SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động làm quen với thơ ca cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Định Bình, năm học 2017 - 2018

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động làm quen với thơ ca cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Định Bình, năm học 2017 - 2018

Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt ”.

Điều đó cho thấy vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ. Bởi trẻ em được ví như một “tờ giấy trắng”, sự tác động đúng hướng của giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển và hình thành nhân cách toàn diện của trẻ. Vì thế, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Ở trường mầm non hoạt động lµm quen víi t¸c phÈm v¨n häc giữ một vị trí quan trọng, nh»m môc ®Ých gãp phÇn h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn toµn diÖn nh©n c¸ch trÎ. Sù tiÕp xóc th¬ưêng xuyªn víi t¸c phÈm v¨n häc dư¬íi sù h¬ưíng dÉn cña c« gi¸o sÏ më mang nhËn thøc, ph¸t triÓn t¬ư duy, ng«n ng÷, trÝ t¬ưëng t¬ưîng sáng tạo cho các bé; h×nh thµnh ë trÎ nh÷ng c¶m xóc thÈm mü, t×nh c¶m ®¹o ®øc, th¸i ®é vµ n¨ng lùc c¶m thô v¨n häc nghÖ thuËt.

Sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương của trẻ mầm non đòi hỏi quá trình giáo dục giáo viên phải hết sức chú ý đến trẻ. Trong tổ chức các hoạt động giáo dục cần có sự linh hoạt, chủ động và phát huy tính sáng tạo.

 

doc 15 trang thuychi01 8652
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động làm quen với thơ ca cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Định Bình, năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mục lục
01
2
Phần I. Mở đầu
02
3
Lý do chọn đề tài
02
4
Mục đích nghiên cứu
03
5
Đối tượng nghiên cứu
03
6
Phương pháp nghiên cứu
03
7
Phần II. Nội dung
04
8
I. Cơ sở lý luận
04
9
II. Thực trạng việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm thơ ca hiện nay
04
10
III. Một số biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với thơ ca cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
05
11
IV. Kết quả đạt được trong quá trình tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với thơ ca
12
12
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
13
13
Tài liệu tham khảo
15
14
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm
15
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. 
Điều đó cho thấy vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ. Bởi trẻ em được ví như một “tờ giấy trắng”, sự tác động đúng hướng của giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển và hình thành nhân cách toàn diện của trẻ. Vì thế, Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. 
Ở trường mầm non hoạt động lµm quen víi t¸c phÈm v¨n häc giữ một vị trí quan trọng, nh»m môc ®Ých gãp phÇn h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn toµn diÖn nh©n c¸ch trÎ. Sù tiÕp xóc thưêng xuyªn víi t¸c phÈm v¨n häc dưíi sù hưíng dÉn cña c« gi¸o sÏ më mang nhËn thøc, ph¸t triÓn tư duy, ng«n ng÷, trÝ tưëng tưîng sáng tạo cho các bé; h×nh thµnh ë trÎ nh÷ng c¶m xóc thÈm mü, t×nh c¶m ®¹o ®øc, th¸i ®é vµ n¨ng lùc c¶m thô v¨n häc nghÖ thuËt.
Sự nhạy cảm và dễ bị tổn thương của trẻ mầm non đòi hỏi quá trình giáo dục giáo viên phải hết sức chú ý đến trẻ. Trong tổ chức các hoạt động giáo dục cần có sự linh hoạt, chủ động và phát huy tính sáng tạo.
Tổ chức hoạt động lµm quen víi t¸c phÈm v¨n häc ở trường mầm non đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi là công việc quan trọng đối với cô giáo, làm thế nào để giúp trẻ tiếp cận với nội dung truyện kể, thơ ca, những bài ca dao đồng dao, khai thác được ý nghĩa giáo dục vừa sức cho trẻ là cả một nghệ thuật mà cô giáo chỉ có thể thực hiện thành công khi cô giáo có sự hiểu biết đầy đủ về nó, biết khai thác nội dung của tác phẩm, những tình huống thực tiễn , những yếu tố mang tính giáo dục, dồn tâm huyết, tình thương và tinh thần trách nhiệm đối với trẻ và như vậy văn học mới thực sự thu hút trẻ bằng những tình tiết, những hình tượng, những nhân vật ngộ nghĩnh và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. 
Đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi khi tiếp cận với thơ ca, một trong những thể loại văn học lôi cuốn trẻ không chỉ ở những câu từ dễ nhớ, dễ thuộc; ở âm điệu, nhịp điệu vui tươi mà những hình ảnh hiện lên trong thơ ca dành cho trẻ mầm non lung linh cảnh sắc thiên nhiên, sự sống động của thế giới xung quanh tươi đẹp, gần gủi, thân quen và ngập tràn cảm xúc. Thơ ca không chỉ cung cấp nhận thức, rèn luện kỹ năng cho trẻ mà quan trong hơn đó là ý nghĩa giáo dục của thơ rất gần gũi, thiết thực và hiệu quả; có tác động tích cực đến việc hình thành thái độ hành vi cho trẻ.
Thực tiễn hiện nay việc tổ chức cho trẻ 3- 4 tuổi lµm quen víi thơ ca còn nhiều hạn chế, một số giáo viên chưa xác định được vị trí, vai trò của mình trong cách tổ chức, hướng dẫn trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”; tiết dạy chưa sinh động, chưa lôi cuốn được trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực.
	Do không có nguồn tài liệu phong phú; tâm lý ngại đưa những đề tài mới vào trong chương trình nên các bài thơ thường lặp đi lặp lại, gây nhàm chán đối với trẻ; đồ dùng đồ chơi còn thiếu, tính thẩm mỹ chưa cao nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào các hoạt động giáo dục...
Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp tích cực tổ chức cho trẻ làm quen với các tác phẩm thơ ca là hết sức cần thiết; nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen thơ ca mà còn góp phần giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Đó chính là những lý do mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động làm quen với thơ ca cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non Định Bình, năm học 2017-2018”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tìm ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động làm quen với thơ ca cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung: Biện pháp tổ chức cho trẻ làm quan với thơ;
- Địa điểm: Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, trường mầm non Định Bình;
- Thời gian: Năm học 2017-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, nghiên cứu các loại tài liệu, tạp chí, tạp san, chương trình GDMN liên quan đến nội dung của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành – trải nghiệm
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thực nghiệm.
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận
1. Tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với thơ ca
Thơ ca là một trong những loại hình văn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ; giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ Không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm. Thông qua nội dung các tác phẩm thơ ca giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ... Xuất phát từ tầm quan trọng đó mà hoạt động cho trẻ làm quen với thơ ca là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
Mặt khác, ông cha ta xưa có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” nên việc cho trẻ tiếp xúc với thơ ca ở giai đoạn này có ý nghiã rất lớn trong việc làm giàu vốn từ cho trẻ. Thông qua hoạt động làm quen với thơ giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển; đặc biệt là các từ tượng thanh, tượng hình Từ đó phát triển khả năng tư duy, giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp của thế giới xung quanh
2. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với thơ
	Ở độ tuổi mẫu giáo 3-4 tuổi, xuất hiện mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh mẽ và một bên là cơ thể trẻ còn quá non nớt. Để giải quyết vấn đề này, trẻ tìm sang một hoạt động mới: hoạt động vui chơi, mà thực chất là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trẻ thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh thông qua hoạt động vui chơi.
	Chính vì vậy, việc dạy trẻ làm quen với thơ là một việc làm quan trọng. Bởi vì, thơ ca góp phần thỏa mãn hoạt động vui chơi cho trẻ, nó nuôi dưỡng tâm hồn các em khôn lớn, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp và có nhu cầu tạo ra cái đẹp, hướng trẻ tới “Chân-Thiện-Mỹ”.
	Để trẻ làm quen với thơ đạt hiệu quả cao nhất thì vai trò của giáo viên là vô cùng quan trọng. Vì thế, cô giáo phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu tài liệu, mạng Internet có thể viết lời mới cho các bài thơ, sáng tạo ra những trò chơi sinh động, hấp dẫn, thu hút sự hứng thú của trẻ; tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với thơ phù hợp với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi; khơi gợi hứng thú, kích thích tò mò và giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm thơ ca một cách tốt nhất.
