SKKN Một số kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

SKKN Một số kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn

Ôn thi vào lớp 10 THPT là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trường THCS .Nhưng vấn đề đó hiện nay ở các trường còn gặp nhiều khó khăn về phương pháp, kỹ năng ôn luyện, cách lựa chọn tài liệu ôn thi. Đặc biệt là môn Ngữ văn, những năm gần đây các em học sinh có xu hướng học thiên về các môn tự nhiên như toán, hoá, lý, không có hứng thú học môn Ngữ văn cũng là một thử thách đối với thầy cô. Là giáo viên đã trực tiếp dạy lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 nhiều năm nên bản thân tôi cũng rất trăn trở làm thế nào để có phương pháp dạy cho các em vừa mang lại kết quả cao vừa tạo hứng thú cho các em trong giờ ôn tập. Học chính các em đã ngại nói gì đến học ôn. Dạy cái gì, dạy như thế nào? Đó là một vấn đề. Dạy lại kiến thức các em sẽ nhàm chán, không luyện được kỹ năng, không có phương pháp làm bài, các em sẽ lúng túng , hướng dẫn các em viết thì các em ngại viết, đọc chép thì không được đẫn đến chất lượng không cao. Trong quá trình dạy ôn tôi cũng đã tích góp và học hỏi đồng nghiệp được một số kinh nghiệm. Chính vì vậy tôi đã đưa ra:"Một số kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn "để các đồng chí tham khảo.

doc 17 trang thuychi01 78294
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I MỞ ĐẦU
1
 1..Lý do chọn đề tài
1
 2.Mục đích nghiên cứu
1
 3. Đối tượng nghiên cứu
1
 4. Phương pháp nghiên cứu	
1
II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1
 1.Cơ sở lý luận
1
 2. Thực trạng về việc ôn tập thi vào lớp 10 hiện nay
2
 3. Các giải pháp đã sử dụng khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
 3.1. Hệ thống, củng cố kiến thức ôn tập
2
 3.2 Rèn kỹ năng thực hành qua các dạng bài
4
 3.3. Luyện tập các dạng đề kiểm tra
10
 3.4 Kinh nghiệm ôn tập qua các bộ đề thi của các năm trước
11
 3.5. Phương pháp làm bài thi
11
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 2. Kiến nghị
13
13
13
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ôn thi vào lớp 10 THPT là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trường THCS .Nhưng vấn đề đó hiện nay ở các trường còn gặp nhiều khó khăn về phương pháp, kỹ năng ôn luyện, cách lựa chọn tài liệu ôn thi.. Đặc biệt là môn Ngữ văn, những năm gần đây các em học sinh có xu hướng học thiên về các môn tự nhiên như toán, hoá, lý, không có hứng thú học môn Ngữ văn cũng là một thử thách đối với thầy cô. Là giáo viên đã trực tiếp dạy lớp 9 và ôn thi vào lớp 10 nhiều năm nên bản thân tôi cũng rất trăn trở làm thế nào để có phương pháp dạy cho các em vừa mang lại kết quả cao vừa tạo hứng thú cho các em trong giờ ôn tập. Học chính các em đã ngại nói gì đến học ôn. Dạy cái gì, dạy như thế nào? Đó là một vấn đề. Dạy lại kiến thức các em sẽ nhàm chán, không luyện được kỹ năng, không có phương pháp làm bài, các em sẽ lúng túng , hướng dẫn các em viết thì các em ngại viết, đọc chép thì không được đẫn đến chất lượng không cao. Trong quá trình dạy ôn tôi cũng đã tích góp và học hỏi đồng nghiệp được một số kinh nghiệm. Chính vì vậy tôi đã đưa ra:"Một số kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn "để các đồng chí tham khảo.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
 - Tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong phương pháp ôn thi vào 10 cho học sinh lớp 9, môn Ngữ văn.
 - Hình thành cho các em biện pháp tự học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Học sinh khối 9 - trường THCS Lê Quang Trường - Hoằng Tiến
 - Nội dung chương trình môn Ngữ văn 9.
