SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Đông Vệ

SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Đông Vệ

Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại và phát triển chất lượng cuộc sống. Con người sử dụng năng lượng trong các hoạt động sản xuất, đi lại và cuộc sống hàng ngày. Khủng hoảng năng lượng thường có tác động lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Vấn đề năng lượng thành quốc sách đặt thành vấn đề “An ninh năng lượng” đối với sự phát triển của quốc gia. Chính vì vậy, năng lượng không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt và hầu hết mọi hoạt động của sự sống. Sự thiếu hụt năng lượng trong thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có sự phong phú về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy sự khai thác chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Sử dụng tiết kiệm năng lượng mà vẫn tạo ra một môi trường sạch đẹp thoải mái nhất cho tất cả học sinh và giáo viên nhà trường luôn là vấn đề cần được quan tâm ở tất cả các trường học trong đó có trường mầm non. Chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả chính là chúng ta đang giữ gìn và bảo vệ cuộc sống cho một hành tinh xanh.

 

doc 18 trang thuychi01 9253
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Đông Vệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
* LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại và phát triển chất lượng cuộc sống. Con người sử dụng năng lượng trong các hoạt động sản xuất, đi lại và cuộc sống hàng ngày. Khủng hoảng năng lượng thường có tác động lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Vấn đề năng lượng thành quốc sách đặt thành vấn đề “An ninh năng lượng” đối với sự phát triển của quốc gia. Chính vì vậy, năng lượng không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt và hầu hết mọi hoạt động của sự sống. Sự thiếu hụt năng lượng trong thời gian dài sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển liên tục của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi có sự phong phú về tài nguyên năng lượng nhưng thực tế cho thấy sự khai thác chế biến và sử dụng còn nhiều hạn chế. 
Sử dụng năng lượng tiết kiệm là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Sử dụng tiết kiệm năng lượng mà vẫn tạo ra một môi trường sạch đẹp thoải mái nhất cho tất cả học sinh và giáo viên nhà trường luôn là vấn đề cần được quan tâm ở tất cả các trường học trong đó có trường mầm non. Chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả chính là chúng ta đang giữ gìn và bảo vệ cuộc sống cho một hành tinh xanh.
Để làm được điều này, ngay từ bây giờ mỗi con người trong xã hội phải ý thức được hành động của mình trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng. Hơn thế nữa phải giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục trẻ mầm non nói riêng biết sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức biên soạn nhiều tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cốt cán của 63 tỉnh thành. Để triển khai đại trà trong các trường mầm non giai đoạn 2010-2015 thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên căn cứ vào bộ tài liệu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Bộ. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh về mục tiêu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, rèn luyện thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống xã hội.
Các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường mầm non tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào chương trình giáo dục mẫu giáo thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày nhằm hình thành cho trẻ ý thức, kỹ năng, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với thực tế địa phương.
Từ những lý do trên tôi băn khoăn, trăn trở làm thế nào để giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả tốt nhất. Và tôi suy nghĩ chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Đông Vệ”
*MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm ra biện pháp phù hợp để giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại trường Mầm non Đông Vệ đạt hiệu quả cao nhất.
* ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi. 
* PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp thực hành trải nghiệm. 
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Năng lượng là một dạng tài nguyên vô cùng quí hiếm trên thế giới và trong mỗi quốc gia. Việc sử dụng năng lượng của con người tăng lên nhanh chóng đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng, đến nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm. Do đó tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để chúng ta bảo tồn nguồn tài nguyên.
Hiện nay nhằm giảm bớt tác động của giá dầu mỏ tăng cao cùng với trữ lượng dầu mỏ ngày càng cạn kiệt, nhiều nước trên thế giới buộc phải thực hiện tiết kiệm năng lượng và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng thay thế.
Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng.
Với hơn 22 triệu học sinh các cấp học được học các chương trình giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì đó sẽ là một con số đáng kể thực hiện các hành vi tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Chính vì vậy việc lựa chọn đưa giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào nhà trường là đúng đối tượng và sẽ tạo ra một hiệu ứng rộng rãi.
Năm 2003 Chính phủ ra Nghị định về “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”(1). Sau 6 năm thi hành Nghị định, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được một số kết quả bước đầu, như hình thành phương thức quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hành vi tiết kiệm năng lượng đã được khuyến khích thực hiện trong một số hoạt động của đời sống xã hội
Năm 2006 Việt Nam có chương trình mục tiêu Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Năm 2007 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050.
