SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt chương IV “mạng máy tính và internet” môn Tin học lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi

SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt chương IV “mạng máy tính và internet” môn Tin học lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi

Môn Tin học 10 ở bậc THPT bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức cơ bản về tin học như: các bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ tin học thường dùng, một số kỹ năng sử dụng máy tính và sử dụng mạng máy tính để giúp cho việc tìm kiếm tài liệu hữu ích cho việc học tập các môn học khác. Chương IV “Mạng máy tính và internet” hình thành cho học sinh một số kĩ năng cần thiết như:

+ Sử dụng được trình duyệt Wed;

+ Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên internet;

+ Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.

+ Biết sử dụng một số ứng dụng trực tuyến phục vụ nhu cầu học tập,

 

doc 10 trang thuychi01 9052
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt chương IV “mạng máy tính và internet” môn Tin học lớp 10 ở trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT CHƯƠNG IV “MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET” MÔN TIN HỌC LỚP 10 Ở TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
Người thực hiện: Lê Đăng Duy
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực: Tin học
THỌ XUÂN, NĂM 2017
Mục lục
Nội dung
Trang
I. Ý nghĩa đề tài
2
II. Thực trạng đề tài
2
III. Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài ở trường THPT Lê lợi
3
IV. Nội dung
4
V. Những kết quả cụ thể qua quá trình thực nghiệm
8
VI. Kết luận và đề xuất
8
VII. Tài liệu tham khảo
9
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số kinh nghiệm để dạy tốt chương IV “Mạng máy tính và internet”
Môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi
I. Ý nghĩa đề tài.
1. Ý nghĩa thực tiễn.
Môn Tin học 10 ở bậc THPT bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức cơ bản về tin học như: các bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ tin học thường dùng, một số kỹ năng sử dụng máy tính và sử dụng mạng máy tính để giúp cho việc tìm kiếm tài liệu hữu ích cho việc học tập các môn học khác. Chương IV “Mạng máy tính và internet” hình thành cho học sinh một số kĩ năng cần thiết như:
+ Sử dụng được trình duyệt Wed;
+ Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin trên internet;
+ Thực hiện được việc gửi và nhận thư điện tử.
+ Biết sử dụng một số ứng dụng trực tuyến phục vụ nhu cầu học tập, 
2. Ý nghĩa xã hội.
Khi học sinh học hết chương trình tin học 10 THPT các em có thể sử dụng tốt một số phần mềm hổ trợ cho việc học các môn văn hóa khác như:
	+ Phần mềm hệ điều hành Windows giúp cho học sinh có thể sử dụng thành thạo các thao tác đối với máy tính.
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: Học sinh ứng dụng từ các môn học Tập Làm Văn để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách. ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bài toán, bài văn... đã học ở các môn học khác.
+ Trình duyệt Web Internet Explorer giúp học sinh có thể tra cứu thông tin hữu ích giúp cho việc học tập, trao đổi thông tin trực tuyến và giải trí đạt hiệu quả cao hơn.
II. Thực trạng của đề tài.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã khảo sát các lớp 10A1, 10A2, 10A9, 10A10 tôi đang trực tiếp giảng dạy thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành và thông qua hình thức kiểm tra. Khi tổng hợp tôi thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Số hs
Tỷ lệ (%)
Biết sử dụng trình duyệt Internet
45/168
26.8
Biết sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin
38/168
22.6
Biết gửi thư điện tử nhờ trình duyệt Internet
26/168
15.5
Chưa biết sử dụng các ứng dụng của Internet
59/168
35.1
III. Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài ở trường THPT Lê Lợi.
1. Thuận lợi:
a) Nhà trường: Nhà trường hiện có 2 phòng Tin học, hệ thống máy tính tại các phòng tin học được kết nối mạng internet đã đáp ứng được một phần nhu cầu thực hành của học sinh và nhu cầu giảng dạy của giáo viên.
b) Giáo viên: Đội nghũ giáo viên trẻ được đào tạo chính qui.
c) Học sinh: Học sinh có tinh thần ham học hỏi, yêu thích công nghệ thông tin đặc biệt là internet.
2. Khó khăn:
a) Nhà trường: Số lượng máy tính hạn chế, mỗi tiết thực hành có từ 3 đến 4 học sinh một máy, cấu hình máy tính thấp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các giờ thực hành.
b) Giáo viên: Việc đầu tư vào chuyên môn chưa xứng tầm đối với môn khoa học hiện đại.	
c) Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính thụ động.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Sử dụng máy tính, các thiết bị và đường truyền internet hiện có để giảng dạy. Nhằm giúp cho học sinh sau khi học xong chương IV “Mạng máy tính và internet” có thể sử dụng được các trình duyệt Web phổ biến, thực hiện được các thao tác tìm kiếm thông tin trên internet, gửi và nhận thư điện tử thành thạo.
- Giúp học sinh có nhận thức đúng khi học tin học và sử dụng máy tính hiệu quả khi thực hành trên phòng máy.
IV. Nội dung.
1. Thiết kế bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải cho học sinh biết những ứng dụng của tin học hiện nay đã xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là ứng dụng của mạng internet hiện nay.
Ví dụ 1. Bài 20 “Mạng máy tính” giáo viên phải nêu bật lên những tiện ích khi kết nối các máy tính, ngoài ra hãy gợi ý cho học sinh nêu những tiện ích khác có được nhờ kết nối các máy tính lại với nhau như:
+ Chia sẻ tài nguyên, thiết bị cho các máy tính trong mạng: Trong mạng máy tính, dữ liệu, phần mềm tiện ích, ổ cứng, ...  có thể được đặt ở một máy chủ và đồng thời các máy khác trong mạng có thể truy cập và sử dụng nguồn tài nguyên này dưới sự quản lý của máy chủ. Với một số thiết bị đắt tiền thì tất nhiên ngay cả những công ty lớn nhất cũng không dại gì trang bị cho mỗi máy tính một thiết bị như vậy. Bởi vì, mạng máy tính cũng có thể giúp tất cả các máy trong mạng sử dụng được thiết bị này, thông qua kết nối đến với máy có thiết bị.
+ Trao đổi, quản lý dữ liệu: Dữ liệu trong một mạng máy tính, thường được tập trung lưu giữ tại một máy chủ, điều này sẽ làm cho công tác quản lý, bảo mật dữ liệu được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn. 
Ví dụ 2. Bài 21 “Mạng thông tin toàn cầu internet” giáo viên phải chỉ ra những tiện ích nhờ có mạng internet, làm thế nào để máy tính có thể kết nối internet và làm thế nào để các máy tính giao tiếp được với nhau trong internet.
- Tính năng giao tiếp: Internet là 1 mạng truyền thông mang tính chất toàn cầu hoá, mọi người tham gia vào mạng internet có thể kết nối với nhau, trò chuyện, xem tin tức, thông tin, tài liệu 
Nếu trước đây bạn có 1 người bạn ở xa cách bạn dăm ba trăm km hoặc thậm chí nửa vòng trái đất để nói chuyện được với họ bạn phải gởi thư đi mất cả tháng có khi họ không nhận được thư vì thất lạc thì hôm nay bạn có thể trò chuyện thoả thích, thấy mặt nhau nghe giọng nói của nhau thông qua các ứng dụng như facebook, Zalo, Yahoo, Skype, Google chat, 
- Kinh doanh: Internet còn là môi trường tiên lợi cho công việc kinh doanh giáo viên có thể lấy các ví dụ về kinh doanh online trên facebook, Zalo hiện nay.
Nếu như trước đây trong công việc kinh doanh các mặt hàng rất vất vả vì phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để chào hàng thì hôm nay chỉ cần 1 cái click chuột vài từ khoá tìm kiếm là có thể chọn được mặt hàng cần thiết và so sánh giá cả.
Việc chi tiền để quảng cáo trên phương tiện thông tin truyền thống quá đắt so với internet, 1 phút xuất hiện trên tivi phải tốn đến vài triệu đến vài chục triệu, 1 mục nhỏ rao vặt trong tờ báo nổi tiếng thì bạn phải chi ít nhất cũng cả triệu đồng, đôi khi không mang lại hiệu quả vì không phải sản phẩm nào cũng phù hợp, mặc khác khi dùng internet thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
- Học tập và nghiên cứu: Internet đã trở thành phương tiện giúp việc truyền đạt, trao đổi thông tin, hợp tác, giao lưu giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp hành tinh diễn ra nhanh chóng và cực kỳ tiện ích, góp phần vào sự phát  triển của quyền tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Với sự hiện diện của công  nghệ thông tin và truyền thông, thông tin do cá nhân thực hiện quyền tự do  ngôn luận gửi đến xã hội dường như được nhân lên gấp năm, gấp mười và với tốc độ mà tin tức từ bên kia trái đất có thể tới bên này trái đất chỉ sau ít  phút. Mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, có thể bày tỏ ý kiến của mình  trên các diễn đàn, bình luận ngay cả những vấn đề liên quan đến pháp luật và  việc quản lý nhà nước.
Ví dụ 3. Bài 22 “Một số dịch vụ cơ bản của internet” giáo viên phải tổ chức cho học sinh nêu được những ứng dụng phổ biến từ các dịch vụ internet. Ngoài ra giáo viên có thể một số dịch vụ cơ bản của Internet như:
- Các dịch vụ tìm kiếm thông tin gồm: Wide Area Information Servere (WAIS), Gopher, World-Wide-Web (WWW). cho phép tìm kiếm thông tin từ nhiều cơ sở dữ liệu trên mạng.
