SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định số loại và thành phần giao tử trong trường hợp có một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân theo định hướng phát triển năng lực

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định số loại và thành phần giao tử trong trường hợp có một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân theo định hướng phát triển năng lực

 Sau nhiều năm liên tục được nhà trường giao phụ trách đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh và giảng dạy các lớp có học sinh lựa chọn môn Sinh học là môn dự thi THPT quốc gia với mục đích xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, tôi đã thực sự trăn trở và băn khoăn khi dạy học sinh phương pháp xác định số loại và thành phần giao tử trong các trường hợp khác nhau. Mảng kiến thức này học sinh được tiếp cận ở bài quá trình giảm phân ở Sinh học 10, tiếp tục được hoàn thiện ở bài đột biến số lượng nhiễm sắc thể, quy luật phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính ở Sinh học 12. Để hiểu được bản chất và tìm ra phương pháp tư duy đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn các kiến thức liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy mỗi khi gặp câu hỏi liên quan đến với các cụm từ “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể”, nhiều học sinh bị rối không biết điểm khác nhau trong bản chất từng yêu cầu là gì? Đặc biệt là các dạng câu hỏi này liên quan đến tế bào sinh tinh trong các tình huống khác nhau thì càng lúng túng. Có nhiều câu hỏi được đưa ra trước tình huống có vấn đề này, như: Khi tế bào giảm phân bình thường thì trường hợp phân li độc lập sẽ khác với liên kết gen hoặc hoán vị gen như thế nào? Nếu cũng tế bào đó thì khi xảy ra rối loạn trong giảm phân 1 hay rối loạn trong giảm phân 2 giao tử thu được là gì? Cùng một hiện tượng thì khi một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” số loại giao tử có giống nhau không?

 Với mong muốn giúp học sinh hiểu rõ được bản chất quá trình phát sinh giao tử, từ đó biết vận dụng thành thạo phương pháp lập sơ đồ tư duy để xác định chính xác các giao tử tạo thành, tránh nhầm lẫn trong các tình huống có vấn đề khác nhau, tôi đã đúc rút “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định số loại và thành phần giao tử trong trường hợp có một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân theo định hướng phát triển năng lực” để trao đổi với đồng nghiệp.

 

doc 37 trang thuychi01 7541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định số loại và thành phần giao tử trong trường hợp có một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
 - Lý do chọn đề tài:
 Sau nhiều năm liên tục được nhà trường giao phụ trách đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh và giảng dạy các lớp có học sinh lựa chọn môn Sinh học là môn dự thi THPT quốc gia với mục đích xét tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng, tôi đã thực sự trăn trở và băn khoăn khi dạy học sinh phương pháp xác định số loại và thành phần giao tử trong các trường hợp khác nhau. Mảng kiến thức này học sinh được tiếp cận ở bài quá trình giảm phân ở Sinh học 10, tiếp tục được hoàn thiện ở bài đột biến số lượng nhiễm sắc thể, quy luật phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính ở Sinh học 12. Để hiểu được bản chất và tìm ra phương pháp tư duy đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn các kiến thức liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy mỗi khi gặp câu hỏi liên quan đến với các cụm từ “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể”, nhiều học sinh bị rối không biết điểm khác nhau trong bản chất từng yêu cầu là gì? Đặc biệt là các dạng câu hỏi này liên quan đến tế bào sinh tinh trong các tình huống khác nhau thì càng lúng túng. Có nhiều câu hỏi được đưa ra trước tình huống có vấn đề này, như: Khi tế bào giảm phân bình thường thì trường hợp phân li độc lập sẽ khác với liên kết gen hoặc hoán vị gen như thế nào? Nếu cũng tế bào đó thì khi xảy ra rối loạn trong giảm phân 1 hay rối loạn trong giảm phân 2 giao tử thu được là gì? Cùng một hiện tượng thì khi một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” số loại giao tử có giống nhau không?
