SKKN Một số kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống: phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh lớp 5 thông qua HĐGDNGLL theo mô hình VNEN tại trường Tiểu học Tượng Lĩnh – Nông Cống - Thanh Hóa
Việt Nam - đất nước chúng ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm gần trong 5 ổ bão lớn của thế giới, là một nước đứng trong tốp đầu trên thế giới phải gánh chịu trực tiếp những thiệt hại do thiên tai mang đến như: lũ lụt, sạt lỡ đất, lốc, giông, sét, hạn hán, ngập úng, nước biển xâm nhập và nước bị nhiễm phèn, cháy rừng.Thiên tai không những gây tổn thất về kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởng kinh tế mà còn trực tiếp cướp đi sinh mạng của nhiều người dân khiến cho bao gia đình tan nát: vợ mất chồng, con không cha, bà thiếu cháu, mẹ vắng bóng con yêu,.đưa nhiều gia đình đến bên bờ vực thẳm và đến với ranh giới của sự nghèo đói.Vì vậy vấn đề giáo dục học sinh ý thức phòng chống thiên tai; cung cấp kiến thức; hình thành kỹ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai có thể sảy ra và chung sống với thiên tai là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết của ngành Giáo dục nước ta hiện nay.
Chính vì thế mà trong chương trình Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5, ngành Giáo dục đã xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đến từng cán bộ giáo viên, học sinh và sinh viên trên toàn nước (chiếm 25% số dân trên toàn nước), từng bước xây dựng trường học an toàn.
I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam - đất nước chúng ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm gần trong 5 ổ bão lớn của thế giới, là một nước đứng trong tốp đầu trên thế giới phải gánh chịu trực tiếp những thiệt hại do thiên tai mang đến như: lũ lụt, sạt lỡ đất, lốc, giông, sét, hạn hán, ngập úng, nước biển xâm nhập và nước bị nhiễm phèn, cháy rừng...Thiên tai không những gây tổn thất về kinh tế, cơ sở vật chất, giảm tăng trưởng kinh tế mà còn trực tiếp cướp đi sinh mạng của nhiều người dân khiến cho bao gia đình tan nát: vợ mất chồng, con không cha, bà thiếu cháu, mẹ vắng bóng con yêu,...đưa nhiều gia đình đến bên bờ vực thẳm và đến với ranh giới của sự nghèo đói.Vì vậy vấn đề giáo dục học sinh ý thức phòng chống thiên tai; cung cấp kiến thức; hình thành kỹ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai có thể sảy ra và chung sống với thiên tai là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết của ngành Giáo dục nước ta hiện nay. Chính vì thế mà trong chương trình Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5, ngành Giáo dục đã xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đến từng cán bộ giáo viên, học sinh và sinh viên trên toàn nước (chiếm 25% số dân trên toàn nước), từng bước xây dựng trường học an toàn. Dưới sự ảnh hưởng trực tiếp của bão tố, lũ lụt, hạn hán sảy ra thường xuyên trong năm ở hầu hết các vùng trong cả nước. Ngành giáo dục phải gánh chịu những hậu quả vô cùng to lớn do thiên tai gây ra như: cô mất trò, thầy mất lớp, học sinh mất nơi học tập thân yêu...ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Vậy muốn “Tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”trước hết tôi thiết nghĩ việc đầu tiên người giáo viên phải làm là biến những kiến thức trong sách vở thành các kỹ năng, hành vi thực hành cụ thể cho các em. Để làm được việc này trách nhiệm thuộc về giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Tuy nhiên lâu nay chúng ta giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống thiên tai; cung cấp kiến thức chỉ dưới hình thức: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, hay dạy lồng ghép với các tiết học như Hoạt động Giáo dục Đạo đức, khoa học, Địa lí thì không thể hình thành được kỹ năng, năng lực ứng phó với thảm họa thiên tai. Vì vậy hiện nay phòng giáo dục đã chỉ đạo Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong Hoạt động Giáo dục NGLL, qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thực hiện bản thân tôi đã thu được những kết quả đáng mừng. Bài viết này tôi muốn chia sẻ cùng quí đồng nghiệp “Một số kinh nghiệm Rèn kỹ năng sống: phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh lớp 5 thông qua HĐGDNGLL theo mô hình VNEN tại trường Tiểu học Tượng Lĩnh – Nông Cống- Thanh Hóa.” 2. Mục đích nghiên cứu. Thanh Hóa là một tỉnh ven biển với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nhiệt bao gồm sự nóng lên của Trái Đất, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều. Trong vòng 5 năm gần đây Thanh Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng của: sét, bão, lỡ đất ,lũ lụt, cháy rừng...do thiên tai gây ra đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chung của toàn tỉnh ước tính trung bình thiệt hại hằng năm đã làm thiệt hại lên đến 66,5 tỉ đồng và đặc biệt hằng năm còn cướp đi sinh mạng và làm bị thương nhiều người. Tương tự như vậy huyện Nông Cống chúng ta cũng bị thiệt hại do thiên tai đem lại không nhỏ khoảng 2,7 tỉ đồng và nhiều ha hoa màu bị phá hủy. Đặc biệt đau xót là vào năm học 2013-2014 ngay bên cạnh xã nhà là xã Tượng Sơn có ba học sinh là em Hoàng Thị Thanh con Ông Hoàng Văn Tú, em Nguyễn Thi Lan con bà Năm và em Hoàng Thị Quỳnh con ông Kim bị nước lũ cuốn trôi khi trên đường đi học về. Ngay trên địa bàn xã Tượng Lĩnh cũng có rất nhiều người bị thiệt mạng do sấm sét gây ra như bà Năm ở làng Phú Long, Ông Việt ở Vĩnh Lại. Năm 2013- và năm 2015 đã xảy ra cháy rừng tại núi Cóc Tượng Văn làm thiệt hại hàng tỉ đồng và làm không khí bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt Tượng Lĩnh lại là xã có dòng sông Yên chảy qua, là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của các đợt xã lũ đập sông Mực vào các mùa mưa lớn trong năm. Nhiều ha ruộng đồng của người dân làng Vĩnh Lại và làng Quang Vinh vào vụ hè thu không được thu hoạch. Vì thế đưa nội dung phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu vào trường Tiểu học nhằm mục đích trang bị cho học sinh một số kiến thức cũng như kinh nghiệm cơ bản, giúp các em có kĩ năng ứng phó kịp thời với thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt làm tốt công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhà trường, trong ngành còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng dân cư trong cả nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hâu. 3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Tượng Lĩnh- Nông Cống – Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: *Nhóm phương pháp hình thành ý thức: Kể truyện; trực quan; Đàm thoại; thảo luận nhóm; làm việc theo cặp, làm việc cá nhân, làm việc tập thể, tham quan học hỏi... *Nhóm phương pháp rèn luyện hành vi, thói quen và cách ứng xử: Ứng xử tình huống; Động não; trò chơi; đóng vai; thảo luận nhóm; Điều tra tìm hiểu các phong tục tập quán và các trò chơi dân gian... *Nhóm phương pháp điều chỉnh hành vi ứng xử: Đánh giá và tự đánh giá; Nêu gương, kích thích lòng tự tin ở các em. Giáo viên cố gắng tìm xem những điểm gì tốt ở các em dù là nhỏ nhất để khơi dậy sự ham muốn khám phá những điều mới lạ ở học sinh. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Rèn kỹ năng sống cho học sinh là giúp học hình thành những kĩ năng xử lí hành vi kiệp thời để cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kĩ năng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu như: phòng tránh sấm sét, tránh bão, tránh ngập lụt, tránh sạt lở đất, hạn hán, động đất khi tham gia giao thông hoặc là lúc ở nhà ... tất cả điều rất cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Nghiên cứu gần đây về những thiệt hại do thiên tai gây ra như thiệt hại về người, gây thương vong và làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng( chết người, bị thương, dịch bệnh). Thiệt hại về vật chất mất mát về tài sản, hư hỏng công trình, ngưng trệ giao thông, gián đoạn thông tin liên lạc, thiệt hại về sản xuất: mất mùa, làm chết gia súc, dịch bệnh, thiếu lương thực và nước sạch cho sinh hoạt. Thiệt hại về môi trường: ô nhiễm môi trường,... Những kĩ năng cơ bản về phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu của học sinh hầu như không có vì thế cần giaó dục cho học sinh kiến thức cơ bản và các kỹ năng cần thiết về cách phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, khả năng biết tự lập kế hoạch cho hoạt động để giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Thực trạng. Là một giáo viên Tiểu học. Bản thân tôi đã trãi qua 4 năm được tham gia trực tiếp giảng dạy theo dự án trường học mới Việt Nam VNEN cùng với 30 học sinh đã được thụ hưởng dự án này từ lớp 2 đến lớp 5. Trước những kết quả vượt bậc của dự án mang lại. Tôi thiết nghĩ với khả năng giao tiếp, khả năng xử lí tình huống, khả năng hợp tác cao trong nhóm, trong lớp như vậy mà vận dụng vào giảng dạy môn học Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp thì nhất định sẽ thành công. Nhằm hỗ trợ cho những học sinh lớp khối 5 chưa có kỹ năng phòng chống thiên tai như em Nguyễn Ngọc Tuấn, Lê Tiến Thành, Lê Thị Huyền Thương, Lê Công Minh, Nguyễn Công Danh cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản về thiên tai và trang bị một số kĩ năng ứng phó với thiên tai giúp phần nào giảm nhẹ rủi ro. Mong muốn của bản thân tôi là góp một phần sức lực nhỏ nhoi vào công cuộc giáo dục các em trở thành những người chủ nhân tương lai của đất nước với đầy đủ các phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa- Đưa đất nước trở thành nước Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa vào những năm sắp tới. Rèn kĩ năng sống là nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản giúp cho học sinh thích ứng trong cuộc sống hiện tại và tương lai với nhiều thách thức và cũng rất nhiều cơ hội. Rèn kĩ năng sống đơn giản là tổ chức cho các em học mà chơi- chơi mà học một cách có hệ thống mà mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn xây dựng “Kế hoạch dạy học Rèn kỹ năng sống phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh lớp 5 thông qua HĐGDNGLL theo mô hình VNEN tại trường Tiểu học Tượng Lĩnh – Nông Cống- Thanh Hóa.”để đưa vào dạy học ngay lớp tôi chủ nhiệm. - Kết quả của thực trạng trên Từ thực trạng trên tôi tiến hành soạn thảo ra một số câu hỏi để học sinh tìm hiểu Nêu tên các loại thiên tai thường sảy ra ở nước ta? Em làm gì để biết được thời tiết của ngày mai? Em sẽ và đã làm gì để phòng chống bão? Để phòng tránh lũ lụt theo em cần làm gì? Khi gặp hỏa hoạn, theo em phải làm gì? Em có biết bơi không? Kết quả khảo sát 30 học sinh lớp 5B trường Tiểu học Tượng Lĩnh tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp TS học sinh Đạt Chưa đạt 5B 26 SL % SL % 8 30,3% 18 69,7% 2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề. Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung chương trình môn HĐNGLL lớp 5. Nội dung chương trình môn Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 5 bao gồm 9 chủ đề /9 tháng thực học. Trong trường học VNEN thì HĐGDNGLL được gọi là các HĐGD. Thời gian để dạy các HĐGD cần đến sự sắp xếp linh động từ chuyên môn nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm để làm sao cho việc tổ chức các HĐGD phù hợp với thời gian bài học, phù hợp với quy mô tổ chức các bài học với mục đích hình thành cho học sinh các kiến thức kỹ năng cần thiết như: Kiến thức về năng sống được lồng ghép trong các chủ đề : Trường em, chủ đề vê bạn bè, chủ đề về thầy cô giáo, chủ đề về Uống nước nhớ nguồn; Anh bộ đội cụ Hồ, chủ đề về Ngày tết quê em, chủ đề về em yêu Tổ quốc em, chủ đề về Bà, mẹ và cô rồi các kiến thức về chủ đề Hòa bình và hữu nghị. Các kỹ năng như: Kỹ năng sống, Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lí tình huống, kỹ năng hợp tác để giải quyêt vấn đề, Kỹ năng diễn đạt trước tập thể, kỹ năng lắng nghe cảm nhận và thấu hiểu, và kỹ năng làm MC... rồi kỹ năng tự hoàn thiện bản thân. Tất cả các kỹ năng đó được hình thành từ các chủ đề trên. Giải pháp 2: Tìm hiểu cấu trúc một bài Hoạt động Giáo dục NGLL lớp 5: Trong thực tế theo chương trình hiện hành, Mỗi khi có giờ HĐNGLL giáo viên ghi tên chủ đề lên bảng và hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề đó một cách cụ thể hóa qua các mẫu chuyện, bài thơ, câu vè, hành vi cụ thể.... Nhưng nay dạy theo mô hình trường học mới Việt Nam VNEN, môn Hoạt động Giáo NGLL được sắp xếp một cách linh hoạt với các môn giáo dục khác như môn Hoạt động Giáo dục Kĩ thuật, Hoạt động Giáo dục Âm nhạc, Hoạt động Giáo dục Thể dục Thể chất để tuần này học liên tục 2 tiết của một môn này thì tuần sau học hai tiết của môn học khác để giúp học sinh hoàn thành được sản phẩm ngay buổi học, tuần học đó. - Các hoạt động dạy- học môn Hoạt động GDNGLL ở lớp 5 được giáo viên thiết kế rất phong phú đa dạng, bao gồm các hình thức:tiểu phẩm, xử lí tình huống; kể chuyện; liên hệ, đóng vai; tự liên hệ; điều tra thực tiễn; lập kế hoạch hành động của học sinh; quan sát, tiểu phẩm, băng hình; múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh, tập làm phóng viên, triển lãm tranh, chơi các trò chơi có liên quan đến chủ đề bài học, thi làm MC được hình thành trên cơ sở từ một truyện kể về một việc làm, một hành vi chuẩn mực nào đó sau đó rút ra bài học. Từ bài học các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình, xã hội... Giải pháp 3: Trang bị tài liệu cho học sinh tham khảo Để trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, nguyên nhân và cách phòng tránh thiên tai và ứng phó với thảm họa chúng ta phải dựa trên tài liệu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. Trong đề tài này, tôi đã tham khảo và chọn ra một số kiến thức cơ bản và phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học trong cuốn Tài liệu hướng dẫn “Dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai” của Bộ GD – ĐT đã ban hành. Tài liệu này tôi lựa chon và phát tay cho học sinh. Ngoài nội dung về khái niệm, nguyên nhân gây ra rủi ro, thiên tai, tôi xin được trình bày ở đây những kỹ năng cơ bản để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hâu. a)Lũ lụt Trước khi lũ lụt Trong khi lũ lụt Sau khi lũ lụt - Theo dõi thời tiết - Phân công công việc cụ thể cho từng người những công việc cần làm để phòng tránh lũ. - Bỏ đồ vật quan trọng, sách vở vào túi ni lông rồi buộc kín lại - Chuẩn bị đầy đủ: đèn pin, máy lửa, thực phẩm kho, đồ ăn, nước uống, quần áo, chăn màn và các loại thuốc thường dùng... - Chuẩn bị vị trí tránh lũ an toàn. - Cắt hết các nguồn điện. - Di chuyển đến nơi cao và an toàn. - Không được lội xuống nước khi không có sự cho phép của người lớn. - Không được chạm vào bất cứ ổ điện nào. - Mặc áo phao hoặc bám vào các đồ vật như lốp xe, can nhựa rỗng, bè ... - Không được uống nước bẩn. - Không được ăn thức ăn bị nhiễm bẩn. - Sử dụng màn khi ngủ. - Không được đến gần các khu vực: sông, ao, hồ, nơi không có người ở. -Không được vào bất cứ căn nhà vừa bị lụt nào khi chưa có người lớn kiểm tra. - Không được chạm vào bất cứ ổ điện nào cho đến khi khô hẳn và phải được sự kiểm tra độ an toàn của người lớn. - Không dùng thức ăn, nước uống bị ngấm lụt. - Nhờ cán bộ y tế kiểm tra giếng nước, làm sạch nguồn nước trước khi sử dụng. - Cùng bố mẹ và người dọn dẹp khu nhà ở và môi trường xung quanh. - Kịp thời đi khám nếu bị ốm. b)Bão Trước bão Trong bão Sau bão - Theo dõi thời tiết - Chặt hết các cành cây to và khô quanh nhà. - Phân công công việc cụ thể cho từng người những công việc cần làm để phòng tránh lũ. - Bỏ đồ vật quan trọng, sách vở vào túi ni lông rồi buộc kín lại - Chuẩn bị đầy đủ: đèn pin, máy lửa, thực phẩm kho, đồ ăn, nước uống, quần áo, chăn màn và các loại thuốc thường dùng... - Chuẩn bị vị trí tránh bão an toàn. - Giúp bố mẹ chống nhà cửa, buộc chặt các cửa sổ, đậy kín vật chứa nước. - Đưa các con vật nuôi của gia đình đến nơi an toàn. - Không ra khơi khi có bão. - Theo dõi sự diễn biến và di chuyển của cơn bão. - Ở trong nhà chắc cắn, kiên cố. Trông em bé, không đi ra ngoài. - Nếu đang ở ngoài tuyệt đối không được trú dưới gốc cây to hoặc cây cột điện. - Không chạm vào bất cứ ổ điện nào? - Không ngồi gần cửa sổ hoặc gần các vật bằng kim loại. - Cắt các nguồn điện. - Tiếp tục theo dõi thông tin về cơn bão. - nhắc người lớn kiểm tra nguồn điện. - phát hiện những chỗ bị hư hỏng để kịp thời sửa chữa. - Kiểm tra nguồn nước, kiểm tra súc vật nếu có... - Giúp đỡ hành xóm nếu cần. - Cùng với mọi người don vệ sinh đường phố, nhà cửa,... Động đất Trước khi sảy ra động đất Khi sảy ra động đất Sau động đất - Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, rađiô, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường. - Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao, không dặt giường ngủ trước cửa kính. - Những vật dùng trong nhà dễ đổ, vỡ rơi nên được găn chật vào tường để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích hoặc hư hỏng. - Các vật nặng như: kệ sách, tủ chén bát đĩa... nên đặt xa các cửa ra vào, các nơi không thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà. - Những người sống trong chung cư cần nắm vững lối thoát hiểm. - Theo dõi thông báo và chị sự hướng dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn. - Nếu động đất sảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi trúng đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm giường gầm bàn thì chạy lại góc phòng đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động dừng mới ra khỏi nhà nếu cần. - Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy để phòng bị mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật như: gối,cặp sách, cặp tài liệu che lên đầu. - Nếu động đất sảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa những tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đương dây điện để tránh sập đổ. - Nếu động đất sảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần. Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới. Do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể sảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí vài ngày tùy thuộc vào động đất mạnh hay yếu. - Bạn tự kiểm tra xem mình có bị thương ở đâu không?. Nếu bị thương cần nói ngay với người lớn. - Nếu có bất cứ chất lỏng nào đổ ra hãy lau khô ngay phòng chất lỏng dễ gây cháy nổ. - Hãy đừng đụng vào bình gas va đừng sử dụng bếp gas ngay sau khi động đất. Hãy gọi thợ đến kiểm tra bình gas xem có bị rò rỉ hoặc bị hư hại do động đất không? - Kiểm tra nhà của bạn xem có bị ran nứt không. Nếu có hãy tạm thời tránh xa và bảo bố mẹ gọi thợ đến sửa. - Cập nhật thông tin trên đài hoặc ti vi... d) Sạt lở đất. Trước khi không sạt lở Trong khi sạt lở Sau khi sạt lở -Trồng cây mới nơi cây bị chết hoặc bị chặt. - Không chặt cây bừa bãi hoặc dóc vỏ thân cây. - Tìm hiểu địa hình xung quanh khu nhà ở. - Thường xuyên quan sát xem có dấu hiệu sụt lún, cây nghiêng, vết nứt, để kịp thời phòng tránh -Cần di dời khi có yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm. - Nghe dự báo thời tiết về các đợt mưa. - Hãy tránh xa dòng chảy của sạt lở đất. Nếu không kịp thoát hãy tự bảo vệ mình bằng cách cuộn tròn lại, hai tay ôm lấy đầu và lăn như một quả bóng. - Tránh xa khu vực sạt vì nền đất chưa ổn định và có thể sạt lở nữa. - Không được vào bất cứ ngôi nhà nào nếu chưa được kiểm tra an toàn. e) Hạn hán Trước hạn hán Trong khi hạn hán Sau khi hạn hán - Thường xuyên nghe dự báo thời tiết để có sự chuẩn bị kịp thời. - Tiết kiệm nước trong khi sử dụng. - Không lãng phí nguồn nước, bảo vệ nguồn nước cẩn thận. - Nhắc nhở bố mẹ sửa chữa đường nước cẩn thận nếu bị hư hỏng. - Dự trữ nước vào tất cả các vật dụng sạch có thể. - Thiết lập hệ thống thu gom và dự trữ nước mưa. - Tiết kiệm nước trong khi sử dụng. - Có thể dùng lại nước đã dùng vào việc xối nhà vệ sinh... - Giúp bố mẹ đi lấy nước ở nguồn nước an toàn nhất. - cùng với bố mẹ sửa chữa, vệ sinh hệ thống đường nước trong gia đình g)Các loại thiên tai thường sảy ra: a) Áp thấp nhiệt đới, bão: Áp thấp nhiệt đới và bão là một cơn gió xoáy có phạm vi rộng, có ảnh hưởng tới một vùng có bán kính từ 200-500 km. Chúng thường gây ra gió lớn và mưa rất to. Điều kiện hình thành: Áp thấp nhiệt đới, bão được hình thành ngoài biển khi không khí lạnh di chuyển về phía không khí ẩm hơn và gây ra gió với cường độ mạnh. Áp thấp nhiệt đới, bão thường gây ra gió lớn, mưa to và nước dâng. Dựa vào sự khác nhau về tốc độ mà người ta phân biệt được áp thấp nhiệt đới ( cấp 6-7), bão cấp 8 trở lên. b) Lũ, ngập lụt: Lũ là tốc độ của dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất và môi trường. Lũ sảy ra khi nước dâng tràn qua sông, suối, hồ và đê, đập các vùng, làm ngập nhà cửa, cây cối, ruộng đồng. Điều kiện hình thành: Do mưa lớn kéo dài, con người đã làm các công trình xây dựng làm lấp mất ao, hồ, làm hẹp dòng chảy của các con sông, đê, đập,kè bị vỡ; bão lớn làm nước biển dâng lên tiến sâu vào đất liền. c) Sạt, lở đất, đá: Là hiện tượng đất, đá từ các sườn dốc của đồi núi trượt từ trên xuống hoặc ở bên sông đất bị sụt, lún. Điều kiện hình thành: Sạt ,lở trên núi do nhũng chấn động tự nhiên của mặt đất( như động đất).Mưa to hoặc lũ lớn làm đất, đá trôi xuống. - con người khai thác đất, đá và chặt phá câycối trên đồi núi. - Sạt lở trên sông do nền đất yếu. d) Hạn hán: Là hiện tượng sảy ra kh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_song_phong_chong_thien_t.doc