SKKN Một số kinh nghiệm khi sử dụng kiến thức liên môn Toán; Lý; Sinh; Sử trong giảng dạy các bài 4; bài 5 môn Giáo dục công dân lớp 10
Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân là một yêu cầu cơ bản và quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục & Đào Tạo đang thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Một trong những phương pháp đổi mới đó là phương pháp tích hợp liên môn trong quá trình giảng dạy
Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học,
Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo quan niệm cũ (giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về nguyên tắc dạy học này.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tôi không đưa ra tất cả những nội dung nào cần được tích hợp; cũng như không đưa ra một giáo án tích hợp hoàn chỉnh nào đó mà chỉ giới thiệu những nội dung cần và nên được tích hợp trong hai bài học cụ thể, đó là: Tích hợp kiến thức liên môn Toán, Lý, Sinh, Sử trong giảng dạy bài , bài 5 môn Giáo dục công dân 10.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TOÁN; LÝ; SINH; SỬ TRONG GIẢNG DẠY CÁC BÀI 4; BÀI 5 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10. Người thực hiện: Hoàng Thị Lệ Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD. THANH HOÁ NĂM 2019. Mục lục QUY ĐỊNH VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI. Ví dụ (VD) Giáo viên (GV) Học sinh (HS) Giáo dục công dân (GDCD). 1. MỞ ĐẦU. 1.1. Lý do chọn đề tài. Nâng cao chất lượng dạy và học môn Giáo dục công dân là một yêu cầu cơ bản và quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục & Đào Tạo đang thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Một trong những phương pháp đổi mới đó là phương pháp tích hợp liên môn trong quá trình giảng dạy Tích hợp kiến thức liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Vận dụng nguyên tắc này không chỉ phát huy tính tích cực học tập, mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng sống và giải quyết các vấn đề của cuộc sống; giúp giáo viên dạy môn Giáo dục công dân khẳng định được vị trí quan trọng của môn học, Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc giảng dạy môn học này chưa đạt được hiệu quả thực sự bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là dạy học theo quan niệm cũ (giáo viên là trung tâm của hoạt động dạy - học), chưa phù hợp. Bởi lẽ, môn học này giáo dục cho người học những phẩm chất và kĩ năng sống, do đó việc dạy học đòi hỏi phải có tính thực tiễn cao, trong khi đó dạy học theo quan niệm cũ thường nặng về truyền thụ lí thuyết, mang nặng tính hàn lâm kinh viện mà thiếu thực tiễn. Nhận thức được vấn đề đó, nhiều giáo viên dạy Giáo dục công dân đã tích cực tiếp cận quan niệm dạy học mới, theo mục tiêu của dạy học hiện đại là hướng học sinh vào trung tâm. Quá trình đổi mới bước đầu đã mang lại một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Vì vậy, làm rõ hơn tính tích cực và khả năng vận dụng tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học môn Giáo dục công dân sẽ giải đáp được phần nào những trăn trở của giáo viên về nguyên tắc dạy học này. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tôi không đưa ra tất cả những nội dung nào cần được tích hợp; cũng như không đưa ra một giáo án tích hợp hoàn chỉnh nào đó mà chỉ giới thiệu những nội dung cần và nên được tích hợp trong hai bài học cụ thể, đó là: Tích hợp kiến thức liên môn Toán, Lý, Sinh, Sử trong giảng dạy bài , bài 5 môn Giáo dục công dân 10. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Phương pháp vận dụng tri thức liên môn trong giảng dạy triết học môn Giáo dục công dân lớp 10; bài 4: “ Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng”; bài 5: “ Cách thức vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng” nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và sự hứng thú cho học sinh trong những giờ học môn Giáo dục công dân. 1.3. Đối tượng nghiên cứu . Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học môn Giáo dục công dân 10. Học sinh lớp 10. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. -Thông qua phương pháp vận dụng tri thức liên môn vào giảng dạy bài 4 và bài 5 môn Giáo dục công dân lớp10 để cho giờ học của học sinh đạt hiệu quả cao nhất, học sinh hứng thú học tập. 2. NỘI DUNG. 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Hồ Chí Minh nói “Lí luận rất cần thiết, nhưng nếu học tập không đúng thì sẽ không có kết quả” [2]. Do đó, trong học tập lí luận chúng ta cần nhấn mạnh: Lí luận phải liên hệ với thực tiễn, thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin. “Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn thì thực tiễn mù quáng. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông.” [3] Tri thức của triết học là loại tri thức có tính chất khái quát hóa, trừu tượng hóa . Song những tri thức đó lại bắt nguồn từ thực tiễn đời sống và phục vụ đời sống. Vì vậy khi học tập nghiên cứu triết học cần phát huy tính tích cực trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là phải luôn liên hệ tri thức triết học với các môn khoa học khác. « Chủ nghĩa duy vật biện chứng minh rằng bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất » và « tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tuợng » [9]. Như vậy, các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Sự thay đổi sự vật, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi sự vật hiện tượng khác, và đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến một sự vật, hiện tượng khác nữa. Xuất phát từ lý luận trên việc tích hợp tri thức liên môn trong giảng dạy kiến thức triết học môn Giáo dục công là yêu cầu khách quan trong xu thế dạy học hiện nay Về khái niệm, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là “dạy những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn. Tích hợp là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học, còn liên môn là đề cập tới nội dung dạy học”. [1] Tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Khoa học sư phạm nhấn mạnh dạy tích hợp là dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp. Dạy học thông qua các hoạt động, dạy học hợp tác, dạy học dựa trên cách tiếp cận kỹ năng sống, dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân nói riêng là vấn đề bức xúc ở các nhà trường hiện nay. Nó càng trở thành mối quan tâm của các nhà sư phạm. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học là phát huy vai trò chủ thể của học sinh, khả năng tư duy, sáng tạo trong hoạt động học của học sinh.Vận dụng tri thức liên môn vào phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa hoc- phần triết học GDCD 10 giúp học sinh hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán, khô khan khi học các kiến thức về triết học. Cụ thể, trong phạm vi đề tài này tôi xin giới thiệu nội dung tích hợp liên môn trong giảng dạy bài 4 và bài 5 2.2. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2.2.1. Thuận lợi -Cơ sở vật chất của Nhà trường ngày càng khang trang và đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dạy học -Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã được tích hợp vào các môn học, nhất là đối với môn Giáo dục công dân. Giáo viên Giáo dục công dân đã được làm quen và vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp từ khá sớm. Nếu như giai đoạn trước là yêu cầu tích hợp, lồng ghép các vấn đề giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong trường học thông qua việc thực hiện công văn liên bộ giữa Bộ Giáo dục - đào tạo và Bộ Giao thông vận tải... Kế tiếp là tích hợp, lồng ghép các môn học về giáo dục quốc phòng; giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục giá trị, kỷ năng sống; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Và gần đây là việc tích hợp, lồng ghép giáo dục chương trình phòng chống tham nhũng; phòng chống tác hại game online có nội dung bạo lực, không lành mạnh cũng đang được Bộ Giáo dục - đào tạo “gửi gắm” vào bộ môn Giáo dục công dân. - Học sinh đã được làm quen với cách