SKKN Tạo môi trường để cha mẹ đồng hành cùng con trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học

SKKN Tạo môi trường để cha mẹ đồng hành cùng con trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học

Mục tiêu giáo dục hiện nay là cần nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo con người có nhân cách, có kỉ luật. Để có được những con người đảm bảo yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Đối với bậc học tiểu học, tác động chủ yếu vào việc hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng, nhân cách của học sinh chủ yếu là nhà trường và gia đình. Nhà trường sẽ là vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ cho học sinh. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà nhân cách của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ban đầu. Những đứa trẻ sau này trở thành người như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giáo dục gia đình ở tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình vì thế sẽ là nền tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách trẻ em và giáo dục gia đình vẫn tiếp tục theo sát từng bước tiến của các em trên từng giai đoạn trưởng thành của chúng.

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với việc giáo dục học sinh Tiểu học là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình cung cấp kiến thức, kĩ năng và hình thành, phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn. Nhà trường và gia đình thống nhất trong việc phương pháp giáo dục học sinh. Sự phối hợp gia đình và nhà trường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.

Trong cuộc sống tập nập hiện nay, đa số các gia đình tập trung vào việc kiếm tiền để lo cho con cái học hành, ít có thời gian giao lưu cùng con cái trong các hoạt động, khiến đa số trẻ em ít chia sẻ với cha mẹ. Vì vậy, nhà trường cần tạo ra các hoạt động để cha mẹ đồng hành cùng con, để cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn. Từ đó tăng khả năng hứng thú học hành và hoạt động của trẻ cũng như hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên. Là một cán bộ quản lí nhà trường, thấy rõ vai trò phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nên tôi đã chọn đề tài: “Tạo môi trường để cha mẹ đồng hành cùng con trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học”.

 

doc 22 trang thuychi01 7063
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tạo môi trường để cha mẹ đồng hành cùng con trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO MÔI TRƯỜNG ĐỂ “CHA MẸ ĐỒNG HÀNH CÙNG CON” TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Phạm Thị Mai Hoa
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Điện Biên 1
SKKN thuộc lĩnh mực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận về vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của trẻ. 
2
2.2
Thực trạng việc tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để “Cha mẹ đồng hành cùng con” trong trường Tiểu học hiện nay.
3
2.3
Các giải pháp nhằm tổ chức tốt các hoạt động, tạo cơ hội cho cha mẹ đồng hành cùng con trong trường Tiểu học.
4
2.3.1
Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và cha mẹ học sinh trong việc phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình trong giáo dục học sinh.
4
2.3.2
Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để cha mẹ đồng hành cùng con.
6
2.3.3
Chú trọng công tác chuẩn bị trước khi tổ chức các hoạt động.
7
2.3.4
Tổ chức thực hiện các hoạt động, tạo điều kiện để cha mẹ đồng hành cùng con nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
8
2.3.5
Lắng nghe ý kiến phản hồi, tổng kết, rút kinh nghiệm cho các hoạt động đã tổ chức.
16
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
18
3
Kết luận và kiến nghị
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu giáo dục hiện nay là cần nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo con người có nhân cách, có kỉ luật. Để có được những con người đảm bảo yêu cầu của đổi mới xã hội cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Đối với bậc học tiểu học, tác động chủ yếu vào việc hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng, nhân cách của học sinh chủ yếu là nhà trường và gia đình. Nhà trường sẽ là vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội. Giáo dục nhà trường trong mọi thời đại có chức năng cơ bản là truyền thụ tri thức văn hóa đã được rút kết từ các tinh hoa của nhân loại, mở mang trí tuệ cho học sinh. Nhờ nắm vững những tri thức văn hóa cơ bản này mà nhân cách của các em được hình thành và phát triển một cách vững vàng. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong giáo dục ban đầu. Những đứa trẻ sau này trở thành người như thế nào phụ thuộc rất lớn vào giáo dục gia đình ở tuổi ấu thơ. Giáo dục gia đình vì thế sẽ là nền tảng cơ bản cho việc hình thành nhân cách trẻ em và giáo dục gia đình vẫn tiếp tục theo sát từng bước tiến của các em trên từng giai đoạn trưởng thành của chúng.
Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình đối với việc giáo dục học sinh Tiểu học là một nguyên tắc cơ bản nếu muốn có sự thành công. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình cung cấp kiến thức, kĩ năng và hình thành, phát triển nhân cách của trẻ, tránh sự tách rời mâu thuẫn. Nhà trường và gia đình thống nhất trong việc phương pháp giáo dục học sinh. Sự phối hợp gia đình và nhà trường có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
Trong cuộc sống tập nập hiện nay, đa số các gia đình tập trung vào việc kiếm tiền để lo cho con cái học hành, ít có thời gian giao lưu cùng con cái trong các hoạt động, khiến đa số trẻ em ít chia sẻ với cha mẹ. Vì vậy, nhà trường cần tạo ra các hoạt động để cha mẹ đồng hành cùng con, để cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn. Từ đó tăng khả năng hứng thú học hành và hoạt động của trẻ cũng như hiệu quả giáo dục sẽ được nâng lên. Là một cán bộ quản lí nhà trường, thấy rõ vai trò phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nên tôi đã chọn đề tài: “Tạo môi trường để cha mẹ đồng hành cùng con trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhà trường – gia đình là hai lực lượng giáo dục chính đối với học sinh Tiểu học. Nhà trường và gia đình phối hợp tốt với nhau trong giáo dục học sinh thì kết quả đạt được của giáo dục sẽ cao. Nhà trường giữ vai trò chính trong quá trình giáo dục vì vậy nhà trường chủ động có những hoạt động để nhà trường - gia đình cùng tương tác, tham gia vào quá trình giáo dục.
Vậy cần tạo ra những hoạt động gì để sự phối hợp của nhà trường và gia đình trong quá trình giáo dục đạt kết quả tốt nhất? Những hoạt động gì phù hợp để cha mẹ có thể đồng hành cùng con, để giúp con trên mỗi bước đường học tập và rèn luyện?
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu để tổ chức các hoạt động tạo cơ hội cho “Cha mẹ đồng hành cùng con” trong học tập và rèn luyện. Các hoạt động có cha mẹ đồng hành cùng con sẽ tạo sự vui vẻ, sự hứng thú, sự tự hào cho trẻ. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và nâng cao trách nhiệm, sự gắn kết giữa các lực lượng trong xã hội trong việc giáo dục trẻ. 
Nghiên cứu để tổ chức các hoạt động và nâng cao vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của người quản lí trong việc quản lí chuyên môn trong trường Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi chỉ xin tập trung vào nghiên cứu một số nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để cha mẹ đồng hành cùng con tại trường Tiểu học Điện Biên 1- Thành phố Thanh Hóa và tác dụng của chúng trong việc cung cấp kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách, năng lực và kĩ năng cho học sinh. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận về vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của trẻ. 
Như chúng ta đã biết, gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình đều no ấm, hạnh phúc thì xã hội sẽ giàu mạnh, văn minh. Không gia đình, con người rất khó trưởng thành theo đúng nghĩa một con người. Những đứa trẻ sớm mồ côi, bị ném vào xã hội, thì “chúng là cái mồi rất tốt cho những tật xấu thói hư” (Nhớ nghĩ chiều hôm – Hồi ký của giáo sư Đào Duy Anh. NXB Văn nghệ TP HCM. 2003). Và nếu như sinh ra, lập tức đã không có gia đình, không có người mẹ cho bú mớm, ôm ấp vỗ về, con người đó sống làm sao và hiểu sao được tình mẫu tử và việc nắm bắt lẽ sống ở đời cũng gặp nhiều khó khăn.
Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên góp phần quyết định vào sự hình thành nhân cách trẻ em. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Chính gia đình sẽ dạy cho các em tình yêu lao động, sự say mê học tập, sáng tạo, một bản lĩnh sống tự lập và tấm lòng nhân ái, đó là việc làm vô cùng khó khăn, một khoa học mà cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Một mối liên hệ tốt với bố mẹ, nếu được coi là "tốt”, sẽ đem lại cho chúng sự phấn chấn, tin cậy, lòng biết ơn và lòng hào hiệp sau này. 
Vậy sự gắn kết giữa những thành viên trong gia đình, sự chia sẻ các hoạt động của trẻ Tiểu học với cha mẹ và ngược lại sẽ giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập và rèn luyện. Một đứa trẻ nếu được cha mẹ luôn đồng hành trong mọi hoạt động cũng như trong các giai đoạn của cuộc đời sẽ cảm thấy hạnh phúc. Trẻ sẽ thấy vui vẻ, tự hào và vững tin hơn trong quá trình phấn đấu, tránh xa được các tệ nạn xã hội. Kết quả hình thành và phát triển nhân cách, năng lực của trẻ sẽ tốt hơn rất nhiều. 