 - Các tài liệu ôn thi vào lớp 10. 
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp.
1.4.2 Phương pháp thống kê.
1.4.3 Phương pháp điều tra.
1.4.4 Phương pháp thực nghiệm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Kiến thức môn văn ôn thi vào lớp l0 rất rộng , làm thế nào để hệ thống hoá được những kiến thức cơ bản vừa trọng tâm, cơ bản lại không bỏ sót. Thời gian ôn thi có hạn, số học sinh đăng ký tham gia thi vào lớp 10 nhiều, chất lượng học không đồng đều và việc lực chọn , tìm tòi phương pháp, biện pháp ôn thi khả quan đem lại chất lượng cao, đạt chỉ tiêu nhà trường giao là một vấn đề nan giải đối với những giáo viên dạy lớp 9. Qua nhiều năm dạy lớp 9, ôn thi vào lớp 10 môn văn tôi cũng đã nhìn thấy thực trạng của vấn đề và tìm ra được một số kinh nghiệm giảng dạy và tôi đã hệ thống nó thành những nội dung cơ bản sau.
Tôi xin được trình bày để các anh chị em tham khảo.
2.2. Thực trạng về việc ôn tập thi vào lớp 10 hiện nay:
2.2.1. Thuận lợi
- Về tài liệu: Hiện nay, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, ôn tập môn ngữ văn THCS nói chung, môn ngữ văn lớp 9 nói riêng về cơ bản nhà trường đã cung cấp tương đối đầy đủ như: SGK, SGV, thiết kế bài soạn, em tự đánh giá kiến thức ngữ văn, tài liệu ôn thi vào lớp 10 của sở giáo dục ...giúp cho người giáo viên tham khảo, chọn lọc sắp sếp nội dung, phương pháp ôn tập phong phú, hợp lí.
- Giáo viên có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong chuyên môn.
- Học sinh có ý thức học, lo học, có ý chí phấn đấu.
- Sự quan tâm của BGH nhà trường, của các bậc phụ huynh đến con em.
2.2.2.Khó khăn:
 - Kỹ năng viết của các em kém, học văn nhưng nhác viết.
- Học sinh ngại học môn văn thiên về các môn tự nhiên nhiều hơn.
- Sự phân luồng chưa chính xác, dẫn đến chất lượng học sinh chưa đồng đều.
- Tình hình chất lượng thi vào lớp 10 những năm gần đây ở nhà trường:
+ Đội ngũ giáo viên dạy lớp 9 được nhà trường tuyển chọn có tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng tìm tòi sáng tạo các biện pháp dạy học tốt hơn , có kinh nghiệm ôn thi vào lớp 10.
+ Tuy nhiên kết quả thi ở các năm gần đây vào lớp 10 chưa cao đều, năm thấp ( 53%), năm cao chênh lệch quá nhiều về số lượng nhất là kết quả vào trường công lập.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.:
2.3.1. Hệ thống, củng cố kiến thức ôn tập:
- Để ôn tập tốt người giáo viên trước hết phải có vốn kiến thức tốt, đầy đủ chắc chắn, vững vàng về môn Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9. Đề thi vào lớp 10 nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng. Trước khi ôn tập giáo viên phải hệ thống hoá kiến thức của chương trình lớp 9, đặc biệt là bám vào nội dung chương trình ôn thi môn Ngữ văn của Sở giáo dục Thanh Hoá hàng năm gửi cho các nhà trường. Sau đó sắp xếp kế hoạch giảng dạy theo từng phân môn phù hợp với khối lượng kiến thức : Tiếng Việt, Văn học, Tập làm văn.
- Giáo viên truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản đi sâu vào trọng tâm, những phần quan trọng kết hợp với thực hành luyện tập kỹ năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Tránh dạy lan man, dạy tủ, dạy lệch, ôn lý thuyết mà không thực hành. Khi thực hành cần luyện nhiều đề, nhiều dạng khác nhau. Để đạt kết quả cao, các em cần nắm vững những kiến thức cơ bản, có kiến thức và kỹ năng mới làm bài tốt. Cụ thể:
2.3.1.1. Tiếng Việt:
* Về phần từ ngữ: Sự phát triển nghĩa của từ, phương thức chuyển nghĩa từ, nghĩa gốc, nghiã chuyển.
