SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10

SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10

Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn coi trọng yếu tố con người; coi “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”( Trích VKĐHĐBTQ lần XI, NXB CTQG – ST, Hà Nội 2011, tr 76); coi phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là một trong ba khâu đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020.

 Vấn đề trên đặt ra cho giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình. Trong những năm gần đây, nhất là năm học 2015- 2016 tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học hiện đại. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD). Qua thực tế tích hợp kiến thức liên môn trong môn GDCD giúp cho bài giảng (nhất là các bài phần triết học) trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo nên sự say mê yêu nghề đối với giáo viên. Nguyên tắc này giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức trong sự liên kết các ngành khoa học: Tự nhiên, xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội học cùng nhiều chuyên ngành khoa học khác Tạo tầm kiến thức sâu, rộng của giáo viên trong giảng dạy, làm đậm thêm nét đẹp trí tuệ của người thầy trong thời đại mới.

 Đối với học sinh, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn GDCD làm cho nhận thức học tập của học sinh được nâng cao, khắc phục tâm lý ngại khó, phát huy tính tích cực trong học tập, giúp các em hình thành khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các tình huống trong học tập, trong cuộc sống; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Đấy chính là điều rất quan trọng quyết định đạo đức và nhân cách của mỗi con người Việt Nam.

Tích hợp kiến thức liên môn không chỉ đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới các phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu của thời đại mà thực sự đã mang lại những hiệu quả cao trong dạy học. Để bồi đắp thêm những kinh nghiệm trong Dạy và Học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng môn học nói riêng, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10”

 