 Với mong muốn giúp học sinh hiểu rõ được bản chất quá trình phát sinh giao tử, từ đó biết vận dụng thành thạo phương pháp lập sơ đồ tư duy để xác định chính xác các giao tử tạo thành, tránh nhầm lẫn trong các tình huống có vấn đề khác nhau, tôi đã đúc rút “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 THPT xác định số loại và thành phần giao tử trong trường hợp có một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân theo định hướng phát triển năng lực” để trao đổi với đồng nghiệp.
 - Mục đích nghiên cứu:
 + Hướng dẫn học sinh biết cách và xác định được số loại và thành phần giao tử trong các trường hợp: Đối với một hoặc một nhóm tế bào sinh tinh (cơ thể) giảm phân trong các trường hợp giảm phân bình thường (phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen, liên kết với giới tính), rối loạn trong giảm phân (rối loạn trong giảm phân 1, rối loạn trong giảm phân 2).
 + Rèn luyện kỹ năng lập sơ đồ tư duy của quá trình giảm phân tạo giao tử đối với tế bào sinh tinh trong các trường hợp khác nhau.
 + Phát triển một số năng lực cho học sinh như năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực thu nhận và xử lí thông tin. 
 - Đối tượng nghiên cứu:
 Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi chọn 2 lớp thuộc ban khoa học tự nhiên trong 2 năm học liên tiếp của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 2, cụ thể:
+ Năm 2014-2015: 12B3 (Lớp đối chứng), 12B2 (Lớp thực nghiệm).
+ Năm 2015-2016: 12C1 (Lớp thực nghiệm), 12C2 (Lớp đối chứng).
 Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học tập môn Sinh học trước khi tác động.
 - Phương pháp nghiên cứu:
+ Tìm hiểu về thực trạng kiến thức của học sinh ở các vấn đề có liên quan, từ đó xác định nguyên nhân của thực trạng.
+ Tìm hiểu về phương pháp xác định số loại và thành phần giao tử của một tế bào, một nhóm tế bào sinh tinh mà học sinh đang sử dụng. Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp đối với đối tượng học sinh nghiên cứu.
+ Tìm hiểu về các dạng câu hỏi được ra trong kì thi THPT quốc gia, kỳ thi HSG các cấp, các tài liệu tham khảo, tiến hành phân dạng cho phù hợp với đối tượng học sinh.
+ Tiến hành áp dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào thực tiễn dạy học.
+ Tìm hiểu hiệu quả của việc áp dụng sơ đồ tư duy vào việc xác định số loại và thành phần giao tử của một tế bào, một nhóm tế bào sinh tinh.
+ Tiến hành so sánh, đối chiếu và đánh giá về hiệu quả của đề tài khi áp dụng.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy dạng bài toán xác định số loại và thành phần giao tử khi tế bào sinh tinh tham gia giảm phân có liên quan đến một hoặc một số cặp gen, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng khác nhau hoặc các cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, nên tôi đã dựa vào bản chất các hiện tượng phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen khi giảm phân bình thường và khi có một cặp nhiễm sắc thể nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân 1 hoặc giảm phân 2, để xác định cơ sở lí luận của từng dạng bài tập nhỏ mà tôi nhận biết được và hướng dẫn học sinh phân dạng trong quá trình giảng dạy như sau:
2.1.1. Trường hợp tế bào giảm phân bình thường:
- Diễn biến quá trình giảm phân: Tế bào 2n (đơn) -> NST nhân đôi vào pha S kì trung gian tạo tế bào có bộ nhiễm sắc thể (NST) là 2n (kép) -> kết thúc giảm phân 1 (GP1) tạo 2 tế bào có bộ NST là n (kép) -> Kết thúc giảm phân 2 (GP2) tạo 4 tế bào có bộ NST là n (đơn).