* Về phần Ngữ pháp: Các biện pháp tu từ; phương châm hội thoại; lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp; khởi ngữ; các thành phần biệt lập; các phép liên kết câu; nghĩa tường minh, nghĩa hàm ý, các biện pháp tu từ.
2.3.1.2. Phần văn học:
* Văn học Việt Nam:
- Văn học trung đại: hai tác phẩm lớn là: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ ), Truyện Kiều ( Nguyễn Du ).
- Văn học hiện đại:
Tác phẩm truyện: Truyện ngắn "Làng" (Kim Lân); "Lặng lẽ Sa Pa" (Nguyễn Thành Long) "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng); (Nguyễn Minh "Những ngôi sao xa xôi" (Lê Minh Khuê)
Tác phẩm thơ:
- Học kỳ I "Đồng chí" (Chính Hữu); "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ( Phạm Tiến Duật); "Đoàn thuyền đánh cá" (Huy Cận); "Bếp lửa" (Bằng Việt) ; "Ánh trăng" (Nguyễn Duy).
- Học kỳ II: "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải); "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương); "Sang thu" (Hữu Thỉnh); "Nói với con" (Y Phương).
* Văn học nước ngoài: hai tác phẩm tiêu biểu là: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang-(Đi-phô),Bố của Xi- mông (Mô-pat-xăng).
2.3.1.3. Tập làm văn:
Kiến thức: Ôn tập lý thuyết và rèn kỹ năng làm các dạng bài nghị luận đặc biệt là nghị luận xã hội.
- Nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lý
- Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích
- Nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ
2.3.2 Rèn kỹ năng thực hành qua các dạng bài:
2.3.2.1. Đối với phân môn văn học:
- Khi học các văn bản, rèn cho các em kỹ năng cần nắm các ý cơ bản: tên tác giả, những nét chính về tác giả như đề tài, phong cách, sở trường, tên tác phẩm, năm sáng tác, hoàn cảnh ra đời, đoạn trích học, tóm tắt tác phẩm, ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.
- Với tác phẩm truyện học sinh phải nhớ các chi tiết cụ thể, tóm tắt nội dung tác phẩm dưới dạng viết đoạn văn, nắm tình huống truyện, đặc điểm nhân vật, chủ đề tác phẩm, cảm nhận, phân tích được chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. Để phục vụ cho các dạng câu hỏi sau:
- Với câu hỏi thuộc dạng bài viết bài giới thiệu tác giả, tác phẩm hoặc tóm tắt tác phẩm truyện. Khi làm các câu hỏi thuộc dạng này các em phải nắm được kiến thức về tác giả.
Về tiểu sử tác giả nên theo các bước sau
- Tên thật, tên hiệu, tên chữ, các bút danh khác (nếu có)
- Năm sinh, năm mất (nếu có)
- Khái quát sự nghiệp văn chương theo từng chặng
- Khái quát phong cách nghệ thuật độc đáo hoặc nét riêng đặc sắc
- Các tác phẩm chính (kể tên ít nhất 2 tác phẩm)
Ví dụ :
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm tiêu biểu
- Chuyên viết truyện ngắn và bút ký thành công hơn cả là những truyện ngắn và bút ký viết về công cuộc xây dựng ở miền Bắc.
- Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người mang ý nghĩa sâu sắc.
- Các tác phẩm tiêu biểu như "Bát cơm cụ Hồ"(1955); "Giữa trong xanh" (1972); "Lý sơn mùa tỏi" (1980 ); "Lặng lẽ Sa Pa" (1970)
- Phục vụ cho dạng bài yêu cầu tóm tắt tác phẩm văn xuôi, các em phải nắm được cốt truyện tóm tắt theo nhân vật chính với các chi tiết quan trọng (tránh sa vào những chi tiết vụn vặt, tản mạn).
