SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh còn hạn chế năng lực khi học môn Toán lớp 4
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của Đảng. Sự đổi mới giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có tri thức, năng động và sáng tạo. Vậy để giáo dục phát triển toàn diện về mọi mặt đó là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục nói chung, của giáo viên nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh thì giáo viên không thể được xem nhẹ một môn học nào. Cùng với các môn học mà Bộ GD & ĐT đã quy định thì môn Toán cũng chiếm một vị trí quan trọng vì học tốt môn toán giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Ngoài ra học tốt môn toán học sinh mới có điều kiện để học tốt các môn học khác. Kiến thức của môn toán là có tính chất kế thừa và xâu chuỗi. Kế thừa từ bài học này đến bài học khác, từ lớp học dưới đến lớp học trên. Nếu các em bị hổng kiến thức cơ bản về môn toán thì các em sẽ chán học, không thích học và dẫn đến học ngày càng hạn chế năng lực về môn toán so với trình độ chung của cả lớp.
1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của Đảng. Sự đổi mới giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có tri thức, năng động và sáng tạo. Vậy để giáo dục phát triển toàn diện về mọi mặt đó là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục nói chung, của giáo viên nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh thì giáo viên không thể được xem nhẹ một môn học nào. Cùng với các môn học mà Bộ GD & ĐT đã quy định thì môn Toán cũng chiếm một vị trí quan trọng vì học tốt môn toán giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Ngoài ra học tốt môn toán học sinh mới có điều kiện để học tốt các môn học khác. Kiến thức của môn toán là có tính chất kế thừa và xâu chuỗi. Kế thừa từ bài học này đến bài học khác, từ lớp học dưới đến lớp học trên. Nếu các em bị hổng kiến thức cơ bản về môn toán thì các em sẽ chán học, không thích học và dẫn đến học ngày càng hạn chế năng lực về môn toán so với trình độ chung của cả lớp. Trong một lớp học điều tất yếu là phải có các đối tượng học sinh: hoàn thành và học sinh chưa hoàn thành. Vì vậy mỗi giáo viên cần phải thực hiện tốt được công việc phân loại đối tượng học sinh và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp cho từng đối tượng. Tuy nhiên mọi học sinh đều không học tập dễ dàng như nhau, có những học sinh nắm kiến thức toán học rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó là những em học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán. Vì thế việc dạy các em học sinh chưa hoàn thành ở môn Toán lên trình độ hoàn thành quả là một vấn đề không đơn giản. Giải quyết được vấn đề này tức là góp được một phần vào khắc phục tình trạng học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán ở Tiểu học. Để giúp đỡ học sinh còn hạn chế năng lực nói chung và học sinh học còn hạn chế năng lực về môn Toán nói riêng là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi giáo viên chúng ta. Việc giúp học sinh còn hạn chế năng lực học tập tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngoài ra còn giúp các em có niềm tin vượt qua khó khăn của bản thân để vươn lên tiến bộ trong học tập. Những điều trăn trở đó cũng chính là những lí do mà tôi đã chọn nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh còn hạn chế năng lực khi học môn Toán lớp 4” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập môn Toán. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về “Giúp học sinh còn hạn chế năng lực khi học môn Toán lớp 4” từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm giúp việc giảng dạy đạt kết quả cao góp phần nâng cao chất lượng chung của toàn trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh khối 4 Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận (SGK, SGV, tài liệu,....) - Nghiên cứu thực tiễn ( điều tra, thực nghiệm,...) - Xử lí thông tin,... 