SKKN Một số kinh nghiệm ôn thi THPT QG môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh theo hình thức trắc nghiệm khách quan

SKKN Một số kinh nghiệm ôn thi THPT QG môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh theo hình thức trắc nghiệm khách quan

Tháng 9 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4818/BGDĐT-KĐCLGD qui định về phương án tổ chức thi THPTQG năm 2017. Theo đó, môn Lịch sử sẽ được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và thuộc nhóm bài thi tổ hợp các môn Khoa học Xã hội. Nội dung thi là toàn bộ chương trình lớp 12. Theo lộ trình, đến năm học 2017 - 2018, nội dung thi gồm chương trình lớp 11 và 12. Đến năm học 2018 - 2019, nội dung thi bao gồm chương trình toàn cấp học (lớp 10,11,12). Để đáp ứng những thay đổi về hình thức thi đối với môn Lịch sử, đòi hỏi phương pháp giảng dạy và ôn thi của giáo viên, cách học của học sinh cũng phải điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan.

 Môn Lịch sử chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm là phù hợp với xu hướng đổi mới của nền giáo dục nước ta để bắt kịp với nền giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới. Tính ưu việt của hình thức thi trắc nghiệm là sự khách quan có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính. Thông qua bài thi trắc nghiệm, chúng ta có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả. Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải học thuộc quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn các đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Chính vì thế, đổi mới hình thức ôn thi THPTQG theo định hướng trắc nghiệm khách quan là một khâu rất quan trọng, nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả dạy học, tạo tiền đề cho học sinh có thêm cơ hội bước vào cổng trường đại học để thay đổi tương lai.

 Là giáo viên đã nhiều năm đứng trên bục giảng, trước sự thay đổi về hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn học, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở phải làm sao tìm ra những giải pháp hữu ích để đổi mới phương pháp dạy học và hình thức ôn thi môn Lịch sử cho phù hợp với thực tiễn đang đặt ra hiện nay. Vậy, làm thế nào để học sinh có thể học tập và ôn thi môn Lịch sử đạt hiệu quả? Có rất nhiều biện pháp như: sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và ôn thi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập; hình thành cho học sinh các khái niệm, thuật ngữ để hiểu rõ bản chất lịch sử; ôn thi theo bài, chương, chủ đề, chủ điểm., giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức; hướng dẫn học sinh tiếp cận với các dạng câu hỏi trong đề thi; rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài và cách xử lý tốt các tình huống trong mỗi đề thi.

 Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp ôn thi môn Lịch sử nói riêng ở trường THPT theo hình thức trắc nghiệm khách quan, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử, tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm ôn thi THPTQG môn Lịch sử ở Trường THPT Như Thanh theo hình thức trắc nghiệm khách quan”. Đây là SKKN được đúc rút trong thực tiễn ôn thi THPTQG cho học sinh Trường THPT Như Thanh. Tôi hi vọng, với đề tài SKKN này sẽ là kênh tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học và ôn thi môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT.

 

doc 47 trang thuychi01 5950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ôn thi THPT QG môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh theo hình thức trắc nghiệm khách quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ÔN THI THPTQG 
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT NHƯ THANH THEO HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Người thực hiện: Nguyễn Xuân Tịnh
Chức vụ: TP chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh
SKKN thuộc môn: Lịch sử 
 THANH HOÁ, NĂM 2018
NHƯ THANH, NĂM HỌC 2014 - 2
MỤC LỤC
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Tháng 9 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 4818/BGDĐT-KĐCLGD qui định về phương án tổ chức thi THPTQG năm 2017. Theo đó, môn Lịch sử sẽ được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và thuộc nhóm bài thi tổ hợp các môn Khoa học Xã hội. Nội dung thi là toàn bộ chương trình lớp 12. Theo lộ trình, đến năm học 2017 - 2018, nội dung thi gồm chương trình lớp 11 và 12. Đến năm học 2018 - 2019, nội dung thi bao gồm chương trình toàn cấp học (lớp 10,11,12). Để đáp ứng những thay đổi về hình thức thi đối với môn Lịch sử, đòi hỏi phương pháp giảng dạy và ôn thi của giáo viên, cách học của học sinh cũng phải điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm khách quan. 