Ví dụ: nhân vật kể chuyện trong Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là ông Ba nhưng khi tóm tắt nên theo nhân vật chính là anh Sáu, cha bé Thu.
Ngoài ra còn dạng viết bài giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu chủ đề: khi viết dạng này các em cần giới thiệu được tiểu sử tác giả, tên thật, bút danh, năm sinh, mất(nếu có), sở trường, phong cách nghệ thuật, thành công trong sự nghiệp. Với tác phẩm phải giới thiệu được các tác phẩm tiêu biểu, năm sáng tác, giới thiệu tác phẩm theo yêu cầu đề bài, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
Với tác phẩm thơ, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ, năm sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề bài thơ phục vụ cho dạng đề: chép bài thơ, đoạn thơ, khổ thơ theo trí nhớ, điền vào chỗ trống của câu thơ, nêu chủ đề , giải thích nhan đề bài thơ.
Ví dụ: Hãy chép thuộc lòng bốn câu thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Với câu hỏi dạng này đòi hỏi các em phải thuộc các bài thơ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
 (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)
Giúp các em hiểu được mạch cảm xúc chính, các biện pháp tu từ nổi bật, giá trị của các biện pháp tu từ đó, nghệ thuật độc đáo của từng bài thơ, đoạn thơ, hệ thống nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thành những luận điểm. Rèn luyện khả năng cảm thụ tác phẩm văn học dưới dạng đoạn văn, bài văn. Tích hợp với phần Tập làm văn để rèn kỹ năng nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.Với kiến thức này phục vụ cho các dạng đề như:
Ví dụ: Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích giá trị của nó trong đoạn thơ sau:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
 Đã vơi dần cơn mưa
 Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Tích hợp với dạng nghị luận thơ giúp các em làm dạng bài như: Cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ, khổ thơ như:
Dạng 1: Con là mây và mẹ sẽ là trăng
 Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh
 (Mây và sóng- Ta-R.go )
Dạng 2: Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy
 Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)
Khi làm đề này chúng ta cần luyện cho các em:
- Đọc kĩ đoạn thơ đó, nhớ, và ghi vào bài làm: Đoạn thơ đó năm ở bài thơ nào? của tác giả nảo? nội dung của bài thơ đó nói về vấn đề gì? Nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì?
- Ghi ra nháp các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ đó, xác định xem phép tu từ hoặc từ loại nào là chủ ch ính làm toát lên nội dung của đoạn thơ đó.
- Ghi ra các từ ngữ biểu hiện các phép tu từ đó.
- Tác dụng của các phép tu từ, từ loại, cách hiệp vần trong các câu thơ đó là gì đối với cảnh, nhân vật trữ trình và với toàn bộ bài thơ và trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả.
2.3.2.2. Đối với phân môn tiếng Việt:
Về phân môn này thì luyện kỹ các dạng nhận diện, thông hiểu cho các em qua hệ thống bài tập, đặc biệt là dạng nhận diện cho các em làm càng nhiều càng tốt thành kỹ năng, kỹ xảo, nhìn vào đề là các em làm đựoc ngay. Đây là câu dễ nhất trong đề, giúp các em ghi được điểm tối đa (hai điểm). Đối với dạng này thì tôi chú ý đến học sinh trung bình cho các em luyện nhiều hơn, còn với học sinh khá thì các em thừa sức.
Với phần này phục vụ cho các dạng đề như điền khuyết để thuộc các khái niệm, nhận diện kiến thức, gọi tên kiến thức hoặc chuyển từ hình thức này sang hình thức khác.
Ví dụ như:
Dạng 1: Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống: Dẫn gián tiếp là.....lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.
Hay dạng khác như
Dạng 2: Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ
Cô ấy ngồi học rất nghiêm túc.
Dạng 3: Xác định thành phần biệt lập và gọi tên tthành phần biệt lập đó:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
Dạng 4: Từ "Đầu" trong câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Và còn nhiều dạng khác nữa
2.3.2.3. Đối với phân môn Tập làm văn:
Luyện kỹ năng tìm ý, nhận diện đề, viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp, đoạn văn mở bài, triển khai các đoạn thân bài, đoạn kết bài.
