SKKN Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá học sinh môn Tiếng Anh tiểu học lớp 3 – 4 – 5, giáo trình I Learn Smart Start

SKKN Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá học sinh môn Tiếng Anh tiểu học lớp 3 – 4 – 5, giáo trình I Learn Smart Start

Đổi mới phương pháp dạy và học là một vấn đề nóng hổi luôn được không chỉ ngành giáo dục mà toàn xã hội quan tâm. Nhưng đổi mới như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh là điều mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở.

Để có thể thực hiện đổi mới quá trình Dạy – Học, trước hết chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học. Bởi lẽ,  đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học, ta phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả.  

Muốn biết quá trình Dạy – Học có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. 

doc 24 trang Phúc Hảo 16/04/2024 6653
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá học sinh môn Tiếng Anh tiểu học lớp 3 – 4 – 5, giáo trình I Learn Smart Start", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐỨC TRỌNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HIỆP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Đức Trọng, ngày 05 tháng 06 năm 2023
TÊN SÁNG KIẾN
Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá học sinh môn Tiếng Anh tiểu học
lớp 3 – 4 – 5, giáo trình I Learn Smart Start
- Họ và tên: 	DƯƠNG THỊ THU HƯƠNG	– Giới tính: Nữ – Sinh năm: 1979
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngoại ngữ
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Dạy môn TiếngAnh khối 3 – 4 – 5 kiêm công tác công đoàn. 
- Chức vụ, đơn vị công tác: là giáo viên chuyên bộ môn Tiếng Anh trường Tiểu học An Hiệp
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Đổi mới phương pháp dạy và học là một vấn đề nóng hổi luôn được không chỉ ngành giáo dục mà toàn xã hội quan tâm. Nhưng đổi mới như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh là điều mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở.
Để có thể thực hiện đổi mới quá trình Dạy – Học, trước hết chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học, ta phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. 
Muốn biết quá trình Dạy – Học có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. 
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý. Khi thực hiện được việc kiểm tra – đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển phẩm chất, năng lực người học thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình này sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo nên sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được” Điều này vô cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai. 
Với ý nghĩa quan trọng như trên, qua quá trình giảng dạy của mình, tôi cũng đã tích lũy được một số vốn kiến thức từ thực tế giảng dạy, từ các lớp tập huấn, các chuyên đề của Sở giáo dục, Phòng giáo dục và tổ bộ môn Tiếng Anh trong toàn huyện, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá học sinh môn Tiếng Anh tiểu học lớp 3 – 4 – 5, giáo trình I Learn Smart Start” nhằm mong muốn cải thiện kết quả học tập của học sinh, giúp nâng cao năng lực và phẩm chất của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh tại trường TH An Hiệp.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG
Thuận lợi
* Về phía giáo viên
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường về công tác chuyên môn. Cơ sở vật chất nhà trường tương đối hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu giảng dạy bộ môn. 
- Được tập huấn, cập nhật liên tục những điểm mới trong dạy học và đánh giá hoc sinh như Thông tư 22, Thông tư 27 ... về kiểm tra và đánh giá học sinh.
- Bản thân có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, gắn bó với trường lớp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu của bộ môn, chất lượng giảng dạy ngày càng nâng cao của ngành và toàn xã hội.
- Chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, ngoại khóa, thao giảng, tham gia các tiết dạy tốt do nhà trường phát động. 
* Về phía học sinh
- Đa số học sinh thích thú với bộ môn, thích tìm hiểu và áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn; đồng thời, các em biết giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
- Các em ngoan, lễ phép có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của lớp, của trường; có đầy đủ sách vở dụng cụ học tập.
- Một số học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt, thuận lợi cho việc bồi dưỡng năng khiếu bộ môn, tạo nguồn cho các hội thi hằng năm như các em: Gia Bảo, Quốc Khánh ( ở khối 3); Thảo Quyên, Anh Thư, Thu Hằng, Khánh Thư ( ở khối 4); Tô Huy, Lam Giang, Như Mỹ, Quang Nhật, Đăng khoa ( ở khối 5)...
* Về phía phụ huynh
- Phụ huynh đã quan tâm nhiều hơn đến việc học của con em, trang bị đầy đủ sách vở và các đồ dùng học tập cần thiết, tạo điều kiện cho con em học tập tốt hơn. 
- Một số phụ huynh đã biết kết hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường làm tốt thông tin hai chiều trong việc theo dõi việc học tập của con em ở lớp cũng như ở nhà. Từ đó, phụ huynh có biện pháp giáo dục cụ thể, hướng dẫn các em có phương pháp học tập một cách khoa học. 