doc 18 trang thuychi01 12794
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
	Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước luôn coi trọng yếu tố con người; coi “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”( Trích VKĐHĐBTQ lần XI, NXB CTQG – ST, Hà Nội 2011, tr 76); coi phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là một trong ba khâu đột phá chiến lược trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2020.
	Vấn đề trên đặt ra cho giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình. Trong những năm gần đây, nhất là năm học 2015- 2016 tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học đã và đang được coi là tâm điểm của giáo dục Việt Nam, là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học hiện đại. Nguyên tắc này được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, môn học trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD). Qua thực tế tích hợp kiến thức liên môn trong môn GDCD giúp cho bài giảng (nhất là các bài phần triết học) trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo nên sự say mê yêu nghề đối với giáo viên. Nguyên tắc này giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức trong sự liên kết các ngành khoa học: Tự nhiên, xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, đạo đức, xã hội học cùng nhiều chuyên ngành khoa học khác Tạo tầm kiến thức sâu, rộng của giáo viên trong giảng dạy, làm đậm thêm nét đẹp trí tuệ của người thầy trong thời đại mới. 
 Đối với học sinh, tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy môn GDCD làm cho nhận thức học tập của học sinh được nâng cao, khắc phục tâm lý ngại khó, phát huy tính tích cực trong học tập, giúp các em hình thành khả năng tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với các tình huống trong học tập, trong cuộc sống; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, nhà trường và xã hội... Đấy chính là điều rất quan trọng quyết định đạo đức và nhân cách của mỗi con người Việt Nam.
Tích hợp kiến thức liên môn không chỉ đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới các phương pháp dạy học, phù hợp với yêu cầu của thời đại mà thực sự đã mang lại những hiệu quả cao trong dạy học. Để bồi đắp thêm những kinh nghiệm trong Dạy và Học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng môn học nói riêng, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10” 
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói chung phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10 nói riêng nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả trong dạy - học môn GDCD, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
	 1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về vai trò, ý nghĩa cách thức thực hiện tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay đạt hiệu quả.
 	1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết về Tích hợp liên môn trong dạy học.
 	 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về việc Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn GDCD nói riêng trong dạy học nói chung.
 	Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
	Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Nội hàm khoa học khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất trên những nét bản chất nhất của các thành phần đối tượng, chứ không phải là một phép cộng giản đơn những thuộc tính của các thành phần ấy. Hiểu như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được tiếp thu, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. 
	Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. 
	Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp.
	Trong Triết học duy vật biện chứng Mác – Lênin khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng. Như vậy, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Do đó, khi nhận thức về một vấn đề, chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật, hiện tượng ở một mối liên hệ rồi vội vàng kết luận bản chất và quy luật của chúng. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn một vấn đề phải đặt chúng trong mối liện hệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng đó, trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp, trên cơ sở đó ta mới nhận thức đúng và đầy đủ một vấn đề.
	2.2 Thực trạng vấn đề 
	 Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn học, nhất là với môn GDCD. Nếu như giai đoạn trước là yêu cầu tích hợp, lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị, kĩ năng sống Gần đây là việc tích hợp nội dung phòng chống tham nhũng ; phòng chống tác hại của game online có nội dung bạo lực không lành mạnh cũng được Bộ Giáo dục – Đào tạo triển khai vào chương trình của môn học. Như thế, có thể nói, giáo viên GDCD đã được làm quen và vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp này từ khá sớm. Thế nhưng, trong thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc này một cách sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua hoặc cũng có giáo viên đã thể hiện được tinh thần tích cực của việc tích hợp nhưng lại lúng túng trong nội dung và phương pháp thực hiện, xem tích hợp như là tổ hợp, gộp chung các kiến thức lại nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, chưa đạt được hiệu quả trong giảng dạy của giáo viên.
	Đối với nội dung kiến thức phần Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học - GDCD 10, là phần kiến thức rất khó, có tính trừu tượng khái quát cao, nhưng lại có vai trò rất quan trọng là góp phần hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn cho người học. Thế nhưng, tâm lý chung trong học sinh là chờ đợi, thụ động trong tiếp nhận kiến thức, trên lớp các em có thói quen tiếp nhận kiến thức theo kiểu một chiều, nghe và ghi chép những kiến thức mà thầy cô truyền thụ, vì thế kiến thức của môn học vốn đã khó, khô khan, trừu tượng lại càng tăng thêm sự ngại học của các em, đôi khi còn xem nhẹ, coi đó là môn phụ nên các em càng lười học hơn, khi gặp nội dung khó dễ có tâm lý bỏ qua không chịu suy nghĩ, tìm cách chiếm lĩnh kiến thức.
