SKKN Một số kinh nghiệm huấn luyện đội tuyển hsg bộ môn GDQP - An ninh phần: Ném lựu đạn xa trúng đích trường thpt Cẩm Thủy 3

SKKN Một số kinh nghiệm huấn luyện đội tuyển hsg bộ môn GDQP - An ninh phần: Ném lựu đạn xa trúng đích trường thpt Cẩm Thủy 3

 Trong giai đoạn mới hiện nay, trước tình hình của thế giới vô cùng phức tạp, chiến tranh, khủng bố. Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề này, nhất là vấn đề bảo vệ an ninh tổ quốc trong đó có bảo vệ biên giới quốc gia trên biển vì vậy GDQP-AN là một bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. GDQP-AN đây là một trong những nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách ở học sinh, đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần, về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, với trí thông minh sáng tạo, với nghệ thuật quân sự độc đáo. Ông cha ta đã đánh thắng tất cả mọi kẻ thù xâm lược. Viết lên những trang sử oanh liệt, hào hùng của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử,Vạn Kiếp

 

doc 18 trang thuychi01 6480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm huấn luyện đội tuyển hsg bộ môn GDQP - An ninh phần: Ném lựu đạn xa trúng đích trường thpt Cẩm Thủy 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN HSG BỘ MÔN GDQP-AN PHẦN: NÉM LỰU ĐẠN XA TRÚNG ĐÍCH TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 3
 Người thực hiện: Nguyễn Văn Kiên
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực môn: GDQP-AN
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
2
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................
4
2. Mục đích nghiên cứu...
4
3. Đối tượng nghiên cứu..
4
4. Phương pháp nghiên cứu.
5
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
5
1. Cơ sở lý luận ..
5
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
5
3. Tổ chức và phương pháp thực hiện.
8
3.1. Công tác chỉ đạo..
8
3.2. Cơ sở thực tiễn
9
3.3. Một số kinh nghiệm tiến hành để giải quyết vấn đề 
9
3.3.1. Tuyển chọn, thành lập đội tuyển ngay sau khi kết thúc môn và đầu năm học mới . 
9
3.3.2. Những ứng dụng thực tiễn trong luyện tập ném lựu đạn xa trúng đích .
11
3.3.3. HiÖu qu¶ cña b¨ng h×nh tËp huÊn ®­îc c¸c chuyªn viªn h­íng dÉn
11
3.3.4. Phối hợp các giáo viên cùng tổ bộ môn tham gia tập luyện đội tuyển 
11
3.3.5. Một số bài tập cơ bản trước khi thực hành 
12
3.3.6. Đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất cho các em tham gia tập luyện .
12
3.3.7. Rèn luyện tâm lý thi đấu cho học sinh trước khi bước vào hội thao.
12
3.3.8. Trò chơi rèn luyện tinh thần và giác quan đan xen vào từng buổi tập tạo tinh thần sảng khoái, tự giác tích cực ở học sinh ....
13
3.3.9. Duy trì các buổi tập thường xuyên, đều đặn, nghiêm túc ..
13
3.3.10. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng văn hoá đạo đức trên lớp và sự tạo điều kiện gia đình học sinh .
14
4. Kết quả của thực nghiệm.
15
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
16
1. Kết luận
16
1.1. Kết quả..
16
1.2. Một số hạn chế..
17
2. Kiến nghị.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo:
 - Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6 NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1995.
 - Sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng - An ninh : Lớp 10, 11, 12 .
I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài .
 Trong giai đoạn mới hiện nay, trước tình hình của thế giới vô cùng phức tạp, chiến tranh, khủng bố... Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm đến vấn đề này, nhất là vấn đề bảo vệ an ninh tổ quốc trong đó có bảo vệ biên giới quốc gia trên biển vì vậy GDQP-AN là một bộ phận không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. GDQP-AN đây là một trong những nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường góp phần rèn luyện và hình thành nhân cách ở học sinh, đồng thời cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần, về quân sự, kinh tế. Song với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, với trí thông minh sáng tạo, với nghệ thuật quân sự độc đáo. Ông cha ta đã đánh thắng tất cả mọi kẻ thù xâm lược. Viết lên những trang sử oanh liệt, hào hùng của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử,Vạn Kiếp 
 Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tinh thần yêu nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta lại được phát huy lên một tầm cao mới một trang sử mới. Đó là một dân tộc anh hùng đã đánh thắng hai kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần “Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ”. Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm của dân tộc, các thế hệ ông cha đã viết nên truyền thống vẻ vang rất đáng tự hào và những bài học quý báu đối với các thế hệ mai sau.