Khó khăn
* Về phía giáo viên
Sĩ số học sinh của mỗi lớp khá đông so với tiêu chuẩn của một lớp học tiếng; Năng lực ngoại ngữ không đồng đều giữa các em là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc kiểm tra đánh giá học sinh.
* Về phía học sinh
- Các em còn nhút nhát khi đánh giá lẫn nhau. Đặc biệt, những em học sinh trung bình và những em còn hạn chế về năng lực không dám nhận xét bạn bởi các em cho rằng bạn giỏi hơn mình nên sẽ luôn luôn đúng. 
- Kĩ năng làm bài tập kiểm tra định kì còn non nớt, thiếu kinh nghiệm mặc dù các em đã nắm vững kiến thức mà cô giáo đã truyền đạt trên lớp.
Kết quả đánh giá chất lượng đầu năm học các lớp tôi dạy như sau:
ĐẦU NĂM HỌC
Khối 3
Khối 4 ( Lớp 4A)
Khối 5
Sĩ số
Số HS HTT
Tỉ lệ
%
Sĩ số
Số HS HTT
Tỉ lệ
%
Sĩ
 số
Số HS HTT
Tỉ lệ
%
2022 – 2023
145
72
49,7
40
15
37.5
165
80
48.5
* Về phía phụ huynh
Một bộ phận cha me học sinh chưa hiểu thấu đáo vai trò, tầm quan trọng của việc đánh giá. Họ chưa thấy được rằng học để phát triển các kỹ năng, năng lực phẩm chất, hình thành hứng thú, sự tự tin cho con em mình hơn là học vì điểm số.
Một số phụ huynh chưa làm tốt công tác phối hợp với nhà trường trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh để nâng cao năng lực, phẩm chất của các em.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP
Giải pháp thứ nhất: Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh một cách linh hoạt với nhiều hình thức 
Đánh giá thường xuyên có mục đích chính là để cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập của các em để kịp thời động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.
1.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên giữa giáo viên và học sinh
- Để phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, và những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cũng như để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, tôi thường đánh giá học sinh thông qua lời nói, chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời để tạo hứng thú và động lực cho các em như trình chiếu và tuyên dương những em có sản phấm tốt khi biết tích hợp liên môn với nội dung bài học.
Ví dụ: Các sản phẩm nhỏ của các em khi đã tiếp thu kiến thức nền trong nội dung chào hỏi có kết hợp với hình vẽ làm cho bài làm của các em thêm sinh động hơn:
- Để cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho học sinh, giúp các em ghi nhớ và sửa lỗi sai hoặc phát huy những điểm mạnh của bản thân, tôi cũng thường viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh. Kết quả, khi nhìn vào đó, các em tự điều chỉnh được việc học tập của mình, thể hiện tính siêng năng, tự giác hơn qua các bài làm tiếp theo của mình.
Các em rất hứng thú học tập khi được cô tặng nhãn dán hoặc lời khen vào vở:
- Bên cạnh đó, tôi thường cập nhật những điểm sao để thưởng và khuyến khích học sinh vào sổ tay và bảng ghi chú theo dõi mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh toàn lớp gửi cho phụ huynh sau mỗi đơn vị bài học. 
1.2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên giữa học sinh và học sinh
- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên giữa học sinh với học sinh được tôi tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, không làm cho học sinh cảm thấy áp lực mà vui vẻ, cởi mở để cùng bạn tham gia vào hoạt động một cách tự nhiên. Sau các hoạt động nhóm đôi, nhóm bốn,... hoặc các hoạt động trò chơi, các em nhận xét lẫn nhau, tuyên dương và góp ý để học hỏi và giúp nhau cùng tiến bộ.
Ví dụ 1: Qua hoạt động Play role (Đóng vai), các nhóm sẽ lên bảng thể hiện vai mình đã thực hành. Sau đó, các nhóm nhận xét lẫn nhau, nhóm nào tốt hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc.
Ví dụ 2: Hỗ trợ bạn: Trong quá trình thảo luận nhóm, các bạn có năng khiếu sẽ đến từng nhóm hỗ trợ, giúp đỡ bạn mình hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập.
