SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THPT Nông Cống 3 đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi môn Vật Lý

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THPT Nông Cống 3 đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi môn Vật Lý

Đối với mỗi giáo viên, trong sự nghiệp trồng người của mình có lẽ ai cũng mong muốn có những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi. Trong những thành quả dạy học thì việc có học sinh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi là thành quả lao động đẹp đẽ nhất, vinh quang nhất và là mong muốn của rất nhiều thầy cô. Với tôi cũng vậy. Nhưng để có được thành quả đó là cả một quá trình lao động vất vả, sự kết hợp và tôi luyện không chỉ của học sinh mà của cả người thầy.

Mười hai năm dạy học, với tôi là mười hai năm miệt mài tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm. Dù những ngày mới ra trường, là giáo viên dạy ở một trường miền núi, tôi vẫn say mê với việc giải bài tập Vật lý, với mong muốn một ngày nào đó mình sẽ được dùng đến nó. Mười năm kể từ khi tôi chuyển về trường THPT Nông Cống 3, tôi đã có chín năm chủ nhiệm và dạy lớp chọn. Đó là chín năm tôi dành phần lớn thời gian để nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi và, từ kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đến thi học sinh giỏi quốc gia. Đến nay, tổng số giải học sinh giỏi mà tôi có là 60 giải, trong đó có hai giải Quốc gia văn hóc môn Vật lý, hai giải Quốc gia máy tính cầm tay môn Vật lý.

 

doc 18 trang thuychi01 7601
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THPT Nông Cống 3 đạt kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi môn Vật Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................
1
I. Lý do chọn đề tài............................................................................
1
II. Mục đích nghiên cứu......................................................................
2
III. Đối tượng nghiên cứu...................................................................
2
IV. Phương pháp nghiên cứu..............................................................
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................
3
I. Cơ sở lý luận....................................................................................
3
1. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường........................
3
2. Mục tiêu, ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi và thi chọn HSG.....
3
II. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn vật lý của các trường không chuyên trong tỉnh nói chung và trường THPT Nông Cống 3 nói riêng.........................................
4
1. Thực trạng chung...............................................................................
4
2. Những thuận lợi và khó khăn của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý của trường THPT Nông Cống 3..........................................
5
III. Biện pháp thực hiện...........................................................................
6
1. Công tác chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm của người thầy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi...........................................
6
2. Phát hiện, lựa chọn và thành lập đội tuyển...........................................
7
3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nội dung chương trình, thời gian bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng...........................................
8
4. Tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy.........................................
 11
5. Quan tâm, khích lệ, tạo động lực cho học sinh....................................
11
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ................................................
12
1. Đối với bản thân...................................................................................
12
2. Hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn các trường THPT trong tỉnh...........
13
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................
13
I. Kết luận ................................................................................................
14
II. Kiến nghị.............................................................................................
15
Tài liệu tham khảo.................................................................................... 
Danh mục SKKN đã được xếp loại.......................................................... 
15
16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 3 ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG KÌ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VẬT LÝ
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
Đối với mỗi giáo viên, trong sự nghiệp trồng người của mình có lẽ ai cũng mong muốn có những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi. Trong những thành quả dạy học thì việc có học sinh đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi là thành quả lao động đẹp đẽ nhất, vinh quang nhất và là mong muốn của rất nhiều thầy cô. Với tôi cũng vậy. Nhưng để có được thành quả đó là cả một quá trình lao động vất vả, sự kết hợp và tôi luyện không chỉ của học sinh mà của cả người thầy.
Mười hai năm dạy học, với tôi là mười hai năm miệt mài tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm. Dù những ngày mới ra trường, là giáo viên dạy ở một trường miền núi, tôi vẫn say mê với việc giải bài tập Vật lý, với mong muốn một ngày nào đó mình sẽ được dùng đến nó. Mười năm kể từ khi tôi chuyển về trường THPT Nông Cống 3, tôi đã có chín năm chủ nhiệm và dạy lớp chọn. Đó là chín năm tôi dành phần lớn thời gian để nghiên cứu, bồi dưỡng học sinh giỏi và, từ kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đến thi học sinh giỏi quốc gia. Đến nay, tổng số giải học sinh giỏi mà tôi có là 60 giải, trong đó có hai giải Quốc gia văn hóc môn Vật lý, hai giải Quốc gia máy tính cầm tay môn Vật lý.
