thay đổi linh hoạt các hoạt động học tập như thảo luận, làm bài thông qua trò chơi gây hứng thú và tạo tính tích cực chủ động trong học tập.
Trò chơi trong giờ học được xem như nội dung, phương pháp, phương tiện để giảng dạy các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Trong quá trình chơi, các em đã được trang bị tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỉ luật, hợp tác, sự sáng tạo... Bên cạnh đó giáo viên có cơ hội động viên, khích lệ học sinh hăng say học tập từ đó tạo cho các em một tinh thần thoải mái "học mà chơi, chơi mà học". 
Như vậy trò chơi không chỉ là phương pháp, phương tiện dạy học mà còn là phương pháp giáo dục. Hình thức tổ chức và nội dung trò chơi học tập phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn Toán Tiểu học nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng. 
2.2. Thực trạng 
a. Thực trạng về giáo viên
- Một số giáo viên chưa vận dụng trò chơi học tập thường xuyên trong quá trình dạy học môn Toán lớp 1 vì khi tổ chức trò chơi sợ lớp mất trật tự hoặc kéo dài thời gian tiết học.
- Nội dung và hình thức tổ chức trò chơi học tập trong giờ Toán lớp 1 chưa phù hợp, kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên cơ bản còn rất nhiều hạn chế dẫn đến quá trình dạy - học đạt hiệu quả không cao. 
b. Thực trạng về học sinh
- Đối với học sinh lớp 1, khả năng chú ý tập trung còn yếu, tính kỉ luật chưa cao, dễ mệt mỏi.
- Khi tham gia trò chơi học tập học sinh thường làm ồn, không rút ra những kiến thức cần thiết mà bài học yêu cầu thông qua hình thức “chơi mà học, học mà chơi.”
- Trò chơi học tập không sát với yêu cầu bài học, hình thức tổ chức trò chơi không phù hợp dẫn đến không lôi cuốn được học sinh tham gia hoặc tham gia nhưng hiệu quả khai thác kiến thức không cao.
Chính vì vậy mà kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh chưa cao.
Cụ thể với đề khảo sát như sau tôi tiến hành khảo sát ở khối lớp 1 vào thời điểm tháng 9 của năm học 2016 - 2017
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Thời gian: 40 phút
Bài 1: Số ?
 . . .... 	 .....
 . . . . ... .... .....
Bài 2: Số ?
2
3
6
7
9
8
7
5
4
Bài 3><=
 0 ..... 1 7........ 7 10........6
 ? 8......5 3 ........ 9 4........ 8
Bài 4: Số 
a. Có .. hình tam giác b. Có .. hình vuông
Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra kết quả thu được như sau
Lớp
Tổng số
học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1A
25
8
32
6
24
8
32
3
12
1B
25
9
36
5
20
8
32
3
12
Qua khảo sát, tổng hợp kết quả xếp loại học lực môn, kết quả thực trạng về chất lượng dạy - học môn Toán lớp 1 hiện tại, kết hợp tham khảo ý kiến, dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy trong quá trình dạy học môn Toán còn một số hạn chế sau:
- Nội dung trò chơi học tập tổ chức trong các giờ học toán chưa thực sự đa dạng. 
- Hình thức tổ chức trò chơi học tập trong các hoạt động của giờ toán còn bộc lộ nhiều hạn chế.
- Chất lượng môn Toán còn thấp.
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Các giải pháp
Qua quá trình nghiên cứu tôi xét thấy: 
Để vận dụng các trò chơi học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy - học môn Toán lớp 1 tôi thấy cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
	* Giải pháp 1: Nắm vững nguyên tắc khi lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập.
	 * Giải pháp 2: Tổ chức hướng dẫn các trò chơi học tập phù hợp từng mạch kiến thức trong chương trình môn Toán lớp 1. 
2.3.2. Tổ chức thực hiện
a) Nắm vững nguyên tắc khi lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập.
Trong quá trình dạy - học môn Toán ở Tiểu học nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng, trò chơi học tập góp phần quan trọng giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách khoa học và sáng tạo. Vì thế khi lựa chọn và thiết kế trò chơi học tập trong quá trình dạy - học môn Toán lớp 1, tôi thấy cần phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:
- Trò chơi học tập phải phù hợp tâm lí học sinh để phát huy hết khả năng sáng tạo của các em.
- Trò chơi học tập phải đạt được mục tiêu của nội dung kiến thức hoặc kĩ
năng cơ bản của bài học, đảm bảo đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong một thời gian ngắn đồng thời phải có nhiều học sinh được tham gia.
