SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp graph vào dạy học phần sinh học tế bào – Sinh học 10 cơ bản

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp graph vào dạy học phần sinh học tế bào – Sinh học 10 cơ bản

Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục ở nước ta. Trong bối cảnh công nghệ dạy học hiện đại đã trở thành một xu thế chung của thế giới trong việc đổi mới giáo dục thì việc chuyển hóa những thành tựu của rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau vào dạy học là một tiềm năng vô tận. Trong đó đáng chú ý là việc chuyển hóa các thành tựu của toán học và công nghệ thông tin vào dạy học.

Phương pháp graph (grap) cùng với phương pháp algorit và tiếp cận mô đun là những công cụ, phương pháp luận đắc lực trong việc xây dựng quá trình dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng.

Phương pháp graph là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động, cho phép hình dung một cách trực quan các mối quan hệ liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật. Ưu diểm của graph là một trong những phương pháp khoa học có tính khái quát cao, nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh.

Bộ môn sinh học là môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ của các hệ thống sống ở các cấp độ tổ chức khác nhau, từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển. Trong đó, phần sinh học tế bào của chương trình sinh học 10 được nghiên cứu từ thành phần hóa học (chương 1), đến cấu trúc tế bào (chương 2), chuyển hóa vật chất và năng lượng (chương 3) và cuối cùng là sự phân chia tế bào (chương 4). Các mối quan hệ có thể diễn đạt dưới dạng graph như mối quan hệ giữa cấu trúc với cấu trúc, giữa cấu trúc với chức năng,.Như vậy nếu sử dụng graph trong dạy và học phần sinh học tế bào nói riêng và môn sinh học nói chung sẽ rất thuận lợi trong việc mô hình hóa, hệ thống hóa kiến thức.

 

docx 23 trang thuychi01 15273
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng phương pháp graph vào dạy học phần sinh học tế bào – Sinh học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI..
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..
1
2
2
2
PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 CƠ BẢN
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO
III. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 CƠ BẢN
 1. Cơ sở xây dựng hệ thống graph trong phần sinh học tế bào
 2. Quá trình xây dựng graph.
 3. Các bước sử dụng graph trong dạy và học
 4. Sử dụng graph để dạy kiến thức mới.......................................
 5. Quy trình sử dụng graph trong bài ôn tập
 6. Quy trình sử dụng graph để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong phần sinh học tế bào
 7. Giáo án được xây dựng để thực nghiệm có sử dụng phương pháp graph
IV. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 CƠ BẢN.
3
4
6
7
10
12
12
13
13
17
 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị..
20
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục ở nước ta. Trong bối cảnh công nghệ dạy học hiện đại đã trở thành một xu thế chung của thế giới trong việc đổi mới giáo dục thì việc chuyển hóa những thành tựu của rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau vào dạy học là một tiềm năng vô tận. Trong đó đáng chú ý là việc chuyển hóa các thành tựu của toán học và công nghệ thông tin vào dạy học.
Phương pháp graph (grap) cùng với phương pháp algorit và tiếp cận mô đun là những công cụ, phương pháp luận đắc lực trong việc xây dựng quá trình dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng.
Phương pháp graph là phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động, cho phép hình dung một cách trực quan các mối quan hệ liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật. Ưu diểm của graph là một trong những phương pháp khoa học có tính khái quát cao, nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. 
Bộ môn sinh học là môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ của các hệ thống sống ở các cấp độ tổ chức khác nhau, từ cấp độ phân tử đến cấp độ sinh quyển. Trong đó, phần sinh học tế bào của chương trình sinh học 10 được nghiên cứu từ thành phần hóa học (chương 1), đến cấu trúc tế bào (chương 2), chuyển hóa vật chất và năng lượng (chương 3) và cuối cùng là sự phân chia tế bào (chương 4). Các mối quan hệ có thể diễn đạt dưới dạng graph như mối quan hệ giữa cấu trúc với cấu trúc, giữa cấu trúc với chức năng,...Như vậy nếu sử dụng graph trong dạy và học phần sinh học tế bào nói riêng và môn sinh học nói chung sẽ rất thuận lợi trong việc mô hình hóa, hệ thống hóa kiến thức.