	Môn Lịch sử chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm là phù hợp với xu hướng đổi mới của nền giáo dục nước ta để bắt kịp với nền giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới. Tính ưu việt của hình thức thi trắc nghiệm là sự khách quan có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính. Thông qua bài thi trắc nghiệm, chúng ta có thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả. Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải học thuộc quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn các đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Chính vì thế, đổi mới hình thức ôn thi THPTQG theo định hướng trắc nghiệm khách quan là một khâu rất quan trọng, nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả dạy học, tạo tiền đề cho học sinh có thêm cơ hội bước vào cổng trường đại học để thay đổi tương lai.
	Là giáo viên đã nhiều năm đứng trên bục giảng, trước sự thay đổi về hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn học, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở phải làm sao tìm ra những giải pháp hữu ích để đổi mới phương pháp dạy học và hình thức ôn thi môn Lịch sử cho phù hợp với thực tiễn đang đặt ra hiện nay. Vậy, làm thế nào để học sinh có thể học tập và ôn thi môn Lịch sử đạt hiệu quả? Có rất nhiều biện pháp như: sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và ôn thi nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập; hình thành cho học sinh các khái niệm, thuật ngữ để hiểu rõ bản chất lịch sử; ôn thi theo bài, chương, chủ đề, chủ điểm..., giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức; hướng dẫn học sinh tiếp cận với các dạng câu hỏi trong đề thi; rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài và cách xử lý tốt các tình huống trong mỗi đề thi.
	Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp ôn thi môn Lịch sử nói riêng ở trường THPT theo hình thức trắc nghiệm khách quan, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử, tôi xin trình bày “Một số kinh nghiệm ôn thi THPTQG môn Lịch sử ở Trường THPT Như Thanh theo hình thức trắc nghiệm khách quan”. Đây là SKKN được đúc rút trong thực tiễn ôn thi THPTQG cho học sinh Trường THPT Như Thanh. Tôi hi vọng, với đề tài SKKN này sẽ là kênh tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học và ôn thi môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Đánh giá thực trạng việc dạy - học và ôn thi môn Lịch sử hiện nay ở Trường THPT Như Thanh theo định hướng trắc nghiệm khách quan.
	- Nêu ra một số giải pháp đã được thực hiện trong ôn thi THPTQG môn Lịch sử ở trường THPT theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Với phạm vi SKKN “Một số kinh nghiệm ôn thi THPTQG môn Lịch sử ở trường THPTNhư Thanh theo hình thức trắc nghiệm khách quan”. Đối tượng mà tôi nghiên cứu là một số giải pháp ôn thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở Trường THPT Như Thanh. 
	Đối tượng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh Trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu như sau:
	+ Tìm hiểu thực trạng dạy - học và ôn thi môn Lịch sử ở Trường THPT Như Thanh trong hai năm học 2016-2017, 2017-2018. 
	+ Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp về đổi mới phương pháp dạy học và kinh nghiệm ôn thi THPTQG môn Lịch sử ở trường THPT theo định hướng trắc nghiệm khách quan.
	+ Học hỏi kinh nghiệm ôn thi THPTQG môn Lịch sử thông qua các bài dạy và ôn thi trực tuyến của những giáo viên có uy tín.
+ Nghiên cứu các tài liệu tham khảo về đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm.
	+ Tìm hiểu các tài liệu ôn thi trắc nghiệm môn Lịch sử để tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm trong ôn thi.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	- Đưa ra một số giải pháp kinh nghiệm trong công tác ôn thi THPTQG môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT theo hình thức trắc nghiệm khách quan. 