II. Thực trạng việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với tác phẩm thơ ca hiện nay
Đặc điểm tình hình
Định Bình là một xã thuần nông, nằm phía Đông Nam của huyện Yên Định, giáp với huyện Thiệu Hóa. Đời sống nhân dân mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với một số xã trong huyện. 
Nhà trường có tổng số 23 cán bộ giáo viên. Đội ngũ giáo viên trẻ, đã được biên chế nên đời sống kinh tế ổn định. Số học sinh toàn trường là 316 trẻ, trong đó trẻ mẫu giáo 265 trẻ, nhà trẻ 51 trẻ. Nhìn chung trẻ khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
Nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia từ năm 2008 và được UBND tỉnh công nhận lại năm 2015.
1.1. Thuận lợi
- Luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn.
- Bản thân là một giáo viên nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ; được tham gia học tập, bồi dưỡng các chuyên đề do phòng GD&ĐT tổ chức.
- Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi do tôi phụ trách được phân chia đúng độ tuổi.
- Trẻ ngoan ngoãn, thích khám phá sự vật hiện tượng xung quanh, thích nghe cô đọc thơ và đọc thuộc thơ
- Bản thân sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và biết soạn giáo án điện tử để dạy trẻ làm quen với thơ phù hợp với từng đề tài.
- Phụ huynh luôn tin tưởng tôi nên tỷ lệ trẻ đi học thường xuyên cao hơn so với các nhóm lớp khác trong trường.
Đây là điều kiện thuận lợi để tôi tổ chức, hướng dẫn trẻ làm quen với thơ.
1.2. Tồn tại, hạn chế
- Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với thơ vẫn còn mang tính áp đặt, chưa vận dụng được quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” vào trong quá trình tổ chức hoạt động. Giáo viên chỉ chú trọng dạy trẻ đọc thuộc, học thuộc mà chưa chú ý dạy trẻ đọc diễn cảm tác phẩm thơ ca. Đa số trẻ chỉ biết đọc đúng, đọc thuộc, mà chưa thể hiện được sắc thái tình cảm phù hợp đối với nội dung. 
- Giọng đọc chưa truyền cảm, còn lỗi phát âm.
- Do không có nguồn tài liệu phong phú, tâm lý ngại đưa những đề tài mới vào trong chương trình nên các bài thơ thường lặp đi lặp lại, gây nhàm chán đối với trẻ.
- Nhà trường đã xây dựng đạt chuẩn từ năm 2008 nên cơ sở vật chất xuống cấp, diện tích chật hẹp.
- Đồ dùng, tranh ảnh phục vụ cho hoạt động làm quen với thơ còn thiếu, tính thẩm mỹ chưa cao nên chưa thu hút được sự chú ý của trẻ vào các hoạt động làm quen với thơ.
III. Một số biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với thơ.
Biện pháp 1. Khảo sát, đánh giá ban đầu việc tổ chức cho trẻ làm quen với thơ ca.
Để đánh giá một cách đúng đắn kết quả các biện pháp tác động, trước khi thực hiện đề tài tôi tiến hành khảo sát thực tiễn các nội dung cần thiết về việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ ca ở trường mầm non. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để nắm vững mức độ hứng thú, khả năng ghi nhớ, hiểu và thể hiện được nội dung tác phẩm thơ của trẻ, từ đó có biện pháp dạy trẻ phù hợp, hiệu quả.
 Kết quả cụ thể cho thấy:
Đối tượng
Số lượng
Các nội dung đánh giá.
Trẻ mẫu giáo
3-4 tuổi
25 trẻ
Trẻ hiểu nội dung tác phẩm
Thể hiện được ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc của tác phẩm
Thể hiện được sắc thái biểu cảm và thái độ hành vi đúng đắn đối với tác phẩm
Hứng thú, tự tin trong hoạt động
Kết quả chung
Đạt
C. đạt
Đạt
C. đạt
Đạt
C. đạt
Đạt
C. đạt
Đạt
C. đạt
SỐ TRẺ
21
4
21
4
20
5
20
5
21
4
TỶ LỆ
84
16
84
16
80
20
80
20
84
16
Kết quả trên cho thấy chất lượng tổ chức hoạt động cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với thơ ca còn nhiều hạn chế, tỷ lệ trẻ đạt còn khiêm tốn: 28%; trẻ chưa đạt còn nhiều: 16%. Để nâng tỷ lệ trẻ hiểu nội dung tác phẩm, biết thể hiện ngôn ngữ của tác phẩm đúng, rõ ràng, mạch lạc và biểu hiện được cảm xúc, thái độ, hành vi đúng đắn khi tiếp cận thơ ca, giảm thiểu tỷ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu tôi đã tìm các biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng cho trẻ làm quen với thơ ca ngay ở lớp mình phụ trách trong năm học 2017- 2018. 
