SKKN Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi từ phế liệu sẵn có ở địa phương
Bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ mong muốn được trở thành người lớn, mọi việc làm của người lớn trẻ đều muốn bắt chước làm theo nhưng trẻ chưa đủ sức, chưa đủ kinh nghiệm nên trẻ đành tập làm người lớn bằng cách tham gia vào các trò chơi giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Bởi hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, thì các thời điểm trong một ngày của trẻ ở trường mầm non đều phải có đồ dùng, đồ chơi để trẻ hoạt động. Tôi thấy việc sưu tầm nguyên vật liệu làm ra các loại đồ chơi để trẻ được học, được chơi là một việc làm rất có ý nghĩa. Khác biệt đối với các bậc học phổ thông, bậc học mầm non trẻ học mà chơi, chơi mà học, chủ yếu sử dụng đồ dùng trực quan để khám phá, hiểu biết về thế giới xung quanh.
Vì vậy, đồ dùng đồ chơi, dụng cụ trực quan có vai trò rất to lớn trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non, thông qua đồ chơi và làm đồ chơi giúp trẻ được khám phá thế giới xung quanh bằng chính khả năng và hiểu biết của mình. Tổ chức cho trẻ chơi, học được xem là phương pháp giáo dục có hiệu quả về mặt tư duy và tính sáng tạo, cũng như đạo đức thẩm mỹ ở trẻ.
Trong thực tế hiện nay việc đầu tư kinh phí mua sắm các loại đồ chơi chưa nhiều, phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên đồ dùng đồ chơi của lớp đang nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các cháu. Trong điều kiện trường mầm non nông thôn kinh phí còn hạn hẹp chưa đầu tư được nhiều để mua sắm đồ dùng đồ chơi sẵn có. Do đó việc làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu bỏ đi có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế (tiết kiệm, rẻ tiền), thể hiện được sự sáng tạo, khéo léo của người giáo viên. Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở làm sao để tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ được trải nghiệm. Hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ, bản thân tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi từ phế liệu sẵn có ở địa phương” để nhằm khắc phục được khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao.
I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước vào tuổi mẫu giáo, trẻ mong muốn được trở thành người lớn, mọi việc làm của người lớn trẻ đều muốn bắt chước làm theo nhưng trẻ chưa đủ sức, chưa đủ kinh nghiệm nên trẻ đành tập làm người lớn bằng cách tham gia vào các trò chơi giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Bởi hoạt động chủ đạo của trẻ chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, thì các thời điểm trong một ngày của trẻ ở trường mầm non đều phải có đồ dùng, đồ chơi để trẻ hoạt động. Tôi thấy việc sưu tầm nguyên vật liệu làm ra các loại đồ chơi để trẻ được học, được chơi là một việc làm rất có ý nghĩa. Khác biệt đối với các bậc học phổ thông, bậc học mầm non trẻ học mà chơi, chơi mà học, chủ yếu sử dụng đồ dùng trực quan để khám phá, hiểu biết về thế giới xung quanh. Vì vậy, đồ dùng đồ chơi, dụng cụ trực quan có vai trò rất to lớn trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non, thông qua đồ chơi và làm đồ chơi giúp trẻ được khám phá thế giới xung quanh bằng chính khả năng và hiểu biết của mình. Tổ chức cho trẻ chơi, học được xem là phương pháp giáo dục có hiệu quả về mặt tư duy và tính sáng tạo, cũng như đạo đức thẩm mỹ ở trẻ. Trong thực tế hiện nay việc đầu tư kinh phí mua sắm các loại đồ chơi chưa nhiều, phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên đồ dùng đồ chơi của lớp đang nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các cháu. Trong điều kiện trường mầm non nông