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận Trong các môn học ở trường tiểu học, môn Toán chiếm một vị trí quan trọng góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp học tập và rèn luyện tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Các kiến thức và kĩ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong cuộc sống và rất cần thiết cho con người, Môn Toán còn góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và có tác phong khoa học. Dạy toán ở Tiểu học nói chung và môn toán ở lớp 4 nói riêng nhằm giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức toán học, được rèn luyện kĩ năng thực hành. Môn Toán ở lớp 4 được sắp xếp hợp lí, đan xen các mạch kiến thức phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4 nhằm hình thành và phát triển trình độ tư duy của học sinh. Các em biết phát triển và tự giải quyết vấn đề, tự nhận xét so sánh, phân tích tổng hợp, rút ra kết luận. Từ đó mà trang bị cho các em kĩ năng tự học, tự tìm tòi. Song trong thực tế giảng dạy giáo viên phải chủ động hướng dẫn, tổ chức linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để mỗi cá nhân học sinh tự phát hiện và tự giải quyết bài học thông qua việc thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới, với các kiến thức liên quan đã học. Đó là các cơ sở để giúp các em học sinh còn hạn chế năng lực vươn lên và tự hoàn thiện mình. Muốn nâng cao chất lượng môn Toán mỗi cán bộ giáo viên cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm tinh thần học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn tiếp cận với phương pháp dạy học mới. Trong thực tế học sinh tiểu học rất yêu thích học Toán. Vậy làm thế nào để các em dễ tiếp thu bài. Tôi đã vận sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng thành tạo các thiết bị dạy học, làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng hấp dẫn sinh động hơn. Để đạt được kết quả tốt tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu bài dạy và tham gia các lớp học chuyên đề, tập huấn, đọc thêm các tài liệu tham khảo, học hỏi thêm đồng nghiệp để truyền thụ cho các em có được kiến thức vững vàng. 2.2. Thực trạng Trong thực tế giảng dạy tại trường tiểu học nhiều năm tôi nhận thấy rằng: trong quá trình học toán ở lớp 4, học sinh còn gặp phải nhiều những vướng mắc sau: - Khả năng tính toán chậm do cộng, trừ, nhân, chia trong bảng chưa thuần thục, dẫn đến tính toán thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính cộng, trừ có nhớ và nhân, chia ngoài bảng. Có nhiều lỗ hổng về kiến thức. Tiếp thu kiến thức chậm, không hình thành được kĩ năng. - Học sinh còn lẫn lộn giữa cách chuyển đổi các đơn vị đo (đơn vị đo diện tích, đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo độ dài) áp dụng sai công thức tính chu vi và diện tích vào giải toán. Làm các bài tập lựa chọn còn theo cảm tính. - Phương pháp học tập chưa tốt. - Sai sót khi cộng, trừ phân số khác mẫu số. Lẫn lộn khi thực hiện nhân, chia phân số. Năng lực tư duy còn hạn chế. - Có thái độ thờ ơ với việc học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin (ngay cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi lại học sinh còn ngập ngừng không tin là đúng) - Các em không thích môn toán vì môn toán khô khan không có hình ảnh sinh động như những môn học khác. Sự phát triển nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều trong hoạt động tư duy. Có những nét riêng với từng em, việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học toán của các em chưa tốt. - Không hệ thống được lượng kiến thức đã học. Thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không chuẩn bị bài ở nhà. - Không vận dụng được kiến thức của bài trước cho bài sau. - Các em còn hạn chế năng lực tính chậm, chủ yếu dựa vào trực quan hoặc lời gợi ý của giáo viên mới tính được, hoặc nhớ bài một cách máy móc. - Đặt tính chưa đúng, tính toán còn lẫn lộn giữa cộng, trừ, nhân, chia. - Từ việc lĩnh hội kiến thức thiếu vững chắc đó, các em có thái độ thờ ơ với việc học, không chịu cố gắng, ngại khó, thiếu tự tin, thụ động, chán nản trong học tập. Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học 2018 - 2019, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4B, với tổng số học sinh là 35 em. Tôi đã tìm hiểu tình hình thực tế việc học toán của lớp. Tổng số học sinh Hoàn thành trở lên Chưa hoàn thành 35 em 29 em 6 em * Ngay sau khi nắm được tình hình học tập cụ thể của từng học sinh trong lớp. Tôi đã kịp thời xây dựng kế hoạch giúp học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp. - Lên kế hoạch giảng dạy cho các đối tượng học sinh theo từng tuần và kiểm tra vào cuối tháng. - Lập kế hoạch giảng dạy môn toán thông qua những kinh nghiệm đã đúc rút được và từ tình hình thực tế của học sinh. ` 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Những giải pháp chung - Phân loại đối tượng học sinh: Phân loại lực học và phân loại tình trạng học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán. - Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc học sinh còn chưa thích học về môn Toán. - Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của học sinh, kết hợp giáo dục. - Lập kế hoạch cụ thể chi tiết để giúp học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán. 2.3.2. Những giải pháp cụ thể Giải pháp 1. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc chưa hoàn thành môn Toán của học sinh. Việc làm đầu tiên là tôi theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của học sinh trong lớp (theo dõi kết quả bài làm trên lớp hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kì,) sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân đưa đến tình hình đó đối với các em. Đồng thời để nắm được đặc điểm, khả năng học tập của học sinh chưa hoàn thành tôi đã tìm hiểu học sinh: - Thông qua nghiên cứu hồ sơ: Học bạ, sổ liên lạc, gặp gỡ giáo viên ở lớp trước, trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt xem họ có quan tâm giáo dục con cái của họ hay không. Từ đó, giáo viên sẽ nắm được mặt mạnh cũng như mặt hạn chế của học sinh ở môn toán cũng như các môn học khác. Tôi đã tiến hành phân loại học sinh của lớp mình như sau: Hoàn thành và chưa hoàn thành. Sau khi phân loại được trình độ học sinh trong lớp và nắm bắt được các em học còn hạn chế về môn Toán, tôi tiếp tục tìm hiểu xem học sinh còn hạn chế về phần nào trong môn toán và đã phân thành các đối tượng sau: Hạn chế trong thực hiện tính cộng, trừ, nhân, chia. Hạn chế về yếu tố hình học, về yếu tố thống kê, về đại lượng và đo đại lượng, trong giải toán hay ở tất cả các kiến thức nêu trên. - Từ đó, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải phát hiện kịp thời điểm hạn chế trong kiến thức mà học sinh còn vấp phải để khắc phục kịp thời. - Giáo viên luôn quan tâm trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh. Hướng dẫn để học sinh nói lên những mong muốn, khó khăn của mình. Tứ đó giáo viên sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh. Và cũng từ đây giáo viên có thể giúp học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. - Sau khi nắm bắt được tình hình học tập của học sinh giáo viên cần có sự tư vấn, phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, cũng như phối hợp để gia đình tham gia vào việc hướng dẫn giúp học sinh chưa hoàn thành học tập tiến bộ hơn. Khảo sát đầu năm học 2018 – 2019, trong số học sinh chưa hoàn thành có em Ngô Thị Khánh Nhi, em Trần Thanh Hoa, em Nguyễn Thiên Ý, em Phạm Minh Tâm, em Đào Trung Kiên học sinh của lớp tôi, các em đọc và viết tương đối tốt nhưng môn toán lại chưa hoàn thành, bảng cửu chương không thuộc, nhân, chia chậm và hay sai sót, và rất sợ phải học toán. Tôi đã mời phụ huynh đến trường và trao đổi cụ thể về tình hình học tập của em. Phụ huynh đã ý thức được điều này nên đã cùng tôi kèm cặp em. Ở trên lớp tôi rất quan tâm việc nắm bắt kiến thức cũ, giao việc phù hợp ở các tiết học toán để đảm bảo em làm kịp và hiểu được bài tập đó, nhờ bạn học hoàn thành trong lớp giúp em ôn lại những kiến thức cũ và bảng cửu chương Nhờ những biện pháp đó, khoảng 2 tháng sau em đã tự mình thực hiện được phép nhân, phép chia cho số có 1 hoặc 2 chữ số, làm được những bài toán đơn giản và các em đã chăm học hơn. Tôi rất mừng vì thấy các em đã tự tin hơn trong học tập. Giải pháp 2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em bị hổng kiến thức cơ bản. Kiến thức luôn cần có sự xuyên suốt. Do mất căn bản học sinh khó mà có nền tảng vững chắc để tiếp thu kiến thức mới. Để khắc phục tình trạng này giáo viên cần phát hiện và phân loại những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm học sinh chưa hoàn thành. Thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, tôi