Năm học 2013-2014 đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời dạy học của của tôi. Đây là năm đầu tiên tôi có học sinh đạt giải Ba Quốc gia văn hóa môn Vật lý, có học sinh đạt giải Quốc gia giải toán máy tính cầm tay và có học sinh đạt giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Với nhiều đồng nghiệp giảng dạy tại các trường điểm trong tỉnh kết quả mà tôi đạt được trong năm 2013-2014 có lẽ còn rất khiêm tốn. Song với tôi nó không chỉ ý nghĩa về thành quả đạt được mà quan trọng hơn là tôi đã tìm ra cho mình con đường đi riêng để đạt được thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phù hợp với đặc điểm học sinh của một trường THPT có đầu vào thấp so với các trường trong tỉnh (điểm vào lớp 10 từ 18 điểm đến 22 điểm). Với những thành công bước đầu tôi tiếp tục áp dụng vào thực tiện giảng dạy. Kết quả năm học 2015- 2016 tôi có 1 học sinh đạt giải Nhì Quốc gia văn hóa môn Vật lý, 10 giải học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có 2 giải Nhì. Năm học 2016-2017 tôi có 1 học sinh đạt giải Ba Quốc gia giải toán máy tính cầm tay, 10 giải học sinh giỏi cấp tỉnh trong đó có 2 giải Nhất, 3 giải Nhì.
Với thành ý muốn được chia sẻ với đồng nghiệp trong tỉnh về kinh nghiệm của bản thân, trong hội thảo bàn về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi do Sở giáo dục và đào tao Thanh Hoá tổ chức tại Sầm Sơn tháng 11 năm 2015, với vai trò là một báo cáo viên, tôi đã mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của mình bằng chuyên đề "Kinh nghiệm để học sinh trường không chuyên tiếp cận với chương trình thi học sinh giỏi quốc gia môn vật lý" và đã được đồng nghiệp rất quan tâm. Nhiều đồng nghiệp mong muốn tôi chia sẻ thêm kinh nghiệm. Tuy kinh nghiệm tôi tích luỹ được chưa nhiều nhưng với sự quan tâm, cổ vũ của đồng nghiêp, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: "Một số kinh nghiệm giúp học sinh trường THPT Nông Cống 3 đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi và môn Vật lý" với hi vọng sẽ giúp ích được cho những đồng nghiệp có tâm huyết, có hoài bão với công việc này.
II. Mục đích nghiên cứu
	- Trao đổi kinh nghiệm được đúc rút từ bản thân trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Nông Cống 3 với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để các đồng nhiệp tham khảo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc ôn thi học sinh giỏi và ôn luyện thi đại học.
- Phát huy tối đa năng lực của học sinh, tạo điều kiện để những học sinh
có năng lực đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi và thi đại học.
- Tìm tòi, phát hiện những cách làm hay, hiệu quả giúp học sinh chiếm
lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo.
	- Xác định hướng đi của bản thân trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi ôn luyện thi đại học những năm tiếp theo, nhằm duy trì kết quả đã đạt được những năm qua, tiếp tục gặt hái được thành công cao hơn nữa trong những năm tới.
III. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình vật lý phổ thông
- Thực hành vật lý phổ thông
- Các thuật toán dùng để giải bài tập vật lý
- Nội dung, chương trình vật lý thi học sinh giỏi 
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tự nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn
- Phương pháp thực nghiệm và đối chứng
- Phương pháp thống kê tổng hợp
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường
	Học sinh giỏi (HSG) có thể hiểu là người có những phẩm chất, năng lực vượt trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong học tập. Luật bang Georgia (Hoa Kỳ) định nghĩa HSG như sau:HSG là học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt và đạt xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết, khoa học; người cần một sự giáo dục đặc biệt và sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của người đó - (Georgia Law). [5]
	Có thể nói, hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều tài liệu khẳng định: HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các bạn cùng lớp vì thế cần có một chương trình HSG để phát triển và đáp ứng được tài năng của họ.
	Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi là những học sinh có tố chất đặc biệt về khả năng tư duy. Người giáo viên phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. 