Xây dựng và tăng cường công tác “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” trong hệ thống Giáo dục quốc dân(2).
Năm học 2009-2010 là năm học đầu tiên bậc học mầm non triển khai đưa nội dung “Sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả” qua chương trình Giáo dục mầm non mới. 
Năm 2012 Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012-2015(3). 
2.2. THỰC TRẠNG:
	* Thuận lợi:
	Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho tôi được đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Hàng năm nhà trường luôn phát động phong trào thi đua thực hiện tiết kiệm năng lượng trong các nhóm lớp. Động viên giáo viên sưu tầm thêm trò chơi, câu chuyện về tiết kiệm năng lượng để dạy cho trẻ.
Bản thân là người nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi bạn bè đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Qua nhiều năm đứng lớp thực hiện công tác chủ nhiệm và chăm sóc các bé, tôi nhận thấy trẻ lớp Lá do tôi chủ nhiệm rất thích được nghe cô kể chuyện và hào hứng tham gia thực hiện tiết kiệm năng lượng. 
* Khó khăn:
 Lớp học chật, số trẻ trong lớp đông.
Trẻ ở tuổi mầm non còn nhỏ nên chưa hiểu được nhiều về kiến thức tiết kiệm năng lượng.
Do đặc thù công việc nên tôi có rất ít thời gian để sưu tầm các tư liệu để dạy cho trẻ học và thực hành tiết kiệm năng lượng.
Nhận thức của phụ huynh còn lệch lạc vì cho rằng con họ còn bé chưa biết gì về tiết kiệm năng lượng.
Các tài liệu về sử dụng tiết kiệm năng lượng còn hạn hẹp.
Một số giáo viên ý thức trách nhiệm chưa cao vẫn còn hiện tượng quên để vòi nước chảy, điện sáng qua đêm.
* Kết quả của thực trạng:
Từ những thực trạng trên tôi đã lên kế hoạch khảo sát chất lượng trên trẻ, kết quả như sau:
STT
NỘI DUNG
SỐ TRẺ
ĐẠT
TỈ LỆ
CHƯA ĐẠT
TỈ LỆ
1
Nhận dạng các loại năng lượng
45
25
55,5%
20
44,5%
2
Sử dụng năng lượng tiết kiệm
15
33%
30
67%
Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những biện pháp thiết thực làm sao để tổ chức cho trẻ học mà như đang chơi, và tuy chơi nhưng lại mang hiệu quả tích cực, để trẻ có kiến thức và những kĩ năng cơ bản sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Bên cạnh đó giúp cho phụ huynh thấy được trẻ tuy nhỏ nhưng cũng có ý thức tiết kiệm năng lượng nếu được người lớn hướng dẫn và làm gương. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
* Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng thông qua hoạt động học
	Hoạt động học là một trong các hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Trong giờ học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, trẻ tích cực lĩnh hội những tri thức đơn giản dưới dạng biểu tượng về các sự vật hiện tượng xung quanh. Hoạt động học giúp cho việc củng cố và hệ thống hóa các kiến thức mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy có thể sử dụng hoạt động học để thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ mầm non một cách hiệu quả.
	Ở trường mầm non, trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động học khác nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học... Mỗi hoạt động trên có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau trong việc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ. 
Để lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng đạt hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải luôn chú ý lồng ghép giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng một cách linh hoạt, phù hợp, khéo léo từ đó giúp trẻ tiếp thu kiến thức giáo dục tiết kiệm năng lượng nhẹ nhàng mà không hề gò ép đối với trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề Trường mầm non với đề tài “Đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non”, chủ đề Gia đình với đề tài “Một số đồ dùng trong gia đình”
Dạy trẻ biết lợi ích của điện
- Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong trường mầm non, trong gia đình
+ Đồ dùng để thắp sáng: bóng đèn tuýp, đèn tròn, đèn bàn.
+ Đồ dùng để nghe, nhìn: ti vi, catsat.
+ Đồ dùng phục vụ cho ăn uống: tủ lạnh, bếp điện, ấm điện, nồi cơm điện
+ Đồ dùng phục vụ sinh hoạt: máy giặt, bình nóng lạnh, quạt máy, điều hòa
- Lợi ích của điện trong lớp:
+ Giúp đèn điện sáng để cung cấp ánh sáng.