 Với đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trong niềm tự hào dân tộc và sự khâm phục của bè bạn quốc tế. Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục tay súng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tuy chúng ta đang sống trong hoà bình, nhưng chúng ta không được phép một phút lơ là, thiếu cảnh giác trước những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta. Đặc biệt trong thời gian qua tình hình Biển Đông đang dậy sóng gây phức tạp khó khăn cho việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của dân tộc. Điều đó nhắc nhở mỗi chúng ta phải có trách nhiệm và đồng hành cùng cả dân tộc để bảo vệ từng tấc đất biên cương của dân tộc bởi từng tấc đất là một phần xương máu của ông cha ta .
 Trước hết nhắc nhở mỗi chúng ta phải thấm nhuần, khắc sâu, ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu tại đền hùng nơi đất tổ chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: 
 “ Các vua Hùng đã có công dựng nước , 
 Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước .” 
 Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đã khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ những thành quả cách mạng mà ông cha ta đã dành được, trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hơn 4 nghìn năm lịch sử.
 Trong công cuộc đổi mới đất nước Đảng, Nhà nước ta luôn coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Cũng như các môn học khác, môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Đặc biệt trong xu thế phát triển chung của thế giới, đòi hỏi phải có những con người mới phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Do đó việc đào tạo nhân tài cho nhân loại nói chung, cho đất nước nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Một đất nước muốn phát triển, giàu mạnh vững bền thì đòi hỏi công tác Quốc phòng - An ninh phải vững mạnh, chính trị ổn định. Ở Việt Nam công tác Quốc phòng - An ninh đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. trong đó tỉnh thanh hóa là một trong những tĩnh luôn luôn đi đầu về công tác giáo dục QP-AN trong các nhà trường THPT . 
 Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm của của dân tộc, các thế hệ ông cha ta đã viết nên truyền thống vẻ vang, rất đáng tự hào và rút ra những bài học quý báu cho các thế hệ trẻ mai sau. Đáp ứng lời dạy của Bác Hồ và nguyện vọng của nhân dân ta, công tác quốc phòng đã trở thành: “ Ngày Hội quốc phòng toàn dân”.
 Điều 77 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định:
 “ Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân . Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân ”.
 Trải qua hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành. Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam đã lập được nhiều chiên công hiển hách, xây dựng nên những truyền thống vẻ vang, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và là niềm tin tưởng của nhân dân. 
 Hiện nay chúng ta đang sống trong hoà bình, xu thế đối đầu trên thế giới đang chuyển dần sang đối thoại, tuy nhiên chúng ta không thể một phút lơ là, chủ quan trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Đặc biệt là chiến lược: 
“ Diễn biến hoà bình ” Các lực lượng phản động luôn luôn tìm cách chống phá, gây bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ XHCN trên toàn thế giới. Do đó công tác Quốc phòng - An ninh cần phải coi trọng hơn. Đặc biệt thế hệ trẻ Việt Nam ra đời trong thời kì đất nước đã được bình yên, hình ảnh, diễn biến của các cuộc chiến tranh và hình tượng anh Bộ đội cụ Hồ chỉ được phác hoạ qua những trang sử phim ảnh, thơ, ca và các tài liệu. Vì vậy môn học GDQP - AN cần phải nhấn mạnh, đề cao trách nhiệm của mỗi học sinh, cần hiểu rõ hơn về lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta trước đây cũng như hiện nay.
 Để bước tiếp con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn, nhằm gắn nghĩa vụ và trách nhiệm của thế hệ trẻ, đối với hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng hiện nay là: “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ” Nghị quyết TW 3( khoá VII ) đã chỉ rõ: “ Phải tăng cường công tác giáo dục quốc phòng cho toàn dân, trước hết là đối với cán bộ các cấp, các ngành của Đảng, Nhà nước và thế hệ trẻ học sinh, sinh viên.”