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường là không ngừng nâng cao chất lượng mũi nhọn bởi chính chất lượng đào tạo mũi nhọn hằng năm phản ánh phần nào hiệu quả của công tác quản lí và chất lượng dạy - học nói chung của thầy trò nhà trường. Điều đó vừa là trọng trách, cũng vừa là động lực kích thích sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng của thầy và tạo ra khí thế hăng say vươn lên học tập giành những đỉnh cao trong học sinh ở các kì thi HSG để mang lại vinh quang cho bản thân, niềm vui cho thầy, cô, bạn bè và nhà trường.
	Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi trong các nhà trường chính là đang thực hiện mục tiêu giáo dục "bồi dưỡng nhân tài". Các văn kiện của Đảng khẳng định: “Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu” (Báo cáo chính trị tại Đại hội VI của Đảng) và chỉ dẫn cụ thể: cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi, những nhân tài của đất nước. Cần có biện pháp để sớm phát hiện các mầm mống tài năng từ những trường phổ thông cơ sở, tiếp tục đào tạo tại các trường phổ thông năng khiếu, có kế hoạch đào tạo những học sinh xuất sắc nhanh chóng trở thành những cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi và trẻ tuổi [1]
2. Mục tiêu, ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi và ôn luyện thi đại học
Điều 2 trong quy chế ban hành thi chọn học sinh giỏi của Bộ giáo dục và đào tạo nêu rõ mục đích, yêu cầu của công tác thi chọn học sinh giỏi : Thi chọn học sinh giỏi nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; chọn người học vào các đội tuyển tham dự kỳ thi ở cấp cao hơn; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho địa phương, đất nước.[3]
	Mục tiêu của chương trình dành cho HSG nước ta chỉ ra:
	- Phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của trẻ.
	- Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo
	- Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời
	- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm
	- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội
	II. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý của các trường THPT Nông Cống 3 nói riêng.
	1. Thực trạng chung
	Những năm qua, Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã có những đổi mới trong công tác tổ chức thi tạo điều kiện để những học sinh các trường THPT có cơ hội thể hiện năng lực, tài năng, sự hiếu học và long đam mê học tập. Những năm gần đây, công tác chỉ đạo của Sở GD&ĐT về bồi dưỡng HSG luôn kịp thời, tạo động lực mạnh mẽ cho giáo viên và học sinh tham gia ôn thi. Các kì thi chọn HSG do Sở GD&ĐT tổ chức mỗi năm có những cải tiến về mặt kĩ thuật, tôi cho rằng rất tiến bộ, khách quan và nghiêm túc, từ khâu coi thi, chấm thi đến việc xét giải. Việc làm này đã tạo sự công bằng cho toàn bộ học sinh trong tỉnh, tạo động lực rất lớn cho sự phấn đấu của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, qua kết quả của các lần mà nhà trường có học sinh tham gia dự thi thì số học sinh của nhà trường đạt giải cao còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Theo dõi kết quả học sinh giỏi toàn tỉnh môn Vật lý trong những năm qua, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường còn một số hạn chế sau:
	`- Số lượng học sinh đạt giải cao trong các kì thi HSG còn ít
Năm học
Số HS đạt giải QG
Số học sinh 
đạt giải Nhất, Nhì cấp tỉnh
2013 - 2014
1 Ba, 1KK
1 Nhất, 4 Nhì
2014 - 2015
(không có HS dự thi)
0 Nhất, 1 nhì
2015 - 2016
1 Nhì
0 Nhất, 2 Nhì
2016 - 2017
1Ba
2 Nhất, 4 Nhì
	- Số giải cao chưa ổn định
	Qua trao đổi với các đồng nghiệp trong tỉnh trong các đợt tập huấn, tôi thấy nguyên nhân của những thực trạng trên là:
	Thứ nhất: Về phía nhà trường chưa có chiến lược phát triển đội ngũ nhà giáo đủ khả năng đảm nhiệm việc bồi dưỡng học sinh giỏi; chưa đề ra mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Công tác khen thưởng chưa kích thích sự đam mê, đầu tư của cán bộ gió viên
	Thứ hai: Về phía giáo viên. 
	- Nhiều giáo viên còn chưa có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chưa thực sự đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi học hỏi kinh nghiệm. 