Thực tế hiện nay, đại đa số giáo viên ở các trường THPT cũng trăn trở, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, song hiệu quả chưa cao. Bản thân cũng đã cố gắng sử dụng phương pháp dạy học có hiệu quả giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, hứng thú hơn khi học môn sinh học. Cùng với phương pháp sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học, graph là phương pháp dạy học mà tôi thường chọn khi dạy các vấn đề sinh học trong mối tương quan và có tính cấp bậc hay những bài ôn tập có tính hệ thống kiến thức. Ưu điểm hơn phương pháp sử dụng bản đồ khái niệm - chỉ phản ánh mặt kiến thức thì graph còn phản ánh cả kiến thức (Graph nội dung) và mặt phương pháp (Graph hoạt động). Vì vậy trong quá trình sử dụng tôi nhận thấy, phương pháp graph trong dạy học sinh học nói chung và sinh học tế bào nói riêng là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo ra những sơ đồ học tập trong tư duy của học sinh, trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống. 
Do đó, nội dung sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chọn đề tài: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 CƠ BẢN”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí thuyết, xây dựng các graph và vận dụng vào quá trình dạy bài lên lớp và bài ôn tập phần sinh học tế bào - sinh học 10 cơ bản, nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy và học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Lí thuyết graph; Graph nội dung, vận dụng graph nội dung vào dạy phần sinh học tế bào trong chương trình sinh học 10 cho học sinh THPT.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 
 - Nghiên cứu lí thuyết graph, các giáo trình lí luận dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan.
- Phân tích nội dung, xác định mục tiêu dạy học phần sinh học tế bào – sinh học 10.
- Xây dựng hệ thống graph trong phần sinh học tế bào.
- Nghiên cứu, đề xuất sử dụng graph thiết kế giáo án phần sinh học tế bào.
2. Phương pháp điều tra 
- Dự giờ, trao đổi trực tiếp với giáo viên, tham khảo ý kiến, các giáo án của giáo viên. 
3. Phương pháp thực nghiệm:
- Đánh giá mức độ xây dựng graph.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp graph vào dạy học.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO – SINH HỌC 10 CƠ BẢN
 Theo từ điển Anh – Việt, graph có nghĩa là đồ thị - biểu đồ gồm có một đường hoặc nhiều đường biểu thị sự biến thiên của các đại lượng. Theo lý thuyết graph, từ graph lại bắt nguồn từ “graphic” có nghĩa là tạo ra một hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy.
 Phương pháp graph dạy học được hiểu là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo được những sơ đồ học tập ở trong tư duy của học sinh. Trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống. 
Nói cách khác, graph là sơ đồ thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một chương, một phần. Khi nhìn vào graph ta thấy rõ ràng tổng thể nội dung kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản và quan trọng nhất của bài lên lớp thể hiện được rõ ràng trọng tâm của từng phần và của cả bài. Sơ đồ graph chủ yếu là sơ đồ hình cây, đó là một cây kiến thức được sắp xếp theo thứ tự, từng bậc, nêu lên trình tự kiến thức của bài học từ đầu đến kết thúc. Sơ đồ đó thể hiện những kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm được, cần ghi nhớ, củng cố và khắc sâu. Trong một graph chỉ có một đỉnh xác định đề tài của graph, còn lại các đỉnh chính, đỉnh phụ và đỉnh nhánh. Các đỉnh này thuộc các bậc khác nhau như: đỉnh chính - đỉnh bậc 1, đỉnh phụ - đỉnh bậc 2, đỉnh nhánh - đỉnh bậc 3,...bản thân sự phân chia thành từng bậc, đỉnh như vậy nói lên tính hệ thống của graph. Sự sắp xếp hệ thống kiến thức là điều kiện quan trọng nhằm giúp học sinh nắm bắt và nhớ kiến thức tốt hơn.
Do sự sắp xếp hệ thống các kiến thức nên các graph mang tính logic cao. Logic của graph thể hiện ở sự rõ ràng, rành mạch trong các mối quan hệ ngang, dọc, rẽ nhánh,...giữa các đơn vị kiến thức. Qua graph người đọc có thể thấy logic của sự phát triển các nội dung (nảy sinh và phát triển như thế nào). Tính logic của graph giúp cho tư duy của học sinh rõ ràng và khúc triết hơn trong tiếp thu vấn đề.
Trực quan là tính có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan. Nhìn vào graph ta có thể nhận thấy được các kiến thức một cách chọn lọc, cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất của bài, thể hiện trong từng phần và của toàn bộ bài học. Nhìn graph ta có thể nhận thấy rõ ràng các mối liên hệ giữa các loại kiến thức với nhau. Nhìn vào graph ta có thể nhận thấy được toàn bộ logic phát triển của đề tài dạy học của bài lên lớp. 
 Mặt khác, theo lý thuyết thông tin, quá trình dạy học tương ứng với một hệ thống gồm 3 giai đoạn: 1. Truyền và nhận thông tin; 2. Xử lý thông tin; 3. Lưu trữ và vận dụng thông tin. 
