SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt dạng toán tỉ số phần trăm

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt dạng toán tỉ số phần trăm

Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng hàng đầu. Môn Toán góp phần to lớn trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Qua đó bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, viết) các suy luận đơn giản. Học toán góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.

Chương trình Toán 5 có nhiều nội dung mà các lớp dưới chưa có như: số thập phân, tỉ số phần trăm, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, toán chuyển động đều, Toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán hay ở Tiểu học. Dạng toán này được đưa vào chương trình lớp 5 ở cuối học kỳ I. Nó không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất. Học dạng toán này, học sinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức, kỹ năng. Có thể nói toán tỉ số phần trăm như là dạng bài kiểm chứng những nội dung toán đã học. Toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi thực tế và được ứng dụng giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có thể vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: tính tỉ số phần trăm các loại học sinh theo giới tính hoặc theo học lực; tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định, Đồng thời rèn những phẩm chất, năng lực không thể thiếu của người lao động mới cho học sinh tiểu học.

 

doc 22 trang thuychi01 12081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt dạng toán tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT DẠNG TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM
 Người thực hiện : Nguyễn Văn Hưng
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Đồng Lộc
 Sáng kiến kinh nghiệm môn : Toán
HẬU LỘC, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
3
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
4
1. Thực trạng dạy - học toán tỉ số phần trăm ở Trường Tiểu học Đồng Lộc.
4
2. Nguyên nhân thực trạng trên.
6
III. Một số giải pháp giúp học sinh học tốt dạng toán về tỉ số phần trăm
7
1. Củng cố khắc sâu cho học sinh khái niệm về tỉ số phần trăm.
7
2. Hướng dẫn các bước giải toán tỉ số phần trăm.
8
3. Rèn kĩ năng nhận dạng toán tỉ số phần trăm cho học sinh.
10
4. Hướng dẫn học sinh nắm vững cách giải 3 dạng toán tỉ số phần trăm.
11
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
18
II. Kiến nghị
18
 Tài liệu tham khảo
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí quan trọng hàng đầu. Môn Toán góp phần to lớn trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Qua đó bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, viết) các suy luận đơn giản. Học toán góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.
Chương trình Toán 5 có nhiều nội dung mà các lớp dưới chưa có như: số thập phân, tỉ số phần trăm, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, toán chuyển động đều, Toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán hay ở Tiểu học. Dạng toán này được đưa vào chương trình lớp 5 ở cuối học kỳ I. Nó không chỉ củng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học với hành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất. Học dạng toán này, học sinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức, kỹ năng. Có thể nói toán tỉ số phần trăm như là dạng bài kiểm chứng những nội dung toán đã học. Toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi thực tế và được ứng dụng giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống. Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm, học sinh có thể vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: tính tỉ số phần trăm các loại học sinh theo giới tính hoặc theo học lực; tính tiền vốn, tiến lãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm được theo kế hoạch dự định,  Đồng thời rèn những phẩm chất, năng lực không thể thiếu của người lao động mới cho học sinh tiểu học.
Là giáo viên có nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, bản thân tôi thấy đây là phần kiến thức, kỹ năng gây nhiều khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh. Đây là một phần kiến thức chiếm thời lượng không nhỏ trong chương trình môn toán lớp 5 và được đề cập tới nhiều trong các đề thi kiểm tra định kì, giao lưu. Học sinh lớp 5 đã có lượng kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy cao nhất của lứa tuối học sinh tiểu học. Dù vậy, việc học dạng toán "tỉ số phần trăm" đối với các em thường có những biểu hiện như: không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm, nhầm lẫn giữa các dạng bài, khi học về loại bài nào thì các em hiểu và làm được dạng đó, nhưng khi học hết các dạng bài các em hay lúng túng xác định dạng và cách giải từng dạng. Bởi vậy người giáo viên khi dạy, cần nắm vững vị trí, nội dung, cách dạy dạng toán này, giúp học sinh giải toán đúng quy trình, đúng nội dung kiến thức. Ngoài ra người giáo viên cần có kinh nghiệm thực tế, nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh, lường trước được những khó khăn, những sai sót mà học sinh có thể gặp để giúp đỡ, khắc phục kịp thời.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm : “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt dạng toán tỉ số phần trăm” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung và chất lượng dạy học dạng toán này nói riêng.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm, biết vận dụng vào các bài toán thực tế, từ đó tự tin khi làm bài tập và yêu thích học toán.
- Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các dạng toán tỉ số phần trăm, những vướng mắc khi giải ở từng dạng toán từ đó nắm vững về kiến thức và kĩ năng giải.
- Giúp giáo viên biện pháp cụ thể và những lưu ý khi hình thành kiến thức và hướng dẫn học sinh luyện tập các dạng toán tỉ số phần trăm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học nội dung kiến thức này nói riêng và chất lượng dạy học toán nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng là giáo viên và học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Đồng Lộc do tôi phụ trách. Vì nội dung toán về tỉ số phần trăm khá rộng và khó nên trong phạm vi của sáng kiến tôi chủ yếu tìm hiểu về các dạng toán cơ bản sách giáo khoa đề cập đến. Thời gian nghiên cứu là năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017; trong đó năm học 2015-2016 tìm hiểu thực trạng và tìm giải pháp, năm học 2016-2017 vận dụng các giải pháp và kiểm nghiệm kết quả.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tôi vân dụng phương pháp này để tìm hiểu về cơ sở lý luận, nội dung chương trình dạy học Toán về tỉ số phần trăm, những vấn đề liên quan ảnh hưởng đến quá trình dạy học dạng toán này.
2. Phương pháp điều tra : Để tìm hiểu thực trạng vấn đề dạy - học toán về tỉ số phần trăm trong trường tiểu học, những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh để tìm các giải pháp khắc phục.
3. Phương pháp thống kê : Sau khi điều tra, thống kê số liệu và so sánh để rút ra kết luận.
4. Phương pháp thực nghiệm : Là phương pháp dạy học thông qua các hoạt động thực hành - luyện tập của học sinh để vận dụng các giải pháp, kiểm nghiệm kết quả đạt được.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Đặc điểm phát triển tư duy toán học của học sinh tiểu học.
- Độ tuổi tiểu học mang đặc trưng của giai đoạn tư duy cụ thể. Trong một chừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật làm chỗ dựa hay điểm xuất phát cho tư duy. Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng chưa hoàn toàn tổng quát.
- Học sinh cuối cấp tiểu học có sự tiến bộ về nhận thức không gian như phối hợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệ giữa các hình với nhau trong nội bộ hình.
- Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa - khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận phán đoán. Các em phân tích và tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai khi hình thành khái niệm. Khi giải toán, học sinh thường bị ảnh hưởng bởi một số từ cụ thể, tách chúng ra khỏi điều kiện chung để lựa chọn phép tính ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm.
- Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quát hóa từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hóa từ các hành động. Ở lứa tuối học sinh lớp 4-5, tư duy trừu tượng bắt đầu phát triển. Học sinh lớp 5 đã có những tiến bộ về tư duy trừu tượng, khả năng tổng hợp, khái quát... Học sinh đã có thể hiểu và giải được những bài toán có nhiều bước tính và không có điểm tựa là tư duy cụ thể. Chính vì vậy, nội dung giải toán về tỉ số phần trăm được đưa vào học ở lớp 5 là hợp lý.
2. Nội dung chương trình về giải toán tỉ số phần trăm ở lớp 5.
Trong chương trình môn toán lớp 5, sau khi học sinh học xong 4 phép tính về cộng trừ nhân chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với các kiến thức về tỉ số phần trăm. Các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15. Các kiến thức về tỉ số phần trăm được dạy trong 26 tiết bao gồm 4 tiết bài mới, một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác. Nội dung toán về tỉ số phần trăm gồm có:
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Đọc viết tỉ số phần trăm.
- Cộng trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số.
- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, giữa số thập phân và phân số.
- Giải các bài toán về tỉ số phần trăm:
+ Dạng 1 : Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
+ Dạng 2 : Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết.
+ Dạng 3 : Tìm một số biết một giá trị một số phần trăm của số đó.
Các dạng toán về tỉ số phần trăm không được giới thiệu một cách tường minh (các bài học đều không có tên dạng toán như trên) mà được đưa vào chủ yếu ở các tiết từ tiết 74 đến tiết 79, sau đó học sinh được củng cố tiếp ở một số bài trong các tiết luyện tập trong phần ôn tập cuối năm học.
Toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5 kế thừa và phát triển một số nội dung toán lớp 4. Dạng 1 phát triển từ "giới thiệu tỉ sô", cũng là viêt tỉ số nhưng được viết theo một cách khác. Ở lớp 4, học sinh chỉ việc "viết tỉ số". Chẳng hạn bài toán "Trong vườn có 4 cây ổi và 5 cây cam, hãy viết tỉ số của số cây ổi và số cây cam", học sinh làm: Tỉ số của số cây ổi và số cây cam là 4 : 5 hay . Ở lớp 5, học sinh phải làm "tìm tỉ số phần trăm của số cây ổi và số cây cam", và đây là "giải toán về tỉ số phần trăm". Dạng 2, 3 phát triển từ "tìm phân số của một số". Chắng hạn đề bài: "Một mảnh đất có diện tích 240m2. Người ta dành 40% diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà" có thể coi như một bài toán của lớp 4 như sau: "Một mảnh đất có diện tích 240m2. Người ta dành diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất làm nhà". (Vì 40% = ). Do vậy, cách giải và hướng dẫn học sinh giải các dạng toán "tỉ số phần trăm" dựa trên cơ sở cách giải của "tìm tỉ số" và "tìm phân số của một số".
Với đặc điểm tư duy của học sinh lớp 5, đặc điểm của dạng toán về tỉ số phần trăm, ta thấy học sinh có thể dễ dàng tiếp thu, giải được các dạng toán này. Tuy nhiên, qua thực tế dạy học, số học sinh chưa nắm vững vẫn còn, nhất là những học sinh yếu toán. Với mục tiêu dạy học hiện nay luôn lấy học sinh làm trung tâm thì phương pháp hướng dẫn học sinh giải toán là yếu tố rất quan trọng. Bên cạnh đó những kinh nghiệm của người giáo viên cũng là rất cần thiết và bổ ích, giúp nhiều cho quá trình dạy học toán, nhất là dạng toán "tỉ số phần trăm". Nắm bắt được thực trạng việc dạy - học toán tỉ số phần trăm là một yếu tố quan trọng để có thể đưa ra được những biện pháp khắc phục hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng việc dạy - học toán tỉ số phần trăm ở Trường Tiểu học Đồng Lộc
Trường Tiểu học Đồng Lộc là trường nhỏ, khoảng 200 học sinh, với 15 giáo viên đứng lớp. Giáo viên dạy các lớp 5 đều có nghiệp vụ sư phạm tốt, yêu nghề, đảm bảo được yêu cầu dạy học. Nhìn chung là đều nắm vững kiến thức, phương pháp dạy học toán nói chung và toán về tỉ số phần trăm nói riêng. Qua dự một số giờ dạy toán "tỉ số phần trăm" tôi thấy giáo viên đều dạy đảm bảo nội dung kiến thức, có phương pháp tổ chức hoạt động dạy - học. Tuy nhiên khả năng phát huy được ở học sinh niềm đam mê học toán thì còn hạn chế.
Như trên đã nói, học sinh lớp 5 đã có khả năng tư duy, có kiến thức kỹ năng tương đối tốt. Nhưng đối với dạng toán "tỉ số phần trăm" thì vẫn là thách thức lớn với các em, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc để vượt qua. Học sinh của trường Tiểu học Đồng Lộc vốn có khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề lại chưa tốt, trong khi sự hỗ trợ của gia đình còn ít. Nhiều em học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, ít có điều kiện quan tâm việc học của con cái.
Qua thực tế giảng dạy ở trường, tôi thấy học sinh khi giải các bài liên quan đến tỉ số phần trăm, gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Chính vì thế, học sinh rất ngại phải giải những bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
Những bài toán về tỉ số phần trăm thường đa dạng, đa cách diễn giải vẫn là những điều khó đối với nhiều học sinh. Dù có kĩ năng giải từng dạng bài cụ thể, gặp những bài toán mang tính tổng hợp, dữ liệu ẩn thì khó để các em nhìn ra dạng toán, đưa về bài toán cơ bản và giải được.
Những hạn chế học sinh thường gặp phải là :
- Thứ nhất, học sinh chậm làm quen với cách viết thêm kí hiệu “%”, không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm.
- Thứ hai, học sinh khó định dạng bài tập, không thấy rõ được bản chất bài toán nên không xác định được dạng bài tập, đặc biệt giữa dạng 2 và dạng 3.
- Thứ ba, nhiều em xác định được dạng toán mà không hiểu được thực chất của vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽ khác đi thì các em lại lúng túng. Cụ thể những vướng mắc của học sinh là:
+ Khi trình bày phép tính tìm tỉ số phần trăm của 2 số, học sinh thực hiện bước thứ 2 của quy tắc còn nhầm lẫn nhiều dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toán học.