	- Do không tìm hiểu cặn kẽ nội dung kiến thức chương trình thi chọn học sinh giỏi, việc cập nhật các dạng toán mới lạ và khó chưa kịp thời 
- Phương pháp dạy học chưa hiệu quả, chưa hướng dẫn học sinh giải quyết một bài toán theo nhiều cách khác nhau để học sinh lựa chon cách làm tối ưu nhất.
	Thứ ba: Về phía học sinh: Chưa có phương pháp học tập hiệu quả, ít học sinh có khả năng bao quát kiến thức, một bộ phận học sinh phụ thuộc nhiều vào thầy cô giáo, không có khả năng tự học, tự bồi dưỡng. Các em chưa quan tâm đến kỳ thi học sinh giỏi. Các em mới chỉ quan tâm đến mục tiêu vào đại học.
	Thứ tư: Về phía phụ huynh: Không muốn con em mình tham gia thi HSG vì sợ con mình học không đều, ảnh hưởng đến kết quả thi đại học sau này
	2. Những thuận lợi và khó khăn của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lý của trường THPT Nông Cống 3
	2.1. Thuận lợi
	- Bản thân là người yêu thích và say mê với công việc giảng dạy, công việc bồi dưỡng học sinh giỏi, có thói quen làm việc theo kế hoạch và kiên định với mục tiêu đã đề ra.
	- Do thường xuyên làm công tác bồi dưỡng HSG nên tôi có nhiều cơ hội tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm. 
	- Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, động viên khích lệ từ BGH nhà trường, của đồng nghiệp của phụ huynh và học sinh.
- Có khả năng động viên, khích lệ học sinh giúp học sinh tập trung ôn luyện vào những thời điểm quan trọng
- Có khả năng hỗ trợ, giúp đỡ học sinh trong quá trình ôn luyện các môn thi đại học tạo sự yên tâm cho phụ huynh và học sinh.	
	2.2 Khó khăn
	- Trường THPT Nông cống 3 là trường có chất lượng đầu vào thấp nhất trong số các trường THPT trên địa bàn huyện Nông Cống. Điểm chuẩn đầu vào lớp 10 hàng năm nằm trong khoảng từ 18 đến 22 điểm. Chất lượng học sinh của nhà trường hàng năm còn thấp, chưa có tính ổn định, khả năng tiếp cận với nội dung thi học sinh giỏi của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Học sinh hiện nay chú trọng học đều các môn thi THPT Quốc gia để xét đại học, không mặn mà với việc thi HSG. Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Vật lý nói riêng gặp nhiều khó khăn. 
	- Cơ sở vật chất của nhà trường còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong thư viện nhà trường chưa đủ, phòng thí nghiệm thiếu nhiều thiết bị thí nghiệm phổ khó khăn cho việc bồi dưỡng thực nghiệm cho học sinh.
	- Bản thân tôi là phó hiệu trưởng, vừa làm công tác quản lý, vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa giảng dạy 2 lớp mũi nhọn của hai khối nên áp lực công việc là vô cùng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian dành cho việc bồi dưỡng đội tuyển. 
	III. Biện pháp thực hiện.
	1. Công tác chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm của người thầy trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Công tác bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn, vất vả nhưng cũng rất vinh quang. Để có HSG đòi hỏi người thầy phải giỏi chuyên môn, phải luôn có ý thức tự rèn luyện, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, "là người dẫn đường tin cậy của học sinh". Tôi nhận thấy trong công tác BDHSG uy tín của người thầy cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công.
Năm 2008, khi được giao chủ nhiệm lớp chọn 10C1, tôi đã bắt đầu hình thành ý tưởng bồi dưỡng học sinh giỏi. Năm 2010 lần đầu tiên gửi học sinh dự thi nhưng không có kết quả. Từ lần thi đó đã nung nấu trong tôi một sự quyết tâm phấn đấu có một ngày tôi sẽ có học sinh đạt giải. Tôi đã quyết tâm thực hiện điều này, tôi xác định phải bắt đầu từ bản thân mình trước. Tôi đã thực hiện ý tưởng theo từng bước như sau: 
- Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung, chương trình thi HSG một cách kĩ lưỡng, bài bản, trang bị những kiến thức vững vàng để có thể hướng dẫn học sinh ôn thi có hiệu quả. Để làm được điều này tôi làm theo các bước sau.