dạy học tích hợp từ các môn học khác. Do vậy, giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong cách tiến hành giảng dạy của mình. 2.2.2. Khó khăn : - Trong thực tế giảng dạy, phần lớn giáo viên đã vận dụng nguyên tắc dạy học tích hợp một cách sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ thông thường, thậm chí có giáo viên còn bỏ qua... nên chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh, chưa đạt được hiệu quả trong giảng dạy của giáo viên. -Trong quá trình học, học sinh có thói quen là tiếp nhận tri thức do giáo viên truyền thụ một cách thụ động nên học sinh quen tính dựa dẫm, lười suy nghĩ, hoặc có phát biểu Năm học 2017-2018, tôi được phân công dạy các lớp 10A1, 10A7,10A8, 10A9. Khi dạy bài 3, không sử dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn, tôi đã làm phiếu trắc nghiệm học tập và thu được kết quả như sau. Lớp 10A1 Tỉ lệ % 10A7 Tỉ lệ % 10A8 Tỉ lệ % 10A9 Tỉ lệ % Sĩ số 50 48 42 43 Số HS đạt giỏi 2 4 0 0 3 7 0 0 Số HS đạt khá 18 36 16 33,3 13 31 13 30 Số HS đạt TB 27 54 25 52 24 46,3 26 60,7 Số HS đạt yếu 3 6 7 14,7 2 4,7 4 9,3 2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 2.3.1. YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM. * Khi vận dụng kiến thức liên môn phải xác định rõ chủ đề của bài giảng có liên quan tới loại tri thức khoa học cụ thể nào, cần phải có sự chuẩn bị, lựa chọn tri thức kỹ càng. Vận dụng tri thức của các khoa học cụ thể vào triết học đòi hỏi phải có sự lựa chọn, phải xác định tri thức môn khoa học nào phù hợp với bài dạy, với kiến thức cần truyền đạt. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo vì đây là đưa một loai tri thức khác vào để minh họa, chứng minh cho một luận điểm của triết học. Nếu chọn tri trức đó không phù hợp sẽ có hại cho bài giảng. Ví dụ: Khi dạy bài 4. GV chỉ nên tích hợp tri thức sinh học, lịch sử hoặc vật lý, Khi dạy bài 5 GV nên tích hợp tri thức toán, lý hoặc lịch sử, khi dạy bài 6 GV nên tích hợp tri thức của môn lịc sử hoặc sinh học *. Sử dụng các ví dụ từ các môn toán ;lý; sinh; sử để giảng kiến thức trong bài. - Biện pháp thực hiện. Quá trình dạy học một bài triết học trong môn giáo dục công dân lớp 10 phải là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế, tổ chức và hướng dẫn, Qua đó, học sinh có thể tự khám phá, và chiếm lĩnh nội dung bài học, học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu và ghi nhớ những gì các em đã nắm được. Mặt khác, Kiến thức triết học trong các bài 4; 5 rất trừu tượng, khó hiểu, việc lấy ví dụ từ các môn học nói trên sẽ giúp học lĩnh hội tri thức nhanh hơn và thực tế hơn. Với cách tích hợp này giáo viên có thể lấy ví dụ trước, sau đó dung các phương pháp thảo luận nhóm, thảo luận lớp hoặc vấn đáp để hỏi học sinh. Dẫn dắt học sinh liên hệ với kiến thức cần ghi nhớ và đưa ra được kết luận. Ví dụ: Khái dạy khái niệm “ Thế nào là mâu thuẫn” trong bài 4, Giáo viên lấy các ví dụ từ sinh học, để giảng. VD1; Trắng>< đen, VD2: Di truyền>< Biến dị. Hoặc khi dạy khái niệm chất GV có thể lấy VD trong toán học. Tính chất của hình bình hành; là một tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau, cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Các góc đối bằng nhauDấu hiệu này nói lên tính chất cơ bản của hình bình hành, phân biệt hình bình hành với các tứ giác khác như hình vuông, hình chữ nhật - Yêu cầu sư phạm. + Khi trích dẫn các ví dụ từ các tư liệu khoa học cụ thể phải có nguồn trích chính xác phổ thông, gần gũi với học sinh. Mức độ sử dụng các ví dụ tri thức cụ thể vừa phải ( không quá nhiều và cũng không quá ít). Dùng đúng chỗ và đúng lúc. Trong một mục, một phần của tiết dạy, hoặc trong suốt cả tiết dạy GV chỉ nên lấy 1 hoặc 2 ví dụ. + Chẳng hạn, khi dạy mục 3 bài 5, quan hệ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất , GV có thể sử dụng kiến thức vật lý về sự thay đổi lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của nước( H2O) ở trạng thái bình thường đến 100 độ C. Hoặc GV có thể chọn ví dụ trong kiến thức