SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần hiệu quả ở trường THPT

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần hiệu quả ở trường THPT

 Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn.

 Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Sinh hoạt cuối tuần là thời gian để nhận xét, kiểm điểm lại những việc đạt được và những hạn chế sau một tuần học của một tập thể lớp. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức sinh hoạt cuối tuần ở một số trường THPT hiệu quả chưa cao. 45 phút nếu nói ngắn thì cũng không ngắn lắm nhưng cũng không dài. Vậy chúng ta làm gì với khoảng thời gian này? Hoạt động những gì cho phù hợp và thu hút học sinh tham gia? Đó là câu hỏi đặt ra của rất nhiều học sinh và giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT hiện nay.

 Theo quy định, GVCN là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.

 Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp SKKN: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT”

 

docx 18 trang thuychi01 6552
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần hiệu quả ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
 TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP 
CUỐI TUẦN HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Phạm Thị Thu Hương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác Chủ nhiệm 
 THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.
 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................
2
2
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
3
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
4
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.....
 4
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
4
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN Ở TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA .................................................
 6
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT 
7
2.4. HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG SKKN ....................................
 15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
16
16
3.2. KIẾN NGHỊ
 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT
1. MỞ ĐẦU
    1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
   Nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường phổ thông là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn.
       Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Sinh hoạt cuối tuần là thời gian để nhận xét, kiểm điểm lại những việc đạt được và những hạn chế sau một tuần học của một tập thể lớp. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức sinh hoạt cuối tuần ở một số trường THPT hiệu quả chưa cao. 45 phút nếu nói ngắn thì cũng không ngắn lắm nhưng cũng không dài. Vậy chúng ta làm gì với khoảng thời gian này? Hoạt động những gì cho phù hợp và thu hút học sinh tham gia? Đó là câu hỏi đặt ra của rất nhiều học sinh và giáo viên chủ nhiệm ở các trường THPT hiện nay.
       Theo quy định, GVCN là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý học sinh. GVCN lớp là người thay mặt hiệu trưởng quản lý, tổ chức, giáo dục học sinh trong một lớp và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu, trước hội đồng giáo dục nhà trường về chất lượng giáo dục của lớp mình phụ trách.
      Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp SKKN: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
  Giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính đối với học sinh trong lớp học của mình. Hay nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người cha, người mẹ chăm lo dạy bảo cho con cái của mình. Cha mẹ có sự giáo dục tốt, biết quan tâm, thương yêu và chăm sóc con cái chu đáo thì con cái mình nên người và ngược lạiBởi vậy, công tác chủ nhiệm lớp là một công tác vô cùng quan trọng của mỗi giáo viên trong trường học . Người giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ vừa giảng day vừa tổ chức để giáo dục, rèn luyện đạo đức hình thành nên nhân cách cho mỗi học sinh. 
Vì vậy bản thân luôn tìm tòi học hỏi để giờ sinh hoạt cuối tuần mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần bồi bổ tri thức, rèn luyện kĩ năng sống, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Từ đó tạo cho học sinh hứng thú, đam mê trong học tập.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
- Hoạt động sinh hoạt cuối tuần ở trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung Thanh Hóa.
- Hoạt động sinh hoạt cuối tuần ở lớp 12 C1 trường THPT Hoàng Lệ Kha, Hà Trung Thanh Hóa.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
  Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh THPT:
           Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em. Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ. Hứng thú học tập của các em ở lứa tuổi này gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp nên hứng thú mang tính đa dạng, sâu sắc và bền vững hơn.
            Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt. Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ. Học tập mang ý nghĩa sống còn trực tiếp vì các em đã ý thức rõ ràng được rằng: cái vốn những tri thức, kĩ năng và kĩ xảo hiện có, kĩ năng độc lập tiếp thu tri thức được hình thành trong nhà trường phổ thông là điều kiện cần thiết để tham gia có hiệu quả vào cuộc sống lao động của xã hội. Điều này đã làm cho học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm tương lai của mình. Các em bắt đầu có thái độ lựa chọn đối với từng môn học. Rất hiếm xảy ra trường hợp có thái độ như nhau với các môn học. Do vậy, giáo viên phải làm cho các em học sinh hiểu ý nghĩa và chức năng giáo dục phổ thông đối với giáo dục nghề nghiệp và đối với sự phát  triển nhân cách toàn diện của học sinh.
            Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho sự phát triển năng lực của các em. Nhà trường cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là  học sinh cuối cấp để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em.
   Học sinh THPT được sinh ra trong một môi trường xã hội có nhiều thuận lợi, nhưng ở các em cũng có những ưu điểm và nhược điểm mà trong công tác giáo dục cần lưu ý
  - Ở một số thanh niên tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu còn yếu, trình độ giác ngộ về xã hội còn thấp. Các em có thái độ coi thường lao động chân tay, thích sống cuộc sống đua đòi, ăn chơi sa đọa, trụy lạc
 - Thanh niên là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí, có mới nới cũ
 - Thanh niên rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại.
-  Thanh niên là tuổi đang phát triển về tài năng, tiếp thu cái mới nhanh, rất thông minh sáng tạo nhưng cũng dễ sinh ra chủ quan, nông nổi, kiêu ngạo ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn để nâng cao trình độ. Các em thích hướng đến tương lai, ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ.
 Việc xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những việc làm quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy và học. Một lớp học nghiêm túc, học ra học, chơi ra chơi thì việc dạy và học mới đạt hiệu quả cao. Giảng dạy và chủ nhiệm một lớp học với 50 em trong độ tuổi  đầy hiếu động thật là một việc làm khó. Để đạt được thành công, ngay từ những ngày đầu tiên mỗi giáo viên đều phải lên kế hoạch để xây dựng nề nếp sinh hoạt cho lớp. Đây là việc làm thiết yếu và đem lại khá nhiều thành công cho việc giảng dạy và chủ nhiệm .
 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
 Ở TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA.    
       Trong thực tế, thời gian hoạt động  trên lớp của học sinh sắp xếp vào tiết 5 sáng thứ 7 hằng tuần. Thời gian này các em đã hoàn thành xong công việc học tập của một tuần, nên hoạt động sinh hoạt lớp diễn ra khá đa dạng trong một lớp học.
- Học sinh: Đa số các em chỉ làm việc riêng của mình, một số em ôn bài, một số em đọc truyện và đa số là chỉ ngồi tán chuyện với nhau, sử dụng điện thoại...Mặc kệ cán bộ lớp tổng kết, nhắc nhở, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa vào lớp.
- Giáo viên chủ nhiệm đến lớp: nhắc nhở nề nếp trong tuần, thu các khoản đóng góp, xử lý học sinh vi phạm. Nếu lớp không có học sinh vi phạm hoặc không thu tiền thì quản lý trật tự cho đến hết 45 phút.
 Chính vì vậy, buổi sinh hoạt cuối tuần luôn diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, tạo tâm lý lo sợ, bất ổn cho học sinh. Ở những lớp không có học sinh vi phạm, giáo viên chỉ quản trật tự thì 45 phút trôi qua vô nghĩa. 
 Kết quả khảo sát giờ sinh hoạt cuối tuần ở khối 12, trường THPT Hoàng Lệ Kha thứ 7, ngày 11 tháng 5 năm 2019:
STT
LỚP
NỘI DUNG SINH HOẠT 
GHI CHÚ
1
12 A1
Gvcn xử lý học sinh vi phạm, Hs làm bài tập
2
12 A2
Gvcn xử lý học sinh vi phạm
3
12 A3
Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự, thu tiền
4
12 A4
Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự, thu tiền
5
12 A5
GVCN xử lý học sinh vi phạm, thu tiền
6
12 A6
GVCN xử lý học sinh vi phạm, thu tiền
7
12 A7
Hs ngồi chơi, vài em học bài, GVCN quản lí trật tự
8
12 A8
Hs ngồi chơi, GVCN quản lí trật tự
9
12 A9
Hs ngồi chơi, GVCN xử lý học sinh vi phạm, thu tiền.
 Đó là thực trạng khiến cho mục đích của hoạt động sinh hoạt cuối tuần không đạt được. Nó trở thành gánh nặng của giáo viên chủ nhiệm, nỗi lo sợ đối với học sinh và sự trăn trở của Ban giám hiệu.