- Học sinh thực hiện kiểm tra đánh giá lẫn nhau không chỉ thông qua lời nói, các hoạt động nhóm trong học tập mà còn trên cả hồ sơ học tập của mình. Hồ sơ học tập của các em được tôi thực hiện một cách linh hoạt, tùy theo đặc điểm của đối tượng học sinh như:
Các bài kiểm tra nhanh và cho học sinh kiểm tra đánh giá lẫn nhau:
Bảng nhận xét của HS trong tổ với nhau:
Bảng ghi chú, nhận xét của các tổ trưởng:
Những việc này thực hiện liên tục suốt quá trình dạy học nhằm hình thành thói quen học tập, giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh của mình.
2. Giải pháp thứ hai: Rèn luyện các kĩ năng làm bài kiểm tra đánh giá định kì cho học sinh
Vì kĩ năng làm bài tập kiểm tra định kì còn non nớt, thiếu kinh nghiệm mặc dù các em đã nắm vững kiến thức mà cô giáo đã truyền đạt trên lớp nên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm để các em thể hiện tốt bài làm của mình trong mỗi kì kiểm tra. Cụ thể như sau:
2.1. Bài tập rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh
Nghe điền từ
- Khi làm bài nghe, học sinh nên đọc lướt qua tất cả các câu trả lời( nếu có) và đoán đáp án trước khi nghe. Làm như vậy sẽ giúp các em nghe có định hướng trước, nghĩa là ta sẽ thật chú ý đến những thông tin có liên quan đến câu trả lời thay cho việc cứ căng tai lên để nghe được từng câu, từng chữ. 
VD: Bài Nghe số 3 – Unit 1 – Lớp 3
Với bài nghe này, các em phải đọc câu liền trước: I’m Lucy. Sau đó, câu cần điền cũng giới thiệu về tên, các em sẽ nghe một cái tên nào đó và viết vào chỗ trống số (8). Tiếp theo, trước chỗ trống số (9) và (10) là câu hỏi: “How are you?”, “and you?” thì câu trả lời sẽ là hai từ mà các em vừa học: “good”, hoặc “great”, các em sẽ định hình 2 từ đó trong đầu và để ý hai từ đó cần được điền vào vị trí nào trong các chỗ trống.
	- Khi điền từ vào chỗ trống, các em nên dùng bút chì để ghi chú lại từ mình vừa nghe để lỡ sai các em có thể chỉnh sửa cho đúng ở đáp án cuối cùng. Nếu từ dài, các em có thể ghi chú bằng kí hiệu của riêng mình để sau bài nghe, các em có thời gian chỉnh sửa lại từ đó cho chính xác. Nếu không, các em sẽ bỏ lỡ những câu tiếp theo, không nghe được đáp án.
	b. Nghe lựa chọn
- Tôi hướng dẫn các em liệt kê ra những điểm chung và riêng giữa các câu hỏi, từ đó, căn cứ vào đặc điểm riêng để nhận biết câu trả lời.
	VD: Câu 2, bài nghe số 2 – Theme 1 – lớp 4:
	Trong câu hỏi này, các em thấy điểm chung là các hình chữ nhật, nhưng điểm riêng là màu sắc và số lượng các hình lần lượt: blue – four, green – six, pink – two. Như vậy, khi nghe, các em không cần chú ý đến loại hình mà chỉ chú ý đến từ chỉ màu sắc hoặc từ chỉ số lượng mà thôi.
	- Nếu bài nghe không đánh thứ tự các tranh, điều đó có nghĩa là các em phải nghe và lựa chọn cho chính xác bài nghe đề cập đến tranh nào trước, đừng theo thói quen: tranh nào xếp trước, chọn trước.
	VD: Bài nghe thứ 3 – Theme 2 – Lớp 5:
	Theo bài nghe, vào Thứ 2 tuần trước, bạn Joe đã đi xem cừu, còn thứ 7 bạn ấy mới đi xem gà và nhặt trứng.
Bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh
- Đối với loại bài tập này, lời khuyên đầu tiên cho các bạn học sinh là hãy loại bỏ ngay những phương án trả lời sai dựa vào các dấu hiệu nhận biết. Nếu loại được một phương án, khả năng trả lời đúng của các em tăng lên 33%. Nếu loại được 2 phương án, khả năng đúng sẽ tăng lên 70%. Và đừng quên, các bạn vẫn có thể dùng khả năng suy đoán trong loại bài này, nghĩa là không được bỏ trống câu trả lời của mình.