 Trong các nhà trường THPT hiện nay việc giáo dục các em có tinh thần ham học cũng như sự tìm tòi sáng tạo hiểu biết về lãnh thổ biên giới quốc gia và lòng tự hào dân tộc đây là điều hết sức quan trọng và cũng là mục tiêu của nhà nước ta. Trong đó bộ môn GDQP-AN đóng một vai trò hết sức quan trọng. sự hiểu biết tìm tòi và sáng tạo đó cũng như lòng yêu quê hương đất nước phải luôn được các thầy cô giáo bồi dưỡng thông qua những tư liệu thực tế, trong đó những lần tập huấn bộ môn có một ý nghĩa to lớn về các thông tin kiến thức, tri thức thực tế đó cũng là cầu nối tri thức giữa giáo viên và học sinh. Để có chất lương đội tuyển thi HSG bộ môn GDQP-AN cũng như chất lượng dạy học có hiệu quả cao đây là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng dạy và học của bộ môn trong nhà trường, đồng thời cũng là một cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng dạy và học của một nhà trường.
 Đối với bộ môn GDQP-AN cũng vậy, chất lượng HSG sẽ là cơ sở khẳng định việc dạy và học của thầy và trò.
 	Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu vào những ứng dụng thực tiễn trong giảng dạy và những tư liệu băng hình trực quan sinh động từ tập huấn thực tế do những chuyên viên tập huấn nhiệt tình hướng dẫn để tìm ra những hình thức huấn luyện phù hợp nhất trong huấn luyện đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP-AN, đặc biệt là phần thực hành: Ném lựu đạn xa trúng đích
2. Mục đích nghiên cứu
	Nhằm phát huy sự yêu thích của các em học sinh đối với bộ môn Giáo dục QP-AN đặc biệt là những phần thực hành như : ném lựu đạn xa trúng đích, tạo tiền đề chọn đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP-AN qua đó lựa chọn đội tuyển tham gia hội thao GDQP-AN cấp tỉnh. Đồng thời nhằm phát huy được những tố chất, sở thích, sở trường của học sinh từ đó đưa các em đến những thành tích cao của bộ môn đồng thời rèn luyện sức khỏe, giáo dục kỹ năng sống 
	Thông qua quá trình nghiên cứu rút ra một số kinh nghiệm và phương pháp đạt hiệu quả trong công tác huấn luyện đội tuyển bộ môn GDQP-AN cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng:
Kinh nghiệm được thực hiện cho đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP-AN từ năm học 2014-2015 sang năm học 2016-2017
- Thời gian:
Kinh nghiệm được thực hiện các tháng: 2, 3, 4, 5 , 8, 9, 10,11 năm 2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp điều tra cơ bản
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá
* Phương pháp thực nghiệm
* Phương pháp kiểm tra so sánh
II - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Những cơ sở lý luận của vấn đề:
 Trong công cuộc đổi mới của giáo dục phổ thông theo nghị quyết số:
 40/2000/QH 10 của Quốc hội là một quá trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục, mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình Giáo dục từ tiểu học, tới trung học phổ thông, cho phù hợp với xu thế chung của thế giới.
 Nghị định số 116/ 2007/ NĐ - CP ngày 10/07/2007 Chính phủ ban hành - Về Giáo dục Quốc phòng - An ninh, trong đó quy định mục tiêu thời gian, nội dung Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho học sinh, sinh viên ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đồng thời ngày 24/12/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp trung học phổ thông theo quyết định số 79/2007/QĐ - Bộ GD&ĐT. Quyết định đã khẳng định rõ vị trí: Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông. 