 Trước tình hình đó, thiết nghĩ các em cần chuẩn bị tuần học tiếp đạt hiệu quả, với một tinh thần sảng khoái và phấn chấn. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần tạo cho các em những hoạt động bổ ích , trên tinh thần tập cho các em tự quản, tự điều hành hoạt động của lớp, rèn thêm cho các em những năng lực hoạt động và rèn thêm kĩ năng sống cho các em.Tạo ra một không khí đoàn kết thông hiểu lẫn nhau trong tập thể .
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
 HIỆU QUẢ Ở TRƯỜNG THPT.
 Trong lĩnh vực giáo dục, người thầy không chỉ có lòng “ yêu nghề mến trẻ ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn nữa là phải có một biện pháp, làm thế nào để đạt hiệu quả cao. Muốn học sinh tiếp cận được mọi tri thức, người giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp giúp các em có ý thức học tập chủ động tiếp thu kiến thức, hăng say và thi đua trong học tập. Qua thực tế, để nâng cao chất lượng dạy và học, ổn định nề nếp của học sinh giáo viên chủ nhiệm có rất nhiều biện pháp, bằng kinh nghiệm bản thân, tôi xin đã áp dụng các giải pháp sau:
 Thứ nhất: Chia thời gian 45 phút của buổi sinh hoạt cuối tuần thành 3 phần: 
- 15 phút đầu, cán bộ lớp sẽ sơ kết tình hình hoạt động tuần qua. Các tổ trưởng trình bày lên bảng kết quả học tập của tổ theo thang điểm trừ, cộng sau đó xếp loại từng học sinh. Lớp trưởng, bí thư, các lớp phó thẩm định tính chân thực của nhận xét mà các tổ trưởng trình bày, học sinh có thể phát biểu trình bày nguyên nhân những khuyết điểm mắc phải... giáo viên chủ nhiệm nhận xét, nhắc nhở.
- 10 phút tiếp theo giáo viên chủ nhiệm làm công tác hành chính: thông báo các chủ trương, kế hoạch của trường, thu tiền...
- 20 phút còn lại, tổ chức các trò chơi như:
 Tổ chức thi trắc nghiệm kiến thức.
Ban cán sự (BCS) Lớp là thành phần Ban tổ chức (BTC) cho lớp tham gia. BCS lớp có nhiệm vụ soạn các câu hỏi trắc nghiệm thuộc các môn học theo thời khóa biểu của ngày đó (mỗi Thành viên BCS lớp soạn ít nhất 2 câu trắc nghiệm, phân chia ra mỗi người soạn 1 môn để câu hỏi không bị trùng câu hỏi). Lớp trưởng là người tổng hợp các câu hỏi và dẫn chương trình các tổ thi với nhau, cuối tuần tổng hợp lại tổ nào trả lời nhiều nhất trong tuần thì tặng quà.
Đây là hình thức sinh hoạt nhằm giúp các bạn ôn lại kiến thức rất hiệu quả và cũng tạo được không khí thoải mái, sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh trước khi vào học. Hoạt động này cũng giúp cho lớp của các bạn sẽ có được 1 kho tàng câu hỏi trắc nghiệm để các ôn thi và làm kiểm tra.
Chú ý”: Người soạn câu hỏi phải giữ kín đề, người MC phải công bằng không thiên vị cho bất cứ ai. Ai giơ tay nhanh nhất thì chọn. MC phải ghi tên của người soạn câu hỏi phía sau các câu hỏi của người đó để không gọi nhầm ngay người soạn.
 15 phút khám phá.
 Tổ chức cho các tổ thi kể về các nhân vật lịch sử, những nhà nghiên cứu khoa học, theo câu hỏi bài cũ hoặc mới trong sách giáo khoa theo thời khóa biểu.
Từng thành của tổ lên kể, biểu diễn, cho các bạn nắm và cho các bạn bình chọn cuối tuần tuyên dương và tặng quà.
 Đây là hình thức sinh hoạt giúp các bạn phát triển được tư duy cũng như sự đầu tư vào câu chuyện và đặc biệt phát triển được năng khiếu của các bạn. Giúp các bạn nắm được nhiều kiến thức mới về khoa học, lịch sử.
Chú ý: Ngoài các nội dung có trong sách các bạn có thể tìm các nội khác liên quan đến các kiến thức đang học.
  Ví dụ:
- Khi học đến tập thơ “ Nhật kí trong tù”, học sinh có thể thi kể những mẩu chuyện về Bác Hồ.