Quá trình truyền thông tin không chỉ từ giáo viên đến học sinh mà còn 
truyền từ học sinh đến giáo viên hoặc giữa học sinh với các phương tiện dạy học 
sách, đồ dùng dạy học,) hoặc giữa học sinh với học sinh. Như vậy, giữa giáo viên và học sinh, giữa phương tiện học tập với học sinh; giữa học sinh với học sinh đều có các đường (kênh) để chuyển tải thông tin, đó là: kênh thị giác (kênh hình); kênh thính giác (kênh tiếng); kênh khứu giác,Trong đó kênh thị giác có năng lực chuyển tải thông tin nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Graph có tác dụng mô hình hóa các đối tượng trong nghiên cứu và mã hóa các đối tượng đó bằng một loại “ngôn ngữ” vừa trực quan, vừa cụ thể và cô đọng. Vì vậy, dạy học bằng graph có tác dụng nâng cao hiệu quả truyền thông tin nhanh chóng và chính xác hơn.
Xử lí thông tin là sử dụng các thao tác tư duy nhằm phân tích thông tin, phân loại thông tin và sắp xếp các thông tin vào những hệ thống nhất định (thiết lập mối quan hệ giữa các thông tin). Hiệu quả của những thao tác đó phụ thuộc vào chất lượng thông tin và năng lực nhận thức của mỗi học sinh. Tuy nhiên nhờ các graph mã hóa các thông tin theo những hệ thống logic hợp lí đã làm cho việc xử lí thông tin hiệu quả hơn rất nhiều.
Lưu trữ thông tin là việc ghi nhớ kiến thức của học sinh. Những cách dạy cổ truyền thường yêu cầu học sinh ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc lòng), vì vậy học sinh dễ quên. 
 Graph sẽ giúp học sinh ghi nhớ một cách khoa học, tiết kiệm “ bộ nhớ” trong não học sinh. Hơn nữa, việc ghi nhớ các kiến thức bằng graph mang tính hệ thống sẽ giúp cho việc tái hiện và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt hơn.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO 
Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi trong các trường học. Tuy nhiên, thực tế dạy học các bộ môn nói chung, môn sinh học nói riêng vẫn còn những biểu hiện của tính hình thức ở nhiều mức độ khác nhau dẫn tới chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông còn chưa cao. 
Nguyên nhân chủ yếu là do cách dạy của giáo viên. Giáo viên chủ yếu dạy bằng lời truyền đạt, đơn thuần thuyết giảng, không đặt vấn đề, không gợi ý cho học sinh tìm các mối liên hệ bản chất của kiến thức; dùng phương tiện trực quan một cách hình thức; trong khâu kiểm tra đánh giá, giáo viên thường chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức một cách máy móc, không có những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức một cách sáng tạo. Mặt khác, do đặc điểm môn học chủ yếu là lí thuyết, các cấu trúc ở mức độ hiển vi, siêu hiển vi, những quá trình sinh học trừu tượng là nguyên nhân chính mà học sinh sợ và ngại học môn sinh học.
Hiện nay, phần sinh học tế bào ở lớp 10 có nhiều đổi mới về cấu trúc chương trình và nội dung kiến thức. Vì vậy nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giáo án và lên lớp. Việc giảng dạy và học tập các bộ môn nói chung, bộ môn sinh học nói riêng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được năng lực tư duy hệ thống, chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh để giải quyết các vấn đề tiếp thu được trong tài liệu sách giáo khoa và thực tiễn cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Việc thiết kế và dạy học phần sinh học tế bào ở lớp 10 bằng phương pháp graph sẽ khắc phục hiện tượng học sinh chỉ học thuộc lòng một cách máy móc, giúp học sinh hiểu bản chất của sự vật hiện tượng, thiết lập được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức. Tuy nhiên việc thiết kế dạy học phần sinh học tế bào vẫn chưa được chú trọng. 
Hiện nay, ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, các công trình nghiên cứu về graph cũng như tìm hiểu và ứng dụng graph trong dạy học ở tất cả các bộ môn- cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội xuất hiện ngày càng nhiều với số lượng ngày càng lớn với chất lượng ngày càng sâu sắc.
Ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là nhà sư phạm đầu tiên nghiên cứu việc vận dụng lí thuyết graph vào dạy học nói chung và dạy hoá học nói riêng. Theo ông, sở dĩ có thể chuyển graph của lí thuyết toán thành graph trong dạy học là vì graph có ưu thế đặc biệt trong việc mô hình hoá cấu trúc của các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, lại vừa có tính trực quan.
