SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn tự nhiên và xã hội khối 1, 2, 3

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn tự nhiên và xã hội khối 1, 2, 3

Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.

Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.

 Với đặc thù riêng của môn TN&XH là môn học cần nhiều hình ảnh, sơ đồ, câu chuyện, vật mẫu, Vì vậy, việc giảng dạy bộ môn cần sử dụng nhiều phương tiện và đồ dùng dạy học. Do đó giảng dạy TN&XH có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc, thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao.

 

doc 21 trang thuychi01 9842
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học môn tự nhiên và xã hội khối 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
	MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHỐI 1, 2, 3
Người thực hiện: Mai Thị Vân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trung Hạ
SKKN thuộc lĩnh vực: Tự nhiên và xã hội
THANH HOÁ, NĂM 2018
 MỤC LỤC	 
TT
Danh mục
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2 
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
 Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2. PHẦN NỘI DUNG
3
2.1
 Cơ sở lí luận 
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3
Một số giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị, đề xuất
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em. Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ.
Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
 Với đặc thù riêng của môn TN&XH là môn học cần nhiều hình ảnh, sơ đồ, câu chuyện, vật mẫu,Vì vậy, việc giảng dạy bộ môn cần sử dụng nhiều phương tiện và đồ dùng dạy học. Do đó giảng dạy TN&XH có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc, thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắc chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
	Thực tế ở các nhà trường mà bản thân tôi nhận thấy: Trong một tiết học các em học sinh trực tiếp làm việc cùng các thiết bị và đồ dùng dạy học thì khả năng tiếp thu bài của các em có hiệu quả cao hơn. Như vậy, ở các tiết dạy, người giáo viên thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp, có sự tìm tòi sáng tạo trong việc sử dụng các phương tiện dạy học thì sẽ đem lại kết quả cao. Phương tiện, thiết bị dạy học như là một công cụ hỗ trợ đắc lực góp phần rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy độc lập hoặc cùng tổ nhóm học tập giải quyết các yêu cầu trong bài học, hình thành kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin của học sinh trong việc tự chiếm lĩnh kiến thức. 
Song trong quá trình giảng dạy tôi thấy có những giáo viên giảng dạy chưa sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, một số đồ dùng dạy học còn thiếu hoặc chưa phù hợp. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, chúng ta cần phải làm gì trong công tác dạy và học để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đó chính là lý do tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Qua nghiên cứu sáng kiến “ Một số kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3” nhằm:
- Nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH. Góp phần giải quyết các khó khăn mà học sinh còn mắc phải trong quá trình lĩnh hội tri thức. 
 - Giúp người giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3 có phương pháp học tốt nhất, phù hợp nhất với đối tượng học sinh. Giúp học sinh có thể giải toán một cách dễ dàng. Từ đó các em có ham thích học môn TN&XH.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những kinh nghiệm sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học dạy môn Tự nhiên & Xã hội khối 1, 2, 3.
	Phạm vi nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 1, 2, 3 khu Xầy trường Tiểu học Trung Hạ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
 	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
a) Thế nào là phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học?
Theo nghĩa rộng: Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học (gọi chung là phương tiện dạy học) gồm tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình dạy học hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ quá trình dạy học.
Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học. [1].
b) Chức năng của phương tiện dạy học
Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năng sau đây:
* Chức năng hình thành tri thức
Phương tiện dạy học có chức năng minh họa khái niệm cho học sinh dưới dạng hình ảnh rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Đối với học sinh lớp đầu cấp, nếu các em chưa biết hoặc chưa hiểu nội dung thông tin chứa trong bài học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên cứu cho học sinh. 
Ví dụ: Các hình ảnh có trong bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn” Lớp 3 cho học sinh biết những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ tim mạch.
 Ghi chú: Mục 2.1a: Tác giả tham khảo từ TLTK”[1].
Hơn nữa, phương tiện dạy học còn có chức năng minh họa nhằm mục đích giúp các em hiểu rõ hơn đơn vị kiến thức
Ví dụ: Đưa ra một số tranh ảnh trong bài “Vệ sinh cơ quan tuần hoàn” tranh hút thuốc lá sẽ minh họa cho học sinh hiểu rõ hơn tác hại của việc hút thuốc lá đối với tim mạch.
