SKKN Một số kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12 tại trường THPT Nghuyễn Cảnh Chân

SKKN Một số kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12 tại trường THPT Nghuyễn Cảnh Chân

Thi Tốt nghiệp THPT là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học là khâu cuối cùng để đánh giá chất lượng dạy và kết quả học của học sinh, các tiêu chí để đánh giá nhà trường về chất lượng giảng dạy thì tiêu chí về tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng xếp vị trí của nhà trường trong hệ thống các trườnghọc phổ thông, là danh dự và uy tín của giáo viên đối với học sinh.

Ngày 28 - 9 - 2016 Bộ Giáo dục đã công bố phương án thi THPT quốc gia gồm 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội (tổ hợp Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Như vậy từ năm 2017 đến nay môn GDCD trở thành môn thi tốt nghiệp. Cùng với các môn khoa học khác, môn Giáo dục công dân (GDCD) góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của người công dân trong thời đại mới. Môn GDCD góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi nhanh chóng, mọi mặt của đời sống xã hội đang ngày càng quốc tế hóa mạnh mẽ, trên đất nước ta đang có những biến đổi toàn diện sâu sắc, thì việc đào tạo được những thế hệ công dân có lập trường vững vàng, có ý thức tự tôn dân tộc, giỏi dang là điều hết sức cần thiết. Điều đó cho thấy môn GDCD có vị trí hết sức quan trọng, vì vậy phải nhận thức đúng đắn vị trí của môn học này thì mới góp phần thực hiện chiến lược con người mà chúng ta đang triển khai cả tư duy và hành động. Một bước chuyển của bộ môn từ môn không thi TN sang môn cứu cánh thi tốt nghiệp cho học sinh, tỷ lệ học sinh chọn thi môn GDCD năm sau cao hơn năm trước, góp phần nâng cao kết quả thi TN cho các em. Môn GDCD là môn học trang bị cho người học kiến thức về triết học, kinh tế, đạo đức, đường lối chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước. Đây là môn học thực sự rất cần thiết giúp học sinh rèn luyện về đạo đức tác phong, lối sống cũng như hình thành thế giới quan khoa học, kĩ năng sống tích cực, song lâu nay chưa được coi trọng. Khi Bộ giáo dục và đào tạo chính thức đưa vào thi THPT quốc gia đã làm cho xã hội, giáo viên và học sinh có sự thay đổi lớn cách nhìn về môn học. Thầy cô phấn khởi, học trò cũng tích cực hơn trong học tập. Nhưng trong quá trình dạy - học thầy và trò lại gặp phải không ít khó khăn như tâm lí vẫn xem nhẹ về vị trí môn hoc và tài liệu tham khảo vẫn còn ít, kinh nghiệm ôn tập của giáo viên và học sinh vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế…

docx 101 trang Thu Kiều 14/10/2024 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12 tại trường THPT Nghuyễn Cảnh Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN.
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua bài 2 - Thực 
 hiện pháp luật, GDCD lớp 12 tại trường THPT Nghuyễn Cảnh Chân”.