- Kể tên những nhân vật lịch sử trong chiến dịch Điện Biên khi học đến lịch sử Kháng chiến chống Pháp
 Trò chơi tư duy.
 Tổ chức cho các bạn chơi các trò chơi tập thể nhằm phát huy tính tư duy và sự tập trung cho các bạn hoặc các câu hỏi vui.
 Ví dụ như: Trò chơi: “Trắng - đen”, “Nắm - mở”
 Câu đố 1: Dũng nhìn Xuân. Xuân nhìn Phong. Dũng đã kết hôn còn Phong thì chưa. Có một người đã kết hôn đang nhìn một người chưa kết hôn phải không? 
 Câu đố 2:Không dùng máy tính cũng không được viết - đánh máy xuống mà hãy tính nhẩm thật nhanh phép tính sau: Lấy 1000 rồi cộng với 40. Sau đó cộng tiếp với 1000 nữa. Giờ cộng thêm 30. Rồi cộng thêm 1000 nữa. Cộng tiếp với 20. Giờ cộng thêm 1000. Cuối cùng cộng thêm 10. Kết quả là:
 Câu đố 3: Có 10 con cá đang bơi trong bể. 2 con bơi xuống, 4 con bơi đi chỗ khác, 3 con chết. Hỏi ta còn lại bao nhiêu con 
 Câu đố 4: Hai người đàn ông đang chơi cờ vua. Họ đã chơi được 5 ván. Và mỗi người đều thắng 3 ván. Tại sao điều này có thể xảy ra? Câu đố 5: Tổng tuổi của cha và của con bằng 66. Tuổi của cha là nghịch đảo tuổi của con. Vậy tuổi của cha là bao nhiêu? Tuổi của con là bao nhiêu cá? 
 Câu đố 6: Một chiếc xe tải đang đi qua một cây cầu dài 1,5 Km. Cây cầy chỉ chịu được sức nặng tối đa là 7 tấn (nếu quá 1gam cầu sẽ sập ngay lập tức), đó cũng chính bằng trọng lượng của chiếc xe tải đó (tính cả trọng lượng của bác tài rồi nhé!). Chiếc xe đi đến giữa cầu thì dừng lại. Một con chim đậu lên đầu xe tải. Hỏi cây cầu có sập không? 
Câu đố 7: Tìm ra quy luật và điền tiếp số còn thiếu vào dãy số sau: 0, 0, 1, 2, 2, 4, 3, 6, 4, ? ......
 Tổ chức học nhóm kết hợp với truy bài.
 Nội dung thực hiện:
 - Cán sự bộ môn đưa ra các câu hỏi, bài tập của buổi bọc
 - Chia nhóm nhỏ theo bàn, sau đó tảo luận theo tổ.
 - Cán sự bộ môn tiến hành trả lời các câu hỏi, truy bài một số học sinh chưa chú ý. 
 Ví dụ: Khi học xong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu, cán sự môn văn có thể đặt ra câu hỏi: Phong cách nhà thơ qua bài “ Vội vàng” là gì?
 Trang bị kĩ năng sống.
- Cán bộ lớp đưa ra một tình huống khó xử trong cuộc sống để cùng nhau tìm cách xử lý.
Ví dụ: Bị bạn gái từ chối tình cảm, phải làm sao?
 Bạn sẽ làm gì nếu bị hiểu nhầm?...
- Thảo luận một số vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên, quyền trẻ em, văn hóa giao tiếp
- Trang bị kiến thức một số kĩ năng cần thiết trong cuộc sống như: 
 Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:
- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm;
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm;
- Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v
 Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;
- Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;
- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...;
- Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;
- Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục;
-  Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra), .
 Thứ hai: Giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch, soạn giáo án cho từng tiết sinh hoạt cuối tuần phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp, trường. Giao nhiệm vụ cụ thể cho những học sinh có năng lực chuẩn bị và điều hành .
 Sau đây là kế hoạch sinh hoạt lớp áp dụng cho lớp 12 C1 trường thpt Hoàng Lệ Kha, tháng 4
.
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Trò chơi tư duy.
(người tổ chức thực hiện: Hải, Thảo)
15 phút khám phá.
(người tổ chức thực hiện: Duyên, Anh)
Tổ chức học nhóm kết hợp với truy bài.