thôn kinh phí còn hạn hẹp chưa đầu tư được nhiều để mua sắm đồ dùng đồ chơi sẵn có. Do đó việc làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu bỏ đi có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế (tiết kiệm, rẻ tiền), thể hiện được sự sáng tạo, khéo léo của người giáo viên. Là một giáo viên mầm non tôi luôn trăn trở làm sao để tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi để cho trẻ được trải nghiệm. Hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ, bản thân tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi từ phế liệu sẵn có ở địa phương” để nhằm khắc phục được khó khăn trong việc tổ chức cho trẻ vui chơi, học tập nhằm đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao. 2. Mục đích nghiên cứu : Khảo sát điều tra phân tích đánh giá thực trạng của trẻ về sự ham muốn thích thú chơi và được làm các đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích, từ đó tìm ra nguyên nhân và có các giải pháp hữu hiệu làm đồ dùng đồ chơi dạy học mang lại hiệu quả cao nhất, giúp trẻ được tìm tòi, khám phá, thực hành các đồ dùng trực quan. Cung cấp đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, đáp ứng nhu cầu thích tìm tòi, khám phá của trẻ. Đồ chơi có ý nghĩa đặc biệt trong sinh hoạt của trẻ Mầm non. Nó là động lực thúc đẩy cho trẻ chơi. Thông qua đồ chơi trẻ được tiếp xúc, khắc họa rõ ràng hơn về sự vật, hiện tượng xung quanh. Đồ chơi là phương tiện làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời cho trẻ cảm thấy trân trọng sản phẩm mình làm ra. Sưu tầm và phối hợp với phụ huynh lựa chọn, gom nhặt những nguyên liệu phế thải làm đồ dùng, đồ chơi đảm bảo vệ sinh, an toàn và đẹp mắt, phù hợp với lứa tuổi, với chủ đề, thu hút được trẻ tham gia vào các hoạt động. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số biện pháp làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi từ phế liệu sẵn có ở địa phương. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận về đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 - 6 tuổi qua các tài liệu, vai trò của đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Khảo sát tình hình thực tế về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở lớp, sự tác động của đồ dùng, đồ chơi đối với sự phát triển của trẻ. - Phương pháp thực hành: Vận dụng các biện pháp vào hoạt động thực tế của lớp. - Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Đánh giá kết quả đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Như chúng ta đã biết "Sách giáo khoa" của trẻ chính là đồ dùng, đồ chơi. Đồ dùng, đồ chơi là một nhu cầu tự nhiên, không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ, đặc biệt là trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, nó cần cho trẻ như “thức ăn, nước uống” hàng ngày. Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các hoạt động. Đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non. Đồ chơi đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động chơi. Đúng như nhà tâm lý học Nguyễn Ánh Tuyết đã khẳng định: “Vui chơi là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi, đồ chơi”.[ “ Đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo: Vui chơi là dạng hoạt ......hấp dẫn của trò chơi, đồ chơi” Chương 6: Bài 5: Các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo- Tâm lý học trẻ em ] Theo điều 23 luật giáo dục, ban hành theo QĐ số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo dục mầm non đã ghi: “Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện”[ “ Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếutoàn diện” Điều 23, luật giáo dục năm 2005 ].Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi và vai trò của việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ cho các hoạt động vui chơi khám phá của trẻ. Bên cạnh đó, ngoài việc làm đồ chơi cho trẻ và hướng dẫn trẻ tự làm đồ chơi, giúp trẻ được khám phá thế giới xung quanh bằng chính khả năng và hiểu biết của mình. Việc tổ chức cho trẻ làm đồ chơi được xem như là một phương thức giáo dục có hiệu quả về mặt tư duy, óc sáng tạo cũng như tạo đức tính thẩm mỹ ở trẻ. Trong quá trình sử dụng và làm đồ chơi trẻ có cơ hội được tìm tòi, hiểu biết về thế giới xung quanh, sử dụng các giác quan của mình để tự sáng tạo ra những đồ chơi sống động, những sản phẩm do chính bàn tay trẻ làm ra, được vận dụng từ những hiểu biết về các thuộc tính, những đặc điểm cơ bản của đối tượng về hình dạng, kích thước, màu sắc để so sánh tìm ra những điểm giống nhau, khác nhau, tập phân loại, gộp nhóm Quá trình nghiên cứu các sự vật hiện tượng đó đòi hỏi trẻ phải tích cực quan sát tìm hiểu thế giới xung quanh, phải vận dụng các thao tác trí tuệ như phân tích tổng hợp, khái quát hoá, cụ thể hoá. Đây chính là phương tiện để phát triển ở trẻ tư duy, sáng tạo. Làm đồ chơi còn được xem là phương thức giáo dục đạo đức có hiệu quả, trong quá trình chơi với nhau trẻ nảy sinh tình bạn, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần giúp đỡ tương trợ, hợp tác để cùng nhau thực hiện. Song thực tế hiện nay ở trong trường mầm non vẫn còn một số nhóm lớp đồ chơi còn nghèo, bản thân giáo viên chưa đầu tư nghiên cứu, chưa chịu khó tìm tòi các thiết kế những mẫu đồ chơi, chưa khai thác những mẫu đồ chơi mới lạ, chủ yếu là sử dụng các đồ chơi có sẵn, chưa khai thác sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi. Chưa duy trì những kỹ năng trẻ đã có ở trường mầm non, một số đồ chơi có tính bền vững chưa cao. Vì vậy cần phải đưa ra một số biện pháp để tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu sẵn có ở địa phương, từ đó tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú phục vụ cho các hoạt động của trẻ. 2. Thực trạng của việc làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu sẵn có của địa phương ở trường mầm non Sông Âm trước khi áp dụng sáng kiến. 2.1. Thuận lợi: Cán bộ quản lý là những người có năng lực chuyên môn, nhiệt tình năng nổ và rất có năng khiếu trong việc sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi. Nhà trường thường xuyên phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi cho đội ngũ giáo viên, giữa các nhóm lớp vào các thời điểm tháng 8 và các các ngày lễ như 20/11, 8/3Tổ chức đánh giá xếp loại, khen thưởng đối với những giáo viên có sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cũng như sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẵn có ở địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú. Động viên, khuyến khích được không khí thi đua làm đồ dùng, đồ chơi trong nhà trường. Tổ chuyên môn luôn duy trì đều đặn các buổi sinh hoạt để giáo viên có điều kiện nhận xét, trao đổi kinh nghiệm trong việc thiết kế và hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi, giúp đội ngũ giáo viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau. 2.2. Khó khăn: Tài liệu hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi còn nghèo. Thời gian giáo viên đầu tư cho công tác tìm kiếm, thu thập nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi còn quá khiêm tốn. Thiếu vật mẫu đẹp, bế tắc trong việc thiết kế vật mẫu, chưa có sự sáng tạo, đang còn lúng túng trong cách làm đồ dùng, đồ chơi. Chưa phát huy hết tác dụng của các loại đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Chưa chú trọng đến môi trường mở trong việc tìm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương. Một số giáo viên chưa khuyến khích trẻ làm đồ dùng đồ chơi cùng cô. Một số phụ huynh chưa tích cực phối hợp cùng cô sưu tầm các nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc chơi và học của trẻ vì cho là trẻ nên chơi các loại đồ chơi mua sẵn thì đẹp hơn. 2.3. Khảo sát thực trạng của lớp. Qua khảo sát thực trạng của lớp trước khi thực hiện đề tài tôi thấy: TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ 1 Đồ chơi mua sẵn 70% 2 Đồ dùng đồ chơi tự làm 30% 3 Trẻ thích học và chơi với đồ chơi tự làm 16/27 59,3% 4 Phụ huynh tích cực tham gia sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải. 11/27 40,7% 3. Một số biện pháp tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu sẵn có ở địa phương. 3.1. Tự học tập nghiên cứu tài liệu để nâng cao kĩ năng và sáng tạo trong làm đồ dùng, đồ chơi. Muốn nâng cao kỹ năng và sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi đạt chất lượng và kết quả cao thì việc đi sâu vào nghiên cứu tìm tòi tài liệu là việc hết sức cần thiết bởi vì nghiên cứu tài liệu giúp cho giáo viên có nhận thức đúng đắn nhất về vấn đề từ đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất đặc biệt giúp. cho giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ Tôi tham khảo các tập san của vụ Giáo Dục Mầm non, các đề tài khoa học của đồng nghiệp, các tài liệu trên Website về các mẫu đồ dùng, xem cách hướng dẫn làm đồ dùng, đồ chơi và một số đồ chơi tự làm ở trên mạng, từ đó tìm ra cách thiết kế cho các loại đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ theo các chủ đề. Ví dụ: Làm đồ chơi cho trẻ hoạt động tạo hình khác với làm đồ chơi cho trẻ hoạt động âm nhạc... đây là những tư liệu rất cần thiết. Để có được đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công việc dạy học thì đòi hỏi tôi phải biết sắp xếp thời gian cụ thể và định hướng trước nên làm những đồ chơi gì trong từng chủ đề. Không phải bất cứ lúc nào cũng có thời gian để làm, hơn nữa giữa các giáo viên ít có cơ hội để học tập, trao đổi lẫn nhau và để nâng cao kiến thức, kĩ năng làm đồ dùng, đồ chơi. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã phải rà soát lại trong lớp mình đã có những đồ dùng đồ chơi gì, còn thiếu những đồ dùng đồ chơi gì, để có kế hoạch làm ngay. Phối hợp với phụ huynh thu lượm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng, đồ chơi. Hàng tháng vào thứ 7 tuần 3 tôi cùng các giáo viên tập trung tại trường để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học ở các chủ đề. Để lên kế hoạch làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, tôi cần căn cứ theo Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa vào danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu với danh mục trên, với thực tế hiện trạng cơ sở vật chất và độ tuổi của lớp học để lựa chọn nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp từ đó lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn vật liệu sẵn có, phong phú của địa phương để phát huy khả năng sáng tạo của mình trong việc làm đồ chơi, đồ dùng dạy học cho phù hợp với nội dung đã lựa chọn. Trước mỗi chủ đề tôi cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu mà mình đưa ra để xem cần đến những đồ dùng đồ chơi gì, cái gì đã có và có thể vận dụng được, còn cái gì chưa có thì chủ động làm. Ví dụ : Đối với lớp tôi nếu đang thực hiện chủ đề “Gia đình”, chủ đề tiếp theo là chủ đề “Nghề nghiệp” thì ngoài những đồ dùng học tập, đồ chơi đã có, có thể vận dụng được thì cần phải chủ động bổ sung thêm đồ dùng học tập, đồ chơi mới đầy đủ và phù hợp cho chủ đề “Nghề nghiệp”. Khi thực hiện làm đồ chơi cần lưu ý như: Lựa chọn nguyên vật liệu an toàn, lường trước để loại