- Định hướng cho học sinh phương pháp ôn thi môn Lịch sử theo định hướng trắc nghiệm đạt hiệu quả.
	- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài môn Lịch sử theo hình thức thi trắc nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
	Căn cứ vào lí luận dạy học theo đặc trưng bộ môn Lịch sử, chúng ta có thể khẳng định rằng, chất lượng dạy - học môn Lịch sử ở trường THPT là kết quả đạt được sau một quá trình lao động sáng tạo của người dạy và người học. Nó được thể hiện trên cả ba mặt mà mục tiêu của bộ môn Lịch sử yêu cầu là: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Quá trình dạy học nói chung, dạy học môn Lịch sử nói riêng ở trường THPT bao gồm nhiều hình thức tổ chức khác nhau, trong đó ôn thi THPTQG là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi nhà trường. Kết quả đạt được trong kì thi THPTQG là sự phản ánh cao nhất chất lượng dạy - học của giáo viên và học sinh. Chính bởi vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay theo định hướng trắc nghiêm khách quan là một tất yếu đối với mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
	Theo phương án thi THPTQG, từ năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định môn Lịch sử được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trước sự thay đổi của kì thi quan trọng này đã gây không ít lo lắng đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học và ôn thi. Hình thức thi thay đổi, bắt buộc giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học và ôn thi; học sinh phải thay đổi phương pháp học, cách ôn thi và phương pháp làm bài cho phù hợp với hình thức thi mới. Việc tổ chức và hướng dẫn học sinh ôn tập, làm bài thi trắc nghiệm cũng cần được thay đổi một cách nghiêm túc và bài bản hơn.
	Muốn ôn thi THPTQG môn Lịch sử theo định hướng trắc nghiệm khách quan đạt hiệu quả, giáo viên phải thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham khảo các tài liệu ôn thi trắc nghiệm để nâng cao năng lực chuyên môn. Trong ôn thi, ngoài kiến thức trong SGK, sách giáo viên, chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên cần nghiên cứu thêm các tài liệu khác để mở rộng và cập nhật thêm thông tin mới để bổ sung kiến thức cho học sinh, nhất là những vấn đề có liên quan đến thực tiễn.
	Để việc ôn thi đảm bảo tính hệ thống, giáo viên phải đầu tư thời gian soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài, chương, phần, đề thi tổng hợp, luôn cập nhật thêm những câu hỏi từ các nguồn thông tin thời sự chính thống, giúp học sinh cũng cố kiến thức một cách hiệu quả, có khả năng vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. Hệ thống câu hỏi giáo viên biên soạn phải được phân chia theo các cấp độ (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao), để phân loại học sinh trong quá trình làm bài. Thông qua quá trình học tập và kết quả làm bài thi, giáo viên sẽ lựa chọn được phương pháp dạy học và ôn thi cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
	Trong ôn thi, giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức trong SGK. Bởi vì, các câu hỏi trong bài thi hầu hết đều được lấy từ kiến thức trong SGK. Bên cạnh đó, các em cần phải hiểu bài, có khả năng tổng hợp kiến thức, biết đánh giá, kết nối các vấn đề, biết suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Đồng thời, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách khai thác nguồn tài liệu tham khảo để tích luỹ thêm kiến thức.
	Để nâng cao chất lượng dạy - học và ôn thi môn Lịch sử ở trường THPT theo định hướng trắc nghiệm khách quan. Trong những năm qua, tôi luôn tự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu ôn thi trắc nghiệm, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm dạy học và ôn thi của đồng nghiệp để trau dồi năng lực, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi cho phù hợp với hình thức trắc nghiệm khách quan, giúp học sinh nắm vững kiến thức, có kĩ năng làm bài để đạt kết quả cao trong kì thi THPTQG. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
	Đáp ứng yêu cầu đổi mới về hình thức thi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, đòi hỏi việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh cũng phải điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với môn học. Để đạt được điểm cao, học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản trong SGK, hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử, biết kết nối các vấn đề, biết suy luận và liên hệ với thực tiễn; dựa trên cơ sở đó, các em mới có nền tảng kiến thức vững chắc, đủ tự tin trong khi làm bài thi. Đổi mới phương pháp ôn thi môn Lịch sử ở trường THPT Như Thanh theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan, trong thời gian qua, tôi đã thực hiện một số giải pháp như sau:
2.3.1. Khai thác và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi môn Lịch sử. 
	Đặc thù của môn Lịch sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian đã diễn ra trong quá khứ. Việc tiếp thu và nghi nhớ nội dung bài học theo phương pháp dạy học truyền thống trước đây bằng hình thức nghi chép theo dàn ý chi tiết để nhớ sự kiện, nội dung dễ gây cho học sinh sự nhàm chán, nhanh quên kiến thức bài cũ trước khi học bài mới. Để khắc phục thực trạng đó, trong dạy học và ôn thi môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT Như Thanh, tôi đã hướng dẫn học sinh cách khai thác và sử dụng sơ đồ tư duy theo những hình thức khác nhau như bổ dọc, xẻ ngang... cho phù hợp với đặc trưng từng mục, bài, chương... Nếu giáo viên biết khai thác và sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và ôn thi hiệu quả sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Học sinh sẽ cảm thấy hứng thú, chủ động và tự tin hơn trong học tập để tìm hiểu, khám phá tri thức theo tư duy sáng tạo và tái tạo của mình. Học sinh không hoàn toàn bị lệ thuộc vào ý kiến mang tính áp đặt chủ quan của giáo viên. Ôn thi môn Lịch sử theo định hướng trắc nghiệm khách quan, tôi thường khai thác và sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học. Nếu học sinh biết sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình ôn thi sẽ giúp các em có khả năng khái quát và tổng hợp kiến thức bài học. 
Một số ví dụ minh họa cho phương pháp ôn thi bằng sơ đồ tư duy tôi đã thực hiện: 
Ví dụ 1: Khi ôn tập Bài 1 - SGK lớp 12: “Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)”. Tôi đã hướng dẫn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy sau: 
Ví dụ 2: Khi ôn tập Bài 11 - SGK lớp 12: “Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000”. Tôi yêu cầu học sinh tự hình thành kiến thức đã học theo sơ đồ tư duy sau:
Ví dụ 3: Khi ôn tập Bài 12 - SGK lớp 12: “Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925”. Tôi yêu cầu học sinh sơ đồ hoá kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy sau:
Trong ôn thi, tuỳ vào nội dung từng bài mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy để kiểm tra kiến thức, dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành”, đến “nhánh”; từ ý “lớn” sang ý “nhỏ” theo phương pháp diễn dịch, theo các luận điểm, luận chứng, luận cứ... Thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi, giáo viên sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức bài học. Khi học sinh có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy, nghĩa là các em đã hiểu rõ bản chất của lịch sử. Đây là yêu tố quan trọng giúp cho học sinh có nền tảng kiến thức tốt để làm bài thi trắc nghiệm đạt kết quả cao.
2.3.2. Hình thành cho học sinh những thuật ngữ, khái niệm lịch sử cơ bản.	Các môn khoa học nói chung, môn Lịch sử nói riêng đều có những thuật ngữ, khái niệm riêng. Để hiểu rõ bản chất của lịch sử, trong dạy học và ôn thi, giáo viên phải hình thành cho học sinh những khái niệm lịch sử cơ bản. Trong đề thi THPTQG thường có những câu hỏi đề cập đến một số khái niệm lịch sử thường gặp. Thông qua việc hình thành các khái niệm lịch sử, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu và nhận thức một cách đầy đủ, chính xác, khách quan về lịch sử. Học sinh sẽ không bị nhầm lẫn giữa khái niệm lịch sử này với khái niệm lịch sử khác.