	Trên tinh thần của nghị quyết Hội nghi Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trường THCS- THPT Thống Nhất trong những năm học gần đây đã được Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chuyên môn và từng giáo viên đưa vào kế hoạch trọng tâm trong kế hoạch năm học, triển khai cụ thể trong kế hoạch tháng, tuần cả chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giảng dạy, giáo dục của mỗi giáo viên. Hầu hết ở các bộ môn, nhất là trong môn GDCD, dù ở mức độ khác nhau, đều đã thể hiện được tinh thần tích cực trong vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn dạy học của nhà trường, trở thành phong trào thi đua trong họat động Dạy và Học của cả thầy và trò. Song trên thực tế vẫn còn ở một số giáo viên tâm lý ngại vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bởi phải đầu tư nhiều về kiến thức chuyên môn cũng như thời gian soạn giảng nên có vận dụng nguyên tắc này nhưng thực hiện một cách sơ sài. Có giáo viên tuy rất tâm huyết nhưng vẫn còn lúng túng trong lựa chọn nội dung tích hợp, phương pháp, kĩ thuật dạy học, cách thức tổ chức giờ học Vì thế chưa thu hút, chưa tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học theo chủ để tích hợp, dẫn đến hiệu quả thực hiện còn hạn chế. Chính vì vậy, tích hợp kiến thức liên môn vào trong dạy học nói chung và môn GDCD nói riêng, nhất là phần công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học – GDCD 10 một cách hiệu quả là rất cần thiết. Bằng thực tế dạy học của mình, với đề tài này, tôi xin giới thiệu một số kinh nghiệm dạy học tích hợp của bản thân khi dạy học phần thứ nhất trong chương trình GDCD 10 để cùng tham khảo.
2.3 Các biện pháp và tổ chức thực hiện :
2.3.1 Các biện pháp.
2.3.1.1 Đối với giáo viên 
	 Để vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học môn GDCD và nhất là dạy những nội dung kiến thức của phần một trong chương trình GDCD 10 đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp này, không nên xem đó như là gánh nặng công việc, cần phải có kế hoạch, tích cực và chủ động trong việc đưa kiến thức liên môn vào trong từng tiết dạy của mình một cách linh hoạt sáng tạo, đạt hiệu quả. Muốn vậy giáo viên cần làm tốt các bước sau :
	- Xác định rõ nội dung kiến thức cần đạt ( mục tiêu bài học) theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
	Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của việc dạy học, nhất là dạy học tích hợp. Nếu giáo viên không xác định được mục tiêu bài học, thì trong quá trình dạy học tích hợp, chúng ta sẽ không đảm bảo được yêu cầu về kiến thức mà học sinh cần phải đạt được trong bài học theo đúng chương trình giáo dục mà Bộ đã đề ra và khi tích hợp liên môn dễ rơi vào tình trạng sa đà, lạm dụng kiến thức của các môn học khác, làm cho việc dạy học trở nên dàn trải, kiến thức bài học mờ nhạt, không hiệu quả. 
	- Xác định kiến thức liên môn cần tích hợp trong bài học.
	Lâu nay bước soạn bài truyền thống là trong từng bài học chúng ta cần xác định mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Thì dạy học tích hợp, ngoài các bước xác định về mục tiêu như trên tôi còn thực hiện thêm bước xác định các kiến thức liên môn có trong bài học. Đây là bước vô cùng quan trọng bởi vì không phải bài học nào cũng có kiến thức ở các môn học khác như nhau. Mỗi bài học sẽ liên quan đến một hoặc nhiều kiến thức ở các môn học khác nhau. Chính vì thế khi lựa chọn kiến thức để tích hợp, giáo viên cần đảm bảo được những yêu cầu sư phạm sau :
Đó là mối liên hệ kiến thức giữa kiến thức bài học với kiến thức ở những môn học khác trong chương trình giáo dục, từ đó xác định môn học nào tích hợp đạt hiệu quả nhất.
Ví dụ : Khi dạy bài 3 : Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất – GDCD 10. Sau khi xác định mối liên hệ giữa kiến thức của bài với các môn học khác thì tôi đã chọn các môn sau để tích hợp : 
Môn Hoá Kiến thức cơ bản về bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8. 
Môn Vật lý: Kiến thức cơ bản Bài 1: “Chuyển động cơ học” - Vật lý 8
Bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” - Vật lý 8 
Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1930 -1945, Lịch sử 9 Kiến thức tổng hợp, khái quát về sự biến đổi, thay thế của các chế độ xã hội trong lich sử.
Môn văn: Bài 11: Truyện ngụ ngôn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Ngữ văn 6 Môn Sinh: Bài 1: “Đặc điểm của cơ thể sống” - Sinh học 6 
 Bài 44: “Sự phát triển của giới thực vật”- Sinh học 6 
 Bài 31: “Trao đổi chất” - Sinh học 8
Nội dung kiến thức liên môn được tích hợp trong bài học phải có chọn lọc phù hợp với nội dung bài học, thời lượng tiết học, đảm bảo làm rõ trọng tâm kiến thức, mục tiêu bài học và tránh được lỗi lạm dụng kiến thức, ôm nồm kiến thức gây quá tải cho học sinh.
Ví dụ : Khi dạy khái niệm vận động, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức của bài 20: “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên” - Vật lý 8 để làm rõ ví dụ chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ -rao. Năm 1827 Nhà bác học Bơ-rao khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía. Năm 1905 Nhà bác học An-be Anh- xtanh đã giải thích đầy đủ nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ- rao là do các phân tử ( cụ thể ở đây là phân tử nước ) không đứng yên mà chuyển động không ngừng, làm cho các hạt phấn hoa chuyển động.
=> Từ đó khẳng định: Vân động là mọi sự biến đổi (biến hoá) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.
