SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu học sinh lớp 2 trường tiểu học thị trấn Cẩm Thủy

SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu học sinh lớp 2 trường tiểu học thị trấn Cẩm Thủy

Tiếng Việt là một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống giao tiếp cũng như trong quá trình học tập của học sinh. Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Từ đó mở rộng vốn ngôn ngữ và sự hiểu biết về ngôn ngữ. Tiếng Việt là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức, là điều kiện phương tiện để học tốt các môn học khác.

 Môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng của nó xong đều có một đặc điểm chung là hình thành và phát triển 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

 Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ cả năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ, cảm xúc cá nhân. Phân môn Tập làm văn hơn bất kỳ một phân môn nào khác đặt lên hàng đầu yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó dạy Tập làm văn phải tích cực hoá được hoạt động học tập của học sinh, phải tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn.

Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi lứa tuổi các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn một số khó khăn khách quan như học sinh vùng nông thôn, bố mẹ làm nghề nông, làm nghề tự do các em ít có điều kiện giao tiếp, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.

 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt chưa rõ ý, lặp câu, lặp từ, dùng từ chưa phù hợp, câu văn chưa có hình ảnh.

 Năm học 2016- 2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp mình phụ trách. Đây là lí do tôi quyết định chọn và áp dụng: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy.”

 