- Nội dung trò chơi phải được phân chia thành những yêu cầu, những đơn vị kiến thức, những bài tập rõ ràng để gắn với việc giải quyết mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài tập đó ứng với cá nhân học sinh, nghĩa là em nào cũng phải có trách nhiệm tìm ra lời giải, tránh chỉ có những em mạnh dạn, học giỏi mới tham gia.
- Nội dung trò chơi phải thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau để phù hợp với mục đích, nội dung của từng bài học.
- Khi tổ chức trò chơi học tập giáo viên cần phải biết hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng. 
- Khi thiết kế các đồ dùng dạy học, thiết bị phục vụ trò chơi học tập phải khoa học, đảm bảo tiện dụng, dễ làm, rõ ràng, đẹp mắt, nổi bật nội dung trò chơi và sử dụng được nhiều lần.	
- Với mỗi nội dung toán học, các trò chơi cũng có những hình thức, phương pháp khác nhau để phù hợp với mục đích, nội dung của từng bài học. Mỗi trò chơi học tập được soạn thảo trước khi thực hành. Cụ thể cần phải xác định được:
Tên trò chơi; mục đích; chuẩn bị đồ dùng; cách chơi.
- Các trò chơi thường được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp học với thời gian không quá 5 phút. 
- Với mỗi trò chơi, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cách chơi. Học sinh được trực tiếp tự đánh giá, giám sát lẫn nhau. Kết thúc trò chơi, giáo viên phải có nhận xét, tổng kết, khích lệ, biểu dương đồng thời kết hợp củng cố kiến thức.
- Với mỗi trò chơi cần tiến hành theo từng bước cụ thể. Trong quá trình dạy học, khi vận dụng tổ chức trò chơi tôi thường tiến hành qua các bước sau:	
* Bước 1: Giới thiệu trò chơi: 
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi (mô tả, thực hành mẫu, nêu rõ luật chơi)
* Bước 2: Tổ chức chơi.
* Bước 3: Nhận xét kết quả trò chơi, thái độ của người chơi.
b) Tổ chức hướng dẫn các trò chơi học tập phù hợp từng mạch kiến thức trong chương trình môn Toán lớp 1. 
* Một số trò chơi vận dụng vào dạy - học nội dung số học. 
Trò chơi trong các tiết học về nội dung số học giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về số đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100. Rèn luyện kĩ năng thực hành, đọc viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Dưới đây là một số ví dụ:
* 1. Trò chơi "Làm cho bằng 6" ( Vận dụng vào dạy - học tiết 16: Số 6)
* Mục đích:
- Củng cố khái niệm số 6. Nắm vững cấu tạo số 6, rèn luyện khả năng quan sát, khéo léo, nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị:
- 1 tờ giấy khổ A3 kẻ 9 ô hình chữ nhật (ô giữa ghi số 6) gắn trên bảng từ
- 6 hình vuông, 6 lá cờ, 6 bông hoa, 6 đồng hồ, 6 ngôi sao, 6 phong bì, 6 ô tô, 6 con chim (mặt dưới các hình có đính nam châm nhỏ)
* Cách chơi:
Mỗi đội 3 bạn chơi. Các bạn ở mỗi đội cần gắn nối tiếp các hình vào từng ô sao cho đủ 6 hình cùng loại ở mỗi ô. 
Đội nào gắn xong trước, đúng (hình minh hoạ bên dưới), đẹp thì đội đó thắng cuộc
Ž Ž Ž 
Ž Ž Ž
ÿÿÿÿÿÿ
O O O
O O O
6
¯ ¯ ¯
¯ ¯ ¯
y y y
y y y
¹ ¹ ¹
¹ ¹ ¹
¹
*2. Trò chơi "Thi vượt dốc"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 22: Luyện tập )
*
 Mục đích: 
- Củng cố về so sánh và sắp thứ tự các số trong phạm vi 10
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị sẵn hai hình vẽ như sau:
12 miếng bìa nhỏ, trong đó 5 miếng viết dấu lớn hơn (>), 3 miếng viết dấu bằng (=) và 4 miếng viết dấu bé hơn (<)
* Cách chơi:
Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 1 đại diện lên chơi. Các bạn còn lại cổ vũ và giám sát. Mỗi người chơi phải chọn những miếng bìa có dấu thích hợp gắn vào các ô trống trên mỗi bậc thang của hình vẽ để lên được đỉnh dốc.
Bạn nào lên được đỉnh dốc trước thì người đó thắng cuộc.
* 3. Trò chơi "Xếp đúng thứ tự"
* Mục đích: 
- Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị 2 bộ, mỗi bộ 5 tấm bìa hình vuông có gắn nam châm phía sau, trên đó có ghi các số bất kỳ.
