SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan trong môn công nghệ 11 trung học phổ thông
Công nghệ là bộ môn mang tính ứng dụng; nó giữ vai trò quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Bộ môn Công nghệ phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những nguyên lý chung nhất của các quá trình sản xuất chủ yếu, các phương tiện kĩ thuật chủ yếu và cách thức sử dụng chúng trong các quá trình công nghệ cơ bản. Đặc trưng của môn Công nghệ là tính ứng dụng và tính thực tiễn. Bộ môn Công nghệ được hợp thành từ nhiều phân môn khác nhau, mỗi phân môn có tính đặc thù riêng của nó. Phân môn kĩ thuật cơ khí được dạy ở lớp 11 trung học phổ thông với một lượng kiến thức lớn; do đó vấn đề đặt ra là đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Phương pháp dạy học trực quan là một trong những phương pháp dạy học được ứng dụng nhiều trong giảng dạy ở phổ thông. Xuất phát từ nhiệm vụ, nội dung của môn học cũng như đặc điểm của phương pháp dạy học trực quan, tôi nhận thấy phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học rất phù hợp với nội dung và đặc điểm của chương trình môn Công nghệ lớp 11 trung học phổ thông. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học có khả năng nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Công nghệ giúp cho học sinh có cơ sở để phát triển tư duy logic, tư duy trừu tượng và năng lực sáng tạo kĩ thuật.
Phần lớn, vấn đề dạy học công nghệ phổ thông những năm qua cho thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương tiện dạy học tối ưu dạy học công nghệ phổ thông những năm qua cho thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương tiện dạy học tối ưu.
Với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ lớp 11 trung học phổ thông nói chung , tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên: Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan trong môn công nghệ 11 trung học phổ thông .
1. Mở đầu. 1.1. Lý do chọn đề tài: Công nghệ là bộ môn mang tính ứng dụng; nó giữ vai trò quan trọng trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta. Bộ môn Công nghệ phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những nguyên lý chung nhất của các quá trình sản xuất chủ yếu, các phương tiện kĩ thuật chủ yếu và cách thức sử dụng chúng trong các quá trình công nghệ cơ bản. Đặc trưng của môn Công nghệ là tính ứng dụng và tính thực tiễn. Bộ môn Công nghệ được hợp thành từ nhiều phân môn khác nhau, mỗi phân môn có tính đặc thù riêng của nó. Phân môn kĩ thuật cơ khí được dạy ở lớp 11 trung học phổ thông với một lượng kiến thức lớn; do đó vấn đề đặt ra là đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp dạy học trực quan là một trong những phương pháp dạy học được ứng dụng nhiều trong giảng dạy ở phổ thông. Xuất phát từ nhiệm vụ, nội dung của môn học cũng như đặc điểm của phương pháp dạy học trực quan, tôi nhận thấy phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học rất phù hợp với nội dung và đặc điểm của chương trình môn Công nghệ lớp 11 trung học phổ thông. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học có khả năng nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn Công nghệ giúp cho học sinh có cơ sở để phát triển tư duy logic, tư duy trừu tượng và năng lực sáng tạo kĩ thuật. Phần lớn, vấn đề dạy học công nghệ phổ thông những năm qua cho thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương tiện dạy học tối ưu dạy học công nghệ phổ thông những năm qua cho thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương tiện dạy học tối ưu. Với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ lớp 11 trung học phổ thông nói chung , tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm mang tên: Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan trong môn công nghệ 11 trung học phổ thông . 1.2. Mục đích nghiên cứu: Vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan , sử dụng phương tiện dạy học tối ưu với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ lớp 11 trung học phổ thông nói chung . 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài này chủ yếu đề cập đến phương pháp dạy học trực quan , sử dụng phương tiện dạy học tối ưu với mong muốn tìm con đường để nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ lớp 11 trung học phổ thông . 