* Chức năng rèn luyện kỹ năng
Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kĩ năng rèn luyện kĩ năng thực hành công cụ cho giáo viên, học sinh. Thật vậy, dạy học thông qua việc trình chiếu powerpoint thì kĩ năng sử dụng máy vi tính, máy chiếu của giáo viên sẽ được nâng lên rất nhiều. 
 Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh,Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm, video clip lên máy chiếu sẽ giúp học sinh hứng thú học tập và đưa ra cách ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng hình ảnh các con vật trong bài “Động vật” - TN&XH lớp 3 lên máy chiếu giúp học sinh dễ dàng quan sát được sự phong phú về hình dạng, kích thước, các đặc điểm của loài vật. Từ đó so sánh, phân biệt được những đặc 
điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật và gọi đúng tên loài vật dựa trên những đặc điểm đó mà học sinh không phải tưởng tượng hay hình dung ra các con vật qua mô tả.
* Chức năng rèn luyện thái độ cho học sinh
 Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm khách quan, các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học được chuyển tải trên các phương tiện dạy học, học sinh dễ dàng bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Ví dụ: Học sinh sẽ có thái độ không đồng tình với những hình ảnh chụp hoặc quay việc xả rác thải và nước thải công nghiệp làm cho cá chết hàng loạt trên những dòng sông. Từ đó các em có những việc làm, những hành động đúng để giữ gìn môi trường nước, bảo vệ sự sống cho loài cá.
* Chức năng kích thích hứng thú học tập
Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập cho học sinh nhờ hình thức thông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong TN, XH và con người.Ví dụ: Động tác vồ mồi của mèo ( Bài: Con mèo - TN&XH lớp 1); Động tác, vận tốc chạy nhanh như gió của loài báo( Bài: Thú - Sách hướng dẫn học TN & XH lớp 3).
* Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập
Phương tiện dạy học còn có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình, video, có sẵn lệnh hoặc có thể phát ra những lệnh thực hiện công việc này hay chuyển sang hoạt động khác,
* Chức năng hợp lí hóa công việc của thầy và trò
Phương tiện dạy học cũng có thể hợp lí hóa việc tiến hành một số hoạt động của thầy và trò.Ví dụ: Trình chiếu phần kết luận bài “Thực vật” Lớp 3 giúp học sinh nắm vững kiến thức của bài : Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
2.2. THỰC TRANG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
2.2.1. Thuận lợi:
 Trường Tiểu học Trung Hạ là ngôi trường có truyền thống dạy tốt học tốt. Phụ huynh luôn quan tâm chăm lo, phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường để cùng nhau giáo dục, rèn luyện cho con em phát triển toàn diện. Không chỉ chú trọng đến môn Toán - Tiếng Việt mà đối với môn Tự nhiên và Xã hội ( TN&XH) thì việc mua sắm đồ dùng học tập đầy đủ, sưu tầm những phương tiện dạy học là vật thật, vật mẫu phục vụ cho việc tiếp thu bài trên lớp của học sinh luôn được phụ huynh đồng tình hưởng ứng như: chuẩn bị cây ...( Lớp 2), Sưu tầm các loại chim, cá, tranh ảnh các con thú...(Lớp 3)
 Đặc biệt, trong những bài dạy về cây hoa, con cá (Lớp 1), Cây trên cạn, cây dưới nước, ảnh chụp .Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của địa phương nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng cùng với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, trường được xây dựng khang trang sạch đẹp, các phòng học được trang bị đầy đủ màn hình và máy chiếu. Đây là phương tiện dạy học hiện đại rất phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học, đặc biệt là sự tiện lợi rất lớn đối với môn Tự nhiên và Xã hội.