Trên cơ sở kết quả đó, trong năm học tôi đã quan tâm tổ chức hoạt động theo phương châm tiếp cận đến từng nhóm nhỏ và cá nhân trẻ. Trẻ chưa đạt ở nội dung nào tôi tập trung hướng dẫn nội dung đó. Nhờ vậy mà đến cuối năm khả năng cảm thụ tác phẩm thơ và thể hiện lại tác phẩm khá đồng đều giữa các trẻ; đồng thời tôi cũng phát huy được tố chất của trẻ năng khiếu.
Biện pháp 2. Tìm hiểu néi dung t¸c phÈm, x¸c ®Þnh ng÷ ®iÖu giọng đọc và thể hiện nghÖ thuËt ®äc diÔn c¶m
Như chúng ta đã biết sự cảm thụ tác phẩm thơ ca của trẻ phụ thuộc chủ yếu là từ cô giáo, trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có khả năng bắt chước và ghi nhớ máy móc vỡ vậy việc đọc diễn cảm cho trẻ nghe khi dạy trẻ đọc đúng một vai trò hết sức quan trọng. Giáo viên muốn đọc thơ diễn cảm thì trước khi đọc cần phải xác định được nội dung, ngữ điệu, vần điệu chủ đạo của bài thơ.
Trước khi đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô”, giáo viên cần xác định được nội dung bài thơ là nói lên tấm lòng em bé trong bài thơ bày tỏ nỗi niềm kính yêu gửi tới cô giáo nhân ngày 8/3 qua vẻ đẹp của các loài hoa của đồng quê. Màu sắc, dáng vẻ của mỗi loài hoa được tác giả miêu tả bằng những từ láy: “vàng tươi”, “hồng hồng”, “đỏ rực”, “tim tím”. Vì vậy giáo viên cần đọc rõ ràng, nhấn mạnh vào các từ láy để giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp của các loại hoa thay cho lời yêu thương gửi tới cô giáo của bạn nhỏ một cách rõ nét hơn.
Mặt khác, dựa trên ngữ điệu chủ đạo của bài thơ, giáo viên xác định âm điệu, nhịp điệu, vần điệu và có cách trình bày bài thơ một cách hấp dẫn, tạo cho trẻ sự hứng thú khi nghe cô đọc.
Khi đọc cho trẻ nghe bài thơ “ong và bướm”, ngữ điệu vui nhịp điệu nhanh, khi đọc cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với nội dung của từng đoạn thơ. Đối với đoạn thơ miêu tả con bướm đang dạo chơi, cô đọc một cách nhẹ nhàng, rõ ràng, nhấn mạnh vào các từ “lượn vườn hồng, để giúp trẻ nhận biết về hình dáng, đặc điểm của con bướm trắng. Khi đọc đến câu thơ: “Gặp con ong đang bay vội” thì lại cần phải đọc với giọng cao hơn để người nghe cảm nhận được sự vội vã, bận rộn làm việc của con ong. Những câu thơ thể hiện niềm vui của con ong khi làm việc cần mẫn, không đi chơi khi làm việc chưa xong. Với sự thay đổi âm điệu, nhịp điệu và có cách trình bày độc đáo sẽ tạo sự hấp dẫn đối với trẻ, trẻ hứng thú trong quá trình nghe cô đọc qua đó cảm nhận nội dung và có ấn tượng sâu sắc với bài thơ này.
Giáo viên cũng cần xác định ngữ điệu, nhịp điệu, vần điệu phù hợp cho từng câu, từng đoạn trong bài thơ, trong quá trình đọc thơ cho trẻ nghe, giáo viên cần thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc về tác phẩm làm sao khi đọc tăng thêm sức truyền cảm, tạo cho trẻ có cảm hứng thích thú với nội dung bài thơ khi nghe cô đọc.