cũng cần tập cho học sinh, nhất là học sinh chưa hoàn thành có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng kiến thức của bản thân mình và biết cách tự lấp những lỗ hổng đó. *Ví dụ: Khi dạy học sinh thực hiện nhân với số có 2, 3 chữ số. Ở bài này các em cần nắm vững các bảng nhân từ 2 đến 9 (nhân từ phải sang trái) Thế nhưng khi các em học sinh chưa hoàn thành thực hiện kết quả sai do các em không thuộc bảng nhân, hoặc các em quên không nhớ làm kết quả cũng không đúng. Tôi phát hiện ra là các em đã bị hổng kiến thức ở lớp 2, lớp 3 rất nhiều dạng và tôi đã tiến hành: - Theo dõi, hệ thống kiến thức theo chương trình: Tôi đã kiểm tra bảng cửu chương thường xuyên và có thể lồng ghép trong các tiết học toán có liên quan đến thực hành tính. Với đối tượng này tôi đã cho các em ôn lại cách thực hiện phép nhân với số có 1 chữ số, nhân với số có 2 chữ số. Khi các em đã tái hiện được các kiến thức cũ đã học thì tôi đã hướng dẫn để các em thực hiện phép tính: 154 x 132 Học sinh đã trình bày và nêu cụ thể cách thực hện phép tính, đồng thời để các em thực hiện tốt việc nhân với số có 2, 3 chữ số các em cần phải nắm vững vị trí của các tích riêng. - Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể ôn luyện kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học. Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức sau: 2378 + 1502 x 216 Tôi đã cho học sinh quan sát đề toán và giúp các em nêu được cách thực hiện đúng phép tính này. Đồng thời qua phép tính tôi đã củng cố, khắc sâu được cách thực hiện phép nhân, ôn lại cách thức hiện phép cộng có nhớ. Chẳng hạn: “Khi dạy học thực hiện chia cho số có 2 chữ số” đa số học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán đều rất lúng túng trong ước lượng thương, hoặc ước lượng được thương thì khi nhân ngược lại để các em thực hiện phép trừ để tìm ra số dư sau lần chia thứ nhất lại bị sai. Điều này giáo viên không thể nóng vội mà phải kiên trì hướng dẫn học sinh thao tác rõ ràng trên từng bước một. Đó là: Cách ước lượng thương, ôn lại cách thực hiện phép nhân và phép trừ. Ví dụ: Thực hiện phép chia 779 : 4 Giáo viên hướng dẫn học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán thực hiện phép chia. - Lần chia thứ nhất; 77 chia 18 được 4, viết 4 (Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ước lượng, có thể tìm thương lớn nhất của 7 : 1 = 7 rồi tiến hành nhân và trừ nhẩm, nếu không trừ được thì giảm dần thương đó từ 7, 6, 5, đến 4 thì trừ được, mà số dư này phải bé hơn số chia hoặc có thể giáo viên hướng dẫn học sinh cách ước lượng làm tròn số 80 : 20) + 4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3 + 4 nhân 1 bằng 4 thêm 3 bằng 7, viết 7 + Học sinh thực hiện trừ; 77 trừ 72 bằng 5, viết 5. Hạ 9 được 59. - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện lần chia thứ 2 là 59 chia 18 được 3, viết 3 (cách ước lượng làm tròn số 80 : 20). - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhân ngược lại: + 3 nhân 8 bằng 24 viết 4 nhớ 2 + 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2 bằng 5, viết 5. + Học sinh thực hiện trừ 59 trừ 54 bằng 5, viết 5. Giáo viên phải lấy thêm nhiều ví dụ tương tự để học sinh học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán rèn luyện kĩ năng. Trong những tiết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ chung, nhiều khi không phù hợp với khả năng học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán. Vì vậy khi làm việc riêng với nhóm học sinh còn hạn chế năng lực về môn toán, cần dành thời gian để các em tăng cường luyện tập vừa sức mình. Giáo viên phải tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần mức độ làm bài tập. Không nóng vội, khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng vào sự tiến bộ của học sinh. Khi giảng dạy, cần theo dõi sự chú ý của học sinh học còn hạn chế năng lực về môn Toán. kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng của các em. Phần hướng dẫn bài tập cần cụ thể hơn đối với học sinh này. Ví dụ: Viết một phân số: Bé hơn 1; Lớn hơn 1; Bằng 1. Đa số học sinh học còn hạn chế năng lực về môn Toán. thường lẫn lộn giữa các yêu cầu trên, nên giáo viên cần giúp các em trả lời được các câu hỏi: Phân