VD: Bài đọc số 3 – Theme 4 – lớp 5:
	Ở bài tập này, xét câu ví dụ đầu tiên, với câu hỏi: Where are you going? Thì câu A bị loại ngay vì không đúng ngữ pháp của câu hỏi. Xét tiếp giữa câu B và C, ta chọn B vì câu B trả lời đúng trọng tâm câu hỏi: Bạn sẽ đi đâu. Tương tự cho câu số 1, ta loại câu A đầu tiên. Sau đó, so sánh giữa câu B và C, chọn câu B vì câu B dùng đúng động từ trong câu hỏi: would like 
- Thông thường, gặp một bài đọc học sinh sẽ ngay lập tức đọc toàn bộ phần bài đọc. Sau đó đọc câu hỏi số 1 và quay trở lại bài đọc để tìm câu trả lời. Tiếp tục đọc câu hỏi thứ 2 và lại vẫn cách đó áp dụng cho đến câu cuối cùng. Chiến thuật đó rất tốn thời gian vì hầu hết các câu hỏi đều sắp xếp theo thứ tự lôgic của đoạn văn, nếu làm theo cách trên có nghĩa là có bao nhiêu câu hỏi thì bạn sẽ đọc lại đoạn văn bấy nhiêu lần. Có một gợi ý khác là các bạn hãy đọc câu hỏi và các phương án trả lời trước rồi đi thẳng vào đoạn văn tìm những thông tin cần thiết cho câu trả lời hay còn gọi là trả lời có định hướng. Như vậy, các em chỉ phải đọc đoạn văn một lần thay vì nhiều lần đọc đi đọc lại như chiến thuật trên. Các em nên trả lời các câu hỏi trong bài đọc theo cách có định hướng vì những câu hỏi có từ “định hướng” sẽ cho học sinh biết câu hỏi là về vấn đề gì, và định hướng cho học sinh phải tìm thông tin gì trong bài đọc. Nếu gặp câu hỏi như sau: “Hoa is”, thì cần phải tìm trong đoạn văn nội dung nói về Hoa. Như vậy, “Hoa” chính là từ định hướng trong câu hỏi này. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt. Học sinh nên làm theo những bước sau để trả lời dạng câu hỏi này:
Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng”
Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn
Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu, cụm từ phía trước hoặc phía sau từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”.
Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn.
Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà học sinh gặp từ “định hướng”.
Đôi khi bài đọc đơn giản hơn thì các bước có thể rút ngắn lại.
VD 1: Bài đọc số 4 – Theme 2 – lớp 5:
	Qua bài tập trên, ta đi các bước như sau ở câu 1:
B1: Xác định từ định hướng trong phần “questions”, câu hỏi 1: “was happy to see”
B2: Tìm cụm từ “định hướng” trong đoạn văn: dòng thứ 2 từ dưới lên
B3: Đọc câu, cụm từ phía trước hoặc phía sau cụm từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”: “Toby likes cows, so he was happy to see the cow.”
B4: Viết từ “ cow” vào chỗ trống của câu số 1
Thực hiện tương tự ở câu 2:
	B1: Xác định từ định hướng trong câu hỏi 2: “scared of”
B2: Tìm cụm từ “định hướng” trong đoạn văn: dòng cuối cùng của đoạn văn
B3: Đọc câu, cụm từ phía trước hoặc phía sau cụm từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”: “Max didn’t like seeing the sheep, he was scared of them.”
B4: “them” chính là “sheep” cần điền trong câu, ta điền chữ “sheep”
Bài làm của học trò cho bài tập này:
VD 2: Bài đọc phần 2 – Unit 1 – Lớp 3:
	Trong bài tập này, ở câu 3, từ định hướng là “spell” nên học sinh sẽ nối với c; ở câu 4, từ định hướng là “from” nên học sinh sẽ nối với câu b; và câu 5 sẽ nối với a theo phương pháp loại trừ.
- Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn. Học sinh không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác.
- Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Học sinh có thể áp dụng phương pháp phỏng đoán và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo. Cần lưu ý rằng, học sinh không nên dành quá 1 phút cho mỗi câu hỏi.
- Học sinh cũng nên ghi nhớ nội dung mình đã đọc để có thể trả lời câu hỏi về nội dung chính của đoạn văn.
2.3. Bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh
Đây là phần đánh đố học sinh nhất bởi lẽ các em cần phải ghi nhớ từ vựng và viết được chúng. Tuy nhiên, các em sẽ không bị điểm “liệt” nếu các em nắm được cách làm. 
a. Dạng bài tập sắp xếp các chữ cái thành từ đúng, sắp xếp từ thành câu đúng 
Đối với các bài tập này, cách hay nhất để các em làm được bài là luôn chỉ vào tranh, từ vựng để đọc từ, đọc câu trong quá trình học. Việc lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thành đường mòn trong võ não giúp các em ghi nhớ được hình ảnh, sự sắp xếp câu chữ theo trật tự đúng. Ngoài ra, các em nên phân tích đặc điểm của câu như đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu hoặc các loại dấu khác.....