Nội dung kiến thức tích hợp phải phù hợp với đối tượng học sinh về trình độ kiến thức, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Nếu khi tích hợp giáo viên không chú ý điều này thì việc tích hợp không những không tạo được hứng thú, không phát huy được tính tích cực trong quá trình học của các em mà còn làm cho bài học trở nên nặng nề, áp lực, việc tiếp thu kiến thức mới vốn khó lại càng thêm khó. 
Ví dụ : Đối tượng mà tôi dạy học ở đây là học sinh lớp 10. Vì thế tôi chỉ có thể tích hợp kiến thức ở các môn khác ngang bằng với kiến thức của bài học theo phân phối chương trình hiện hành và kiến thức của các lớp dưới, kiến thức đã trở thành vốn kiến thức của các em, không phải là kiến thức xa lạ cao hơn của các lớp trên. Cụ thể trong bài 3- lớp 10 tôi đã tích hợp với kiến thức của Lịch sử 9, Hoá học 8, Vật lý 8, Ngữ văn 6, Sinh học 8, Sinh học 6.
Nội dung tích hợp phải gắn liền với thực tiễn, với phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương, địa bàn nơi cư trú của học sinh mình dạy. Để quá trình ‘‘Học’’ gắn với ‘‘Hành’’ đạt hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy điểm b, mục 2, bài 9 đoạn khi nói về : Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người, coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì sự phát triển toàn diện của con người, nhằm xây dựng đất nước theo mục tiêu : Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tôi đã yêu cầu học sinh : Sử dụng hiểu biết xã hội của mình và kiến thức thực tế để làm một cuộc điều tra ở địa phương các em đã thực hiện một số chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước ta vì mục tiêu phát triển toàn diện con người ( ví dụ : Việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ; chính sách ưu tiên đối với giáo dục ở vùng sâu, đồng bào dân tộc; chương trình 135; tết người nghèo) như thế nào? Có viết báo cáo thu hoạch về cuộc điều tra đó. 
	- Cần xác định các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh. Cần xác định phương pháp dạy học phù hợp, sử dụng linh hoạt các phương pháp khi tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học; lựa chọn cách tổ chức hoạt động dạy và học hiệu quả.
	Sỡ dĩ người giáo viên khi tích hợp kiến thức liên môn phải thực hiện bước này là vì : Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, đòi hỏi giáo viên phải xác định được các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh trong bài học của mình là gì từ đó mới xác định phương pháp dạy học phù hợp và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh một cách đa dạng, phong phú để các em có cơ hội tìm tòi, khám phá bộc lộ hết khả năng của mình trong lĩnh hội kiến thức và hình thành các kĩ năng, năng lực cần thiết cho bản thân. 
Ví dụ : Ở Bài 3- GDCD 10: Khi xác định trong bài có các năng lực cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh là: Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực giải quyết vấn đề thì tôi đã chọn phương pháp Thảo luận nhóm và sử dụng kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ để tổ chức chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh ; sử dụng kỹ thuật “Trình bày một phút’’ để các em được làm việc theo nhóm của mình và có cơ hội bộc lộ các năng lực khi tham gia giải quyết yêu cầu của bài học.
	- Chuẩn bị chu đáo, khai thác sử dụng có hiệu quả các phương tiện, thiết bị, đồ dùng trong quá trình dạy học.
	Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Trong dạy học chúng ta chuẩn bị và sử dụng hiệu quả các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học; thì nó sẽ làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học sinh động, hiệu quả hơn. Thường tôi hay sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, phiếu học tập Nếu như soạn giảng giáo án điện tử thì cần chuẩn bị kỹ máy tính và các thiết bị trình chiếu khác. 
Ví dụ : Khi dạy bài 5 - GDCD 10 tôi đã chuẩn bị những đồ dùng dạy học sau Sách giáo khoa GDCD 10, Sách giáo viên GDCD10, giáo án, thiết kế bài giảng điện tử; máy tính, Thiết bị trình chiếu. Phiếu học tâp, phiếu thảo luận, bảng phụ, nam châm gắn bảng từ. 
	- Cần có hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, tìm hiểu kiến thức của môn học và các kiến thức liên môn trước mỗi bài học kĩ lưỡng.
	Thông thường học sinh trước khi học bài mới, các em có thói quen học bài cũ, làm các bài tập và tìm hiểu kiến thức của bài mà các em sẽ học. Đó là việc cần làm nhưng chưa đủ. Trong dạy học tích hợp liên môn các em còn phải tìm hiểu thêm về kiến thức liên môn liên quan đến bài học của mình và giáo viên phải có hướng dẫn những nội dung các em cần tìm hiểu thật kĩ càng ở giờ học trước đó, tránh tình trạng tìm hiểu lan man viễn vông. Như vậy, bước chuẩn bị bài của học sinh là rất quan trọng đối với việc dạy học tích hợp. Nếu không làm tốt, học sinh sẽ không có khả năng tham gia vào các hoạt động học tập.
Ví dụ: Trước khi dạy bài 5- GDCD 10 tôi đã yêu cầu học sinh trong bước chuẩn bị bài của mình là cần tham khảo kiến thức cơ bản của các môn học: 
Môn Hoá: kiến thức cơ bản về bài 2:“Chất”, bài 12: “Sự biến đổi Chất” - Hoá học 8
Môn Sử: Kiến thức tổng hợp của chương II, chương III Phần II: Lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 - Lịch sử 9 
Môn Địa : Kiến thức cơ bản về dân số Việt Nam - Địa 9
Môn Sinh:
Quá trình phát triển của cây.
 	Bài 34: “Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá” - Sinh học 7
Bài 51: “Đa dạng của lớp thú” - Sinh học 7
2.3.1.2 Đối với Học sinh.
	Để học tập đạt hiệu quả thì yêu cầu học sinh cần :
- Có sự chuẩn bị bài chu đáo như đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi chép, bút, giấy 
- Có tìm hiểu trước kiến thức của bài học và kiến thức liê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_trong_gi.doc