Ví dụ 1: Khi ôn thi bài 16 - SGK 12: “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời”. Để học sinh nắm vững kiến thức bài học, trong giảng dạy và ôn thi, giáo viên phải hình thành cho học sinh một số khái niệm lịch sử quan trọng như: Cách mạng giải phóng dân tộc, Cách mạng vô sản, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới... 
Ví dụ 2: Khi ôn thi phần lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn (1954-1975). 
Giáo viên phải hình thành cho học sinh một số khái niệm lịch sử cơ bản như: Chủ nghĩa thực dân cũ, chủ nghĩa thực dân mới, các loại hình chiến tranh thực dân mới của Mĩ đã thực hiện ở miền Nam Việt Nam (Chiến tranh đơn phương, Chiến tranh đặc biệt, Chiến tranh cục bộ, Chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, Đông Dương hoá chiến tranh).
Ví dụ 3: Khi ôn thi phần lịch sử thế giới hiện đại lớp 12 (1945-2000).
Giáo viên phải hình thành cho học sinh những khái niệm lịch sử cơ bản như: Chiến lược toàn cầu, Chiến tranh lạnh, Chủ nghĩa thực dân cũ, Chủ nghĩa thực dân mới, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng XHCN, Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apácthai, Cách mạng khoa học - kĩ thuật, Cách mạng khoa học - Công nghệ...
Trong dạy học và ôn thi, nếu giáo viên hình thành cho học sinh những khái niệm cơ bản sẽ giúp cho các em hiểu đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn về lịch sử. Khi đã hiểu rõ các khái niệm lịch sử, học sinh sẽ dễ dàng làm tốt những câu hỏi trong bài thi có liên quan đến khái niệm lịch sử. Học sinh sẽ không bị nhầm lẫn đáng tiếc giữa khái niệm lịch sử này với khái niệm lịch sử khác. Vì trong thực tế, một số khái niệm lịch sử có những điểm tương đồng về nội dung, nhưng lại khác nhau về bản chất nên rất dễ làm cho học sinh bị nhầm lẫn một cách đáng tiếc.
2.3.3. Ôn thi bám sát chương trình SGK THPT theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
	Với hình thức thi trắc nghiệm khách quan như hiện nay, đối với môn Lịch sử, để làm tốt bài thi, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức toàn bộ chương trình cả chiều rộng và chiều sâu. Vì vậy, để đạt được kết quả, trong quá trình ôn thi, giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau như: ôn theo từng bài, chương, phần, theo chủ đề... Nếu giáo viên sử dụng các hình thức ôn thi trên sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của bài học, có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức theo chiều sâu. Sau khi ôn tập xong mỗi bài, chương, chủ đề..., giáo viên phải biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh làm bài. Thông qua mỗi bài thi trắc nghiệm, giáo viên sẽ kiểm tra được khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn làm bài của học sinh. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm biên soạn phải đảm bảo theo 4 mức độ yêu cầu của đề thi THPTQG là thông hiểu, vận dụng, vận dụng thấp, vận dụng cao.
	Ôn thi theo bài: Ôn thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm, giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả. Để học sinh nắm vững kiến thức có hệ thống, giáo viên nên cho các em tiếp thu kiến thức bài học theo mức độ tăng dần từ ít đến nhiều, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp... Theo quan điểm đó, phương pháp tôi sử dụng đầu tiên trong ôn thi là là ôn theo từng bài. Ôn theo bài học, giáo viên có thời gian củng cố kiến thức cho học, giúp học sinh nắm vững kiến thức từng bài. Khi đã nắm vững kiến thức từng bài, học sinh sẽ không bị nhầm lẫn kiến thức giữa bài này với bài khác. Sau khi ôn xong mỗi bài, giáo viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm thực hành. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm phải thể hiện được nhiều nhất về nội dung và hình thức có thể ở mỗi bài. Tuy nhiên, tuỳ theo nội dung và thời lượng kiến thức từng bài mà giáo viên soạn ra hệ thống câu hỏi cho phù hợp. Nội dung câu hỏi phải dựa trên kiến thức SGK theo chuẩn kiến thức, kĩ năng kết hợp với nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy để soạn ra bộ câu hỏi đầy đủ và hoàn thiện cho mỗi bài. Trong ôn thi, giáo viên cũng cần lưu ý giới thiệu cho học sinh một số kiến thức cơ bản phần giảm tải, nhưng lại có trong chương trình thi. 