 Năm 1984, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu khoa học của GS Nguyễn Ngọc Quang, nhà giáo Phạm Tư đã “Dùng graph nội dung của bài lên lớp để dạy học chương “Nitơ - Phốt pho” ở lớp 11 trường THPT”. Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách sâu sắc việc sử dụng graph để dạy học. Trong đó, tác giả đã trình bày khá đầy đủ những cơ sở lí luận của việc chuyển hoá từ phương pháp nghiên cứu khoa học thông qua việc xử lí sư phạm để trở thành phương pháp dạy học. 
Năm 2005, TS Nguyễn Phúc Chỉnh đã nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả dạy học giải phẫu sinh lý người ở THCS bằng áp dụng phương pháp Graph”, tác giả đã thiết kế được các graph nội dung và graph hoạt động, từ đó thiết kế hệ thống graph nội dung dạy học giải phẫu sinh lý người. Ông cũng đã đưa ra được một số hình thức sử dụng graph trong dạy học giải phẫu sinh lý người nâng cao chất lượng dạy môn học.
Như vậy, chúng ta thấy việc vận dụng lí thuyết graph vào quá trình dạy học ở Việt Nam từ lâu đã được các nhà giáo dục học quan tâm nghiên cứu và đưa nó vào thực tế giảng dạy. Tuy nhiên đến nay việc sử dụng graph để dạy học vẫn chưa được ứng dụng ở diện rộng và chưa thực sự trở thành phương pháp dạy học phổ biến, đặc biệt là trong môn sinh học.
III. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TẾ BÀO - SINH HỌC 10 CƠ BẢN
1. Cơ sở xây dựng hệ thống graph trong phần sinh học tế bào:
 Chương trình sinh học tế bào trong sinh học 10 chương trình chuẩn gồm 4 chương
Chương I: Thành phần hóa học của tế bào
Trong chương này, thành phần hóa học được giới thiệu theo cấp tổ chức từ cấp nguyên tử tới phân tử rồi đến các đại phân tử hữu cơ. Qua các bài học của chương này cần làm rõ đặc điểm của sự sống ở cấp tế bào là do các đặc điểm của các đại phân tử cấu tạo nên tế bào quy định. Ở phần này có thể dùng graph mô tả thành phần các nguyên tố hóa học và các chất hữu cơ với chức năng của chúng. Những graph này thường là những graph có hướng hoặc graph hình cây
Chương II: Cấu trúc tế bào
Trong chương cấu trúc tế bào được sắp xếp theo hệ thống từ cấu trúc tế bào nhân sơ đến tế bào nhân chuẩn. Tế bào nhân sơ, các thành phần được sắp xếp theo trật tự từ ngoài vào trong. Tế bào nhân thực, các thành phần được sắp xếp theo trật tự nhất định về chức năng: các thành phần chức năng di truyền ® chức năng chuyển hóa năng lượng ® chức năng tổng hợp và vận chuyển các chất ® chức năng trao đổi chất và trao đổi thông tin ® chức năng bảo vệ. 
Khi dạy, học chương này có thể dùng graph thể hiện mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan. Học sinh thường khó nhớ chức năng của các bào quan, vì vậy thiết kế những graph có hướng hoặc hình cây đơn giản giúp cho học sinh dễ hiểu và dễ nhớ. 
Chương III: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Kiến thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở chương III được sắp xếp theo trật tự: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất, enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất, tiếp theo là hô hấp tế bào và quang hợp. Như vậy, đầu tiên học sinh nắm được các khái niệm cơ bản, yếu tố tham gia, sau đó mới đi nghiên cứu cơ chế của các quá trình trao đổi chất. Dùng graph đường đi hoặc graph chu trình để mô tả các giai đoạn của quá trình xảy ra theo một trình tự nhất định.
Chương III: Phân bào
Chương phân bào giới thiệu một cách khái quát về chu kì tế bào, quá trình nguyên và giảm phân ở sinh vật nhân thực. Dùng graph trong dạy và học phần phân bào, đặc biệt ở bài ôn tập chương, học sinh sẽ có một hệ thống kiến thức để thấy được mối quan hệ qua lại giữa các khái niệm, hiện tượng, quá trình.
 Như vậy nội dung kiến thức trong phần sinh học tế bào có thể chia làm 2 nhóm với các kiến thức đặc trưng là: 
+ Kiến thức về thành phần hóa học và cấu trúc tế bào: sử dụng graph có hướng hoặc graph hình cây.
