SKKN Một số kinh nghiệm nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh khi học môn Lịch sử nói chung và học Bài 10: Cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử lớp 12, ở Trường THPT Triệu Sơn 3
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đặt ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội trong những năm vừa qua toàn ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới, một trong những giải pháp trọng tâm của ngành vẫn phải là đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất.
Để thực hiện Nghị quyết của Đảng, của ngành GD&ĐT là phải đào tạo được thế hệ trẻ toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc. Đồng thời có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề. Vì vậy, trong dạy học, việc tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh luận, phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống là hết sức quan trọng. Thực hiện được nhiệm vụ đó cũng là góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “chữ” với dạy “người”, lí thuyết phải gắn với thực hành. Việc phát triển được khả năng phản biện của học sinh trong quá trình học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự tin trước tập thể, trước các vấn đề nảy sinh của cuộc sống, xã hội.
Tuy nhiên trong thực tiễn quá trình dạy hoc tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3, tôi nhận thấy rằng khả năng phản biện vấn đề ở học sinh THPT còn tồn tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác. Nhiều học sinh muốn phản biện, hoặc đã từng phản biện nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưa được các bạn trong lớp hưởng ứng chân thành. Có nhiều lí do khác nhau khiến cho khả năng này chưa trở thành thói quen, thành kỹ năng được. Việc dạy học môn Lịch sử ở trường THPT vì thế mà cũng trở nên nhàm chán hơn, hình thức truyền thụ một chiều, học sinh nghe, hiểu và làm theo không phản hồi.
Trong khi đó ở cấp trung học phổ thông (THPT), môn Lịch sử là một trong những môn rất có ưu thế trong việc hình thành và phá triển tư duy phản biện cho học sinh. Vì đặc trưng của môn Lịch sử là mang tính quá khứ, đặc biệt không thể trực tiếp tiếp xúc với những nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử mà chỉ có thể dựa vào những nguồn sử liệu để đánh giá nên sẽ còn tồn tại những luồng ý kiến khác nhau, trái ngược nhau về cùng một nhân vật lịch sử hay một sự kiện lịch sử. Do đặc điểm này, nên việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh khi dạy học về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử là cần thiết và phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra Một số kinh nghiệm nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh khi học môn Lịch sử nói chung và học Bài 10: Cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử lớp 12, ở Trường THPT Triệu Sơn 3.
MỤC LỤC Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài: 1 1.2. Mục đích nghiên cứu: 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu: 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 3 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 3 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 4 2.3.1. Điều kiện phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học Lịch sử. 4 2.3.2. Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh 4 2.3.3.Tăng cường rèn luyện khả năng phản biện 5 2.3.4. Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo chuyên đề, tổ chức chuyên đề ngoại khóa 5 2.3.5. Các bước thảo luận để phát triển kĩ năng phân tích, đánh giá nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh. 6 2.3.6. Quá trình tổ chức phát triển tư duy phản biện thông qua tranh luận. 8 2.3.7. Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thoonqua bài học cụ thể: Bài 10: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX 9 2.3.8. Một số điểm cần lưu ý khi phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua môn Lịch sử trường THPT 16 2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 17 2.4.1. Đối tượng kiểm nghiệm: 17 2.4.2. Cơ sở thực nghiệm: 17 2.4.3. Kết quả thực nghiệm: 17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 3.1. Kết luận: 3.2. Đề xuất: 18 Tài liệu tham khảo 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đặt ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội trong những năm vừa qua toàn ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới, một trong những giải pháp trọng tâm của ngành vẫn phải là đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất. Để thực hiện Nghị quyết của Đảng, của ngành GD&ĐT là phải đào tạo được thế hệ trẻ toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc. Đồng thời có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề. Vì vậy, trong dạy học, việc tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh luận, phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống là hết sức quan trọng. Thực hiện được nhiệm vụ đó cũng là góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “chữ” với dạy “người”, lí thuyết phải gắn với thực hành. Việc phát triển được khả năng phản biện của học sinh trong quá trình học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, tự tin trước tập thể, trước các vấn đề nảy sinh của cuộc sống, xã hội. Tuy nhiên trong thực tiễn quá trình dạy hoc tại trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3, tôi nhận thấy rằng khả năng phản biện vấn đề ở học sinh THPT còn tồn tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác. Nhiều học sinh muốn phản biện, hoặc đã từng phản biện nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưa được các bạn trong lớp hưởng ứng chân thành. Có nhiều lí do khác nhau khiến cho khả năng này chưa trở thành thói quen, thành kỹ năng được. Việc dạy học môn Lịch sử ở trường THPT vì thế mà cũng trở nên nhàm chán hơn, hình thức truyền thụ một chiều, học sinh nghe, hiểu và làm theo không phản hồi. Trong khi đó ở cấp trung học phổ thông (THPT), môn Lịch sử là một trong những môn rất có ưu thế trong việc hình thành và phá triển tư duy phản biện cho học sinh. Vì đặc trưng của môn Lịch sử là mang tính quá khứ, đặc biệt không thể trực tiếp tiếp xúc với những nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử mà chỉ có thể dựa vào những nguồn sử liệu để đánh giá nên sẽ còn tồn tại những luồng ý kiến khác nhau, trái ngược nhau về cùng một nhân vật lịch sử hay một sự kiện lịch sử. Do đặc điểm này, nên việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh khi dạy học về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử là cần thiết và phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn. Với những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra Một số kinh nghiệm nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh khi học môn Lịch sử nói chung và học Bài 10: Cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử lớp 12, ở Trường THPT Triệu Sơn 3. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã đặt ra mục tiêu cho đề tài là: - Hình thành, bồi dưỡng và phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học môn Lịch sử. - Phát triển tính chủ động, linh hoạt cho học sinh trong quá trình tìm tòi kiến thức để bảo vệ ý kiến của mình trong quá trình phản biện. Từ đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng thuyết trình, sự tự tin vào bản thân khi nói trước tập thể. - Tạo sự sôi nổi, cuốn hút học sinh giảm tình trạng nhàm chán trong giờ học Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rút ra: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học môn Lịch sử nói chung và trong dạy Bài 10: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử lớp 12, nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứ đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, giải thích, tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp thống kê xử lí số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Tư duy phản biện (Critical Thinking), hiểu một cách đơn giản nhất, đó là khả năng suy nghĩ và tư duy đa chiều, phản biện lại vấn đề, xem xét mọi khía cạnh để tìm ra chân lý chứ không dễ dàng chấp nhận mọi ý kiến ngay từ ban đầu. Tư duy phản biện (TDPB) giúp con người vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo khuôn mẫu, thói quen có sẵn, hướng đến cái mới, thoát khỏi những rào cản của định kiến, đưa ra nhiều phương án khác nhau và lựa chọn phương án tối ưu với những lập luận có cơ sở vững chắc đối với một vấn đề nào đó. Việc xây dựng TDPB cho học sinh đang được nhiều quốc gia xem như tiêu chuẩn của nền giáo dục hiện đại, là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn thể xã hội. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, các môn khoa học xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển tư duy phản biện, trong đó Lịch sử là một môn học có nhiều ưu thế giúp học sinh phát triển tư duy này. Lịch sử là nhận thức của con người về cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ với những nguồn sử liệu phong phú và nhận thức Lịch sử đa chiều. Có tư duy phản biện học sinh sẽ học Lịch sử với lăng kính phản biện của nhà sử học để tìm ra nhận thức đúng đắn, giúp các em yêu thích khám phá Lịch sử dưới nhãn quan cá nhân. Đồng thời, tư duy phản biện còn giúp các em biết đánh giá thông tin, vấn đề trong cuộc sống hiện tại để quyết định hành động đúng đắn nhất. Vì thế, Lịch sử phải là môn học tạo cơ hội cho học sinh phát biểu suy nghĩ, ý kiến của mình về các sự kiện, nhân vật Lịch sử, liên hệ quá khứ với cuộc sống đang diễn ra 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong quá trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm thì việc xây dựng tư duy phản biện cho học sinh phổ thông hiện nay là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, để giáo dục tư duy phản biện một cách hoàn chỉnh cho học sinh phổ thông là chuyện không hề đơn giản. Vì việc dạy học ở nước ta trong nhiều năm qua còn chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, “một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, chưa thật sự chú trọng đến tính tích cực trong hoạt động giáo dục của học sinh. Điều đó góp phần làm học sinh trở nên thụ động, lười biếng trong suy nghĩ, trong tìm kiếm dẫn chứng, cơ sở để phản biện kiến thức của giáo viên truyền thụ. Đối với học sinh bậc trung học phổ thông nói chung, học sinh trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 nói riêng, việc phát triển tư duy phản biện cho học sinh là rất khó, bởi lẽ các em đã quen với lối tư duy một chiều, thụ động từ các lớp cấp dưới, mất dần sự tò mò và thói quen đặt câu hỏi. Nhiều em có thể phát hiện vấn đề một cách chủ động nhưng vẫn còn bỏ sót một số trường hợp có vấn đề cần phản biện. Có những học sinh biết tập hợp các bằng chứng, sử dụng các lý lẽ để lập luận một cách hợp lý nhưng chưa triệt để. Các em cũng có kỹ năng phán đoán nhưng các kết luận thường thiếu cơ sở, chưa chính xác, do các em vẫn giữ thói quen đồng ý nhanh, chấp nhận dễ. Có những trường hợp cảm thấy không thuyết phục nhưng vẫn không dám biểu đạt ý kiến, dễ bị lôi kéo bởi một tuyên bố hay một câu nói xuất phát từ người thầy Mặt khác, hiện nay không ít giáo viên cũng tỏ ra lúng túng với việc sử dụng phương pháp tranh luận để phát triển tưu duy phản biện cho học sinh. Bởi lẽ chính họ cũng là sản phẩm của giáo dục truyền thống. Hơn nữa, trong thực tế không nhiều thầy cô giáo có đủ kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để giải đáp mọi thắc mắc của các em. Ngoài ra, thời lượng lên lớp hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến các giáo viên ngại sử dụng phương pháp tranh luận để giáo dục tư duy phản biện phản biện cho học sinh. Với những lí do trên tôi thiết nghĩ, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay đòi hỏi quá trình giáo dục thế hệ trẻ cần phải toàn diện hơn, không chỉ trang bị kiến thức cho học sinh, mà còn phải hình thành, bổ sung, phát triển các kĩ năng cho học sinh, để học sinh có đủ năng lực, sự tự tin, khả năng suy nghĩ và tư duy đa chiều, phản biện lại vấn đề, xem xét mọi khía cạnh để tìm ra chân lý nhất là đối với học sinh của trường THPT Triệu Sơn 3. 2.3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 2.3.1. Điều kiện phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học Lịch sử: Như chúng ta đã biết, những tranh luận, phản biện của học sinh có thể đúng, thuyết phục, có thể sai, không thuyết phục, điều đó không quan trọng. Quan trọng là qua tranh luận, người học thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của mình. Khoảng cách thầy – trò được rút ngắn. Vì vậy, để có thể phát huy được khả năng phản biện của học sinh trong giờ học Lịch sử cần có sự xuất hiện của những điều kiện sau: - Cả thầy và trò phải có tư duy phản biện - Học sinh phải có hiểu biết sâu rộng vấn đề - Giờ học Lịch sử phải có không khí dân chủ, thân thiện - Giờ học Lịch sử phải có tình huống phản biện 2.3.2. Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh: Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, chúng ta nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Có tư duy phản biện học sinh mới có thể phản biện. Biện pháp này có thể vận dụng với tất cả các đối tượng học sinh nhưng chủ yếu hướng tới học sinh đại trà. Vì học sinh giỏi Sử, chuyên Sử thường đã có tư duy phản biện. Còn học sinh đại trà thường thụ động trong học tập nên tư duy phản biện gần như không có hoặc yếu. Để tiến hành bồi dưỡng tư duy phản biện, trước hết cần cho học sinh hiểu rằng việc phản biện lại một nội dung, vấn đề do người khác nêu ra (kể cả là thầy, cô giáo của mình) là việc làm tích cực để đạt đến tính tối ưu của chân lí chứ không phải là hành vi khiếm nhã, ngông cuồng hay vô lễ như vẫn thường hiểu, đó cũng là một khâu trong quá trình học tập. Tư duy phản biện phải trở thành thói quen tốt, thói quen luôn có những thắc mắc trước những vẫn đề lịch sử mình được tiếp cận. Thói quen này giúp học sinh chủ động trong học tập, vận dụng kiến thức. Trong quá trình phát triển tư duy phản biện cho học sinh, ở bất cứ thời điểm nào, người học cũng phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá, những hoạt động này sẽ tạo thành một phong cách tư duy liên tục, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, trước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào người học phải chủ động phân tích và đánh giá. Hoạt động của não bộ theo phong cách này sẽ giúp người học hình thành vững vàng tư duy độc lập và tư duy phản biện. Với kiến thức tích lũy thành hệ thống, có chiều sâu học sinh sẽ có điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của mình. Và như vậy chất lượng học tập càng cao và trí tuệ càng phát triển vững chắc. Tuy nhiên tư duy phản biện không thể có ngay lập tức mà cần có quá trình, công việc này phải làm thường xuyên, liên tục qua tất cả các môn học chứ không phải chỉ có môn Lịch sử. Dần dần mới trở thành thói quen tư duy phản biện. 2.3.3. Tăng cường rèn luyện kỹ năng phản biện Kỹ năng phản biện là hệ thống các kỹ năng trong từng khâu của quá trình để đưa ra một phản biện, bao gồm những kỹ năng chủ yếu : tư duy độc lập, phân tích – tổng hợp, lập luận, đánh giá . Có tư duy phản biện mới chỉ là cơ sở thứ nhất để có phản biện. Còn phản biện đạt hiệu quả thuyết phục đến đâu chủ yếu là nhờ vào kỹ năng phản biện. Trong đó, trọng tâm là kỹ năng lập luận phản biện. Kỹ năng tư duy độc lập là rất cần thiết với học sinh trong quá trình học tập nói chung, trong quá trình phản biện nói riêng. Giáo viên có thể giúp học sinh suy nghĩ độc lập bằng cách không phải lúc nào cũng đưa ra ngay câu trả lời. Thay vào đó, hãy để người học tự mình nghiên cứu và tìm ra phương án giải quyết trước khi đưa ra sự trợ giúp. Còn với học sinh thay vì trông chờ vào những câu trả lời rõ ràng, học sinh nên học cách tự mình suy diễn. Quan trọng hơn cả là kỹ năng lập luận. Bởi vì, học sinh muốn đạt đến tính tối ưu của vấn đề buộc phải thuyết phục được người khác. Một phản biện có sức thuyết phục đến đâu là phụ thuộc vào độ sắc của những lí lẽ, độ mạnh mẽ hùng hồn của lập luận, độ chắc chắn, đáng tin cậy của minh chứng mà người phản biện đưa ra. Giáo viên hãy khuyến khích học sinh sử dụng các kỹ năng lập luận. Học sinh sẽ học cách nghiên cứu bằng cách đưa ra các lý giải hợp lý cho câu trả lời. Có nhiều cách luyện tập kỹ năng này như: những bài tập trình bày một vấn đề, đánh giá và giải thích của mình về một vấn đề, tổ chức hệ thống luận điểm theo các trình tự logic khác nhau, tìm kiếm minh chứng cho luận điểm Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Ngoài ra, học sinh cũng cần rèn luyện khả năng mở rộng vấn đề. Không chỉ bó hẹp trong nguồn tài liệu mà giáo viên cung cấp, học sinh cần học cách tự tìm những tư liệu mới để phục vụ cho chủ đề. Từ đó, phát huy khả năng tự phân tích và đưa ra cách nhìn nhận riêng đối với mỗi chủ đề được đặt ra. Như vậy, có thể nói lập luận phản biện có vai trò quyết định trong phản biện của học sinh. Và kỹ năng này không phải ngày một ngày hai mà có được mà phải luyện tập trong một thời gian dài, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất cao. Nếu có phương pháp hợp lý, tôi tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanh chóng và sử dụng phản biện một cách sắc bén và hiệu quả. 2.3.4. Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo chuyên đề, tổ chức chuyên đề ngoại khóa Đây là một trong những biện pháp quan trọng giúp học sinh nâng cao khả năng phản biện, bởi “có thực mới vực được đạo”. Kiến thức chuyên sâu cần cho tất cả các đối tượng học sinh, nhưng mức độ thì khác nhau với từng đối tượng. Độ sâu của kiến thức sẽ là thước đo khả năng phản biện của học sinh. Có nhiều cách bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho học sinh như: hướng dẫn trực tiếp qua các chủ đề tự chọn, các buổi bồi dưỡng, ôn luyện, làm các dự án dạy học dưới dạng các bài tập nghiên cứu, tổ chức các chuyên đề ngoại khóa, cung cấp tài liệu tham khảo và hướng dẫn cách