+ Việc tính tỉ số phần trăm của 2 số khi thực hiện phép chia còn dư, một số học sinh còn lúng túng khi phải lấy bốn chữ số ở phần thập phân của thương để được hai chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm.
+ Giống như khi giải các bài toán về phân số, khi giải các bài toán về phần trăm học sinh còn hay hiểu sai ý nghĩa tìm đơn vị của các tỉ số phần trăm nên dẫn đến việc thiết lập và thực hiện các phép tính bị sai.
+ Giải các bài toán về tỉ số phần trăm do không hiểu về quan hệ giữa các đại lượng trong bài toán nên các em hay mắc những sai lầm.
+ Khi giải một số bài toán tỉ số phần trăm về tính tiền lãi, tiền vốn học sinh khó nhận ra mối quan hệ tiền lãi, tiền vốn, dẫn đến giải sai.
Để kiểm chứng thực trạng vấn đề, hiệu quả của những biện pháp đưa ra khi thực hiện sáng kiến này (vào cuối tháng 12 năm 2015) tôi đã cho học sinh lớp 5A làm đề kiểm tra như sau:
Đề kiểm tra (40 phút)
1. Nêu cách hiểu về mỗi tỉ số phần trăm dưới đây :
a. Số học sinh khối lớp 5 chiếm 25% số học sinh toàn trường.
b. Một cửa hàng bán sách được lãi 20% so với giá bán.
2. Một lớp học có 28 học sinh, trong đó có 14 em học thích học toán. Hỏi lớp đó có bao nhiêu phần trăm học sinh thích học toán?
3. Một cái xe đạp giá 600 000 đồng, nay hạ giá 15%. Hỏi giá cái xe đạp bây giờ là bao nhiêu?
4. Số học sinh được khen thưởng của một trường tiểu học là 120 em, chiếm 60% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
Kết quả thu được như sau:
 Kết quả
Số bài
Hoàn thành
Chưa
hoàn thành
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm <5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32
8
25%
10
31%
11
35%
3
9%
Qua kết quả bài làm của học sinh và bảng thống kê kết quả cho thấy: Nhiều học sinh còn chưa nắm vững các dạng bài. Trong quá trình làm bài còn lúng túng dẫn đến sai sót nhiều. Nhiều em trình bày chưa rõ ràng, lời giải không phù hợp với phép tính.
2. Nguyên nhân thực trạng trên.
Kết hợp theo dõi, quan sát qua các tiết học với kết quả khảo sát trên, tôi thấy có hiện trạng này là vì:
a. Về phía học sinh
- Đây là loại toán khó, yêu cầu tư duy cao. Những bài toán về tỉ số phần trăm vừa thiết thực, song lại rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuật ngữ mới như: “đạt một số phần trăm chỉ tiêu”, “vượt kế hoạch, vượt chỉ tiêu”, “vốn, lãi, lãi suất...”, đòi hỏi phải có năng lực tư duy, suy luận hợp lí, cách phát hiện và giải quyết vấn đề. Nhưng khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của học sinh còn hạn chế. Vì vậy, lần đầu tiên các em tiếp xúc thường tiếp thu chậm và lúng túng.
- Học sinh chưa nắm chắc các dạng toán, chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản về tỉ số phần trăm nên chưa có được cái nhìn tổng quan về loại bài toán này, đôi khi còn hay lẫn lộn một cách đáng tiếc. Các em chưa phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa tỷ số và tỷ số phần trăm, trong quá trình thực hiện phép tính còn hay ngộ nhận, do đó hay bị nhầm lẫn giữa các dạng bài trong khi giải. Học sinh vận dụng một cách máy móc theo bài tập mẫu
- Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng “Tìm giá trị một số phần trăm của một số cho trước” và “Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó”, học sinh chưa xác định được tỉ số phần trăm số đã biết với số chưa biết, chưa lựa chọn đúng được số làm đơn vị so sánh để đưa các số khác về so với đơn vị so sánh đã lựa chọn, các em có sự nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập này. Điều này còn thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếp xen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểu hiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề bài toán đặt ra.
b. Về phía giáo viên
Giáo viên chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong giảng dạy còn thuyết trình, giảng giải nhiều. Còn hạn chế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập Toán nói chung và toán về tỉ số phần trăm nói riêng.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT DẠNG TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM.