trừ mọi rủi ro mà trẻ sẽ gặp phải khi chơi, hạn chế những đồ chơi mang tính trưng bày, trang trí, có độ bền không cao. Qua việc tự học tập, tự nghiên cứu tài liệu và tự bồi dưỡng những kiến thức làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tôi đã nhận thấy bản thân mình đã học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức hơn mở mang tầm mắt hơn và nâng cao được kĩ năng hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài ra bản thân còn hiểu biết và nắm bắt kịp thời được tâm lý của trẻ lớp mình. Từ đó tôi đã đưa ra cho mình một số biện pháp thiết thực trong việc làm đồ dùng đồ chơi từ phế liệu sẵn có ở địa phương để giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và đạt hiệu quả cao. 3.2. Tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu phế thải sáng tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi. Hiện nay yêu cầu của việc tìm kiếm vật liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đang có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ, bởi nó tạo nên cho trẻ những ý tưởng sáng tạo, trẻ làm quen với thế giới xung quanh một cách chi tiết cụ thể hơn. Điều này đặc biệt là góp phần hạn chế mua sắm đồ dùng đồ chơi mà trẻ vẫn có nhiều đồ dùng đồ chơi để hoạt động thỏa mãn nhu cầu của trẻ, góp phần giáo dục bảo vệ môi trường. Việc lựa chọn nguyên liệu để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của cả cô và trẻ là trọng trách của cô giáo. Nguyên liệu, đồ dùng, đồ chơi được chọn cần an toàn, bền, rẻ tiền, đa dạng, mang ý nghĩa giáo dục và thu hút trẻ. Để bổ sung những thiếu sót về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong từng chủ đề, bản thân đã vận dụng một số cách như sau: Trong giờ đón trả trẻ, trong buổi họp phụ huynh tôi ghi chép một số vật liệu cần thiết để làm đồ dùng đồ chơi cho các chủ đề sắp tới để kêu gọi phụ huynh sưu tầm, đóng góp, kết quả là phụ huynh đã sưu tầm được rất nhiều phế thải đa dạng, phong phú. Bản thân tôi đã tận dụng mọi thời gian, điều kiện có thể, để sưu tầm các nguyên vật liệu từ những đồ dùng phế thải như: Vải vụn, khối gỗ, hay các chai dầu rửa bát, hộp dầu gội đầu, chai nước khoáng, các lon bia, các loại chai lọ đã dùng hết, vỏ hộp đựng đồ, bao diêm hoặc các nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: vỏ ốc, vỏ sò, đá, sỏi, rơm, rạ, tre, nứa, cành, lá, vỏ cây, quả, hoa khôTừ những vỏ chai dầu rửa bát, chai dầu xả comfor, chai nước ngọt, vỏ thạch nước tôi có thể làm ra các con vật phục vụ cho chủ đề thế giới động vật như con muỗi, con kiến, con chuồn chuồn, con bọ vừng, con voi, con gà, con cá. Từ những vỏ chai dầu xả comfor, sợi dây thừng không dùng nữa tôi có thể làm thành các đồ dùng trong gia đình như bộ bàn ghế, ấm chén, giỏ xách Đây là nguyên vật liệu dễ kiếm, không tốn tiền nhưng đòi hỏi phải có sự chịu khó sưu tầm. Từ những vật liệu đó, tôi đã sáng tạo và thiết kế ra đồ dùng đồ chơi rất hấp dẫn và phù hợp để trẻ hoạt động. Từ hộp sữa su su làm thành cây tre trăm đốt, từ những thìa sữa chua, mảnh gỗ vụn tôi làm thành bập bênh, xít đu, cầu trượt, đu quay Từ giấy bìa tôi có thể gấp thành những con thuyền, những chiếc ô tô, những con voi, con chim ngộ nghĩnh bằng các kỹ năng gấp đôi tờ giấy, gấp dải băng giấy, gấp cắt dán, gấp phối hợp. Tùy theo loại đồ dùng, đồ chơi cần sử dụng cho việc học tập vui chơi của trẻ mà tôi lựa chọn loại giấy nào cho phù hợp. Giấy có hình vuông hay hình chữ nhật, nhưng dù là giấy gì thì tờ giấy đó cũng phải có chất liệu để gấp. Từ tờ giấy vuông có thể làm thành chiếc ô tô, cái tủ. Từ tờ giấy hình chữ nhật có thể làm ngôi nhà, cuốn sách, bưu thiếp, hoặc có thể làm một số đồ dùng có phần phức tạp hơn. Chẳng hạn như, tờ giấy bìa