+ Kiến thức về quá trình sinh lí trong tế bào: Sử dụng graph đường đi hoặc chu trình.
2. Quá trình xây dựng graph:
 Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động dạy học bao giờ cũng có 2 mặt, đó là: Mặt “tĩnh” và mặt “động”. Mặt tĩnh là nội dung kiến thức, còn mặt động là các hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình hình thành tri thức. Có thể mô tả mặt tĩnh của hoạt động dạy học bằng “graph nội dung” và mô tả mặt động bằng “graph hoạt động dạy học”. Như vậy, graph dạy học bao gồm: graph nội dung và graph hoạt động.
Graph nội dung có thể được lập cho nội dung kiến thức trong một bài trọn vẹn hay một chương một phần. Từ kiến thức cụ thể của một bài học, một chương, một phần, xác định loại graph, từ chỗ xác định các loại graph xác định các đỉnh và cung rồi thiết lập các mối quan hệ hình thành các graph. 
Có thể tóm tắt các bước xây dựng graph nội dung như sau:
Nội dung kiến thức
Xác định loại grap
Xác định đỉnh, cung grap
Xây dựng grap dựa trên mối quan hệ thành phần kiến thức
a. Các bước lập graph nội dung:
 	Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có khả năng lập graph nội dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có một loại graph tương ứng. Sự lựa chọn đã là cần thiết vì không phải bài học nào cũng có thể lập được graph nội dung và graph nội dung các kiến thức khác nhau mang tính đặc thù. Sau đó, thiết kế graph nội dung theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các đỉnh của graph
 Đó là việc, phải tìm ra đơn vị kiến thức cơ bản của một bài học. Mỗi đơn vị kiến thức cơ bản này khi đứng trong graph sẽ trở thành một đỉnh của graph. Đỉnh của graph chính là bản danh mục các đơn vị kiến thức cần cung cấp cho học sinh.
Bước 2: Thiết lập các cung
 Thực chất là sự phản ánh logic quá trình phát triển của các kiến thức cơ bản và mối quan hệ tầng bậc của các kiến thức có trong nội dung bài học.
Nếu xét thấy các mối quan hệ của các đỉnh hợp lí thì chuyển sang bước 3 để sắp xếp các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng. Nếu các mối quan hệ không hợp lí thì quay trở lại bước 1để xem xét lại việc xác định các đỉnh của graph cho hợp lí hơn.
Bước 3: Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng
 Khi đã xác định được các đỉnh (đơn vị kiến thức) và mối quan hệ giữa chúng, có thể xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo một logic khoa học và phải đảm bảo được tính khoa học và tính sư phạm.
* Ví dụ: Lập graph nội dung bài tế bào nhân sơ:
Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung của bài để xác định các đỉnh của graph. Trọng tâm của bài là mô tả cấu trúc tế bào nhân sơ. Vì vậy các thành phần cấu trúc nên tế bào được xác định là các đỉnh của graph, đó là:
+ Thành phần thứ nhất: Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
+ Thành phần thứ 2: Tế bào chất.
+ Thành phần thứ 3: Vùng nhân.
Bước 2: Thiết lập các cung. Đó là việc xác định mối quan hệ của các thành phần. Mỗi thành phần có cấu trúc và chức năng riêng nhưng trong tế bào chúng có mối liên hệ với nhau. Việc xác định mối quan hệ sẽ thể hiện được bằng các cung của graph một cách hợp lí.
Bước 3: Sau khi xác định được các đỉnh và các cung, ta đặt lên mặt phẳng để tạo ra một graph nội dung hoàn chỉnh 
Tế bào
nhân sơ
Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
Vùng nhân
Tế bào
chất
Hình 1. Graph thành phần tế bào nhân sơ
b. Quy trình lập graph hoạt động:
Graph hoạt động được dạy một tổ hợp kiến thức hoặc một bài học theo một quy trình như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động
Bước 2: Xác định các hoạt động
Bước 4: Dùng “bài toán con đường nhắn nhất” để lập grap hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hóa bài học
 Hình 2. Quy trình lập graph hoạt động
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học:
 Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố: nội dung bài học, khả năng nhận thức của học sinh, năng lực của giáo viên.
Bước 2: Xác định các hoạt động
 Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào graph nội dung bài học hoặc dựa vào việc phân tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt.
Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động
 Trong mỗi hoạt động, xác định các thao tác chính để đạt được mục tiêu
Bước 4: Lập graph hoạt động
 Dùng “bài toán con đường nhắn nhất” để lập graph hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hóa bài học.
 Sau khi xác định được cá

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_graph_vao_day_ho.docx
  • docxBÌA SKKN.docx