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc đề thi do Sở GD và Bộ quy định.
- Sưu tầm đề thi học sinh giỏi các năm so Sở giáo dục ra để chọn học sinh vào đội tuyển và đề thi học sinh giỏi của các trường THPT trong và ngoài tỉnh để nắm được khung chương trình và đánh giá mức độ đề thi, đánh giá khả năng tiếp cận của học sinh.
- Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường về
công tác bồi dường học sinh giỏi.
- Sưu tầm các tài liệu, cập nhật các bài tập hay từ các đề thi học sinh
giỏi các trường THPT và các bài tập hay đề thi thử đại học. 
- Biên soạn thành các chủ đề bao gồm lý thuyết và hệ thống bài tập phù
hợp với kiến thức của học sinh.
- Nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật giải quyết tối ưu cho mỗi dạng
toán trong quá trình giải bài tập như: tổng hợp dao động bằng máy tính cầm tay, xây dựng cách giải các bài tập lớn (tổng quát), hình thành các định lý, hướng dẫn học sinh nhận dạng các dạng các dạng bài tập
- Nghiên cứu nội dung thực hành Vật lý. Xác định nội dung thi thực
hành có ba mức độ
	+ Xử lý sai số
	+ Xây dựng phương án thực hành
	+ Thực hành trên các dụng cụ đã cho
- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, khoa học, phù hợp với đặc điểm, năng lực, trình độ và điều kiện học tập của học sinh
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nên chi tiết đến từng tuần học
+ Có giải pháp điều chỉnh phù hợp đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng tiến độ.
	+ Phải có tính khả thi cao
	Để thực hiện được các ý tưởng trên tôi đã dành thời gian nghiên cứu trong suốt 5 năm với tất cả tâm huyết và sự quyết tâm của mình. Thời gian đó là quãng thời gian khó khăn nhất, vừa tìm kiếm tài liệu vừa nghiên cứu và tìm hướng đi để thực hiện ý tưởng của mình. Đó cũng là thời gian để tôi biết chấp nhận thất bại, biết đứng dậy, biết vượt qua khó khăn. Thành công lớn nhất trong thời gian này là tôi đã trang bị được một vốn kiến thức cần thiết để có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận với đề thi học sinh giỏi, tôi đã biên soạn được một số chủ đề ôn thi cơ bản phù hợp với đặc điểm học sinh tại trường THPT Nông Cống 3.
	2. Phát hiện, lựa chọn và thành lập đội tuyển
	Cổ nhân từng dạy: "Có bột mới gột nên hồ". Năng lực học sinh là điều kiện cần đầu tiên đảm bảo sự thành công. Do đó lựa chọn và thành lập đội tuyển là một khâu rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng. Vì vậy trong những năm qua tôi luôn chú ý để tìm kiếm học sinh đảm bảo hội tụ đủ các yếu tố sau:
	- Có năng lực. 
	- Có sức khỏe tốt, khả năng chịu áp lực trong học tập. 
	- Có khả năng tự học tốt và có lòng đam mê môn Vật lý, có hoài bão để chinh phục đỉnh cao khoa học. 
	Việc lựa chọn và thành lập đội tuyển trải qua ba bước như sau:
	Bước 1: Tổ chức cho học sinh đăng kí tham gia đội tuyển HSG môn Vật lý. Mục đích của việc tổ chức cho học sinh đăng kí là để tìm kiếm những học sinh có lòng đam mê môn Vật lý để theo dõi, bồi dưỡng.
	Bước 2: Trong quá trình giảng dạy, theo dõi, kiểm tra, để tìm ra những học sinh thực sự có năng lực.
	Bước 3: Trao đổi với phụ huynh về lợi ích, trách nghiệm, quyền lợi của học sinh khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi, thông nhất với phụ huynh biện pháp phối hợp, tạo điều kiện để học sinh tham gia học theo kế hoạch đã đề ra từ trước.
	Bước 4: Thanh lọc đội tuyển. Việc lựa chọn học sinh và thành lập đội tuyển được tiến hành trong thời gian học kỳ 1 của lớp 10. Số lượng học sinh được lựa chọn ban đầu là 10 học sinh vừa ôn thi HSG tỉnh,trong số 10 học sinh n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_truong_thpt_nong_cong.doc