Ví dụ: Trong chương trình SGK THPT lớp 12 hiện nay gồm có 27 bài, trừ bài 25 và một số phần, mục giảm tải theo bài, giáo viên sẽ không dạy những phần này. Tuy nhiên, ở những phần giảm tải theo từng mục, từng bài, giáo viên phải giới thiệu cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản. Để khi làm bài thi, các em có thể liên hệ, vận dụng kiến thức phần giảm tải để làm bài đạt hiệu quả. 
Ôn thi theo giai đoạn - thời kì lịch sử: Mỗi giai đoạn, thời kì lịch sử đều có những nội dung và kiến thức đặc thù khác nhau, nhưng lại có mối quan hệ với nhau do bị chi phối bởi hoàn cảnh, điều kiện, nội dung lịch sử. Các sự kiện, nội dung, hiện tượng lịch sử ngoài những điểm riêng còn có đặc điểm tương đồng với nhau. Ôn theo giai đoạn lịch sử sẽ giúp học sinh có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức theo từng giai đoạn cụ thể. 
Ví dụ: Khi ôn phần Lịch sử Việt Nam từ 1919-2000, giáo viên hướng dẫn học sinh ôn theo từng giai đoạn trong một quá trình diễn ra liên tục của các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian như sau: giai đoạn 1919-1930, 1930-1945, 1945-1946, 1946-1954, 1954-1975, 1975-2000. Mỗi sự kiện mở đầu của từng giai đoạn được đánh dấu một thời kì phát triển của dân tộc trong bối cảnh lịch sử khác nhau. Học sinh cần nắm vững nội dung, nhiệm vụ của mỗi giai đoạn để từ đó rút ra mối quan hệ tương tác, biện chứng của từng giai đoạn lịch sử gắn liền với những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng. Hoàn cảnh của lịch sử thay đổi, đối tượng đấu tranh và mục tiêu cách mạng cũng thay đổi cho phù hợp với chủ trương, khẩu hiệu đấu tranh, hình thức và nhiệm vụ cách mạng theo từng giai đoạn, thời kì. Ôn thi theo giai đoạn lịch sử sẽ giúp học sinh nắm kiến thức một cách logic mang tính hệ thống hơn. Sau khi ôn xong mỗi giai đoạn lịch sử, giáo viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức, giúp học sinh có khả năng khái quát kiến thức theo từng giai đoạn lịch sử. 
Ôn thi theo chủ đề, chủ điểm lịch sử: Để giúp học sinh nắm vững nội dung chương trình và có khả năng khái quát kiến thức lịch sử theo từng chủ đề khác nhau. Trong ôn thi, giáo viên nên chọn một số chuyên đề lịch sử Việt Nam và thế giới có nội dung quan trọng để ôn tập cho học sinh như: công tác xây dựng Mặt trận thống nhất trong cách mạng Việt Nam 1930 đến nay, vai trò và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1930 đến nay, đấu tranh trên Mặt trận ngoại giao từ 1945 đến nay, cách mạng hai miền Nam - Bắc (1954-1975), công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 1986 đến nay.... Phần lịch sử thế giới: Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá...
Ôn thi theo chủ đề lịch sử, giáo viên sẽ giúp học sinh cũng cố kiến thức một cách hệ thống, giúp các em có khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức bài học theo từng chủ đề khác nhau để rút ra bản chất của lịch sử. Sau khi ôn xong mỗi chủ đề, giáo viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm theo từng chủ đề. Mỗi chủ đề, ngoài những câu hỏi trắc nghiệm thể hiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_on_thi_thpt_qg_mon_lich_su_o_truong.doc