 Căn cứ Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh. Từ những cơ sở lý luận trên càng khẳng định vị trí vai trò của môn học Giáo dục Quốc phòng - An ninh trong nền giáo dục quốc dân, góp phần giáo dục toàn diện, từ đó giáo dục cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng của thế hệ trẻ với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đồng thời nêu cao ý thức, tinh thần cảnh giác trước những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Từ đó rèn luyện cho học sinh có ý thức Quốc phòng, có nhận thức đúng đắn về môn học, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân trong tình hình mới. Đồng thời xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của môn học phải bảo đảm về kiến thức, kỹ năng nâng cao thái độ của học sinh đối với môn học.Trong quá trình đánh giá chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, là tiếng nói để khẳng định vị trí vai trò của môn học . Đó là hội thi học sinh Giỏi môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp Tinh. Thông qua hội thi này càng động viên được tinh thần, thái độ của các em ngày càng cao, quyền lợi của các em được bảo đảm như các môn học khác thể hiện sự bình đẳng của các môn học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. Đồng thời hướng nghiệp cho các em trong việc chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT, các em thực hiện nghĩa vụ quân sự, có thể trở thành những sĩ quan phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Trong thời gian qua tình hình thế giới có nhiều thay đổi, trong đó tình hình Biển đảo của Việt Nam(Biển đông) có nhiều phức tạp. Song với lòng quyết tâm và sự khẳng định của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta khẳng định về biển đảo của nước ta là không thay đổi. Từ đó mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ càng phải có nghĩa vụ của mình để bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
 Với bờ biển nước ta dài 3260 Km, có thể khẳng định là tiềm năng của biển, đảo nước ta là vô cùng to lơn và dồi dào, nếu chúng ta biết bảo vệ, sử dụng một cách hợp lí. Vịnh Hạ Long Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam đối với thắng cảnh tuyệt đẹp này. Thanh hoá với bờ biển dài 102 Km, thông qua môn học trách nhiệm của giáo viên là phải tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ luôn hướng về biển đảo, góp phần vào cuộc vận động góp đá xây Trường sa. Đồng thời góp phần với cả nước, để đạt được mục tiêu: Giàu lên từ biển, mạnh lên từ biển, phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển, đóng góp cho tổng sản phẩm quốc nội đạt từ 53 - 55% GDP cho đất nước.
 Với biên giới đất liền chiều dài hơn 4500 Km, với địa hình vô cùng khó khăn và phức tạp, song chúng ta đã và đang hoàn thiện việc cắm mốc biên giới. Thanh hoá với chiều dài biên giới đất liên 192 Km, Huyện Cẩm Thuỷ là huyện miền núi cao, giáo viên phải có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ cần có nghĩa vụ và trách nhiệm cao hơn trong việc bảo vệ đường biên mốc quốc giới. Hưởng ứng chương trình Biên giới xanh, từ đó ta nhớ lại lời thơ của Bác Hồ:
 “ Non xanh nước biếc trùng trùng
 Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao”
 Với phương châm của chúng ta là xây dựng biên giới: “Hoà bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển”
 Chúng ta khẳng định đất nước Việt Nam ta trong hiến pháp nước ta:
 Theo hiến pháp 1992 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời ”
 Hiện nay nước ta đã và đang khẳng định và thực hiện theo hiến pháp, nhằm bảo vệ từng tấc đất, biên cương của Tổ quốc mà Ông cha ta đã gây dựng nên và bảo vệ được cho đến ngày nay, mà các thế hệ tiếp theo phải bảo vệ. Cụ thể đó là chúng ta đã và đang thực hiện việc xây dựng cột mốc trên biên giới trên đất liền: “ Việt Nam - Trung Quốc chúng ta đã hoàn thành, Việt Nam - Căm Pu Chia hoàn thành trong năm 2012, Việt Nam - Lào hoàn thành vào năm 2014 ”. Trên biển, đảo, chúng ta đã hoàn thành việc phân chia vịnh Bắc bộ: Việt Nam - Trung quốc.Tuy nhiên sau 75 ngày Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động trái phép trên biển Việt Nam và các hoạt động đơn phương cải tạo, san lấp Bãi Đá ngầm Chữ Thập, Gạc Ma và châu Viên. Mục đích là xây dựng các căn cứ quân sự. Đồng thời vừa qua Trung Quốc mới khởi công xây dựng 2 ngọn Hải Đăng trên đảo Gạc Ma và Châu Viên. Chúng ta càng thấy rõ âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc càng bành chướng và nguy hiểm, việc làm của Trung Quốc đã bị thế giới phản đối một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Song với tinh thần và truyền thống yêu nước của dân tộc ta, nhiều phong trào hướng về Biển Đảo ngày càng sôi nổi, rộng rãi: Với phong trào góp đá xây “ Trường Sa ”. Phong trào Tấm lưới nghĩa tình...