Dạng nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng đời sống: (câu 3đ) Đối với dạng bài này phải luyện cho các em thành thạo kỹ năng tìm ý, đó là những ý chính sẽ triển khai trong bài văn. Nếu làm tốt thì mỗi khi gặp dạng này các em sễ dễ dàng tìm được ý và viết bài lập luận chặt chẽ. Đề bài này thường yêu cầu là nêu suy nghĩ của em về các hiện tượng có thật trong cuộc sống hàng ngày, mang tính cấp thiết và các em thường nhìn thấy nhưng ít có dịp quan sát, phân tích như vấn đề an toàn giao thông, hiện tượng quay cóp trong thi cử, bạo lực học đường, hiện tượng nói tục, thói ăn chơi đua đòi...Đối với dạng bài này luyện cho các em kỹ năng tìm ý theo các bước sau:
Cụ thể:
- Gọi tên được sự việc hiện tượng cần nghị luận ( giải thích khái niệm)
- Chỉ ra được biểu hiện cụ thể của sự việc, hiện tượng.
- Phân tích nguyên nhân của sự việc, hiện tượng
- Chỉ ra hậu quả hoặc lợi ích
- Đề xuất các biện pháp, cách khắc phục. Bày tỏ các ý kến các nhân
Ví dụ:
Đề bài: Suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác thải bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng.
- Các biểu hện cụ thể như : Bất cứ có rác là vứt, tiện đâu vứt đó không kể thời gian, địa điểm, không biết chỗ mình vứt là chỗ nào, vứt ra ngoài hay vào thùng rác....
- Nguyên nhân: Do thiếu ý thức củai môĩ người, thùng đựng rác còn thiếu, hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện, việc xử phạt còn nhẹ, không nghiêm khắc...
- Hậu quả: Môi trường bị ô nhiễm, mất thẩm mĩ quan, để lại ấn tượng xấu với mọi người. Để khắc phục gây lãng phí thời gian, tốn kém tiền bạc.
- Bày tỏ ý kiến, biện pháp khắc phục: Đây là hiện tượng đáng lên án, đáng chê. Để có môi trường xanh sạch đẹp mỗi người chúng ta phải có ý thức chấp hành tốt luôn bỏ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, sắp xếp bố trí thùng rác đúng nơi quy định, xử phạt nghiêm các hành vi xả rác bừa bãi.
Dạng nghị luận xã hội về tư tưởng,đạo lý: (câu 3đ) cũng có thể ra dạng bài này hoặc dạng nghị luận về sự việc hiện tượng.Đề bài này thường thường ra những câu tục ngữ hoặc danh ngôn hoặc câu thơ, câu ca dao như suy nghĩ về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “ Không thầy đố mày làm nên”, “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên”; hay dạng cho hai câu thơ suy nghĩ về tình mẹ, gia đình, quê hương trong cuộc đời mỗi con người. Đối với dạng này luyện cho các em thực hiện những bước sau:
- Giải thích khái niệm (Trả lời câu hỏi là gì)
- Bàn luận.
- Bài học nhận thức và hành động.
Đối với dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc tác phẩm thơ thì luyện kỹ năng viết bài phải có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
* Đối với phần mở bài hướng dẫn cho các em hai cách viết: mở bài trực tiếp, gián tiếp, đi từ nhà văn đến tác phẩm.
Mở bài gián tiếp thông thường nhất là giới thiệu tác gả, tác phẩm, đánh giá khái quát về tác phẩm. Đây là cách mở bài đơn giản, dễ viết nhất. Để viết được mở bài này các em phải nhớ được kiến thức về tác giả, tác phẩm mà các em đã ôn ở phần văn học. Đối với phần tác giả các em chỉ cần viết được các ý chính như sở trường, phong cách nghệ thuật, đề tài. Hay về phần tác phẩm thì viết được các ý như năm sáng tác, hoàn cảnh ra đời. Phần đánh giá khái quát thì nhớ được chủ đề tác phẩm.