2.2.2 Khó khăn
 Bên cạnh những ưu điểm trên, trong quá trình giảng dạy, đôi khi giáo viên chuẩn bị phương tiện dạy học rất đa dạng và phong phú nhưng việc tổ chức thực hiện khai thác nội dung trong giờ dạy lại chưa khoa học, chưa triệt để, chưa đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh mang theo bình đựng cá đến lớp, giảng cho học sinh: Cá thở bằng mang nhưng lại chưa cho học sinh quan sát hoạt động thở của cá qua động tác mang cá mở ra hay khép lại... ( TN&XH Lớp 1, 3). 
Việc sử dụng thiết bị hiện đại của giáo viên còn nhiều hạn chế vì không phải là người học chuyên về công nghệ thông tin nên khi áp dụng những bài giảng điện tử vào giảng dạy tôi không thể tránh được những điều bất cập, có ý tưởng nhưng không thiết kế được theo ý mình....
Việc tìm kiếm những tư liệu phục vụ cho việc soạn giáo án điện tử cũng mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên.
Một số giáo viên sử dụng phương tiện dạy học không phù hợp với mục tiêu và phương pháp dạy học làm mất thời gian của giờ học, làm chậm, hoặc phức tạp hóa quá trình nhận thức của học sinh đồng thời nếu sử dụng phương tiện dạy học không đúng lúc, đúng chỗ có thể phản lại quá trình giáo dục.
2.2.3. Khảo sát thực tế việc tiếp thu kiến thức môn TN&XH 
Qua quá trình thực hiện, tôi đã thống kê kết quả môn TN&XH lớp 1Xầy, 2 Xầy và 3 Xầy đầu năm học 2017 - 2018 như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại học lực môn
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
1Xầy
18
2
11,1 %
13
72,3%
3
16,6%
2Xầy
24
6
25 %
17
71 %
1
4%
3Xầy
25
5
20 %
19
76 %
1
4%
 Tôi thấy số lượng học sinh được xếp loại học lực môn “Hoàn thành tốt” còn ít, số học sinh “Chưa hoàn thành” phải rèn luyện thêm vẫn còn. Do đó tôi rất lo lắng và suy nghĩ mình phải làm gì đối với chất lượng dạy học nói chung và dạy học môn TN&XH nói riêng được nâng cao hơn nữa.
2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích học sinh suy nghĩ, làm việc của giáo viên và học sinh. Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường tương tác cho học sinh học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập độc lập.
Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ học.
Vậy để phát huy được những ưu điểm và khắc phục một số nguyên nhân
dẫn đến kết quả giờ dạy chưa thực sự thành công, tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp sau:
Biện pháp 1: Xác định mục tiêu của từng bài học, mục tiêu của từng hoạt động để sử dụng phương tiện dạy học phù hợp:
	Sử dụng phương tiện dạy học đối với môn TN&XH ở bậc Tiểu học là một nhu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học. Song không phải bất cứ bài học nào chúng ta cũng sử dụng phương tiện dạy học tràn lan mà trước mỗi bài học, mỗi hoạt động chúng ta phải xác định được mục tiêu bài học, mục tiêu của hoạt động, căn cứ vào phương pháp dạy học để sử dụng phương tiện dạy học sao cho phù hợp đạt được mục tiêu đề ra.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 2 “Cần làm gì để cơ quan hô hấp luôn khỏe mạnh” - Sách hướng dẫn học (VNEN) lớp 3 - trang 9.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, đường lây và tác hại của bệnh lao phổi.
Đối với hoạt động này có hai cách sử dụng phương tiện dạy học:
* Cách 1: Học sinh đóng vai bác sĩ và bệnh nhân để thể hiện nội dung câu chuyện. Khi học sinh đóng vai cần phải sử dụng phương tiện dạy học là các trang phục cho bác sĩ (áo blu, mũ trắng, khẩu trang), chọn học sinh đóng vai bệnh nhân là một em nhỏ và gầy để thể hiện được nội dung bài học.
- HS1 (Bác sĩ): Bác thấy trong người thế nào?
- HS2 (bệnh nhân lao): Gần đây tôi thấy người mệt mỏi, ăn không ngon, 
gầy đi và sốt nhẹ về chiều.