Bài thơ “Tết đang vào nhà” có nội dung nói lên niềm vui của mọi người khi xuân về, tết đến. Khi đọc, giáo viên cần thể hiện sự náo nức chuẩn bị của mọi người trong gia đình để đón một cái tết thật vui vẻ. Giọng đọc của giáo viên phải thể hiện hết cảm xúc thông qua nội dung bài thơ để giúp trẻ cảm nhận được không khí vui tươi, đầm ấm của ngày tết cổ truyền dân tộc.
Mặt khác, thái độ, cử chỉ, điệu bộ của cô giáo khi đọc thơ là biểu hiện cảm xúc của cô giáo với nội dung bài thơ. Trẻ vừa nghe bài thơ, vừa nhận ra những cảm xúc thơ trên nét mặt cô giáo. Trẻ kết hợp quan sát sắc mặt thay đổi của cô giáo tương ứng với nội dung bài thơ.
Với bài thơ “Chú giải phóng quân” khi đọc đến câu thơ: Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ con” giáo viên có thể kết hợp động tác minh họa: đưa tay lên lau nước mắt như trẻ con khóc để trẻ thấy được sự tủi nhục khi bị thua trận của kẻ thù.
Đối với ca dao đồng dao, hiểu được nội dung tác phẩm, những sắc thái tình cảm trong ca dao và ý nghĩa giáo dục thiết thưc, sự hóm hĩnh, ngộ nghĩnh của những bài đồng dao kết hợp những trò chơi hứng thú, nghệ thuật đọc, truyền đạt nội dung và các biện pháp kích thích hứng thú giúp trẻ tiếp cận tác phẩm một cách có hiệu quả hơn và ý nghĩa giáo dục trở nên gần gũi, sát thực và lý thú.
“Xỉa cá mè” chẳng gì khác cho trẻ niềm vui trong khi chơi kết hợp lời ca và ý nghĩa giáo dục lao động, vệ sinh thật hóm hĩnh
“Bầu và bí” với sắc thái tình cảm đậm nét qua cách thể hiện và truyền đạt trẻ được bồi giáo dục tình yêu thương một cách tự nhiên. 
Biện pháp 3. Chú ý sửa sai và khắc phục những khuyết điểm của trẻ khi thể hiện tác phẩm thơ ca
Để giúp trẻ thể hiện thơ ca một cách diễn cảm thì trong quá trình dạy trẻ, giáo viên phải chú ý sửa sai và khắc phục những khuyết điểm của trẻ khi đọc, giáo viên phải nắm bắt được khả năng của các cháu để từ đó có những biện pháp phù hợp với từng trẻ. Đối với những trẻ có kỹ năng đọc thơ tốt nhưng chưa biết thể hiện cảm xúc trên nét mặt, chưa thể hiện được điệu bộ, cử chỉ minh hoạ để làm cho việc đọc sinh động, hấp dẫn người nghe thì giáo viên cần nhắc nhở, động viên trẻ cố gắng thể hiện tình cảm của mình qua nét mặt, điệu bộ, cử chỉ minh hoạ khi đọc để người nghe cảm nhận được tình cảm của trẻ đối với nội dung tác phẩm.
Khi đọc bài thơ “Bác Hồ của em” trẻ đã biết đọc với giọng trang trọng nhưng chưa thể hiện được tình cảm sắc thái trên nét mặt, chưa chú ý thể hiện một số động tác minh hoạ cho nội dung bài thơ. Khi đó giáo viên cần khắc phục khuyết điểm của trẻ bằng cách nói với trẻ: “Con có giọng đọc rất hay, rất diễn cảm, nếu như con cố gắng thể hiện tình cảm của mình qua nét mặt, ánh mắt hoặc có cử chỉ minh hoạ cho bài thơ khi đọc thì mọi người sẽ nhận thấy rõ hơn tình cảm của con đối với Bác Hồ kính yêu”. Với cách nhắc nhở, khích lệ nhẹ nhàng sẽ làm nảy sinh ở trẻ mong muốn thể hiện hết khả năng của mình để trình bày bài thơ một cách sinh động, hấp dẫn người nghe hơn.