môn lịch sử , sự thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 dẫn đến việc thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , để phân tích và liên hệ với kiến thức mà GV cần truyền đạt ( sự tích lũy đầy đủ về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng). Giữa hai VD này GV chỉ nên chọn một để phân tích làm rõ kiến thức cần truyền đạt. Sau giảng xong GV có thể cho học sinh lấy thêm VD để củng cố. + Tránh khuynh hướng dài dòng quá say sưa đi vào các chi tiết sẽ làm loãng những kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Đối các tri thức học sinh chưa học cần phải tránh để khỏi gây sự phức tạp cho bài giảng. * Sử dụng một số một số sơ đồ , tranh ảnh, vidio từ các môn khoa học để tích hợp vaò tiết dạy của mình. - Biện pháp thực hiện Theo triết học Mác- Lê nin. Quá trình nhận thức đi từ trục quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Do vậy, trong quá trình giảng dạy kiến thức trong các bài 4,5 giáo vên nên sử dụng sơ đồ, biểu đồ của tích hợp liên môn để minh họa. Thông qua các tài liệu trực quan này giúp học sinh phát triển năng lực quan sát ,óc tò mò, gây hứng thú . Giúp học sinh có những thông tin đầy đủ và sâu sắc về đối tượng, hiện tượng dưới dạng khái quát, giản đơn. Ví dụ: Khi giảng dạy phần a của mục 2 trong bài 4, giải quyết mâu thuẫn giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ về kết quả đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong cơ thể sống, tạo ra các giống loài mới của tự nhiên. Hoặc khi dạy mục 3 bài 5. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất , giáo viên có thể sử dụng đoạn video chiếu về quá trình đun nước và sự biến đổi của nước từ trạng thái bình thường đến 100 độ C trong vật lý học - Yêu cầu sư phạm. + GV lựa chọn sơ đồ, tranh ảnh, video phải phù hợp với nội dung bài học với nội dung bài học,có tác dụng lồng ghép, tích hợp + Sơ đồ, tranh ảnh, video phải phải đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, kích thích được tư duy học sinh. + Phải kết hợp được với các phương pháp dạy học tích cực khác. * Sử dụng những câu chuyện, những tư liệu lịch sử lịch sử đã được chuẩn bị sẵn. - Biện pháp tiến hành Phương pháp này nhằm giúp cho học sinh tham gia chủ động trong quá trình tiếp thu tri thức, khơi dậy ở học sinh những tri thức lịch sử đã biết hoặc cung cấp cho học sinh những tri thức mới mà học sinh chưa biết. Kích thích sự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Thực tiễn dạy học cho thấy, những tri thức nào khơi dậy ở học sinh những cảm xúc mạnh mẽ được các em lĩnh hội một cách nhanh chóng và vững chắc hơn là những tri thức mà các em dửng dưng. Khi dạy những bài 4, 5 trong chương trình này GV có thể sử dụng những câu chuyện, những tư liệu lịch sử về tư tưởng yêu nước và con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh hoặc của Hồ Chí Minh để làm minh chứng sống động cho bài giảng của mình. - Quy trình sử dụng tư liệu, câu chuyện lịch sử theo những bước sau: Bước 1; GV chuẩn bị các câu chuyện, tư liệu lịch sử phù hợp với nội dung bài học. GV tóm tắt ý chính, dễ hiểu để đưa vào bài học Bước 2: Cho học sinh quan sát trên máy chiếu hoặc nghe GV kể, GV yêu cầu học sinh phân tích trả lời Bước 3: GV lắng nghe, theo dõi, phân tích , tổng hợp ý kiến học sinh , nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận - Yêu cầu sư phạm. + Các câu chuyện, tư liệu lịch sử phải chính xác, phù hợp với nội dụng bài học, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh. + Các câu chuyên, tư liệu lịc sử phải ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng + GV phải chuẩn bị tài liệu lịch sử hoặc thông báo cho học sinh sưu tầm, đọc trước các tư liệu hoặc các câu chuyện lịch sử liên quan đến bài học. 2.3.2. NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ TÍCH HỢP TRONG BÀI HỌC. Ở nội dung này tôi chỉ xin đưa ra một số đơn vị kiến thức cụ thể mà tôi đã tích hợp kiến thức các môn Toán, Lịch sử, Vật lý, Sinh học để giảng dạy trong bài 4 và bài 5 lớp 10, không đưa ra một giáo án hoàn chỉnh. BÀI 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG. Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh. Nội dung bài học. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn. *Mục tiêu. - HS nêu được thế nào là khái niệm mâu thuẫn thông thường. Mâu thuẫn trong triết học, khái niệm mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. * Cách tiến hành. - GV sử dụng ví dụ trong kiến thức sinh học để phân tích, dẫn dắt học sinh tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn thông thường, khái niệm mâu thuẫn trong triết học Mac- Lênin VD1; Trắng>< đen, VD2: Di truyền>< Biến dị. Sau đó giáo viên dung phương pháp thảo luận lớp bằng những câu hỏi. - Cả lớp hãy cho cô biết trong hai ví dụ trên giống nhau ở chỗ nào và khác nhau ở chỗ nào. - Giáo viên cho học sinh thảo luận và phát biểu. Sau đó nhận xét và đưa ra kết luận. -Cả hai ví dụ giống nhau tức là đều có hai mặt hoàn toàn trái ngược nhau ( Đối lập nhau). - Khác nhau:+ Ở VD1. Hai mặt đối lập không liên quan đến nhau. ( tách rời nhau) + Ở VD2: Hai mặt đối lập nằm trong một cơ thể sống ( tức là nằ nằm trong một chỉnh thể). Hai mặt đối lập có mmối liên hệ v với nhau ( Nếu không có di truyền thì khkhông có biến dị), tứnghĩa là chúng thống nhất với nhnhau và đấu tranh với nhau ( Di truyền đấu tranh để giữ lại, biến dị đấu tranh để thay đổi, l làm mất đi đặc điểm cũ). Gi Giáo viên kết luận. - Có hai loại mâu thuẫn + -Mâu thuấn thông thường ( VD 1) được hiểu là trạng thái xung đột, chống đối nhau. + -Mâu thuẫn trong triết học. ( VD2). Theo triết học Mác- Leenin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Sau khi kết luận, GV cho học sinh lấy thêm ví dụ để minh họa như, Đ - Điện tích (-) >< dị hóa trong một cơ thể sống.. Hoạt động 2: Dùng phương pháp vấn đáp để tìm hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn; sự thống nhất giữa các mặt đối lập và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. *Mục tiêu: – Hs nắm được mặt đối lập là gì? Thế nào là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?Hiểu được hai mặt đối lập nằm trong chỉnh thể của sự vật, hiện tượng. –Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực tư duy cho HS * Cách tiến hành. * Để giảng khái niệm mâu mặt đối lập. GV trình chiếu tư liệu sinh học nói về di truyền và biến dị. “Di truyền là hiện tuợng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cái. Biến dị là hiện tuợng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. Biến di và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản” [7] GV sử dụng phương pháp vấn để hỏi học sinh. -Biến dị và di truyền trong cơ thế sống đối lập nhau về những gì? -HS trả lời. Chúng đối lập nhau về khuynh hướng, tính chất và đặc điểm - GV hỏi tiếp. Qua sự phân tích trên em hãy cho biết. Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn G V cho HS trả lời sau đó kết luận: Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau Hoặc GV có thể phân tích thêm ví dụ trong môn vật lý học để minh họa cho kết luận của mình; điện tích ( -) > < điện tích dương (+) trong một nguyên tử. Điện tích (-) chứa electron, có xu hướng nhận ( e). Điện tích ( +) chứa proton có xu hướng cho ( e). Vậy chúng đối lập nhau về khuynh hướng, tính chất và đặc điểm trong quá trình vận động của nguyên tử. GV có thể cho HS lấy thêm VD để minh họa. S *Khi giảng kiến thức sự thống nhất giữa các mặt đối lập. GV tiếp tục lấy các VD trên để hỏi học sinh bằng những câu hỏi sau. Nếu không có di truyền thì biến dị sẽ như thế nào? Nếu không có biến dị thì di truyền sẽ như thế nào? GV cho học sinh trả lời và hỏi tiếp. Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai mặt đối lập này? Học sinh trả lời, GV tổng hợp và đưa ra kết luận -Hai mặt đối lập này luôn gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Có di truyền thì mới có biến dị. Vậy, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là, hai mặt đối lập
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_khi_su_dung_kien_thuc_lien_mon_toan.docx