- HS1: Bác cần đi chụp phổi và làm xét nghiệm. Có thể bác đã nhiễm lao.
- HS2: Thưa bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì?
- HS1: Bệnh lao do một loại vi khuẩn gây ra.
- HS2: Bệnh này có chữa được không?
- HS1: Bệnh nhân có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
- HS2: Bệnh này có thể lây sang người khác không?
- HS1: Có, bệnh lây từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.
	Thông qua cách sắm vai này tạo cho học sinh phấn khởi, trí tò mò khám phá và theo dõi nội dung câu chuyện để từ đó rút ra nguyên nhân, biểu hiện, đường lây của bệnh lao phổi thông qua phương pháp dạy học quan sát và vấn đáp.
* Cách 2: Sử dụng đĩa skycare TN&XH lớp 3, bài “Bệnh lao phổi” qua việc trình chiếu câu chuyện để học sinh hiểu rõ được nội dung câu chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân lao phổi. Với cách làm này thay cho việc giáo viên kể chuyện vừa không mất thời gian chuẩn bị mà giáo viên không phạm phải lỗi nói nhiều trong giờ học mà vẫn đạt được mục tiêu của hoạt động.
Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy môn TN&XH .
	Tâm lý học sinh tiểu học là tư duy hình ảnh và đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nếu trong một tiết dạy, học sinh được quan sát và nhìn thấy những hình ảnh sống động, thực tế để từ đó rút ra được những kiến thức cần đạt trong một tiết học là phù hợp. Vì vậy, với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh thì chúng ta hãy thay thế việc chuẩn bị tranh ảnh bằng việc soạn các bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì kết quả giờ học rất cao mà không tốn kém tiền của và thời gian.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 28 “Bề mặt trái đất” lớp 3 Sách hướng dẫn học (VNEN) trang 71.
	- Để HS nắm được bề mặt lục địa, tôi cho HS quan sát bức tranh minh họa để từ đó nhận xét và rút ra kết luận về bề mặt lục địa, có chỗ cao (đồi núi), có 
chỗ đồng bằng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối)
và những nơi chứa nước (ao, hồ),
Hoạt động 1: Nhận biết về bề mặt lục địa:
Đối với hoạt động này, tôi sử dụng 1 slide với 5 hiệu ứng sau để học sinh nắm được kiến thức bài học.
Học sinh chỉ trên hình chỗ nào nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước, để từ đó mô tả được bề mặt lục địa.
Hoạt động 2: Sự giống và khác nhau giữa sông - suối - hồ:
Sau khi học sinh nắm được khái niệm ban đầu về bề mặt lục địa. HS nhận biết về sự giống và khác nhau giữa sông, suối và hồ. Nếu ở hoạt động này không sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học thì quả là vất vả cho giáo viên khi phải chuẩn bị các tranh ảnh hoặc thuyết trình để học sinh nắm bài. Với hoạt động này tôi đưa ra các hình ảnh minh họa bằng 1 slide với 4 hiệu ứng để HS nhận xét về sự giống và khác nhau giữa sông - suối - hồ mà giáo viên không cần thuyết minh nhiều qua 3 bức tranh dưới đây.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 2 “Cần làm gì để cơ quan hô hấp luôn khỏe mạnh” - Sách hướng dẫn học (VNEN) Lớp 3 - trang 9
	Khi giáo viên nêu nguyên nhân bệnh lao phổi là do một loại vi khuẩn lao gây ra. Vậy để học sinh biết được vi khuẩn lao như thế nào chúng ta hãy quan sát vi khuẩn lao qua kính hiển vi để học sinh biết:
Với cách đưa các hình ảnh minh họa vào bài học bằng phương tiện dạy học là máy chiếu như trên đã tạo cho học sinh tính tò mò khám phá, hình ảnh đẹp mắt làm cho các em chú ý, hăng say học tập từ đó giờ học đạt kết quả cao.