 Sơ đồ mô tả: 
GP2
GP 1 11
NST nhân đôi
2n (đơn) 2n (kép) n (kép), n (kép) n,n,n,n 
	 (đơn)
 - Kết quả quá trình giảm phân: Từ 1 tế bào sinh tinh (2n) tạo 4 tinh trùng (1n). 
- Trong tế bào lưỡng bội NST tồn tại thành cặp tương đồng nên gen tồn tại thành cặp alen tương ứng, trong giảm phân mỗi NST trong cặp phân li về một giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một alen của cặp.
- Nếu mỗi cặp alen nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Nếu các cặp alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng, thì các alen trên cùng một NST phân li cùng nhau về một giao tử tạo thành nhóm liên kết gen.
- Trong giảm phân xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo đều giữa hai cromatit khác nguồn gốc trong cặp tương đồng làm xuất hiện hiện tượng hoán vị gen. Nếu trên cặp NST chứa dị hợp từ hai cặp gen trở lên thì có vai trò làm tăng số loại giao tử.
2.1.2. Trường hợp tế bào có một cặp NST nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân 1 hoặc trong giảm phân 2, các cặp NST khác nhân đôi và phân li bình thường:
- Một cặp NST không phân li trong giảm phân 1 (RLGP1), giảm phân 2 bình thường tạo ra hai loại giao tử là n+1 và n-1.
Rối loạn GP1
NST nhân đôi
2n (đơn) 2n (kép) n+1 (kép), n-1 (kép) 
GP2
 n+1,n+1, n-1, n-1(đơn).
 - Một cặp NST giảm phân 1 bình thường, rối loạn trong quá trình phân li ở giảm phân 2 (RLGP2) tạo ra hai loại giao tử là n+1, n-1 hoặc n+1, n-1, n. Cụ thể như sau:
GP 1 11
NST nhân đôi
 2n (đơn) 2n (kép) n (kép), n (kép)
Nếu xảy ra RLGP2 ở cả hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 thì giao tử thu được là n+1, n-1, n+1, n-1. 
 Nếu xảy ra RLGP2 ở một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 thì giao tử thu được là n+1, n-1, n, n.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
- Học sinh lúng túng chưa tìm ra điểm khác biệt của dạng bài tập khi liên quan đến với các cụm từ “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể”.
 - Học sinh chưa xác định được khi tế bào giảm phân bình thường thì trường hợp phân li độc lập sẽ khác với liên kết gen hoặc hoán vị gen như thế nào? Nếu cũng tế bào đó thì khi xảy ra rối loạn trong giảm phân 1 hay rối loạn trong giảm phân 2 giao tử thu được là gì?
 Từ đó không biết cách trình bày, chưa hiểu rõ định hướng tư duy, nhầm lẫn đáp án của các trường hợp. Có nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu nhất là do sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học chưa phù hợp, tách dạng bài tập chưa rõ ràng, do đó không đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học.Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức về diễn biến của quá trình giảm phân một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy bộ môn phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức phù hợp, đặc biệt phải chú ý đến mong muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THPT. Chính vì vậy ở 2 năm học là 2014- 2015 và 2015- 2016 tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với kiến thức được tập huấn về việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy môn để dạy học chuyên đề nghiên cứu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Dùng sơ đồ tư duy củng cố bản chất quá trình giảm phân tạo giao tử trong trường hợp tế bào giảm phân bình thường.
NST nhân đôi
GP 1
GP2
	 , 	, ,, ,
(2n đơn) (2n kép) (n kép) (n đơn) 
2.3.2. Phân dạng các loại câu hỏi, bài tập liên quan đến một tế bào hoặc một nhóm tế bào hoặc cơ thể tham gia giảm phân và hướng dẫn học sinh xác định được số loại và thành phần giao tử trong từng trường hợp.