 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
 GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH NHÃ 
 TỔ BỘ MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI
 NĂM THỰC HIỆN: 2022 -2023
 SỐ ĐIỆN THOẠI: 0987447105
 1 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
 SKKN Sáng kiến kinh nghiệm
 THPT Trung học phổ thông
 THPT QG Trung học phổ thông quốc gia
 TN Thực nghiệm
 TNSP Thực nghiệm sư phạm
 GDCD Giáo dục công dân
 HS Học sinh
 GV Giáo viên
 GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo
 PPDH Phương pháp dạy học
 THPL Thực hiện pháp luật
 3 3. 3. Xây dựng kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy 23
3. 4. Biên soạn câu hỏi bài tập trắc nghiệm theo cấp độ 26
3. 5. Hướng dẫn học sinh xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng 32
4. Ngoài ra để ôn tập tốt còn có một số biện pháp sau 35
4. 1. Ra đề luyện thi, quản lý luyện thi trên hệ thống trực tuyến LMS 36
4. 2. Giúp đỡ học sinh yếu kém, nguy cơ trượt tốt nghiệp có điểm dưới 5 37
4. 3. Sưu tầm đề thi biên soạn đề thi thử theo cấu trúc đề minh họa của bộ GD 38
4. 4. Tổ chức dạy ôn thi miễn phí 38
4. 5. Tổ chức bồi dưỡng cho các em đạt điểm 9, 10. 41
a.. Mục tiêu 41
b. Cách thức thực hiện 41
c. Một số lưu ý để thực hiện 41
d. Kết quả thu được 42
Phần III: Kết luận và kiến nghị 45
1. Kết Luận 45
2. Kiến Nghị 45
Phụ lục 47
3. Tài Liệu Tham Khảo 50
 5 Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đóng trên địa bàn khối 3 Thị Trấn Dùng - 
Huyện Thanh Chương, so với địa bàn tuyển sinh của các trường THPT trong 
huyện, tỉnh thì điểm đầu vào của học sinh thấp chênh lệch nhau rất nhiều so với 
các trường khác vì trường chưa có bề dày lịch sử, vì vậy kết quả giáo dục các mặt 
so với các trường THPT trên địa bàn và trong các huyện chưa cao. Ban giám hiệu 
nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn cũng như các giáo viên bộ môn thi tốt 
nghiệp luôn quan tâm làm thế nào để nâng cao chất lượng và tỉ lệ học sinh đậu tốt 
nghiệp hàng năm đạt kết quả cao. Xác định để có chất lượng và kết quả thi tốt 
nghiệp THPT đạt kết quả tốt, trường THPT Nguyễn Cảnh Chân luôn chỉ đạo sát 
sao quyết liệt giáo viên tập trung nâng cao chất lượng đại trà, không tập trung mũi 
nhọn vì nguồn nhân lực chất lượng cao không có. Trên cơ sở đó, giáo viên giảng 
dạy và ôn thi tốt nghiệp phải quán triệt và tìm giải pháp để nâng cao chất lượng đại 
trà của môn mình, không để học sinh có điểm liệt (dưới 1,5 đ), các môn có lợi thế 
bên cạnh nâng cao mức đạt điểm bình quân trên hoặc bằng 5 thì phải có giải pháp 
đạt kết quả cao hơn ngang bằng với bình quân chung môn thi của tỉnh. Từ khi môn 
GDCD được đưa vào nhóm môn thi bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT thì kết quả 
thi của bộ môn GDCD của nhà trường luôn là môn cứu cánh cho học sinh đậu tốt 
nghiệp. Để nâng cao chất lượng, chúng tôi luôn tìm tòi học hỏi để tổ chức ôn thi tốt 
nghiệp tốt và có kết quả cao, khẳng định được vị trí chuyên môn của mình. Với sự 
không ngừng đúc rút kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nghiệp, và sự tận tâm với nghề 
nghiệp. Từ năm học 2017 – 2022, kết quả thi tốt nghiệp hàng năm đã được nâng 
cao, chất lượng bộ môn được khẳng định, vai trò và vị trí của môn học ngày càng 
được nâng cao, kết quả năm sau cao hơn năm trước, số học sinh đạt điểm 9,10 
ngày càng tăng, năm 2021 môn GDCD của trường THPT Nguyễn Cảnh Chân đứng 
thứ nhất tỉnh và số học sinh đạt điểm 9,10 tăng lên điều đó chứng tỏ những giải 
pháp mà tôi đưa ra là phù hợp với đặc điểm học sinh và đặc thù vùng miền, với 
đối tượng là học sinh có năng lực học hạn chế, khả năng tự học còn thấp. Với hiệu 
quả đó tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm đã áp dụng thành công đối với 
học sinh nhà trường vì xuất phát từ suy nghĩ làm sao để học sinh nắm vững kiến 
thức lại biết cách làm bài thi đạt kết quả cao. Tích luỹ từ kinh nghiệm trong quá 
trình giảng dạy của mình và trao đổi cùng đồng nghiệp tôi mạnh dạn trao đổi với 
thầy cô đề tài: “Một số kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia môn GDCD qua 
bài 2 - Thực hiện pháp luật, GDCD lớp 12 tại trường THPT Nghuyễn Cảnh 
Chân”
 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
 Có rất nhiều tác giả đã đưa ra các giải pháp để ôn thi nhưng chưa nêu rõ các 
bước đi như thế nào. Với các cách sử dụng trước đây chưa tạo ra bước đột phá 
trong kết quả ôn thi tốt nghiệp.