1.4. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết. + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin. + Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. + Phương pháp so sánh. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Cơ sở lí thuyết: Chúng ta đều biết rằng mọi lý thuyết bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy, lí luận về nhận thức coi thực tiện là cơ sở, là động lực, là mục đích đồng thời là tiêu chuẩn kiểm tra kiến thức. Theo quan điểm duy vật biện chứng quá trình nhận thức trải qua ba giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính, giai đoạn nhận thức lí tính, giai đoạn tái sinh cái cụ thể và cái trừu tượng. Vấn đề này Lênin đã chỉ ra: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức thức thực tại khách quan” Quan điểm này cho rằng trực quan là xuất phát điểm của nhận thức, tức là trực quan là nguồn cung cấp tri thức. Sự trực quan sinh động được đặc trưng bởi quá trình tâm lí, đó là: cảm giác, tri giác biểu tượng, các quá trình tình cảm và ý chí. Sự nhận thức này mới chỉ phản ánh được các thuộc tính bên ngoài, thuộc tính không bản chất. Tuy nhiên, ở đây đã xuất hiện yếu tố cơ sở của tư duy ( hình ảnh trực quan). Để nhận thức được bản chất của sự vật và hiện tượng cần xử lí các thông tin trí óc. Từ hình tượng cảm tính thu được, loại bỏ các khía cạnh ngẫu nhiên không bản chất ghi lại những dấu hiệu cơ bản, giống nhau; nghĩa là để nắm được bản chất cần có tư duy. Tri thức cần phải kiểm tra và vận dụng qua thực tiễn, tức là kết quả cao nhất của nhận thức. Thực tiễn cao hơn này lại tạo thành sự trực quan sinh động cao hơn cho quá trình nhận thức mới. Quá trình nhận thức là sự thống nhất giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng với sự xâm nhập của thực tiễn vào cả hai. Như vậy, trực quan sinh động – nhận thức cảm tính, tư duy trừu tượng và nhận thức lí tính là những bộ phận hữu cơ của quá trình lĩnh hội tri thức. Rèn luyện ý thức học sinh . - Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật tự nhiên và kĩ thuật Công nghệ. - Có ý thức vận dụng các tri thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập. - Xây dựng tinh thần tự giác, ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên năng lượng đặc biệt là Xăng, Dầu, khí đốt. Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan trong dạy học công nghệ 11. * Sử dụng phương pháp dạy học trực quan trong việc hình thành khái niệm: Tiến trình : Sử dụng phương pháp dạy học trực quan để dạy các khái niệm có thể mô tả tóm tắt như sơ đồ sau: Ghi chú: PTTQ ( phương tiện trực quan) Giáo viên Học sinh Hướng dẫn Biểu diễn PTTQ Thao tác PTTQ Mô hình PTTQ Tranh vẽ PTTQ Vật thật Quan sát, nhận xét, liệt kê dấu hiệu Vận dụng Khái niệm Các dấu hiệu chung, bản chất Yêu cầu: - Chuẩn bị các phương tiện trực quan phù hợp, thiết thực với mục tiêu bài dạy và nội dung của khái niệm ( vật thật, hình vẽ, sơ đồ ). - Cho học sinh quan sát các phương tiện, vật thể trực quan nói trên ( bộ phận/ từng phần hoặc toàn thể); nhận xét rút ra các dấu hiệu ( Chung, riêng, bản chất,); so sánh các dấu hiệu đó trên các vật thể trực quan để rút ra bản chất, mối liên hệ tất yếu về đối tượng được phản ánh trong khái niệm; - Định nghĩa các khái niệm ( theo các quy tắc định nghĩa). - Vận dụng khái niệm; chỉ rõ ngoại diên và những biểu hiện trong thực tiễn của khái niệm. * Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan để dạy về cấu tạo của các thiết bị kỹ thuật: Tiến trình: - Chọn loại PTTQ để học sinh quan sát ( hình vẽ, mô hình, vật thật, thao tác mẫu). - Chọn vị trí đặt PTTQ. - Giới thiệu khái quát về PTTQ. - Tìm hiểu tên gọi, hình dạng, công dụng của các bộ phận, chi tiết trên PTTQ. - Mối liên hệ và cách lắp ghép các bộ phận. Yêu cầu: - Chuẩn bị các phương tiện trực quan phù hợp, thiết thực với mục tiêu bài dạy/đoạn bài dạy và đặc điểm cấu tạo của thiết bị kỹ thuật. - Hướng dẫn học sinh quan sát các phương tiện trực quan nói trên; nhận xét về hình dạng, vật liệu chế tạo, cách gia công, ghép nối – mối liên hệ giữa các bộ phận, tên gọi và công dụng của từng bộ phận, vị trí tương quan giữa các bộ phận - Kết luận về cấu tạo chung của thiết bị ( gồm những bộ phận chính nào? Chức năng của từng bộ phận, hình dạng thực tế của chúng, cách ghép nối giữa các bộ phận trong