+ Giúp quạt, máy điều hòa để tạo mát hoặc ấm.
+ Giúp cho ti vi, máy catset hoạt động.
+ Giúp cho tủ lạnh hoạt động để lưu giữ thức ăn.
+ Giúp cho nồi cơm điện, ấm điện (nấu cơm chín, nấu nước sôi)
- Cho trẻ cùng nhau tham gia thảo luận về trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
+ Tắt quạt, ti vi, máy vi tính khi không sử dụng.
+ Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+ Thảo luận theo các câu hỏi: “Ai cần đến năng lượng?”, “Năng lượng có từ đâu?”, “Điều gì sẽ xảy ra khi bị mất điện hoặc nước?”
Trong các buổi thảo luận trẻ tham gia rất sôi nổi, hào hứng. Trẻ thi nhau trả lời, có trẻ còn sửa cả câu nói của bạn cho hoàn chỉnh. Như: “Điện để nấu cơm, nấu nước” thành: “Điện dùng để nấu chín cơm, nấu sôi nước”
+ So sánh việc tiêu thụ năng lượng giữa các gia đình.
Ví dụ: Hoạt động tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé”
Trong quá trình cho trẻ quan sát và nhận xét ngôi nhà đã được vẽ và tô màu. Trẻ nhận biết ngôi nhà có những phần/bộ phận nào? Cách bố trí, sắp xếp các phần? Hình dáng, màu sắc các bộ phận của ngôi nhà? Ngôi nhà có đặc điểm gì nổi bật? Vì sao ngôi nhà cần phải có cửa sổ? Ngôi nhà có nhiều cửa sổ có tác dụng gì?
Khi cho trẻ thực hiện bài vẽ cô có thể gợi ý trẻ vẽ các ô cửa sổ và tô màu sáng cho các bức tường (phần thân của ngôi nhà) để ngôi nhà sáng sủa, tận dụng được ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm được điện. Ngoài ra cô gợi ý trẻ vẽ thêm mặt trời và gắn thiết bị thu năng lượng mặt trời để thay thế cho việc sử dụng điện trong sinh hoạt (vẽ một hình chữ nhật hoặc hình tròn).
Khi cho trẻ trưng bày sản phẩm cùng nhau quan sát nhận xét ngôi nhà có nhiều cửa sổ, cửa ra vào không những làm cho nhà có nhiều ánh sáng, không khí trong nhà thoáng mát mà còn tiết kiệm được điện.
Ví dụ: Trong chủ đề Bản thân với đề tài “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”
Qua bài dạy trẻ biết được nhu cầu của bản thân: ăn uống, chơi, tập, vệ sinh cơ thể... và trẻ cũng rất cần năng lượng như: bé cần điện để xem tranh, nghe nhạc, xem ti vi, quạt cho mát. Bé cần nước để rửa tay, rửa mặt, đánh răng, nước uống Bé cần năng lượng mặt trời để phơi khô quần áo
Dạy trẻ cần phải làm gì để tiết kiệm năng lượng như: 
- Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang bật
- Tắt đèn tắt quạt khi ra khỏi phòng.
- Không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian dài, luôn đóng kín cửa tủ lạnh.
- Tắt ti vi, đài khi không xem, không nghe.
- Tắt máy vi tính khi không sử dụng.
- Giáo dục cho trẻ biết mình còn nhỏ không nên đụng hay sờ vào các thiết bị điện hay ổ cắm vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Tiết kiệm nước khi tắm rửa, làm vệ sinh.
Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới động vật với đề tài “Một số con vật sống dưới nước”. 
Ngoài việc cho trẻ nhận biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi của một số con vật sống dưới nước, cô giáo đặt các câu hỏi: Điều gì xảy ra khi vớt cá lên khỏi nước? Vì sao? Để kích thích trẻ đưa ra các cách giải quyết vấn đề.
Nước có tầm quan trọng như thế nào đối với động vật sống dưới nước? Nếu không có nước thì những sinh vật này sẽ ra sao? Muốn bảo tồn được những động vật này thì chúng ta phải làm gì?... Qua đó trẻ hiểu biết hơn về vai trò của nước đối với đời sống của các loài động vật nói chung và động vật sống dưới nước nói riêng. Giáo dục trẻ có thái độ và hành động tiết kiệm nước, giữ nguồn nước sạch để loài động vật sinh tồn.