(người tổ chức thực hiện: Các tổ trưởng)
Tổ chức thi trắc nghiệm kiến thức.
(người tổ chức thực hiện: Hải, Thảo)
 Việc tổ chức cho học sinh thực hiện đòi hỏi giáo viên phải tận tâm, tìm tòi học hỏi. Phải xây dựng được bộ máy cán bộ lớp nhiệt tình, có trách nhiệm. GVCN giao việc cụ thể cho từng cán bộ lớp, theo năng lực, sở trường của từng em. Làm được như vậy giáo viên chủ nhiệm có thể yên tâm để cho lớp tự quản, chỉ cần giám sát các em là đủ.
 Sau đây là giáo án thể nghiệm một buổi sinh hoạt cuối tuần của giáo viên chủ nhiệm:
Tuần 15 Ngày soạn:20/11/2018
GIÁO ÁN SINH HOẠT CUỐI TUẦN, TUẦN 15.
I. MỤC TIÊU GIỜ HỌC.
- Sơ kết tình hình hoạt động tuần qua, nhận xét, nhắc nhở ưu điểm, nhược điểm của lớp trong tuần, phương hướng phấn đấu tuần tới.
- Thông báo các chủ trương, kế hoạch của trường trong tuần, tháng...
- Tổ chức các trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thông qua các câu chuyện tình huống.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.
 1. Phương pháp:
 - Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thực nghiệm khoa học.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.
 2. Phương tiện: Giáo án, máy chiếu..
III. TIẾN TRÌNH TỔ GIỜ BÀI HỌC.
1. Ổn định lớp
Hoạt động của GVvà HS
Yêu cầu cần đạt
 Hoạt động 1: 15 phút đầu, cán bộ lớp sẽ sơ kết tình hình hoạt động tuần qua. Các tổ trưởng trình bày lên bảng kết quả học tập của tổ theo thang điểm trừ, cộng sau đó xếp loại từng học sinh. Lớp trưởng, bí thư, các lớp phó thẩm định tính chân thực của nhận xét mà các tổ trưởng trình bày, học sinh có thể phát biểu trình bày nguyên nhân những khuyết điểm mắc phải... giáo viên chủ nhiệm nhận xét, nhắc nhở.
Hoạt động 2: 10 phút tiếp theo giáo viên chủ nhiệm làm công tác hành chính: thông báo các chủ trương, kế hoạch của trường, thu tiền...
Hoạt động 3: 20 phút còn lại, tổ chức các trò chơi.
- GV dùng máy chiếu, chiếu lần lượt các câu chuyện tình huống lên màn hình.
- Hs chia thành 4 nhóm theo 4 tổ để thi trả lời các tình huống, đội nào thắng sẽ được nhận phần thưởng từ hội phụ huynh lớp.
- GV gợi ý, đôn đốc hs trả lời:
I. CỦNG CỐ NỀ NẾP .
1. Lớp trưởng: sơ kết tình hình hoạt động tuần qua.
- Ưu điểm: Về nề nếp, học tập, công tác đoàn
- Tồn tại ở các mặt: nề nếp, học tập, công tác đoàn
2. Các tổ trưởng trình bày lên bảng kết quả học tập của tổ theo thang điểm trừ, cộng sau đó xếp loại từng học sinh. 
3. Lớp trưởng, bí thư, các lớp phó thẩm định tính chân thực của nhận xét mà các tổ trưởng trình bày.
4. Học sinh vi phạm có thể phát biểu trình bày nguyên nhân những khuyết điểm mắc phải... 
5. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, nhắc nhở những học sinh còn vi phạm nội quy, chỉ ra giải pháp khắc phục phù hợp với từng học sinh, từng lỗi vi phạm.
II. NHIỆM VỤ, KẾT HOẠCH TUẦN TỚI.
- Giáo viên chủ nhiệm làm công tác hành chính: thông báo các chủ trương, kế hoạch của trường, thu tiền...( Có văn bản kèm theo)
 III. TỔ CHỨC TRÒ CHƠI.
 Nội dung. 
Học sinh trả lời các tình huống sau: Tình huống 1: Khi ứng xử trong giao tiếp, nếu bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ thì bạn sẽ xử sự như thế nào? 
 Đáp án: 
- Bạn chớ phản đối và p

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_sinh_hoat_lop_cuoi_tuan_hieu.docx