2.2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để “Cha mẹ đồng hành cùng con” trong trường Tiểu học hiện nay
2.2.1. Thực trạng đối với các nhà trường: Việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội để cha mẹ đồng hành cùng con tại các nhà trường rất hạn chế, bởi gặp nhiều khó khăn như:
- Mất nhiều thời gian: Thời gian xây dựng nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động, thời gian tổ chức các hoạt động.
- Mất nhiều công sức: Cần rất nhiều công sức, trí tuệ của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc đầu tư, sáng tạo nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động, thời gian bàn bạc, phối hợp với phụ huynh.
- Tốn kém kinh phí cho việc tổ chức: Kinh phí dành cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất tốn kém trong khi ngân sách cấp cho nghiệp vụ tại các trường còn eo hẹp. 
- Tâm lí e ngại: Tâm lí các nhà trường khi tổ chức các hoạt động để cha mẹ đồng hành cùng con vẫn còn e ngại vì phụ huynh có tham gia và sẽ có những nhận xét, đánh giá hoạt động. 
2.2.1. Thực trạng đối với các bậc cha mẹ khi được mời tham gia các hoạt động đồng hành cùng con: 
Một bộ phận cha mẹ học sinh rất muốn tham gia các hoạt động của con ở trường.
Một bộ phận cha mẹ không muốn tham gia cùng con trong các hoạt động vì các lí do sau:
- Cha mẹ học sinh thường rất bận nên không bố trí thời gian để tham gia cùng con.
- Cha mẹ học sinh có tâm lí ngại lộ diện, ngại kết quả đồng hành cùng con sẽ không tốt.
- Một bộ phận không quan tâm nhiều đến con cái
2.3. Các giải pháp nhằm tổ chức tốt các hoạt động, tạo cơ hội cho cha mẹ đồng hành cùng con trong trường Tiểu học
2.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên và cha mẹ học sinh trong việc phối kết hợp giữa nhà trường – gia đình trong giáo dục học sinh
Để mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên và mỗi phụ huynh hiểu hết về vai trò của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh, biết cách tổ chức các hoạt động hoạt động, tạo cơ hội để cha mẹ đồng hành cùng con thì việc quan trọng cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và cha mẹ học sinh. Việc nâng cao nhận thức không thể làm trong ngày một ngày hai mà cần một quá trình để nhận thức được bền vững. Sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái sẽ làm cho con cái thấy phấn khởi, vui vẻ và tự tin hơn trong quá trình học tập và rèn luyện. Đối với vai trò của một người thủ trưởng đơn vị, một người cán bộ quản lí, bản thân nhận thức rõ được điều này chính vì vậy làm thế nào để nâng cao nhận thức về vai trò gia đình, của cha mẹ học sinh trong giáo dục học sinh? Làm thế nào để mỗi cán bộ quản lí, mỗi giáo viên biết cách tổ chức các hoạt động để cha mẹ được đồng hành cùng con là câu hỏi luôn được bản thân tôi đặt ra. 
Để đạt được điều này, đầu tiên, người quản lí cần hiểu thật rõ về vai trò của gia đình trong sự phát triển của học sinh Tiểu học, hiểu về các hoạt động học sinh Tiểu học ham thích. Tìm tòi tài liệu và tìm hiểu về các hoạt động mà cha mẹ có thể đồng hành cùng con do các đơn vị bạn đã tổ chức, nghiên cứu kĩ vai trò của nó trong việc hình thành, phát triển kiến thức, năng lực và phẩm chất của học sinh Tiểu học. Từ đó tuyên truyền để cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh hiểu về vai trò của cha mẹ trong việc học tập và rèn luyện của con em mình. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về vai trò của việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình, vai trò của cha mẹ trong quá trình phát triển của con cái bằng các hình thức:
a. Thông qua sinh hoạt chuyên môn, giúp giáo viên hiểu rõ về vai trò của gia đình và việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh
Để nâng cao nhận thức trong cán bộ giáo viên, việc đầu tiên cần làm là giúp cán bộ quản lí, giáo viên trong trường hiểu về vai trò của gia đình và sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh bằng các việc tổ chức chuyên đề chuyên môn với nội dung: “Tìm hiểu về vai trò của gia đình, của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh”. Chuyên đề chuyên môn được tổ chức trong sinh hoạt chuyên môn toàn trường. Hình thức sinh hoạt chuyên môn được tổ chức theo hướng đổi mới, người chủ trì định hướng các vấn đề, các thành viên tham gia thảo luận, kết luận các vấn đề đưa ra và đi đến thống nhất. Chuyên đề gồm các hoạt động sau:
	- Tổ chức cho cán bộ giáo viên xem một số hoạt động “Cha mẹ đồng hành cùng con” (Hoạt động học tập, thăm quan dã ngoại, văn nghệ, tiểu phẩm, trang trí trường lớp, gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả,...). 