 Đồng thời Đảng, Nhà nước ta khẳng định quân chủng Hải Quân phải được hiện đai, thông qua việc mua sắm các loại phương tiện hiện đại phuc vụ cho hoạt động trên biển: Như Tàu ngầm HQ 182 mang tên Hà Nội, HQ 183 mang tên TP Hồ Chí Minh, HQ 184 mang tên Hải Phòng đã và đang hoạt động. Như việc đổi tên Bộ tư lệnh cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh vùng Cảnh Sát biển... Trên vùng trời chúng ta đã có : “ Vệ tinh ViNaSát 1 và ViNaSát 2 ”. Điều đó chứng minh rằng Việt Nam đã và đang thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
 2- Thực trạng của vấn đề trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm:
 * Thực trạng chung :
 Trước đây các quan điểm về môn học vẫn còn quan niệm là môn phụ, chưa thật sự được coi trọng, chưa được thống nhất, về hình thức, phương pháp giảng dạy. Do đó có các phương án để vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường , để chọn hình thức để giảng dạy không được thống nhất, chính quy, hiện đại, nên nề nếp chuyên môn cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, do đó chất lượng chưa cao.
 Về giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh đa số vẫn là kiêm nhiệm, hoặc vận dụng các đối tượng là giáo viên chưa dạy hết giờ tối đa, để giảng dạy. Sân bãi dụng cụ phương tiện dạy học còn thiếu thốn, hoặc có nhưng chất lượng chưa cao. Phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm chưa thống nhất, chưa chính xác, do đó dễ phát sinh sự nhàm chán, chủ quan trong học tập của học sinh, cũng như sự nhiệt tình của giáo viên. Tuy nhiên đó cũng là giải pháp tình thế, tạm thời trước mắt mà thôi.
 * Thực trạng đối với giáo viên hiện nay.
 Để từng bước đáp ứng yêu cầu, của công cuộc đổi mới trong giáo dục phổ thông, các hình thức đào tạo giáo viên chuyên trách, giảng dạy môn giáo dục quốc phòng - an ninh. Đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP - AN của nhà trường là trình độ đại học TDTT và đã được đào tạo chương trình đào tạo 6 tháng và được cấp chứng chỉ đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh và được phân công là giáo viên chuyên trách giảng dạy GDQP - AN, do đó về cơ bản đã đủ mọi điều kiện để tham gia giảng dạy bộ môn. Thông qua các đợt tập huấn, chuyên đề và việc tự học, tự bồi dưỡng, qua nhiều kênh, các phương tiện khác nhau do đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước được nâng lên, từng bước đáp ứng được yêu cầu để giảng dạy môn GDQP - AN.
 Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự ưu ái của liên Bộ: QP - GD - TC - LĐTB XH, nhà trường đã thực hiện đầy đủ chế độ trang phục và chế độ bồi dưỡng theo quy định. Do đó giáo viên đã được chính quy, hiện đại hơn, từ đó càng xác định vai trò trách nhiệm ngày càng cao hơn đối với bộ môn như những giáo viên khác trong nhà trường. 
* Thực trạng đối với học sinh:
 Là trường ở miền núi vùng cao, gia đình các em chiếm hơn 90% là nông nghiệp trình độ dân trí còn thấp, kinh tế còn nghèo, học sinh là con em các dân tộc ít người chiếm hơn 70% tổng số học sinh, đầu vào còn thấp so với mặt bằng chung, tuy nhiên đa số các em ngoan ngoãn, thật thà, cần cù chịu khó, ham thích vận động. Đây là cơ sở để vận động, khuyến khích các em tham gia vào quá trình huấn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN.
 3 - Tổ chức và phương pháp thực hiện.
 3.1- Về công tác chỉ đạo.
 Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục & Đào tạo - Bộ Quốc phòng đã ghi rõ: 
“ Các cơ quan quân sự có nhiệm vụ tích cực giúp đỡ ngành Giáo dục về bồi dưỡng giáo viên Quốc phòng, cử cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện, cho mượn tài liệu, khí tài học tập”. “ Phải đặt nhiệm vụ đó vào kế hoạch công tác hàng năm vào kế hoạch của mình ”. “ Và vấn đề Giáo dục Quốc phòng trong các nhà trường được đặt thành một bộ phận công tác trọng yếu của ngành Giáo dục”
 Hàng năm vào đầu năm học cấp Uỷ, BGH nhà trường đều quán triệt nhiệm vụ năm học đến từng CBGV nhà trườn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huan_luyen_doi_tuyen_hsg_bo_mon_gdqp.doc