doc 24 trang thuychi01 8434
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu học sinh lớp 2 trường tiểu học thị trấn Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG LÀM TỐT ĐOẠN VĂN NGẮN TỪ 3 ĐẾN 5 CÂU HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN CẨM THỦY 
Người thực hiện: Ngô Thị Quý
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU
01
1. Lí do chọn đề tài
01
2. Mục đích nghiên cứu 
01
3. Đối tượng nghiên cứu
02
4. Phương pháp nghiên cứu
02
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
03
1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
03
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
03
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
05
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
13
III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận 
15
2. Kiến nghị - đề xuất
15
I. MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài:
	Tiếng Việt là một môn học có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống giao tiếp cũng như trong quá trình học tập của học sinh. Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Từ đó mở rộng vốn ngôn ngữ và sự hiểu biết về ngôn ngữ. Tiếng Việt là chìa khoá để mở cánh cửa tri thức, là điều kiện phương tiện để học tốt các môn học khác.
	Môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học bao gồm các phân môn: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng của nó xong đều có một đặc điểm chung là hình thành và phát triển 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
	Phân môn Tập làm văn có tính chất tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ cả năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ, cảm xúc cá nhân. Phân môn Tập làm văn hơn bất kỳ một phân môn nào khác đặt lên hàng đầu yêu cầu phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó dạy Tập làm văn phải tích cực hoá được hoạt động học tập của học sinh, phải tạo điều kiện để học sinh chủ động, tự do thể hiện cái “tôi” của mình một cách rõ ràng, bộc bạch cái riêng của mình một cách trọn vẹn.
Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi lứa tuổi các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn một số khó khăn khách quan như học sinh vùng nông thôn, bố mẹ làm nghề nông, làm nghề tự do các em ít có điều kiện giao tiếp, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. 
	 Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt chưa rõ ý, lặp câu, lặp từ, dùng từ chưa phù hợp, câu văn chưa có hình ảnh. 
	Năm học 2016- 2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp mình phụ trách. Đây là lí do tôi quyết định chọn và áp dụng: “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy.”
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nắm bắt thực trạng về "Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu " của học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thị Trấn.
 	 - Nắm được nội dung, phương pháp dạy họcTiếng việt nói chung và phương pháp dạy học tập làm văn nói riêng.
 	 - Nhằm nâng cao hiệu quả dạy tập làm văn cho học sinh lớp 2 từ đó rút ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy tập làm văn ở tiểu học nói riêng và giảng dạy các môn học khác nói chung.
 	 - Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn.
 	 - Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. 
 	 - Cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn tập làm văn của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm trong dạy học tập làm văn lớp 2 về kỹ năng làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. 
làm tốt đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu 4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra đánh giá sau thực nghiệm
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Phân môn Tập làm văn có tính chất thực hành, tổng hợp các phân môn của môn Tiếng Việt. Tập làm văn sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm (kỹ năng đọc, nghe nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặt câu..). Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động với kiến thức nhiều mặt (Từ hiểu biết về cuộc sống đến tri thức về văn học, khoa học thường thức...) có liên quan đến đề bài.
Bài Tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua bài Tập làm văn (kết quả học tập phân môn Tập làm văn) ta sẽ thấy trình độ sử dụng Tiếng Việt, những tri thức và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.
Phân môn tập làm văn lớp 2 giúp cho học sinh nắm vững đơn vị tri thức cơ bản của khoa học Việt ngữ. Trên cơ sở hình thành kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết đạt đến trình độ đúng, tạo điều kiện học sinh nắm được tri thức khoa học mới. Vì vậy dạy học sinh tiếp thu được chương trình mới, kiến thức Tập làm văn là góp phần không nhỏ vào việc hình thành mục tiêu giáo dục và đào tạo.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Đặc điểm tình hình 
 Về giáo viên: Trường tiểu học Thị Trấn có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuổi đời còn trẻ có tâm huyết với nghề nghiệp. Tất cả các cán bộ giáo viên đều được tham gia các chuyên đề thay sách giáo khoa. 
 Về học sinh: Năm học 2016 - 2017 trường Tiểu học Thị Trấn có 103 học sinh khối 2 được chia thành 3 lớp, lớp 2C do tôi phụ trách. Đa số các em học sinh học đúng độ tuổi, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô. Các em có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, chịu khó học bài, chuẩn bị bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. 
 Về nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo sát sao đến công tác dạy và học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học cho giáo viên và học sinh.
2.2. Thực trạng về việc dạy Tập làm văn của giáo viên 
Qua một số năm thực hiện dạy học lớp 2 và thông qua việc dự giờ thăm lớp và qua trao đổi với những giáo viên dạy lớp 2 tôi nhận thấy: Đa số các giáo viên đều cho rằng dạy học sinh lớp 2 viết đoạn văn là một nội dung khó. Để học sinh viết được một đoạn văn đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị một cách công phu vì vậy rất nhiều giáo viên rất ngại dạy môn Tập làm văn nhất là khi được phân công dạy giờ thao giảng bởi vì khi dạy bài có nội dung viết đoạn văn thì tốn rất nhiều thời gian chuẩn bị bài. Học sinh làm bài lâu dẫn đến quá thời gian tiết học. 
Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tiến trình dạy học trên lớp một số giáo viên còn phụ thuộc vào sách giáo viên, chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp cũng như các hình thức dạy học sao cho phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh. Vì vậy chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong giờ học, chưa phát huy được vốn kiến thức sẵn có của các em vào bài học. 
2.3. Thực trạng về việc học Tập làm văn của học sinh
Qua quá trình dự giờ thăm lớp, qua việc chấm chữa bài của học sinh trong lớp cũng như trong bài thi kiểm tra định kỳ của học sinh, tôi thấy chất lượng viết đoạn văn của các em còn chưa tốt. Nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu, còn lúng túng trong việc dùng từ đặt câu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai chưa chính xác. Các em còn chưa biết sử dụng dấu câu, còn sử dụng một cách tự do. Đặc biệt đối với lớp có học sinh Tân Thành - kĩ năng giao tiếp còn hạn chế dẫn đến việc sử dụng từ ngữ đặt câu chưa hay chưa sáng tạo; câu văn bị khô khan không có hình ảnh.
 Trong các giờ học Tập làm văn có nội dung viết đoạn văn, học sinh thường không làm bài xong trong tiết học mà phải làm bài tiếp ở buổi 2. 
	 Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi luôn luôn trăn trở trước thực trạng của học sinh khi viết đoạn văn. Vì vậy trong tuần học thứ 8 các em bắt đầu được làm quen với bài tập viết đoạn văn. Để nắm bắt tình hình thực tế của học sinh, sau khi học xong tiết Tập làm văn tuần 8, tôi đề nghị với ban giám hiệu cho phép tôi được khảo sát chất lượng viết đoạn văn của học sinh lớp 2C với đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về cô giáo lớp 1 của em.
 Kết quả khảo sát như sau: 
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2C
32
10
31,5 %
15
47 %
7
21,5 %
Căn cứ vào bài làm của học sinh, thống kê các lỗi trong bài làm của học sinh cho thấy có 7 bài chưa hoàn thành, các bài này có các lỗi phổ biến như sau: 
 - Chưa biết trình bày bài thành đoạn văn.
 	- Số lượng câu chưa đảm bảo.
 	- Chưa biết sử dụng dấu câu.
 	- Bài viết lặp từ, lặp câu. 
 Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến các lỗi trên, tôi nhận thấy lí do các em mắc lỗi là do:
 	- Do viết đoạn văn là nội dung mới với các em nên chưa nắm được cách trình bày bài.
 	 - Học sinh chưa biết cách phát triển câu văn từ các câu hỏi gợi ý.
 	 - Chưa hiểu chính xác về câu .
 	 - Do vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn.
 - Khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế.
Từ những thực trạng của việc dạy – học viết đoạn văn cho học sinh lớp 2, tôi nhận thấy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn với nội dung viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả cao là một vấn đề đặt ra và sớm được giải quyết.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
	Để việc dạy và học nội dung viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 đạt hiệu quả hơn, tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1. Nắm vững nội dung chương trình phân môn tập làm lớp 2 nói chung và nội dung viết đoạn văn nói riêng.
	Dạy học tập làm văn cho học sinh lớp 2 là dạy cho học sinh các nội dung :
 	 - Dạy thực hành các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu, khẳng định, phủ định, tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn,..
 	 - Dạy một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống: Khai bản tự thuật ngắn, viết bức thư ngắn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu,...
 	 - Bước đầu dạy cách tổ chức đoạn văn, bài văn, rèn kĩ năng diễn đạt( nói, viết) thông qua nhiệm vụ kể một sự việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi.
 	 - Rèn luyện kĩ năng nghe thông qua các bài tập kể lại hoặc nêu ý chính của mẩu chuyện đã nghe.
	Trong các nội dung trên nội dung viết đoạn văn là nội dung khó đối với học sinh lớp 2. Nội dung viết đoạn văn ngắn được đưa vào chương trình lớp 2 từ tuần học thứ 8 trở đi. Nội dung viết đoạn văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 2 gồm có những nội dung sau: 
- Viết đoạn văn về cô giáo( thầy giáo) lớp 1 của em : Tuần 8
- Viết đoạn văn về gia đình : Tuần 13
- Viết đoạn văn về một người thân : Tuần 10, Tuần 15, Tuần 34
- Viết về các mùa trong năm : Tuần 20
- Viết về một loài chim : Tuần 21
- Tả ngắn về biển: Tuần 26
- Viết về một con vật: Tuần 27
- Tả ngắn về một loại quả: Tuần 28
- Viết về Bác Hồ: Tuần 31
- Kể một việc làm tốt: Tuần 33
- Viết về một em bé: Tuần 35
- Viết về một loài cây: Tuần 35
Việc nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa giúp giáo viên nắm vững nội dung yêu cầu của từng dạng bài, từ đó giáo viên có thể giúp học sinh hệ thống hoá một cách chắc chắn, phân biệt rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em.
Biện pháp 2. Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
2.1 Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp: 
 Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị ở nhà. Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục đích là giúp học sinh tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó tôi cũng hướng dẫn học sinh cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật. 
	Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh quan sát tìm ra đặc điểm của con gà trống, tôi cho học sinh quan sát tranh con gà trống và đặt câu hỏi: 
- Trên đầu gà trống có gì? Học sinh sẽ nói trên đầu gà trống có một chiếc mào màu đỏ. Tôi hỏi tiếp: Em thấy chiếc mào gà màu đỏ trông như cái gì? Học sinh sẽ liên tưởng tới màu đỏ của bông hoa từ đó học sinh sẽ nói được câu văn có hình ảnh hơn “ Trên đầu chú gà rung rinh một chiếc mào đỏ thắm như bông hoa hồng”
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm ra đặc điểm của con mèo, tôi cho học sinh quan sát tranh con mèo và đặt câu hỏi:
Con mèo có bộ lông màu gì? HS sẽ nói con mèo có bộ lông màu xám tro. Khi sờ tay vào bộ lông của nó em có cảm giác gì? HS trả lời: Bộ lông của nó mềm, mượt như nhung, tôi hỏi tiếp: Đôi mắt của mèo giống với gì? HS sẽ liên tưởng đến hai hòn bi,....
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm ra đặc điểm của quả cam, tôi cho học sinh quan sát ảnh quả cam và đặt câu hỏi:
	Quả cam có hình gì? Học sinh sẽ nói quả cam có hình tròn. Tôi hỏi tiếp: Em thấy quả cam tròn như cái gì? Học sinh sẽ liên tưởng đến quả bóng ném từ đó học sinh sẽ nói: Quả cam tròn như quả bóng ném, Vỏ quả cam có màu gì? học sinh sẽ trả lời: Khi còn xanh quả có màu xanh đến khi chín có màu vàng. Khi ăn cam em thấy có vị gì? học sinh trả lời: Khi ăn em thấy có vị ngọt và chua,....
	- Để học sinh quan sát và nêu được những câu văn có cảm xúc tôi thường đặt câu hỏi như: Em yêu nhất cái gì? hoặc sự vật đó có gì đặc biệt? 
2. 2. Phương pháp thực hành giao tiếp 
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói, trình bày miệng bài nói trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh giúp học sinh hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này tôi thường tổ chức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm. Khi tổ chức luyện nói trong nhóm tôi có thể cho học sinh kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm. 
2.3. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
 Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết về khái niệm từ và câu mà được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này để giáo viên có cơ sở giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận.
	Ví dụ: Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn luyện từ và câu: “ Ai - là gì?, “ Ai - làm gì?”, “ Ai - thế nào ?”, Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết những vấn đề sau:
 - Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? ( hoặc cái gì, con gì?), đâu là bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì ( hoặc làm gì? / như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về mặt nghĩa). Trên cơ sở đó, giáo viên hướng dẫn học sinh viết dấu chấm khi hết câu. 
2.4. Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu:
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài Tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lí. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn. 
Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về người thân thì học sinh sẽ có nhiều bài làm khác nhau, giáo viên cần giúp học sinh chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ phải khác với bài viết về bố là bộ đội hay bài viết về bố làm nông nghiệp. Bài viết về mẹ làm giáo viên phải khác bài viết về mẹ làm nông nghiệp. Viết về tình cảm của em đối với cha mẹ, ông bà thì dùng từ phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè. Viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai. Viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần, để tả mặt trời mùa hè có các từ chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửaGiáo viên cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn học sinh vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết.
 	2.5. Sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học
Về hình thức dạy học có rất nhiều hình thức dạy học như dạy học cá nhân, nhóm, đồng loạtGiáo viên cần phải căn cứ vào nội dung, mục đích yêu cầu của từng bài để lựa chọn các hình thức dạy học cho phù hợp. 
Biện pháp 3: Linh hoạt trong quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh viết đoạn văn
Để tránh tình trạng không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câu dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được và cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy. 
Đối với học sinh lớp 2, năng lực tư duy của các em còn kém do vậy các em không thể tự mình tìm hiểu được nội dung của bài viết mà cần phải có sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần giúp học sinh những vấn đề sau: 
3.1. Xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng: 
Trong chương trình hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ. Giáo viên tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn học sinh chuẩn bị, đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết học sau . Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ở nhà, trước khi lên lớp. Dựa vào các câu hỏi gợi ý này các em sẽ chuẩn bị cho bài nói của mình trước lớp giúp cho học sinh tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài mà dành thời gian để học sinh trình bày bài nói trước lớp từ đó giáo viên có thể hướng dẫn bổ sung bài cho học sinh được tốt hơn.
	+ Đối với những bài có câu hỏi gợi ý giáo viên cụ thể hoá các câu hỏi giúp học sinh dễ nói và viết được những câu văn khác nhau .
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn kể về gia đình sách giáo khoa đã đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: 
- Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai?
- Nói về từng người trong gia đình em.?
- Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào? 
Với trình độ và khả năng của học sinh lớp 2 các em sẽ khó khăn trước câu hỏi gợi ý thứ 2 vì vậy khi hướng dẫn giáo viên cần gợi ý để các em có thể kể về tuổi tác, công việc hoặc tình cảm hay sự quan tâm của từng người đối với em. Tuỳ vào từng đối tượng học sinh kể mà tôi đưa ra những câu hỏi cho phù hợp. 
Ví dụ khi học sinh kể về người anh hoặc chị đã lớn tuổi trưởng thành thì tôi đặt câu hỏi gợi ý như sau: 
 Anh (chị) của em năm nay bao nhiêu tuổi? Làm việc gì? ở đâu? khi kể về người anh, chị hoặc em đang còn đi học thì tôi gợi ý để học sinh kể: Anh, chị hoặc em của em năm nay bao nhiêu tuổi ? Đang học lớp mấy? Trường nào? Với những câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ nói và viết câu văn dễ dàng hơn.
 Hay đối với bài tập làm văn tuần 25- 26 sách giáo khoa đưa ra các câu hỏi: 
a) Tranh vẽ cảnh gì?
 b) Sóng biển như thế nào?
 c) Trên mặt biển có những gì?
 d) Trên bầu trời có những gì?
Với bài tập này các em chỉ dựa vào 4 câu hỏi này thì các em chỉ trả lời đơn giản là: “Tranh vẽ cảnh biển. Sóng biển đang dềnh lên. Trên mặt biển có những cánh buồm và những con hải âu. Trên bầu trời có ông mặt trời và những đám mây” thì đây mới chỉ là những câu trả lời khô khan, sơ lược về nội dung bức tranh, chưa phải là những câu văn hay, có hình ảnh. Để học sinh nêu được những câu trả lời mở rộng hơn, phong phú hơn, từ các câu hỏi gợi ý sách giáo khoa tôi có thể phát triển các câu hỏi trên như sau:
 	 Từ câu hỏi a tôi có thể hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Vào lúc nào? với câu hỏi này học sinh sẽ trả lời : Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng, khi mặt trời đỏ rực đang từ dưới biển nhô lê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_tot_doan_van_ngan_tu.doc