Tôi đã áp dụng cách làm sau cho từng làm dạng bài tập:
 Bước 1. Hướng dẫn học sinh thiết lập sơ đồ tư duy hoạt động của NST dựa vào sơ đồ diễn biến quá trình giảm phân đối với một kiểu gen cụ thể theo các thông tin mà câu hỏi, bài tập cung cấp.
+ Giảm phân bình thường hay rối loạn trong giảm phân.
+ Liên quan đến một hay nhiều cặp gen -> Tuân theo bản chất của hiện tượng di truyền nào (phân li, phân li độc lập, liên kết gen, hoán vị gen)?
 Bước 2. Hướng dẫn học sinh dựa vào sơ đồ vừa vẽ xác định số loại, thành phần giao tử theo các thông tin mà câu hỏi, bài tập cung cấp.
 + Liên quan đến “một tế bào”, “một nhóm tế bào” sinh tinh hay “một cơ thể” ?
Bước 3. Học sinh làm bài tập vận dụng theo các mức độ nhận thức từ dễ đến khó, theo nguyên tắc kết hợp giữa hoạt động của cá nhân và hoạt động nhóm, trình tự như sau: Học sinh làm việc độc lập ( đọc đề và vẽ sơ đồ tư duy, Xác định các yêu cầu) -> thảo luận nhóm để thống nhất kết quả (do đặc thù lớp học đông, rất khó điều chỉnh bản ghế, nên tôi chia mỗi nhóm là một bàn) -> đại diện nhóm trình bày -> Nhóm khác nhận xét, bổ sung -> Giáo viên hoàn thiện.
Bước 4. Luyện tập tổng hợp. Bước này chỉ thực hiện sau khi tôi giúp học sinh tìm ra bản chất từng dạng, khắc sâu được điểm khác biệt giữa các dạng. Đề tổng hợp được thiết kế theo nguyên tắc:
 + Luyện tập lần 1: Hình thức ra đề là 100% tự luận, mục đích giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt và thành thạo kỹ năng vẽ sơ đồ, kỹ năng trình bày. Đề gồm 5 câu, thời gian là 45 phút, yêu cầu bài giải được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy (Có đề và đáp án ở phần phụ lục).
 + Luyện tập lần 2: Hình thức ra đề là 100% trắc nghiệm, mục đích giúp học sinh xử lí thông tin nhanh và chính xác để làm quen, làm thành thạo theo hình thức thi của đề thi THPT quốc gia môn Sinh học. Đề gồm 15 câu, hoàn thành trong 30 phút (Có đề và đáp án ở phần phụ lục).
 Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, các câu hỏi, bài tập cụ thể trong các đề thi THPT quốc gia của Bộ giáo dục và đào tạo, để phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh các lớp 12 mà tôi được giao phụ trách, đặc biệt là những lớp có học sinh lựa chọn môn Sinh học làm môn thi trong kì thi THPT quốc gia, trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh tôi đã chia nhỏ thành các dạng bài tập với mong muốn giúp các em nhận biết vận dụng linh hoạt, nhận biết được các điểm gài bẫy trong các câu hỏi, bài tập, tránh nhầm lẫn. Cụ thể như sau:
 Dạng 1. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa một cặp gen, giảm phân bình thường.
- Trường hợp tế bào sinh tinh chứa một cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AA.
 + Sơ đồ mô tả: 
GP2
GP 1 11
NST Nhân đôi
 AA AAAA AA, AA A,A,A,A.
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, 
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đối với tế bào sinh tinh đều cho một loại giao tử là A. 
- Trường hợp tế bào sinh tinh chứa một cặp gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen Aa.
 + Sơ đồ mô tả: 
GP2
NST nhân đôi
GP 1 11
 Aa AAaa AA, aa A,A,a,a.
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: thì dạng câu hỏi “một tế bào”, 
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đều cho 2 loại giao tử là A, a tỉ lệ ngang nhau.
 Dạng 2. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, phân li độc lập, giảm phân bình thường.
 - Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AAbb.