thực tế). * Sử dụng các phương pháp dạy học trực quan để dạy về nguyên lý làm việc của các thiết bị kỹ thuật. Tiến trình: Giới thiệu tổng quát về PTTQ. Nên cơ sở khoa học để xây dựng nguyên lí hoạt động của thiết bị. Phân tích các quá trình vật lý – kĩ thuật xảy ra trên PTTQ, chú ý nơi xảy ra các hiện tượng chính. Đặc điểm hoạt động, hình thức điều khiển – điều chỉnh hoạt động. Điều kiện hoạt động, các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật. Yêu cầu: - Chuẩn bị các phương tiện trực quan phù hợp, thiết thực với mục tiêu bài dạy/ đoạn bài dạy và đặc điểm nguyên lý làm việc đối tượng kĩ thuật ( vật thật, mô hình, hình vẽ, sơ đồ) - Hướng dẫn học sinh quan sát các phương tiện trực quan nói trên ( bộ phận/ từng phần hoặc toàn thể ); nhận xét về mối liên hệ giữa các bộ phận ( về chức năng, về các hiện tượng vật lý – kĩ thuật xảy ra trong đó); nêu rõ cơ sở khoa học ( các nguyên lý, định lý, định luật để xây dựng nêu nguyên lí làm việc của thiết bị/ loại thiết bị); mối liên hệ giữa các thông số, quá trình, chu trình xảy ra trong thiết bị đó. - Kết luận: Phát biểu về nguyên lý làm việc chung của thiết bị, chú ý thể hiện chính xác các hiện tượng, quá trình, các mối liên hệ nhân quả; liên hệ với những thiết bị khác cùng loại hoặc tương tự về cơ sở khoa học đề xây dựng nguyên lý; cách điều khiển/ điều chỉnh hoạt động của thiết bị; các yêu cầu kĩ thuật 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : a. Đối với giáo viên: Thực trạng dạy học công nghệ phổ thông những năm qua cho thấy, đa số các giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp thông báo, tái hiện, học sinh ít được tạo điều kiện bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, rèn luyện tư duy khoa học. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính và chủ yếu là do giáo viên chưa vận dụng đúng phương pháp – phương tiện dạy học tối ưu Công nghệ là môn không tổ chức các kì thi quan trọng như: Thi tốt nghiệp, thi đại học vì vậy một số giáo viên đã ỷ lại và ít đầu tư chuyên sâu cho bộ môn. Các thầy cô còn có tâm lí lên lớp giảng dạy cho hoàn thành chương trình mà chưa thật sự quan tâm tới chất lượng học tập của học sinh. Từ những quan điểm sai lầm đó dẫn đến sức hấp dẫn trong bài giảng đối với học sinh có phần giảm sút. b. Đối với học sinh Do trường THPT Hậu Lộc 4 đóng trên địa bàn 5 xã miền biển là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Học sinh của trường còn nhiều em mải chơi, chưa thực sự ý thức tự giác học hành. quan điểm chung của học sinh đều coi đây là môn phụ nên hầu hết đều không mấy quan tâm do đó sự cảm nhận của các em về bài giảng còn thiết sâu sắc. Từ những suy nghĩ của đại bộ phận học sinh như thế dẫn đến chất lượng và hiệu quả của các bài giảng trên lớp của các thầy cô chưa cao. Đối với bản thân tôi nhận thấy khi dạy theo phương pháp truyền thống học sinh ít chú ý đến bài giảng dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao C. Kết quả thực trạng: Từ thực trạng trên dẫn đến kết quả đa số học sinh không thích học môn Công nghệ, nếu có thì chưa có hứng thú cao đối với môn học. Kết quả học tập chưa cao, tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao . Cụ thể, kết quả học tập môn công nghệ 3 lớp 11A8, 11A9, 11A10 năm học 2016 - 2017 như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 11A8 48 2 4 28 58 18 38 0 0 11A9 48 1 2 20 41 23 48 4 9 11A10 43 0 0 15 35 23 53 5 12 Từ thực trạng trên để nâng cao chất lượng dạy học môn công nghệ 11 năm học 2017 - 2018 , tôi đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và lấy đó là đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phương pháp dạy học trực quan trong môn công nghệ 11 trung học phổ thông. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ở một số bài giảng điển hình như Phần II : Chế tạo cơ khí Tiết 20: Bài 16: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI ( Tiết 1 ) CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài dạy GV cần phải làm cho HS: - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. 