	- Giáo viên thực hành thảo luận theo nhóm với các nội dung:
	+ Nêu vai trò của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hình thành và phát triển các kiến thức, năng lực, phẩm chất của đối với học sinh Tiểu học. 
+ Nêu tác dụng của việc gắn kết các thành viên trong gia đình trong sự phát triển của học sinh. Vì sao bố mẹ cần tham gia vào các hoạt động của con mình?
	+ Nêu các nhóm năng lực, phẩm chất được đánh giá đối với học sinh Tiểu học.
	+ Kể thêm một số hoạt động có thể tổ chức, tạo cơ hội để cha mẹ đồng hành cùng con.
	+ Những thuận lợi và khó khăn của bản thân khi tham gia tổ chức các hoạt động cha mẹ đồng hành cùng con tại lớp, tại trường.
	- Các nhóm trình bày theo yêu cầu
	- Thảo luận và đi đến kết luận về vai trò của sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hình thành và phát triển các kiến thức, năng lực, phẩm chất của đối với học sinh Tiểu học. 
	b. Tham khảo tài liệu để hiểu hơn về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, tích cực tuyên truyền về vai trò của hoạt động này.
Sau khi cán bộ giáo viên đã hiểu rõ về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh, bản thân mỗi giáo viên sẽ thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức hay phối hợp tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để cha mẹ học sinh đồng hành cùng con, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tích cực tham khảo qua các tài liệu, qua internet để hiểu thêm sự phong phú, đa dạng của hoạt động. Đồng thời mỗi cán bộ giáo viên là một tuyên truyền viên tích cực về vai trò của hoạt động này đối với phụ huynh, học sinh,...Qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động, phụ huynh phối hợp cùng với lớp, với nhà trường trong việc tổ chức và tham gia.
	Nhận thức của cán bộ giáo viên về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh được nâng lên rõ rệt nhờ hoạt động chuyên môn cũng như hoạt động tự tìm hiểu, học hỏi. Mỗi cán bộ giáo viên thấy rõ tác dụng của các hoạt động này trong việc giáo dục học sinh, từ đó thấy cần thiết tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện để cha mẹ đồng hành cùng con. Mỗi cán bộ giáo viên đã cảm thấy tự tin tuyên truyền trong phụ huynh, học sinh trong việc phối hợp tổ chức các hoạt động.
c. Tuyên truyền đến các bậc cha mẹ học sinh về việc cần thiết khi tham gia các hoạt động cùng con 
Sau khi giáo viên đã hiểu hết vai trò của việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh và đã biết cách để tổ chức các hoạt động để tạo cơ hội cho cha mẹ đồng hành cùng con, mỗi giáo viên sẽ là những tuyên truyền viên tích cực đến với mỗi cha mẹ học sinh. Việc tuyên truyền được thông qua các buổi họp cha mẹ học sinh, các buổi giao lưu trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ học sinh cũng như nhiều dịp khác có thể. Nội dung và hình thức trao đổi với cha mẹ học sinh: 
+ Giáo viên chủ động nêu tầm quan trọng và sự cần thiết của việc cha mẹ tham gia vào các hoạt động của con trong quá trình hình thành và phát triển các kiến thức, năng lực, phẩm chất của đối với học sinh Tiểu học
+ Cho cha mẹ học sinh xem video về các hoạt động đã được tổ chức tại trường, các trường khác: Hình ảnh về các hoạt động của học sinh, hình ảnh học sinh bày tỏ suy nghĩ về mong muốn được cha mẹ quan tâm, sự vui mừng của học sinh khi có cha mẹ quan tâm,
+ Khuyến khích cha mẹ nói lên suy nghĩ của mình đối với việc học tập và rèn luyện của con và đóng góp ý tưởng cho nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động để cha mẹ có thể đồng hành cùng con. 