0
4
6
3
9
Ví dụ:
* Cách chơi:
Giáo viên để sẵn các tấm bìa trên bàn. 2 học sinh đại diện cho 2 nhóm tham gia chơi. Giáo viên ra hiệu lệnh: “Hãy xếp các số đó theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Mỗi bạn xếp lại các tấm bìa theo lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc. 
* 4. Trò chơi "Thỏ tìm đường về chuồng"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 28: Luyện tập )
* Mục đích:
- Luyện tập làm các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 4
* Chuẩn bị:
Giáo viên treo lên bảng hai bức tranh ( giống nhau) như sau: 
* Cách chơi:
Hai nhóm cùng chơi, mỗi nhóm 5 bạn. Khi giáo viên ra lệnh "bắt đầu" bạn đầu tiên của mỗi nhóm lên điền số thích hợp vào ô trống trong khung xuất phát rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai, bạn thứ hai điền tiếp số thích hợp vào ô trống theo chiều mũi tên  cứ như thế, đến bạn thứ 5 lên điền số vào ô trống trong khung cuối cùng. 
Nhóm nào làm đúng và về đích trước thì nhóm đó thắng cuộc và được khen.
* 5. Trò chơi "Làm tính tiếp sức"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 39: Luyện tập )
* Mục đích:
Rèn kĩ năng làm tính cộng và trừ trong phạm vi 5
* Chuẩn bị:
Giáo viên vẽ sẵn trên bảng hình vẽ sau:
* Cách chơi:
Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra hiệu lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả vào phép tính đầu tiên vào hình tam giác rồi nhanh chóng trao lại bút viết cho bạn thứ hai. Cứ tiếp tục như vậy, bạn thứ 5 lên điền kết quả phép tính cuối cùng vào hình vuông.
Đội nào làm đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc.
* 6 Trò chơi "Tìm bạn"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 42: Luyện tập chung )
* Mục đích:
Luyện tập các phép tính cộng và trừ trong phạm vi 10
* Chuẩn bị:
- Giáo viên cắt, dán những chiếc mũ giấy hình thỏ, mèo gấu, voi ... trên các mũ đó viết các phép tính và trên một chiếc mũ khác viết kết quả của phép tính đó. Chẳng hạn:
* Cách chơi:
Một hoặc nhiều tổ học sinh cùng chơi. Mỗi bạn chọn một chiếc mũ đội lên đầu rồi cầm tay nhau xếp thành vòng tròn, đồng thời quan sát các phép tính cũng như kết quả của chúng ghi trên các mũ. Giáo viên hoặc chủ trò chơi ra hiệu lệnh: “Tìm bạn”. Các bạn phải lần lượt tự tìm đến nhau, chẳng hạn bạn đội mũ ghi 8 + 1 tìm đến bạn đội mũ có ghi số 9.
Trò chơi kết thúc khi mỗi người đều tìm thấy bạn của mình.
b. Một số trò chơi vận dụng vào dạy - học nội dung đại lượng và đo đại lượng
b.1. Trò chơi "Thợ chỉnh đồng hồ"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 118: Đồng hồ. Thời gian )
* Mục đích:
- Củng cố về xem đồng hồ
* Chuẩn bị: 
Mỗi học sinh chuẩn bị một mô hình đồng hồ (trong bộ đồ dùng học Toán 1) 
* Cách chơi:
- Cả lớp cùng chơi.
- Giáo viên hô, chẳng hạn: “4 giờ”, thì học sinh xoay kim ngắn và kim dài sao cho đồng hồ của mình chỉ đúng 4 giờ, rồi giơ lên.
- Bạn nào làm sai sẽ bị nhắc nhở và sửa sai.
b.2. Trò chơi "Giờ nào việc nấy" ( Vận dụng vào dạy - học tiết 119: Thực hành )
* Mục đích:
- Luyện tập về đọc giờ đúng và việc thực hiện theo thời gian biểu các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.
* Chuẩn bị:
- Mỗi bạn chuẩn bị một tấm thẻ bằng bìa, 1 mặt có màu xanh, 1 mặt có màu đỏ
* Cách chơi:
Giáo viên hoặc 1 bạn hô: 	“6 giờ sáng  thức dậy”
	“9 giờ sáng  ăn cơm tối”
	“7 giờ sáng  đi học”
Cả lớp lắng nghe và giơ thẻ mặt đỏ nếu thấy đúng, giơ mặt xanh nếu thấy
sai. Bạn nào giơ nhầm sẽ bị nhắc nhở. Chẳng hạn, với câu “9 giờ sáng  ăn cơm tối” nếu bạn nào giơ mặt đỏ là bị nhắc nhở. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy nhiều lần với nhiều câu hỏi khác nhau.