lĩnh hội, thông qua các cuộc thi, các trò chơi dưới dạng “Đố vui” Tùy theo từng đối tượng học sinh mà bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo chuyên đề hoặc mảng chuyên đề cho phù hợp. Làm sao cho hiệu quả mà không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh. Ví dụ: Khi dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX, giáo viên nên dạy theo một chuyên đề, trong chuyên đề đó giáo viên tách ra từng vấn đề như: Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược; Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam; quá trình Pháp xâm lược; thái độ chống Pháp của nhân dân và triều đình; nguyên nhân ta bị mất nước; trách nhiệm của Nhà Nguyễn trong việc để mất nước Khi dạy đến “Tình hình nước ta đến giữa thế kỉ XIX”, giáo viên cho học sinh tranh luận dưới hình thức “ Phiên tòa”. Trong đó, Nhóm 1: nhóm theo quan điểm phê phán triều Nguyễn, cho rằng triều Nguyễn đã thi hành chính sách sai lầm làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, làm cho sức đề kháng của dân tộc suy giảm trước nguy cơ bị Pháp xâm lược vì vậy nhà Nguyễn cần phải cải cách, đổi mới học tập Nhật Bản, Xiêm để tăng sức đề kháng cho đất nước; Nhóm 2: bênh vực triều Nguyễn, cho đó là yếu tố khách quan vì đến giữa thế kỉ XIX là thời kì cáo chung, suy tàn của chế độ phong kiến trên toàn thế giới mà Nhà Nguyễn không thể làm khác được; Nhóm 3: đóng vai trò là Hội đồng xét xử điều hành phiên tòa khi phiên tòa diễn ra. Trong đó mục tiêu kiến thức là đánh giá khách quan về trách nhiệm của nhà Nguyễn để đất nước suy giảm sức mạnh, đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của Pháp. Dạy theo chuyên đề, học sinh dễ nắm bắt kiến thức hơn và giáo viên dễ hướng dẫn học sinh hình thành và phát triển tư duy phản biện một cách logic, chặt chẽ. 2.3.5. Các bước tổ chức thảo luận để phát triển kĩ năng phân tích, đánh giá nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh: * Bước 1: Chọn vấn đề thảo luận. Giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau: - Cần chọn những vấn đề quan trọng, là nội dung kiến thức được giảng dạy chính trong chương trình môn Lịch sử. - Vấn đề được lựa chọn cần mang tính đa nhận thức, nghĩa là được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh, góc độ và có nhiều quan điểm về ván đề. - Có tác dụng làm sâu sắc, mở rộng kiến thức cho học sinh. Trong quá trình tìm hiểu, những kiến thức học sinh học sẽ được củng cố, kiến thức mới sẽ được bổ sung trong quá trình tìm tòi, khám phá. - Có sự cuốn hút học sinh. Để làm được điều này, giáo viên cần nghiên cứu kĩ để lựa chọn nội dung sao cho phù hợp. Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh thảo luận về chủ đề: “Nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX” Giáo viên cần sưu tầm và nghiên cứu quan điểm của các nhà sử học, nhà chính trị có uy tín để lựa chọn không phải để giúp học sinh nhớ rõ năm, tháng, tên nhân vật, địa danh để làm chủ đề thảo luận. Như sử dụng quan điểm của Trần Trọng Kim trong tác phẩm “Việt Nam sử lược”; của Trần Văn Giàu, của Giáo sư Phan Huy Lê * Bước 2: Chia nhóm để thảo luận: tùy theo số lượng học sinh trong lớp và vấn đề thảo luận mà giáo viên chia nhóm sao cho phù hợp, hình thức thảo luận là nhóm theo “góc học tập”. Giáo viên chia thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị nội dung thảo luận, tranh luận theo quan điểm được phân công. Mỗi nhóm sẽ ngồi tập trung ở một “ góc học tập” của lớp học, với các đồ dùng để làm việc như A0, bút, màu * Bước 3: Tiến hành thảo luận: Mỗi nhóm sẽ thảo luận về quan điểm của tác giả, dựa trên phiếu học tập đã được hướng dẫn. Trong mỗi nhóm, các thành viên lần lượt trả lời các câu hỏi trong bảng giáo viên định hướng cho học sinh khi phân tích một nhận định, các thành viên đưa ra ý kiến của mình sau đó cả nhóm góp ý. Việc chuyển sang các câu hỏi khác chỉ được tiến hành khi cả nhóm đã thống nhất. Cuối cùng các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm và được tự chọn hình thức cũng như nội dung sao cho dễ hiểu nhất. Kết thúc thời gian làm việc tại nhóm, mỗi nhóm cử ra một đại diện ở lại “ góc học tập” của mình dể thuyết trình sản phẩm, những thành viên của nhóm khác lắng nghe, sau đó có thể đặt câu hỏi về những ý chưa rõ, có quyền góp ý và phản bác. Đại diện thuyết trình của mỗi nhóm có nhiệm vụ truyền đạt lại những góp ý mà nhóm bạn đóng góp trong quá trình thảo lu
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_phat_trien_tu_duy_phan_bien_cho.doc