Biện pháp 3: Phân loại các bài dạy sử dụng tranh, ảnh làm phương tiện dạy học
	Hiện nay bộ tranh TN&XH lớp 1, 2, 3 đã một phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng tranh cho dạy học môn TN&XH. Ngoài các tranh có sẵn, giáo viên cần phải tham khảo và sưu tầm một số tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học để chất lượng môn TN&XH đạt kết quả cao. Hầu hết các bài học thuộc chủ đề con người và sức khỏe - Xã hội đều có nội dung cần sử dụng tranh phục vụ bài học. Cụ thể các bài sau: 
* Chủ đề “Con người và sức khỏe” Lớp1 gồm có10 (từ bài 1 đến bài 10); lớp 2 gồm 5 bài (từ bài 1đến bài 5) ; lớp 3 gồm 7 bài (từ bài 1 đến bài 7) sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh, ảnh phục vụ bài học. Các bài học này nếu không có tranh ảnh thì quả thật rất khó dạy. Trong quá trình hình thành kiến thức theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ dễ đến khó, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 3 “Cơ quan tuần hoàn trong cơ thể chúng ta” - Sách hướng dẫn học TN&XH trang 16. 
	Ở hoạt động 2, giáo viên yêu cầu cho học sinh chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch; chỉ và nói đường đi của máu trên sơ đồ mà không có tranh minh họa thì học sinh sẽ không thực hiện được nội dung bài học. Đồng thời nếu giáo viên không cho học sinh nắm vững tên gọi và đường đi của máu thì học sinh rất dễ nhầm lẫn và khó nắm được nội dung bài học.
* Chủ đề “Xã hội” lớp 1gồm 11 bài (từ bài 11 đến bài 21); lớp 2 gồm 6 bài (từ bài 6 đến bài 11) ; lớp 3 gồm có 9 bài (từ bài 8 đến bài 16) sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh ảnh phục vụ bài học. Các tranh ảnh này có thể sử dụng cho cả bài học hoặc sử dụng cho một hoạt động dạy học nhưng lại làm cơ sở cho hoạt động khác.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 8 “ Các thế hệ trong gia đình và họ hàng của em ” –Sách hướng dẫn học TN&XH VNEN trang 49. 
	Ở hoạt động 1, giáo viên đưa ra bức ảnh chụp gia đình ông bà nội của Ảnh Quang, Thúy hay ông bà ngoại của Hương, Hồng. Dựa vào ảnh hãy nói về mối quan hệ giữa những người trong hình:
- Ai là con trai, ai là con gái của ông, bà (bố Quang, Thủy là con trai ; mẹ của Hương, Hồng là con gái).
- Ai là con dâu, ai là con rể của ông, bà (mẹ Quang, Thủy là con dâu; bố của Hương, Hồng là con rể).
- Ai là cháu ngoại, ai là cháu nội của ông, bà (Quang, Thủy là cháu nội; Hương, Hồng là cháu ngoại).
Ông x bà
Bố của Hương, Hồng
Mẹ của Hương, Hồng
Bố của Quang, Thủy
Mẹ của Quang, Thủy
x
x
Quang
Thủy
Hương
Hồng
 Từ bức ảnh trên học sinh có thể vẽ sơ đồ gia đình, họ hàng của bạn:
Với cách đưa hình ảnh minh họa này giúp học sinh nắm vững kiến thức về mối quan hệ họ hàng để từ đó vận dụng vào cuộc sống thực tế bản thân mình để có cách xưng hô hợp lý.
 * Chủ đề “Tự nhiên” Lớp 1 gồm có 14 bài (từ bài 22 đến bài 35); lớp 2 gồm 3 bài (từ bài 12 đến bài 14); lớp 3 gồm có 3 bài (từ bài 17 đến bài 19) sử dụng phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học là tranh, ảnh phục vụ bài học. Các tranh ảnh này có thể sử dụng hoặc có thể thay thế bằng vật thật làm tăng thêm tính thực tế của đồ dùng dạy học.
Ví dụ ở lớp 3: Bài 17 “ Thế giới thực vật và động vật quanh em ” - Sách hướng dẫn học TN&XH VNEN trang 3- Tập 2B.
Đối với bài học 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_phuong_tien_thiet_bi_va_do_d.doc