3. Mục đích nghiên cứu:
 7 7. Phương pháp nghiên cứu:
 - Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sưu tầm, thu thập thông tin, tài 
liệu, nghiên cứu các văn bản pháp quy về dạy học ôn thi môn GDCD.
 - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích, thống 
kê, xử lí số liệu, phỏng vấn, đánh giá, thực nghiệm để rút kinh nghiệm.
8. Giới hạn của đề tài:
 Dừng lại ở việc sử dụng một số kinh nghiệm ôn tập, thi THPT quốc gia 
môn GDCD qua bài 2 - Thực hiện pháp luật. GDCD lớp 12 tại trường THPT 
Nghuyễn Cảnh Chân.
9. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài.
Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của đề tài qua học sinh
 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 1. Cơ sở khoa học
 1. 1. Cơ sở lí luận
 Môn học GDCD ở cấp THPT góp phần củng cố, phát triển ở HS lý tưởng sống 
đúng đắn, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam thời kì 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở nhận thức, hành vi và tình cảm, niềm tin 
với tư cách là một chủ thể của sự phát triển nhân cách. Môn GDCD góp phần phát 
triển cân đối, hài hòa giữa kiến thức, kĩ năng, thái độ, giữa nhận thức và hành động 
của HS để hình thành ở các em tình cảm, niềm tin và ý thức trách nhiệm của tuổi 
trẻ trước sự phát triển đất nước. Nội dung môn GDCD ở cấp THPT là hệ thống các 
kiến thức về nhiều lĩnh vực, giúp HS có đủ những hiểu biết cơ bản để hình thành 
thế giới quan, nhân sinh quan, góp phần giúp HS có cơ sở giải quyết những vấn đề 
của cuộc sống. Vì vậy, GV môn GDCD khi sử dụng các phương pháp dạy học tích 
cực để giúp HS tiếp cận các tri thức gắn với thực tiễn một cách dễ dàng hơn, học 
sinh sẽ hứng thú tự giác khám phá tri thức, kích thích trí sáng tạo từ đó hiệu quả 
bài dạy được nâng cao.
 Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi, xét 
tuyển và tuyển sinh năm 2017, môn Giáo dục công dân chính thức được dùng để 
thi dưới dạng tổ hợp cùng với hai môn Lịch sử - Địa lý. Đây là một đổi mới tạo ra 
một bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn có tác động chung 
đối với xã hội.Từ trước tới nay, môn Giáo dục công dân trong chương trình phổ 
thông luôn bị xem nhẹ, trong giảng dạy và học tập.
 Theo đó, dạy học ôn thi TN còn được cụ thể hóa trong các văn bản chỉ đạo về 
việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD - ĐT hướng dẫn thực hiện 
nhiệm vụ năm học của Sở GD – ĐT, kế hoạch năm học của nhà trường và kế 
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên.
 1. 2. Cơ sở thực tiễn:
 Thực trạng dạy ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở các trường THPT hiện 
 nay.