2.3.2. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để cha mẹ đồng hành cùng con
Việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để “Cha mẹ đồng hành cùng con” là khâu quan trọng nhất bởi kế hoạch là hoạch định tất cả các bước, các yếu tố để các hoạt động có thể thực hiện được. Chất lượng của các hoạt động quyết định đến chất lượng giáo dục học sinh. Vì vậy để lập được kế hoạch có tính khả thi cần tuân thủ các yếu tố cơ bản sau:
a. Đối tượng tham gia lập kế hoạch
	Đối tượng tham gia xây dựng kế hoạch rất quan trọng, giúp cho kế hoạch có tính khả thi. Quá trình xây dựng kế hoạch cho hoạt động cần huy động được trí tuệ của tập thể, của các đối tượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Cụ thể:
	- Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên của toàn trường hoặc trong từng tổ chuyên môn (Tùy từng loại hoạt động) 
	- Cha mẹ học sinh nhà trường hoặc nhóm cha mẹ học sinh của từng khối, lớp.
	- Các cố vấn, chuyên gia về lĩnh vực sẽ tổ chức hoạt động.
 	b. Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động
Các đối tượng tham gia xây dựng kế hoạch được bàn bạc, thống nhất:
- Hoạt động phải có mục đích rõ ràng trong việc giáo dục học sinh. Cha mẹ tham gia vào hoạt động nào? Ý nghĩa của việc cha mẹ tham gia đồng hành cùng con trong hoạt động.
- Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh, phù hợp về điều kiện tham gia của cha mẹ học sinh, đặc điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.
	- Hoạt động phải có nội dung phong phú, có ý nghĩa giáo dục học sinh, có ý nghĩa đối với cha mẹ học sinh khi tham gia.
c. Nội dung của kế hoạch tổ chức hoạt động
Nội dung trong kế hoạch cần thể hiện rõ các vấn đề: 
- Thời gian, địa điểm tổ chức: Nêu rõ tổ chức vào thời gian nào, địa điểm tổ chức là trong lớp học hay ngoài lớp học (Sân trường, tại nhà, nơi khác,)
- Đối tượng tham gia hoạt động: Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh
	- Nội dung của hoạt động: Cần phong phú, bao gồm nhiều hoạt động nhỏ có tính liên kết và có sự tham gia của cha mẹ học sinh với mục đích giáo dục học sinh: Hoạt động cung cấp, bổ sung, ôn luyện kiến thức, hình thành kĩ năng, đánh giá năng lực; hoạt động vui chơi vận động; hoạt động văn nghệ;
	Hình thức tổ chức hoạt động: Có thể có các hình thức: Tổ chức theo nhóm học sinh cùng cha mẹ, theo lớp, toàn trường hoặc có thể nhóm nhỏ gồm bố mẹ và con và tổ chức tại nhà học sinh,
	d. Tiến trình lập kế hoạch
Để kế hoạch có tính khả thi cao, các đối tượng xây dựng kế hoạch cần theo các bước: Bàn bạc, lập kế hoạch sơ bộ, lập kế hoạch chi tiết, hoàn thành và công bố kế hoạch.
Kế hoạch có được thực hiện thành công hay không, phụ thuộc vào việc xây dựng kế hoạch. Với trách nhiệm của người quản lí, chỉ đạo việc lập kế hoạch tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để cha mẹ đồng hành cùng con, trường Tiểu học Điện Biên 1 đã xây dựng thành công kế hoạch các hoạt động:
	- Cha mẹ đồng hành cùng con trong học tập
	- Cha mẹ đồng hành cùng con trong lao động
	- Cha mẹ đồng hành cùng con trong các hoạt động trải nghiệm
	Việc lập kế hoạch giúp mỗi cán bộ quản lí, giáo viên được làm việc tích cực, bộc lộ hết khả năng của bản thân. Giáo viên tự tin thể hiện những hiểu biết, những kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm như: 
- Hiểu rõ vai trò của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục học sinh, sáng tạo và linh hoạt trong công việc.
- Tự tin, sáng tạo đưa ra ý tưởng của bản thân.
- Kĩ năng hoạt động nhóm với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh.
- Kĩ năng thuyết phục đồng nghiệp, cha mẹ học sinh trong việc thực hiện ý tưởng của bản thân.
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động một cách một cách chủ động. 
2.3.3. Chú trọng công tác chuẩn bị trước khi tổ chức hoạt động
Một hoạt động được tổ chức thành công khi có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng. Cần có một sự chuẩn bị chu đáo để tránh sự rủi ro xảy đến trong quá trình thực hiện chương trình. Để đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tao_moi_truong_de_cha_me_dong_hanh_cung_con_trong_cac_h.doc