Để giúp học sinh lớp 5 học tốt toán về tỉ số phần trăm, tôi đã vận dụng một số giải pháp sau :
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm về tỉ số phần trăm. Học sinh hiểu và vận dụng được khái niệm tỉ số phần trăm vào giải toán
- Hướng dẫn cụ thế các bước giải các bài toán "tỉ số phần trăm". Học sinh nắm vững được các bước giải và trình bày được bài giải đúng, khoa học.
- Giúp học sinh nhận dạng đúng các dạng toán tỉ số phần trăm.
- Hướng dẫn học sinh nắm vững cách giải 3 dạng bài toán tỉ số phần trăm. Học sinh biết cách giải và giải đúng được các dạng toán tỉ số phần trăm.
Để thực hiện được các giải pháp trên có hiệu quả tốt nhất, tôi sử dụng các biện pháp sau :
Biện pháp 1. Củng cố, khắc sâu cho học sinh khái niệm tỉ số phần trăm.
Để học sinh làm tốt các bài toán về tỉ số phần trăm, trước hết chúng ta cần giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phân tích để hiểu rõ một số khái niệm cơ bản trong sách giáo khoa. Cần giúp học sinh làm rõ “Thế nào là tỉ số phần trăm ?”, “Tỉ số phần trăm nói lên điều gì?”.
*Thế nào là tỉ số phần trăm ?
- Học sinh đã học ở lớp 4: “Tỉ số của hai số là thương của phép chia số thứ nhất cho số thứ hai” (lớp 5 thì thương đó thường là số thập phân).
Khi dạy về tỉ số phần trăm, tôi khắc sâu kiến thức cho các em bằng cách đặt một số câu hỏi như: Tỉ số phần trăm có là tỉ số không? Tỉ số có viết thành tỉ số phần trăm được không?
Chẳng hạn ; đều là tỉ số, trong đó là tỉ số có mẫu số là 100 nên ta đọc là "hai mươi lăm phần trăm".
Giáo viên nói: Số viết thành 25% và đọc là “Hai mươi lăm phần trăm”. Như vậy, từ viết thành 25%, và ngược lại, từ 25% cũng có thể viết thành . Các tỉ số đều có thể viết thành tỉ số phần trăm được.
*Tỉ số phần trăm nói lên điều gì? (Ý nghĩa của tỉ số phần trăm).
Giáo viên gợi ý để học sinh hiểu ý nghĩa của tỉ số phần trăm :
- “Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa” có nghĩa là :
Nếu diện tích vườn hoa được chia làm 100 phần bằng nhau thì diện tích trồng hoa hồng chiếm 25 phần như vậy).
- Đây chính là ý nghĩa của tỉ số phần trăm. Giáo viên lấy nhiều ví dụ cho học sinh tập phân tích và quen dần với kí hiệu %.
Vậy có thể hiểu tỉ số phần trăm là tỉ số của hai số mà một số luôn được coi là có giá trị 100 phần.
Biện pháp 2. Hướng dẫn cách giải các bài toán "tỉ số phần trăm".
Để giúp học sinh nắm được vững cách giải, tôi hướng dẫn học sinh các bước giải như sau:
a) Hướng dẫn học sinh phân tích, tóm tắt đề toán.
Việc phân tích bài toán giúp học sinh hiểu yêu cầu bài toán, nhận dạng đúng bài toán, tránh nhẫm lẫn các dạng toán. Khi phân tích đúng đề toán và thấy rõ hướng giải quyết bài toán thì việc tóm tắt trở nên đơn giản. Cần hướng dẫn các em tóm tắt bài toán sao cho ngắn gọn và thể hiện rõ nhất điều kiện bài toán cho và vấn đề cần giải quyết. Đồng thời khi nhìn vào có thể biết ngay mình nên chọn cách làm nào thì thuận tiện. Làm như vậy chính là đã cụ thể hóa cái vốn trừu tượng mà học sinh rất khó tư duy.
- Giáo viên có thể cho học sinh phân tích theo gợi ý:
Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? Bài toán thuộc dạng nào?
- Với toán về tỉ số phân trăm, muốn học sinh hiểu rõ dạng toán thì cần phân tích theo đặc trưng của từng dạng toán. Điểm chung là tất cả các dạng đều đi từ ý nghĩa của tỉ số phần trăm để có cách hiểu đúng.
+ Dạng 1 nêu rõ đối tượng so sánh và đơn vị so sánh
+ Dạng 2 và dạng 3 cần xác định rõ số tương ứng với số phần trăm
- Khi hướng dẫn cách làm, giáo viên nên vừa phân tích

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_dang_toa.doc