 + Sơ đồ mô tả: 
GP 1 11
NST nhân đôi
 AAbb AAAAbbbb AAbb, AAbb 
GP2
 Ab, Ab, Ab, Ab
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đối với tế bào sinh tinh đều cho một loại giao tử là Ab. 
- Trường hợp tế bào chứa một cặp dị hợp, một cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen Aabb.
 + Sơ đồ mô tả: 
GP2
GP 1 11
NST nhân đôi
Aabb AAaabbbb AAbb, aabb Ab, Ab,ab, ab
 + Xác định số loại và thành phần giao tử:
 Trường hợp là tế bào sinh tinh: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đều cho 2 loại giao tử là Ab, ab tỉ lệ ngang nhau.
 - Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AaBb.
 + Sơ đồ mô tả: 
NST nhân đôi
GP 1 11
 AaBb AaaaBBbb AAbb, aaBB hoặc AABB, aabb 
GP2
 Ab, Ab,aB, aB hoặc AB, AB, ab,ab. 
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Nếu là một tế bào tạo thành hai trong bốn loại giao tử (AB, ab hoặc Ab, aB). Nếu là “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” thì tạo thành bốn loại giao tử (AB, Ab, aB, ab).
 Dạng 3. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (không xảy ra trao đổi chéo), giảm phân bình thường.
- Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AB/AB
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
 + Sơ đồ mô tả: 
A
B
A
B
A
B
A
B
GP 1
NST nhân đôi
	,	
 , 
A
B
A
B
A
B
A
B
GP2
	 , , , .
+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”,
 “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đối với tế bào sinh tinh đều cho một loại giao tử là AB. 
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, một cặp đồng hợp hoặc hai cặp gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AB/ab.
A
B
a
b
NST nhân đôi
GP 1
A
A
B
a
b
a
b
A
B
A
B
a
b
a
b
+ Sơ đồ mô tả: 
	 	, 
B
GP2
	, , ,	.
A
B
A
B
a
b
a
b
+ Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đều cho 2 loại giao tử là AB, ab tỉ lệ ngang nhau.
Dạng 4. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, liên kết gen (xảy ra trao đổi chéo), giảm phân bình thường.
 - Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp hoặc dị hợp về một cặp gen. khi có trao đổi chéo không làm thay đổi số loại và thành phần giao tử so với trường hợp không có trao đổi chéo.
 - Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AB/ab.
GP2
 GP1
a
b
A
b
a
B
A
B
a
b
a
B
A
b
A
B
A
B
a
b
NST nhân đôi
 Trao đổi chéo A/a
a
b
A
b
a
B
A
B
A
B
A
B
a
b
a
b
	,	 , , ,	.
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: thì dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” đều cho bốn loại giao tử là AB, ab, Ab, aB.
 Dạng 5. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa một cặp gen, rối loạn trong giảm phân 1.
 - Trường hợp tế bào chứa một cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AA.
 + Sơ đồ mô tả diễn biến:
GP2
Rối loạn GP1
NST nhân đôi
 AA AAAA AAAA, 0 AA, AA, 0, 0.
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AA (n+1), 0 (n-1). Còn nếu một số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho ba loại giao tử AA (n+1), 0 (n-1), A (n).
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào chứa cặp gen Aa.
 + Sơ đồ mô tả diễn biến:
GP2
Rối loạn GP1
NST nhân đôi
 Aa AAaa Aaaa, 0 Aa, Aa,0,0.
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là Aa (n+1), 0 (n-1). Còn nếu một số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho bốn loại giao tử Aa (n+1), 0 (n-1), A (n), a (n).
 Dạng 6. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa một cặp gen, rối loạn trong giảm phân 2.
 - Trường hợp tế bào chứa một cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào chứa cặp gen AA.
GP 1
NST nhân đôi
 + Sơ đồ mô tả: AA AAAA AA,AA .