Ví dụ: Trong chủ đề Nghề nghiệp với bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” ngoài việc giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề nghiệp, cô giáo còn giáo dục trẻ khi làm nghề xây dựng cần tiết kiệm những năng lượng gì? (nước, cát...), người thợ mỏ khai thác than đá cung cấp chất đốt chúng ta phải tiết kiệm than, chính là tiết kiệm năng lượng...
Ví dụ: Trong chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên
- Dạy cho trẻ biết về lợi ích của năng lượng của mặt trời
+ Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: nên lắp đặt những tấm pin thu nạp ánh nắng mặt trời trên mái nhà để tạo ra điện sử dụng trong nhà.
+ Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo thay cho việc sấy khô hoặc là ủi quần áo.
+ Năng lượng mặt trời làm ô tô chuyển động.
+ Ánh sáng mặt trời giúp chúng ta học bài mà không cần bật đèn điện.
- Lợi ích năng lượng gió:
+ Những chiếc tua-bin khổng lồ có thể sử dụng năng lượng gió tạo ra điện
+ Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển.
+ Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời.
- Lợi ích năng lượng sức nước:
+ Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gỗ.
+ Sử dụng sức nước để tạo ra điện
Với bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” giáo dục trẻ biết lợi ích của mưa làm cho cây cối tốt tươi, mưa đem lại nguồn nước phục vụ cho vật nuôi, cây trồng và phục vụ đời sống con người... 
Giáo dục trẻ biết nước là nguồn năng lượng do thiên nhiên ban tặng nhưng nước sẽ bị cạn kiệt nếu như chúng ta sử dụng bừa bãi, không tiết kiệm thì trong tương lai không xa cây cối và vạn vật trong đó có chúng ta sẽ không còn nước để sử dụng nữa, cây cối sẽ héo khô, người và vật sẽ bị chết khát... chính vì vậy phải biết dùng nước tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước sạch khi cần thiết (rửa tay, rửa mặt, súc miệng, tắm giặt...), không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước. Nhắc nhở trẻ luôn ghi nhớ câu khẩu hiệu “Khóa vòi nước sau khi sử dụng”
Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới thực vật” với đề tài “Cây xanh và môi trường sống”
Giáo dục trẻ biết lợi ích, sự cần thiết của cây cối đối với đời sống của con người như: cây cho bóng mát, cây che mưa che nắng, hạn chế lũ lụt, cây tạo ra nguồn nguyên liệu trong sinh hoạt và sản xuất... Từ đó giáo dục trẻ biết bảo vệ và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng.
* Thông qua các hoạt động khác trong ngày để tích hợp nội dung giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động vui chơi:
Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Chính vì vậy, hoạt động chơi có vai trò rất lớn đối với việc giáo dục trẻ nói chung cũng như giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả nói riêng. 
Hoạt động chơi có thể tiến hành ở ngoài trời hoặc trong không gian lớp học. Trong lớp học, hoạt động chơi được tiến hành dưới dạng trò chơi tại các góc chơi/góc hoạt động. Trẻ được lựa chọn góc hoạt động tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích của bản thân. 
Khi trẻ hoạt động trong các góc, trẻ học được nhiều kĩ năng quan trọng đối với việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ: giao tiếp, nhận thức, vận động, xúc cảm, tình cảm, sáng tạo... Trong việc giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, các kĩ năng này giúp trẻ nhận thức rõ hơn các nguồn năng lượng từ đó góp phần hình thành tình cảm, thái độ tích cực của trẻ đối với các vấn đề đó.
Ví dụ: 
- Góc xây dựng: Xây dựng các công trình, các ngôi nhà chắc chắn có nhiều cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm điện, nhà có lắp đặt thiết bị thu năng lượng mặt trời... Lắp ghép các thiết bị thu năng lượng trong thiên nhiên (năng lượng mặt trời, năng lượng gió...); Lắp ghép các loại phương tiện giao thông sử dụng năng lượng mặt trời, các loại xe tiết kiệm năng lượng. Lắp thêm thiết bị thu năng lượng mặt trời trên các phương tiện giao thông để tiết kiệm xăng, dầu...