2. Kĩ năng: Lập được qui trình công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 3. Thái độ: * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo phôi. II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG 1. Chuẩn bị nội dung - Nghiên cứu nội dung bài 16 SGK - Sưu tầm thông tin , hình ảnh liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học - Tranh vẽ phóng to hình 16.1 SGK - Chuẩn bị một số sản phẩm được chế tạo bằng các công nghệ chế tạo trên. - Máy chiếu đa nang - Hình ảnh liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Cấu trúc và phân bố bài giảng Bài giảng thực hiện trong hai tiết Tiết 1 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc 2. Các hoạt động dạy học - Ổn định lớp – sĩ số:̣ (1’) - Kiểm tra bài cũ: (̃̃̃̃̃̃̃̃5’) +Trình bày các tính chất đặc trưng của vật liệu ? + Tính chất và ứng dụng của các vật liệu thường dùng trong ngành cơ khí? - Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài học Hoạt động 1 :(18’) Tìm hiểu bản chất và ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc Cho ví dụ 1 số sản phẩm đúc? + Như thế nào là đúc sản phẩm ? + Có những phương pháp đúc nào ? - Những vật liệu nào có thể đúc ? - Nhận xét hình dạng kích thước các vật đúc ?Cho ví dụ cụ thể ? - Đúc có những nhược điểm nào ? - GV giải thích những khuyết tật của phương pháp đúc. HS trả lời các câu hỏi. HS trả lời I.CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÚC : 1. Bản chất: Đúc là rót kim loại lỏng vào khuôn, sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội ta được vật đúc có hình dạng và kích thước giống lòng khuôn. 2. Ưu , nhược điểm: a. Ưu điểm : - Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau. - Có thể đúc được vật thể từ vài gam đến vài trăm tấn ; có thể đúc được vật đúc có hình dạng và kết cấu phức tạp. - Nhiều phương pháp đúc hiện đại có độ chính xác và năng suất cao , hạ thấp chi phí sản xuất. b. Nhược điểm: Gây ra các khuyết tật như: rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy hết lòng khuôn, vật đúc bị nứt *)Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: ? Khi nấu chảy kim loại, có các chất thải nào thải vào không khí? HS trả lời qua quan sát thực tế và gợi ý của GV (khí thải từ nhiều chất phụ gia-CO2, SO2, SO3,-gây ô nhiễm kk, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật). Hoạt động 2 : (13’) Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát . - Đúc trong khuôn cát được thực hiện trong mấy bước ? - Mẫu được làm từ vật liệu gì ? - Hình dạng mẫu đúc ra sao ? - Những vật liệu nào đượcdùng làm khuôn ? - Khuôn được tiến hành làm như thế nào? - Vật liệu nấu gồm những gì? * GV hd thêm : Dùng lò nấu (lò đứng, lò chõ cải tiến, lò điện hồ quang, lò nồi) để nấu chảy KL và rót kim loại lỏng vào khuôn để đúc chi tiết. HS trả lời các câu hỏi. Ghi nhận những ý chính. 3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát: - Bước 1 : Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn: Mẫu làm bằng gỗ hoặc nhôm , có hình dạng và kích thước của vật cần đúc. Vật liệu làm khuôn gồm : cát, chất kết dính và nước. - Bước 2: Tiến hành làm khuôn: Dùng mẫu làm khuôn trên nền cát được lòng khuôn có hình dạng và kích thước giống vật đúc. - Bước 3: Chuẩn bị vật liệu nấu: Gồm kim loại hoặc hợp kim cần nấu, than đá, chất trợ dung ( đá vôi) - Bước 4 : Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn. IV. Tổng kết, đánh giá và giao nhiệm vụ về nhà: - GV đặt một số câu theo nội dung bài giảng (sgk ) để HS trả lời - Hướng dẫn HS trả lời cá câu hỏi trong bài và yêu cầu HS đọc trước nội dung mới *) Một số hình ảnh minh hoạ. Lò nấu loại đứng Làm khuôn trên nền cát Khuôn 2 nửa Rót KL lỏng vào khuôn Tiết: 21 Bài: 16 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI ( Tiết 2 ) CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC VÀ PHƯƠNG PHÁP HÀN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Dạy xong bài này, GV cần làm cho HS: - Biết được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: * Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong chế tạo phôi. II. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG 1. Chuẩn bị nội dung - Nghiên cứu nội dung bài 16 SGK - Sưu tầm thông tin liên quan đến công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và hàn 2. Chuẩn bị phương tiện dạy học - Tranh vẽ phóng to hình 16.2 và hai hình trong bảng16.1 SGK - Chuẩn bị một số sản phẩm được chế tạo bằng các công nghệ chế tạo trên. - Máy chiếu đa năng III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1. Cấu trúc và phân bố bài giảng Bài giảng thực hiện trong hai tiết Tiết 2 : Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực và phương pháp hàn 2. Các hoạt động dạy học - Ổn định lớp – sĩ số: (1’) - Kiểm tra bài cũ: (5’) +Trình bày ưu nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc ? + Nêu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát? Bài mới: Hoạt động 1 (18’) : Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực.. Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động2 (13’) : Tìm hiểu công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn.. Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn : 1. Bản chất: Hàn là phương pháp nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chổ nối đến trạng thái chảy, sau khi kim loại kết tinh sẽ tạo thành mối hàn. 2. Ưu nhược, điểm: a. Ưu điểm: Tiết kiệm được kim loại, có thể nối được các kim loại có tính chất khác nhau. Hàn tạo ra được các chi tiết có hình dạng, kết cấu phức tạp. Mối hàn có độ bền cao. b. Nhược điểm: Chi tiết hàn dễ bị cong, vênh , nức do biến dạng nhiệt không đều. H Gia công bằng phương pháp hàn là gì ? H Vậy em hãy nêu bản chất của gia công kim loại bằng áp lực * Gia công kim loại bằng phương pháp hàn có ưu và nhược điểm gì ?. *) Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: ? Hàn hồ quang điện ảnh hưởng dến ôi trường ntn? ? Khi hàn nối kim loại có tác động ntn đối với môi trường? ○ Trả lời như phần nội dung. ○ Trả lời như phần nội dung. ○ Đọc sách giáo khoa và trả lời như phần nội dung. ○ Lắng nghe và ghi chép như phần nội dung. ○ Trả lời như phần nội dung. 4. Củng cố : (5’) Gọi học sinh nhắc lại : - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công áp lực. - Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn Phần III : động cơ đốt trong Bài 21: NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ----------***---------- I Mục tiêu: 1. Kiến thức: Dạy xong bài này, giáo viên học cần làm cho học sinh đạt được - Hiểu được một số khái niệm cơ bản về động cơ đốt trong. - Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong. 2. Kĩ năng: Nhận biết được tên gọi và các bộ phận của động cơ đốt trong trong thực tế. 3. Thái độ : Yêu thích môn học, biết được vai trò của lí thuyết. II Chuẩn bị : 1 Gáo viên : - Chuẩn bị nghiên cứu nội dung bài 21 sgk. - Đọc tài liệu có liên quan đến động cơ đốt trong. - Phóng to bảng 21.1, 21.2 và 21.3 sgk. - Máy chiếu đa năng . các hình ảnh , hình ảnh động biểu diễn nguyên lí làm việc của động cơ dốt trong 2 Học sinh : Xem trước nội dung bài học ở nhà. III Hoạt động trên lớp : 1. Ổn định lớp : (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’) Câu 1: Sơ lượt lịch sủa phát triển động cơ đốt trong. Câu 2: Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong. Câu 3: Cấu tạo chung của động cơ đốt trong. 3. Giảng bài mới : 34’ Hoạt động 1 (20’): Tìm hiểu về một số khái niệm của động cơ đốt trong Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Một số khái iệm cơ bản: 1. Điểm chết của pittông: Điểm chết của pittông là vị trí mà tại đó pittông đổi chiều chuyển động. Có hai loại điểm chết: . 2. Hành trình pittông (S): Hành trình pittông là quãng đường pittông đi được giữa hai điểm chết. 3. Thể tích toàn phần (Vtp). Thể tích toàn phần Vtp là thể tích xi lanh khi pittông ở điểm chết dưới. 4. Thể tích buồng cháy (Vbc). Thể tích buồng cháy Vbc là thể tích xi lanh khi pittông ở điểm chết trên. 5. Thể tích công tác (Vct). Thể tích công tác Vct là thể tích xi lanh giới hạn bởi hai điểm chết. Vct = Vtp - Vbc Nếu gọi D là đường kính xi lanh thì 6. Tỉ số nén (): Tỉ số nén là tỉ số giữa Thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy Tỉ số nén trong động cơ xăng có = 6 – 10, còn đối với động cơ xăng là = 15– 21. Chu trình làm việc của động cơ: Tổng hợp cả bốn quá trình nạp, nén, cháy – dãn nở và thải gọi là một chu trình làm việc của động cơ. 8. Kì: Kì là một phần của chu trình diễn ra trong thời gian một hành trình của pittông. - Giới thiệu về hình ảnh - Hướng dẫn học sinh quan sát phân tích hình ảnh . - Thế nào là hành trình của pittông ? - Thế nào là thể tích toàn phần ? - Thế nào là thể tích buồng cháy ? - Thế nào là thể tích công tác ? - Thế nào là tỉ số nén ? ○ Họ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_hieu_qua_phuong_phap_day_hoc.doc
- Công nghệ THPT - Nguyễn Văn Hồi - TH.doc