hình vuông có thể cắt dán thành các loại bàn, ghế, nhà cửa, đồ đạc bằng các hình hộp, khi gấp tờ giấy hình vuông thành những phần đều nhau nhất định. Tôi luôn chú ý một vị trí cần thiết để tạo độ bền, chắc cho các bộ phận của đồ chơi. Bằng lòng nhiệt huyết, yêu nghề tôi tạo ra được nhiều sản phẩm độc đáo và có giá trị sử dụng. Từ những nguyên vật liệu phế thải tưởng như đã vứt đi như các loại vỏ chai nước giải khát, các lọ dầu gội đầu, lọ comfor, vỏ hộp sữa, chai dầu nhớt, chai nước mắm nam ngư, vỏ chai nước rửa bát, xốp vụn, các que kem, thìa sữa chua, vải vụn, len vụn, vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp bánh, vỏ ngao, cát mịn, ống hút... Việc thu lượm, góp nhặt các phế liệu không những giúp bảo vệ môi trường mà có thể tái sử dụng để sáng tạo ra các đồ dùng thật ngộ ngĩnh và phục vụ cho chính các hoạt động giáo dục. Từ việc tìm kiếm, sưu tầm nguyên vật liệu phế thải, tôi sáng tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học, các đồ dùng, đồ chơi đa dạng hơn, phong phú hơn. Từ đó đã thu hút được trẻ tham gia hứng thú vào các hoạt động. 3.3. Xây dựng môi trường giáo dục từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương. Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động một cách tích cực hơn, bản thân tôi luôn tận dụng nguyên vật liệu trong thiên nhiên sẵn có ở địa phương để tạo nguồn học liệu, đồ dùng, đồ chơi, phong phú, đa dạng. Tận dụng môi trường sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường giáo dục mở thay đổi theo chủ đề, phù hợp với các lĩnh vực phát triển, không phá vỡ sự tự nhiên của môi trường sẵn có, nhằm tạo cho trẻ sự hứng thú, không nhàm chán trong quá trình quan sát, nhận biết, phân biệt. Sau khi được sự triển khai, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường về việc xây dựng môi trường giáo dục từ nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có, bản thân tôi đã áp dụng vào thực tiễn. Tôi đã tiến hành xây dựng các góc mở từ các vật liệu phế thải như dùng bìa cát tông, giấy bạt quảng cáo đã qua sử dụng, keo, giấy màu để làm mảng chính. Tôi luôn luôn phải sáng tạo đổi mới trong việc sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương tạo ra những sản phẩm, đồ dùng, đồ chơi khác nhau có tính hấp đẫn trẻ nhằm gây được sự hứng thú tò mò thích khám phá của trẻ. Có thể dùng dây thừng vỏ sò, ốc, hến tôi đã lắp ghép tạo thành các bức tranh đẹp như dán úp các vỏ hến vào tường làm thành cây chữ cái để trang trí góc học tập, dùng 5 vỏ sò lông đặt ngửa dính sát nhau tạo thành những bông hoa, dùng 2 vỏ sò dán úp vào nhau, sử dụng xốp làm chân, mắt làm các con ong, con nhện, dùng màu trang trí thêm. Cây chữ cái trang trí góc học tập Chủ đề “ Gia đình” trẻ dùng vỏ ngao, vỏ sò, xếp các đường đi để về gia đình bé, dùng mo cau xếp gàu múc nước, cắt thành đôi dép. Dùng nan để đan lát rổ rá, túi xách các đồ dùng trong gia đình. Sử dụng nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ hoạt động tạo sản phẩm, làm đồ dùng, đồ chơi và từ những sản phẩm của trẻ cùng với sự hợp tác của cô, nhằm đưa đến cho trẻ một môi trường phong phú, tự nhiên gần gũi, từ môi trường này trẻ được khám phá nhiều điều mới lạ nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non. Với trẻ có được môi trường xung quanh mình phong phú thì kích thích trẻ khám phá, tìm tòi hăng say vào các hoạt động hơn. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi học hỏi để xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phong phú đa dạng để thu hút trẻ. Ví dụ: Hoạt động tạo ra sản phẩm, làm các bức tranh: Được tạo thành từ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_lam_do_dung_do_choi_cho_tre_5_6_tuoi.doc