Đối với những trẻ còn nhiều hạn chế trong khi đọc thì giáo viên cần thường xuyên gần gũi, động viên, hướng dẫn để khắc phục, uốn nắn những khuyết điểm của trẻ.
Đối với những trẻ có giọng đọc yếu, không mạnh dạn khi đọc, giáo viên cần thường xuyên cho trẻ đọc trước lớp, động viên trẻ đọc to, rõ ràng để các bạn nghe rõ hơn, kịp thời khen trẻ lúc trẻ đọc hay, đọc đúng, mạnh dạn đọc bài thơ.
Sau nhiều lần đợc đọc trước lớp, được cô giáo nhắc nhở, động viên trẻ sẽ khắc phục được những khuyết điểm của mình. Khi trẻ đã mạnh dạn, có kỹ năng đọc thì giáo viên nên khuyến khích trẻ thể hiện tình cảm của mình qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp.
Biện pháp 4. Khuyến khích trẻ bộc lộ, thể hiện ấn tượng của mình về tác phẩm thơ ca một cách hồn nhiên.
Điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm là không kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ trong việc bộc lộ cảm xúc của mình trong khi thể hiện các tác phẩm thơ ca.
Khi đọc thơ, mỗi trẻ có một cách thể hiện cảm xúc riêng của mình, giáo viên không nên yêu cầu trẻ phải thể hiện theo một khuôn mẫu nhất định, không áp đặt phải làm những điệu bộ, cử chỉ giống như cô, mà hãy để trẻ thể hiện hứng thú theo khả năng của mình. Cần khích lệ trẻ bộc lộ hết cảm xúc của mình đối với nội dung bài thơ theo cách riêng để phát triển những cảm xúc tích cực, sáng tạo của trẻ trong quá trình thể hiện. Nếu không sẽ làm mất hứng thú của trẻ, mất cảm xúc tích cực của trẻ trong hoạt động.
 Bài thơ “ong và bướm” khi đọc đến câu thơ “Đang bay vội!” cô làm điệu bộ minh hoạ đưa 2 tay ra làm động tác bay nhanh của con ong, cô không nên áp đặt tất cả trẻ phải bắt chước điệu bộ minh hoạ giống cô mà nên khích lệ trẻ thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Hoặc chỉ thể hiện qua giọng đọc của mình tuỳ theo hứng thú cảm xúc của trẻ.
Với bài đồng dao “Cây mía” tôi khuyến khích trẻ bộc lộ niềm vui khi mẹ đi chợ về và biết mô tả cây mía cong, dài mẹ mua một cách tự nhiên không gò bó, gượng ép theo ý cô, cứ như vậy ý nghĩa giáo dục tình cảm mới trở nên thiết thực với bé.
Biện pháp 5. Khích lệ trẻ thể hiện giọng đọc bằng nhiều hình thức một cách tự tin và diễn cảm.
Khi trẻ đã thuộc thơ, đã cảm nhận được phần nào chất thơ, cô giáo khéo léo tổ chức cho trẻ “học mà chơi, chơi mà học”, đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật. Giáo viên nên tổ chức cho trẻ thi đua đọc theo nhóm, từng cá nhân bài thơ mà trẻ đã bắt đầu thuộc một cách diễn cảm.
Khi muốn cho trẻ thi đua đọc thơ theo nhóm, giáo viên có thể dựa vào một số đặc điểm của trẻ như quần áo, đầu tóc, cô có thể nói: “Mời các bạn có áo màu xanh” hay “mời các bạn gái có mái tóc dài”... đọc thơ thật hay cho cô và các bạn nghe.
Với hình thức đọc thơ theo nhóm, theo tôi giáo viên chỉ giới thiệu nhẹ nhàng như vậy cũng góp phần khích lệ, tạo sự hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ cố gắng thể hiện hết cảm xúc của mình đối với bài thơ trước cô giáo và bạn bè.
Đối với hình thức cá nhân, khi trẻ vừa đọc hết bài thơ, giáo viên có thể mời một trẻ trong lớp nhận xét về giọng đọc, hình thức thể hiện c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_lam_quen_voi_tho_c.doc