 9 hiểu biết của mình tới HS con đường tích cực, chủ động khám phá tri thức. Không 
ít các trường học, việc đổi mới PPDH không được thực hiện thường xuyên chỉ tập 
trung ở một số giờ thao giảng, thi GV giỏi, các giờ học chuyên đề GV mới thực sự 
đầu tư. Vẫn còn tình trạng một số GV phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách thiết kế 
mẫu mà chưa chủ động xây dựng, tổ chức hoạt động dạy học, lựa chọn phương 
pháp và cách đánh giá theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS đặc 
biệt là tiết ôn tập thì hầu như chỉ phát đề cho HS làm mà không có sự khái quát đề 
theo dạng và ma trận. Với tư cách là một môn khoa học ở trường phổ thông, bộ 
môn GDCD cũng hướng vào mục tiêu chung của nền giáo dục. Cùng với chủ đề 
đổi mới phương pháp dạy học, đợt bồi dưỡng chuyên môn về bồi dưỡng các 
phương pháp dạy học tích cực đã được chuyển tải đến đội ngũ GV, nên càng ngày 
giáo viên GDCD nói riêng và các GV bộ môn nói chung đã đổi mới phương pháp 
dạy học rõ nét. Tuy nhiên, hiện tượng dạy học, ôn tập lệ thuộc vào sách giáo khoa 
và sách giáo viên còn phổ biến. Việc rèn luyện các kĩ năng, thái độ trong dạy học 
môn GDCD thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra của chương trình. Thời gian gần đây 
khi môn GDCD đã được đưa vào tổ hợp thi THPT quốc gia nên GV đã đầu tư 
nhiều hơn trong giảng dạy nhưng để thực sự đổi mới mạnh mẽ thì nhiều GV vẫn 
còn sức ì. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả còn thấp, sử 
dụng hình thức còn đơn điệu, chưa phù hợp với bài học, với thực tiễn, với đối 
tượng học sinh nên hiệu quả giờ dạy chưa cao. Một số GV còn lúng túng trong 
việc sử dụng phương pháp dạy học cho việc ôn tập. GV đã sử dụng phương pháp 
dạy học tích cực nhưng chưa có kĩ năng thành thạo để sử dụng phương pháp đó. 
Những điều bất cập trên đưa đến hệ lụy là việc giảng dạy, ôn tập chưa thực sự đảm 
bảo chất lượng môn học, GV trong giờ dạy, giờ ôn tập còn mang tính chất tuyên 
truyền thuyết minh thuần túy, áp đặt, chưa biết sử dụng phương pháp dạy học tích 
cực một cách bài bản và hiệu quả nên chất lượng ôn tập bộ môn chưa được như 
mong muốn.
 2. Thực trạng ôn tập môn thi GDCD ở trường THPT Nguyễn Cảnh 
 Chân.
 a. Thuận lợi
 - Được Sở GD và ĐT quan tâm, có sự chỉ đạo kịp thời, sát sao trong công 
tác ôn thi tốt nghiệp.
 - Chi ủy - chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, có định hướng 
chỉ đạo ôn thi TN THPT đúng đắn, xác định đúng trọng tâm, tập trung ôn thi cho 
đối tượng đại trà, phân loại học sinh yếu để kèm cặp, chia lớp, định hướng nội 
dung ôn tập phải bám sát đối tượng học sinh, chương trình dạy học, sách giáo 
khoa, tài liệu ôn tập và đề minh họa của Bộ GD. Trên cơ sở đó định hướng cho Tổ 
chuyên môn và giáo viên phân tích đề minh họa để dạy học sát đối tượng .
 - Giáo viên: Có năng lực, tinh thần học hỏi, đam mê chuyên môn, mặc dù 
chuyên môn chỉ có 03 đồng chí nhưng thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm 
để nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ tốt cho công tác ôn thi.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_on_tap_thi_thpt_quoc_gia_mon_gdcd_qu.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Nhã-THPT Nguyễn cảnh Chân- GDCD.pdf