b.3. Trò chơi : " Xem đồng hồ và kể chuyện theo tranh"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 120: Luyện tập )
* Mục đích:
- Luyện tập về xem đồng hồ, đọc giờ đúng và nhận biết về một số thời điểm diễn ra các sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
- Rèn luyện khả năng xem tranh, quan sát, phân tích và so sánh
* Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn hai hình vẽ sau:
- 4 tấm bìa, có thể đính được trên bảng, trên đó có các dòng phụ đề của các bức tranh “Buổi sáng: học ở trường”; “Buổi trưa: ăn cơm”; “Buổi chiều: học ở trường”; “Buổi tối: nghỉ ở nhà”
* Cách chơi:
Hai nhóm, mỗi nhóm 4 bạn cùng chơi. Một bạn lên chọn một bức tranh nào đó và trả lời bằng cách đính phụ đề tương ứng cho bức tranh đó; chẳng hạn, đối với bức tranh thứ nhất thì đính phụ đề “Buổi sáng: học ở trường”. Sau đó về chỗ. Bạn khác trong nhóm nhanh chóng chỉ vào bức tranh thứ hai và trả lời tiếp tục.
Nhóm nào trả lời được nhiều câu đúng hơn sẽ được biểu dương.
b.4. Trò chơi "Xem lịch"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 115: Các ngày trong tuần lễ )
* Mục đích:
- Luyện tập về gọi tên các ngày trong tuần (Thứ hai, Thứ ba, Thứ tư, Thứ năm, Thứ sáu, Thứ bảy, Chủ nhật).
- Đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch tháng.
* Chuẩn bị:
- Treo lên bảng một tờ lịch tháng nào đó.
- 31 tấm bìa nhỏ có ghi các số từ 1 đến 31.
Chủ Nhật
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Thứ Bảy
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
* Cách chơi:
Hai hoặc nhiều bạn cùng chơi. Mỗi bạn rút một tấm bìa có ghi số. Đối chiếu với ngày ghi cùng số đó trên tờ lịch tháng. Đọc thứ, ngày của ngày vừa được chọn ra.
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì sẽ được khen thưởng.
c. Một số trò chơi vận dụng vào dạy - học nội dung hình học
c.1. Trò chơi "Đồ vật và hình dạng của chúng"
( Vận dụng vào dạy - học tiết 5: Luyện tập )
* Mục đích:
- Củng cố khả năng nhận dạng hình, rèn óc quan sát, trí tưởng tượng hình học và sự khéo léo nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị: 
Giáo viên chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:
› * u 4 Š 
8
*. Cách chơi:
Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 6 bạn đại diện lên chơi. Các bạn còn lại cổ vũ và giám sát. Yêu cầu quan sát kỹ các hình vẽ. Khi giáo viên ra lệnh “bắt đầu” thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên nối một đồ vật với hình vẽ thích hợp (nối các đồ vật với hình dạng tương tự của nó). Sau khi bạn nối xong về chỗ thì bạn tiếp theo mới được lên.
Đội nào nối đúng và xong trước thì đội đó thắng cuộc và được khen.
c.2. Trò chơi "Đố biết hình gì"(Vận dụng vào dạy - học tiết 4: Hình tam giác )
* Mục đích:
- Củng cố nhận dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
- Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật dãy hình.
* Chuẩn bị:
- Mỗi học sinh lấy sẵn 1 hình tròn, 1 hình vuông, 1 hình tam giác (trong bộ đồ dùng học Toán 1) đặt trên bàn.
- Giáo viên chuẩn bị dãy hình sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ)
?
* Cách chơi:
Cả lớp chơi.
- Giáo viên đưa dãy hình đã chuẩn bị lên bảng rồi nêu nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình trên và trật tự của nó, đoán xem hình ở ô “?” sẽ là hình gì?
- Giáo viên ra hiệu lệnh, học sinh sẽ chọn một trong ba hình của mình đã chuẩn bị sẵn và giơ lên.
- Những học sinh nào chọn đúng (hình vuông) sẽ được khen thưởng.
* Trên đây là một số trò chơi học tập mà tôi đã vận dụng thường xuyên trong quá trình dạy - học môn Toán lớp 1 do lớp tôi chủ nhiệm. Từ các trò chơi học tập trình bày như trên, với mỗi trò chơi tôi đã áp dụng cho nhiều tiết học khác nhau bằng cách thay đổi số lượng các phần tử trong phần chuẩn bị để phù hợp nội dung kiến thức bài học đó. Chẳng hạn: Trò chơ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tro_choi_hoc_tap_trong_day_h.doc