số bé hơn 1 là phân số như thế nào? Phân số lớn hơn 1 là phân số như thế nào? Phân số bằng 1 là phân số như thế nào? và có thể cho học tự mình lấy thêm nhiều ví dụ để củng cố kiến thức. Phần hướng dẫn học bài nên có thêm một số câu hỏi để học có thể kiểm tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kĩ Khi gặp các dạng toán có lời văn các em thường rất ngại và ít theo kịp được với yêu cầu của một tiết dạy, bài làm của các em còn hay sai chủ yếu là lời giải của học sinh chưa rõ ý, còn dài, còn lặp, lời giải chưa cô đọng thậm chí lời giải còn chưa phù hợp với phép tính, tôi cần lưu ý những điều sau đây: Giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần phải tìm, tạo điều kiện cho các em tìm ra cách giải hợp lí. * Ví dụ khi gặp bài toán: Người ta xếp 240 bộ bàn ghế 8 phòng học. Hỏi mỗi phòng được bao nhiêu bộ bàn ghế ? Đây là bài toán liên quan đến rút về đơn vị. (Trang 81, Toán 4). Tôi đã hướng dẫn nhóm học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán giải như sau: - Bước 1: Đọc kĩ đề toán (Xác định dạng toán) - Bước 2: Tóm tắt đề toán (có thể bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng chữ). - Bước 3: Phân tích bài toán. - Bước 4: Viết bài giải. - Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải. *Cụ thể như sau: - Đọc kĩ đề toán: Đối với đối tượng học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán đọc ít nhất 3 lần có như thế mới giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản: Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần phải tìm, cuối cùng là những “điều kiện" là quan hệ giữa các dữ kiện và ẩn số. Tránh thói quen xấu là vừa đọc đề xong đã vội làm ngay. - Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề, các em biết lượt bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại. Nhờ đó đã làm rõ mối quan hệ cái đã cho và cái phải tìm. Trong thực tế có rất nhiều cách tóm tắt một bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi hơn. Thế nhưng đối với các em học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán tôi chỉ hướng dẫn các em chọn cách tóm tắt nào dễ hiểu và rõ nhất là được. Chẳng hạn như cách tóm tắt bằng chữ. *Ví dụ: 8 phòng : 240 cái ghế 1 phòng : ? cái ghế - Phân tích bài toán: Tóm tắt xong các em cần phải phân tích đề bài để tìm ra cách giải. Đối với học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán, ở bước này tôi cần sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Phân tích bài toán dưới dạng các câu hỏi như sau: + Bài toán trên cho biết gì? (8 phòng : 240 cái ghế) + Bài toán hỏi gì? (mỗi phòng được bao nhiêu bộ bàn ghế ?) + Vậy làm cách nào để tìm được mỗi phòng có bao nhiêu cái ghế? Ta làm phép tính gì? ( làm phép tính chia: lấy 240 : 8 = 30) + Giáo viên phải nhấn mạnh để học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán nắm vững được cách giải bài toán 1 phép tính. - Sau khi học sinh đã hình dung cách giải một bài toán đơn như vậy thì tôi tiếp tục ra đề những bài toán tương tự cho học sinh rèn luyện, khi các em đã thành thạo tôi tiếp tục nâng cao dần yêu cầu của bài toán. Ví dụ: Mẹ mua 5 kg gạo hết 120 nghìn đồng. Hỏi mẹ mua 3 kg gạo thì phải trả hết bao nhiêu tiền ? Học sinh thực hiện bài giải theo các bước mà giáo viên đã hướng dẫn. Đối với những học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và phải trở thành thói quen đối với các em. Cho nên tôi cần hướng dẫn các em các bước như sau: + Đọc lại lời giải. + Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí so với yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa. + Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên. + Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề chưa. - Đối với học sinh còn hạn chế năng lực về môn Toán thì việc ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung những bài học sẽ học trong tuần kế tiếp và đồng thời cho các em thực hành lại những kiến thức đã học ở tuần qua bằng cách cho những bài tập vừa sức với học sinh. Chẳng hạn: Trước khi học phần phép chia cho số có 2, 3 chữ số, tôi ôn cho học sinh về phép chia cho số có 1 chữ số, đồng thời ôn lại bảng chia nhằm giúp các em dễ dàng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_con_han_che_nang_luc_k.doc