- Góc thư viện: Sưu tầm tranh ảnh có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đóng thành bộ sưu tập, sau đó trẻ có thể kể các câu chuyện sáng tạo theo tranh vẽ đó.
- Góc nghệ thuật: Ngắm nhìn, cảm nhận vẻ đẹp và sự kì diệu của thiên nhiên: tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy... để trẻ biết quý trọng và bảo vệ thiên nhiên, cuộc sống xung quanh. Vẽ, tô màu, xé dán các bức tranh có nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. 
Ví dụ: Cắt dán và trang trí ngôi nhà. Nhà có các cửa sổ có đủ ánh sáng và không khí trong lành, tiết kiệm năng lượng điện. Trang trí thêm mặt trời và gắn thiết bị thu năng lượng mặt trời trên mái nhà để phục vụ cuộc sống con người
Làm đồ chơi từ nguyên liệu trong thiên nhiên (lá cây, cành cây, hoa, củ, quả, sỏi) và nguyên vật liệu tái sử dụng (vỏ hộp, bìa các tông, họa báo cũ). Qua đó, trẻ biết sử dụng các vật liệu một cách tiết kiệm.
- Góc phân vai: Trẻ nhận biết tác dụng của nước đối với cuộc sống, biết bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước và các sản phẩm, đóng vai khách ngồi ăn lịch sự không bỏ phí thức ăn... Sử dụng các dụng cụ nấu ăn cẩn thận, tiết kiệm khi sử dụng ga, điện để đun nấu, sử dụng các loại bếp không gây ô nhiễm.
- Góc thiên nhiên: Cảm nhận vẻ đẹp của cỏ, cây, hoa, lá của sự vật hiện tượng trong thiên nhiên để trẻ biết quý trọng và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống. Làm thí nghiệm để nhận biết cây cần nước, không khí, ánh sáng để cây lớn lên khỏe mạnh 
Dùng nước đã rửa tay để tưới cho cây, tận dụng ánh nắng mặt trời để gieo hạt cho cây nảy mầm
Trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ có lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ, giáo viên chú ý tới mức độ phát triển của trẻ, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ bằng việc khuyến khích, động viên trẻ tích cực hoạt động hoặc đưa ra lời đề nghị nhằm định hướng và thúc đẩy hoạt động của trẻ. Giáo viên tận dụng các tình huống hoặc chủ động tạo ra tình huống nhằm giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ đang chơi trò chơi xây dựng, giáo viên đóng vai người chủ nhà nói với các bác thợ xây: Bác ơi, ngôi nhà của tôi nóng quá, bác thiết kế xây giúp tôi kiểu nhà nào cho mát mẻ nhé. (gợi ý trẻ xây nhà có cửa sổ, tường nhà màu sáng, gắn trên nóc nhà thiết bị thu năng lượng mặt trời, năng lượng gió).
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân:
Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
Khi ăn xong, nhắc trẻ đánh răng, uống nước. Lấy nước uống vừa đủ, lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răngNhắc trẻ phải biết rửa tay trước khi ăn, sau khi ăn. Khi rửa tay phải chú ý vặn vòi nước vừa đủ, tránh vặn vòi nước quá to làm ướt quần áo đồng thời lại không tiết kiệm được nước, khi rửa xong phải nhớ khóa van nước
Khi trẻ ngủ, cô trò chuyện để trẻ biết đây là khoảng thời gian mà có thể thực hiện tiết kiệm bằng cách tắt bớt bóng đèn, tắt bớt quạt (ở những phòng không sử dụng đến), điều chỉnh nhiệt độ của máy điều hòa cho ấm lên, vừa tiết kiệm điện vừa tốt cho sức khỏe của cô và trẻ.
Khi thời tiết chuyển sang mùa hè, nhắc trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu, dạy trẻ nghe thời tiết để mặc trang phục cho phù hợp, biết cởi bớt quần áo, mặc quần áo phù hợp với mùa, không nằm quá gần nhau để đỡ nóng bức, khi ngủ dậy nhớ tắt quạt hoặc tắt điều hòa, tắt điện khi ra khỏi phòng.
Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Cô tận dụng những ngày thời tiết nắng ấm để trẻ được hoạt động một cách thoải mái, được quan sát thời tiết hiểu rõ tác dụng của ánh nắng mặt trời

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_tiet_kiem_nang_luong_cho_tr.doc