VD 1: Bài viết unit 3 – lớp 3:
 	Ở bài này, theo mẫu câu đã được học và được đọc đi đọc lại nhiều lần qua mỗi tiết học trên lớp, cộng thêm cách phân tích câu: đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm, các em sẽ nhớ và săp xếp đúng theo trình tự như sau:
	5. My favorite color is pink.
	6. This is my eraser.
	7. I have art on Sunday.
	VD 2: Viết về môn học ở lớp 4:
	Qua bài tập này, học sinh nhìn được qua tranh là môn Tiếng Anh ở câu 5, môn âm nhạc ở câu 6, thêm gợi ý về các chữ cái, các em sẽ nhớ lại và viết được các môn học này: English – Music.
b. Dạng bài tập viết câu trả lời câu hỏi
	Đối với các em học sinh năng khiếu hay chăm học thì câu trả lời không hề khó nhưng với các bạn học sinh còn hạn chế về năng lực thì khác. Do đó, các em chỉ cần hiều câu hỏi hỏi về điều gì và có thể ghi câu trả lời ngắn gọn để có câu trả lời đúng.
VD: Bài tập viết học kì II – lớp 4:
	Với bài tập này, học sinh nhận biết được hỏi về sinh nhật và ước mơ trở thành ai trong tương lai, khi đó các em có thể trả lời ngắn gọn: “In May.” ở câu 7 và “ a doctor”ở câu 8. Đáp án có thể là bất kì tháng nào và nghề nào mà các em nhớ rõ nhất.
3. Giải pháp thứ ba: Làm rõ vai trò và khuyến khích sự phối hợp của phụ huynh trong kiểm tra, đánh giá các em
3.1. Giải thích và làm rõ vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp kiểm tra, đánh giá học sinh
	Thông qua các phương tiện thông tin như Zalo, facebook,... Tôi thường giải thích cho phụ huynh biết rõ rằng điểm kiểm tra và các phiếu báo cáo là để giúp các con phát huy được điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu trong quá trình hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất. Là cha mẹ, chắc chắn phụ huynh là người hiểu về con mình nhất; là người hài hước, người bạn tuyệt vời và giúp con giải quyết vấn đề khó khăn lúc ở nhà. Trong quá trình học tập, nếu các con đang trải qua giai đoạn học tập khó khăn, tôi động viên họ hãy thông báo và trao đổi tới giáo viên về sự thay đổi, khó khăn trong học tập của con mình để giáo viên có thể hỗ trợ kịp thời. Khuyến khích phụ huynh theo sát sự tiến bộ của con trên hệ thống đánh giá học tập của trường. Trò chuyện với con và giáo viên của con về bài tập về nhà, các bài kiểm tra và sự tiến bộ của con em mình.... 
Dưới đây là các ví dụ khi trao đổi và hướng dẫn việc học tập của các con cùng với phụ huynh:
3.2. Khuyến khích sự hợp tác và động viên của phụ huynh trong việc tham gia sân chơi năng khiếu của con
- Việc hướng dẫn các em tích cực tham gia các sân chơi trí tuệ qua mạng intenet, cụ thể là cuộc thi Tiếng Anh IOE qua mạng nhằm giúp học sinh thể hiện được tài năng, trí tuệ, óc sáng tạo và rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp, tinh thần tự học, tự bồi dưỡng kiến thức cho bản thân, kĩ năng tư duy logic, phát triển năng lực học sinh. Bên cạnh đó, việc làm này đã tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống. Với ý nghĩa thiết thực đó thì việc phụ huynh hợp tác, khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tham gia là vô cùng quan trọng. Với sự đồng hành của phụ huynh, tôi đã lập ra nhóm IOE để hướng dẫn và động viên các em kịp thời qua từng cấp thi:
- Khi các em học sinh năng khiếu giao lưu thể hiện bài nói theo chủ đề tại trường, phụ huynh cũng dành thời gian đưa đón các con và cổ vũ nhiệt tình mặc dù hoạt động này được tổ chức vào ngày nghỉ cuối tuần. Dưới đây là hình ảnh được trích xuất trong các clip quay bài thể hiện của học sinh:
III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ GIẢNG DẠY
- Sau quá trình áp dụng những giải pháp trên, học sinh của tôi ngày càng trở l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_kiem_tra_danh_gia_hoc_sinh_mon_tieng.doc