 Nếu cả 2 tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì 
Rối loạn GP2
 AA, AA AA, 0, AA, 0.
 Nếu một trong hai tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì 
 AA AA, 0 
Rối loạn GP2
 AA A, A
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AA (n+1), 0 (n-1). Còn nếu một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 hoặc một số tế bào rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp NST được xét thì cho ba loại giao tử AA (n+1), 0 (n-1), A (n).
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào chứa cặp gen Aa.
GP 1
NST nhân đôi
 + Sơ đồ mô tả: Aa AAaa AA, aa .
 Nếu cả 2 tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì 
Rối loạn GP2
 AA, aa AA, 0,aa, 0.
 Nếu một trong hai tế bào rối loạn trong giảm phân 2 thì 
Rối loạn GP2 ở AA
 AA AA, 0 
 aa a, a
 Hoặc
Rối loạn GP2 ở aa
 AA A, A 
 aa aa,0
 + Xác định số loại và thành phần giao tử thì dạng câu hỏi “một tế bào”, “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp NST được xét đều cho ba loại giao tử là AA (n+1), aa (n+1), 0 (n-1). Còn hỏi “một tế bào” nếu một trong hai tế bào tạo thành sau giảm phân 1 thì cho ba loại giao tử AA, 0, a hoặc aa, 0, A hoặc một số tế bào rối loạn trong giảm phân 2 ở cặp NST được xét thì cho năm loại giao tử AA, aa, 0, A, a.
 Dạng 7. Tế bào sinh tinh giảm phân chứa hai cặp gen, phân li độc lập, có một cặp NST rối loạn trong giảm phân 1.
 - Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AABB, cặp AA không phân li trong GP1.
 + Sơ đồ mô tả: 	
Rối loạn GP1
NST nhân đôi 
AABB AAAABBBB AAAABB, BB.
GP2
 AAB, AAB, B, B. 	
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, 
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AAB (n+1), B (n-1). Còn nếu một số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho ba loại giao tử AAB (n+1), B (n-1), AB (n).
- Trường hợp tế bào chứa một cặp gen dị hợp, một cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AaBB, cặp Aa không phân li trong GP1.
 + Sơ đồ mô tả: 
Rối loạn GP1
NST nhân đôi 
AaBB AAaaBBBB AAaaBB, BB
GP2
 AaB, AaB, B,B.
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào”, 
“một nhóm tế bào”, “một cơ thể” mà tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét đều cho hai loại giao tử là AaB (n+1), B (n-1). Còn nếu một số tế bào rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho bốn loại giao tử AaB (n+1), B (n-1), AB (n), aB (n).
 - Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen dị hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 1, ví dụ như tế bào AaBb, cặp Aa không phân li trong GP1.
 + Sơ đồ mô tả: 
Rối loạn GP1
NST nhân đôi 
AaBb AAaaBBbb AAaaBB, bb 
 hoặc AAaabb, BB
GP2
 AaB, AaB, b,b hoặc Aab, Aab, B, B.
 + Xác định số loại và thành phần giao tử: Dạng câu hỏi “một tế bào” cho hai loại giao tử AaB, b hoặc Aab, B. Dạng câu hỏi “một nhóm tế bào”, “một cơ thể” nếu tất cả các tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho bốn loại giao tử AaB, Aab, B, b, nếu có một số tế bào đều rối loạn trong giảm phân 1 ở cặp NST được xét thì cho tám loại giao tử AaB, Aab, B, b, AB, Ab, aB, ab.
 Dạng 8. Tế bào giảm phân chứa hai cặp gen, phân li độc lập, có một cặp NST rối loạn trong giảm phân 2.
 - Trường hợp tế bào chứa hai cặp gen đồng hợp, có một cặp NST không phân li trong giảm phân 2, ví dụ như tế bào AAbb, cặp AA không phân li trong GP2
 + Sơ đồ mô t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_12_thpt_xac_d.doc