Ví dụ viết mở bài cho đề bài sau: Cảm nhận về vẻ đẹp của tình cha trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
Các em viết được các ý sau:
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ nổi tiếng. Ông thường viết truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Lối viết của ông giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: "Cánh đồng hoang"; "Mùa gió chướng"; ''Đất lửa" và tiêu biểu là truyện ngắn "Chiếc lược ngà". Truyện sáng tác năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Truyện ca ngợi tình cha con thiêng liêng sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Hay cách viết mở bài trực tiếp là đi từ đề tài, nội dung của tác phẩm. Ví dụ như:
Đề bài: Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương
Viết mở bài trực tiếp: Đề tài Bác Hồ đã trở thành phổ biến đối với thơ ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu nhiều lần viết về Bác rất hay từ trong kháng chiến chống Pháp đã đến thăm nhà Bác, khi Bác qua đời lại dắt em vào cõi Bác xưa để theo chân Bác. Minh Huệ dựng lại một đêm Bác không ngủ ở chiến trường Việt Bắc cách đây hơn nửa thế kỷ. Chế Lan Viên viết "Hoa trước Lăng Người" và Viễn Phương cũng góp vào đề tài ấy bài thơ “Viếng Lăng Bác". Dù ra đời muộn nhưng Viếng lăng Bác được đánh giá là một trong những tác phẩm thành công xuất sắc viết về Bác.
* Đối với phần thân bài luyện cho các em kỹ năng triển khai thành những luận điểm, ý lớn, ý khái quát đứng đầu đoạn văn đó là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp. Đối với tác phẩm truyện các em phải khái quát đặc điểm nhân vật thành những luận điểm cơ bản như đối với nhân vật anh thanh niên thì các em phải triển khai được các luận điểm sau:
- Nhân vật anh thanh niên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Anh thanh niên đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách, ở sự quan tâm đén người khác một cách chu đáo.
- Anh thanh niên là một người rất khiêm tốn.
Đối với các tác phẩm thơ thì hướng khai thác đi theo trình tự của các khổ thơ hoặc theo nguồn cảm xúc của nhà thơ, bài thơ.
Từ các luận điểm đó cấc em dùng luận cứ, lập luận để làm sáng tỏ các luận điểm trên thành những đoạn văn, giữa các đoạn có sự liên kết chặt chẽ.
Đối với nghị luận tác phẩm thơ và nghị luận về tác phẩm truyện khác nhau: khi nghị luận thơ thì ta phải bám vào ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ, cảm hứng, bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đối với tác phẩm truyện để khai thác tác phẩm ta lại bám vào tình huống truyện, ngôn ngữ kể chuyện, cử chỉ, hành động nhân vật...
* Với phần kết bài luyện cho các em kỹ năng viết kết bài: bắt đầu đi từ nghệ thuật để dẫn đến khẳng định giá trị nội dung. Hoặc đánh giá giá trị của tác phẩm đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với cuộc đời, đối với bạn đọc, đối với đề tài. Đây là cách viết dễ nhất học sinh trung bình dễ dàng viết. Còn cách viết kết bài hay hơn ,cách kết mở dành cho học sinh khá trở lên.
Ví dụ: viết kết bài cho đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
Ta có thể viết như sau: Bằng tình huống, chi tiết chân thực, thú vị, bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sinh động, Km Lân đã đem đến cho chúng ta một hình tượng hấp dẫn về người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với làng quê, đất nưôc của nhân vật ông Hai luôn có ý nghĩa giáo dục thấm thía đối với các thế hệ bạn đọc.
Đối với học sinh khá thì tôi chú ý hơn cho các em luyện dạng cảm thụ về vẻ đẹp của câu văn, câu thơ.Về dạng chỉ ra biện pháp tu từ và chỉ ra giá trị của nó trong đoạn văn để các em thi vào lớp chuyên, lớp chọn..
2.3.3. Luyện tập các dạng đề kiểm tra:
Việc đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy học dẫn đến việc thay đổi nội dung và phương pháp kiểm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_on_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.doc