- Dịch vụ truyền File (File Transfer Protocol/FTP) cho phép gửi/nhận thông tin dạng file bất kỳ giữa các máy tính được nối mạng với nhau. 
- Dịch vụ thư điện tử Email, Gmail, ... 
- Dịch vụ telnet: Cho phép thuê bao truy nhập các máy tính khác trên mạng Internet để chạy các chương trình hoặc truy nhập các cơ sở dữ liệu trên máy đó. 
Giáo viên cũng chỉ cho học sinh biết được các dịch vụ của Internet là liên mạng máy tính rộng khắp thế giới và phải tuân tuân thủ chuẩn TCP/IP.
2. Xây dựng các bài thực hành phù hợp với đối tượng học sinh và thiết bị hiện có. Liên hệ những ứng dụng trong thực tế.
Ví dụ 4. Bài tập và thực hành 10 “Sử dụng trình duyệt Internet Explorer” giáo viên phải tổ chức cho học sinh làm quen với các trình duyệt Internet hiện nay như Internet Explorer, Mozilla Firefox, Google Chrome, Cờ Rôm+, Coc coc, 
Ví dụ 5. Bài tập và thực hành 11 “Thư điện tử và máy tìm kiếm thông tin” giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng các trình duyệt Internet để đăng ký hợp thư và hướng dẫn học sinh gửi thư đến địa chỉ người nhận.
3. Tạo sự cạnh tranh giữa các nhóm trong giờ thực hành bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận xét, chấm điểm (dưới sự chỉ dẫn của giáo viên) của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
4. Ngoài việc cho học sinh biết được những tiện ích mà dịch vụ Internet mang lại, giáo viên cũng chỉ rõ cho học sinh biết những tác hại của dịch vụ Internet để sử dụng dịch vụ Internet sao cho hiệu quả. Ở đây giáo viên nêu thêm một số tác hại của Internet như:
- Nạn hacker tràn lan: Môt số hacker lợi dụng internet để trục lợi riêng cho mình: đánh cắp bí mật quốc gia thông qua việc phá tường lửa, hack tài khoản ngân hàng, tài khoản Visa, gửi các Virus, Trojan,  đánh sập hệ thống mạng của các website, .
- An ninh quốc gia: Những tên phản động lợi dụng internet để tuyên truyền thông tin phản động nhằm kích động chống phá nhà nước ở các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc lỗ hỏng thông tin sẽ là thật tai hại khi các thông tin mật về vũ khí hạt nhân, lộ trình rơi vào tay các tên trùm khủng bố thì hậu quả khôn lường.
- Web đen lấn át thị trường internet: Việc phần lớn người sử dụng internet với mục đích vào các web đen đồi truỵ. Một điều đáng lưu ý nữa là việc lạm dụng internet ở giới trẻ hiện nay, họ tốn nhiều thời gian, công sức vào thế giới ảo Game Online và hậu quả có trường hợp mất cả tính mạng.
Như vậy việc sử dụng internet sao cho đúng cách, đúng thời điểm, đúng mục đích sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích về tất cả mọi mặt, đừng nên quá lạm dụng cũng như thờ ơ với internet hãy cùng nhau chung tay xây dựng 1 mạng internet vững mạnh và khai thác tài nguyên ở chúng.
V. Những kết quả cụ thể qua quá trình thực nghiệm.
Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học ở các lớp 10A1, 10A2, 10A9, 10A10. So sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Sau khi thực hiện chuyên đề
Tỷ lệ tăng, giảm (%)
Số hs
Tỷ lệ (%)
Số hs
Tỷ lệ (%)
Biết sử dụng trình duyệt Internet
45/168
26.8
168/168
100
Tăng: 74.2
Biết sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin
38/168
22.6
168/168
100
Tăng: 78.4 
Biết gửi thư điện tử nhờ trình duyệt Internet
26/168
15.5
168/168
100
Tăng: 84.5
Chưa biết sử dụng các ứng dụng của Internet
59/168
35.1
0/168
0
Giảm: 64.9
VI. Kết luận và đề xuất.
1. Kết luận
Từ kết quả ứng dụng thực tế tại nhà trường nêu trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học chương IV “Mạng máy tính và internet” Tin học 10 đã trình bày ở trên giúp học sinh không những nắm vững kiến thức mà còn cho thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và có chất lượng thực sự.
2. Đề xuất
	Nhà trường cần thương xuyên hơn bảo trì hệ thống máy tính, đặc biệt là hệ thống mạng để giúp học sinh có điều kiện tốt nhất trong quá trình thực hành các bài học bộ môn và tra cứu các tài nguyên bổ ích qua hệ thống mạng internet từ đó giúp các em nâng cao kiến thức ở các môn học khác.
VII. Tài liệu tham khảo
1. Một số trang wep:
2. Sách giáo khoa Tin học 10.
3. Sách bài tập Tin học 10.
4. Sách giáo viên Tin học 10.
5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Tin học 10
6. Danh mục các sáng kiến đã được Hội đồng cấp Sở đánh giá
TT
Tên sáng kiến
Xếp loại
Số quyết định
1
Một số kinh nghiệm dạy tốt chương III, Hệ soạn thảo văn bản môn Tin học 10 ở trường THPT Lê Lợi
B
972/QĐ-SGD&ĐT ngày 24/11/2016
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Lê Đăng Duy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_day_tot_chuong_iv_mang_may_tinh_v.doc