SKKN Ngân hàng câu hái trắc nghiệm khách quan môn Tin học 10

SKKN Ngân hàng câu hái trắc nghiệm khách quan môn Tin học 10

 Quá trình dạy học là một quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Muốn quá trình đạt kết quả cao ta phải kiểm tra, đánh giá sự nhận thức của học sinh nhằm phân loại học sinh một cách tốt nhất. Từ đó rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh phương thức dạy học đúng, phù hợp với sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Do đó quá trình kiểm tra đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh là một khâu vô cùng quan trọng, nó chẳng những là khâu cuối cùng đánh giá độ tin cậy cao về sản phẩm đào tạo mà nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo.

Có nhiều cách để kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong đó, trắc nghiệm là phương pháp có thể đánh giá được năng lực của học sinh một cách nhanh nhất và thời gian chấm bài nhanh. Sự kết hợp giữa phương pháp trắc nghiệm và phương pháp tự luận lại càng đạt được kết quả và độ tin cậy cao hơn.

 

doc 26 trang thuychi01 12761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ngân hàng câu hái trắc nghiệm khách quan môn Tin học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	TRANG
PHẦN 1: MỞ ĐẦU	2
PHẦN 2: CƠ SỞ Lí LUẬN CỦA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.	5
PHẦN 3: HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.	11
Chương I: Một số khái niệm cơ bản của tin học	11
PHẦN 4: KẾT LUẬN.	20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý thuyết và thực hành về đo lường và đánh giá trong giáo dục
(GS.TSKH Lâm Quang Thiệp)
2. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 (Hồ Sĩ Đàm chủ biên – NXB Giáo dục)
3. Tin học 10 (Hồ Sĩ Đàm chủ biên – NXB Giáo dục)
4. Bài tập Tin học 10 (Hồ Sĩ Đàm chủ biên – NXB Giáo dục)
PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
 Quá trình dạy học là một quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh. Muốn quá trình đạt kết quả cao ta phải kiểm tra, đánh giá sự nhận thức của học sinh nhằm phân loại học sinh một cách tốt nhất. Từ đó rút ra kinh nghiệm, điều chỉnh phương thức dạy học đúng, phù hợp với sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh. Do đó quá trình kiểm tra đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh là một khâu vô cùng quan trọng, nó chẳng những là khâu cuối cùng đánh giá độ tin cậy cao về sản phẩm đào tạo mà nó còn có tác dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo.
Có nhiều cách để kiểm tra, đánh giá học sinh. Trong đó, trắc nghiệm là phương pháp có thể đánh giá được năng lực của học sinh một cách nhanh nhất và thời gian chấm bài nhanh. Sự kết hợp giữa phương pháp trắc nghiệm và phương pháp tự luận lại càng đạt được kết quả và độ tin cậy cao hơn.
Hiện nay phương pháp dạy và học, cơ câu và quy trình tổ chức đều có những thay đổi về bản chất. Người dạy trở thành chuyên gia hướng dẫn, giúp đỡ người học. Người học hướng tới việc học tập chủ động, biết tự thích nghi. Môi trường hợp tác tư vấn, đối thoại trở nên quan trọng. Kiến thức được truyền thụ một cách tích cực bởi cá nhân người học. Tin học là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các phương pháp dạy mới này. Để phù hợp với phương pháp dạy học mới người giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá việc nhận thức của học sinh. Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 10 tôi nhận thấy môn học có nhiều điều kiện thuận lợi việc sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm. Qua mỗi bài dạy tôi ra một số câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá việc nhận thức của học sinh, giúp học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức ngay tại lớp. Qua nhiều bài dạy của một chương tôi có được một ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của một chương giúp cho việc ôn tập của học sinh dễ dàng hơn, qua thực tế kiểm tra nhận thức của học sinh tôi nhận thấy chất lượng được nâng cao. Đúc rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học tôi có ý tưởng tổng hợp, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá việc nhận thức kiến thức tin học của học sinh khối 10. Với lý do trên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm có tên đề tài là: 
“Ngân hàng câu hái trắc nghiệm khách quan môn Tin học 10”.
Những nội dung chính trong đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Cơ sở lý luận của trắc nghiệm khách quan.
Biên soạn ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương I môn Tin học 10.
Sử dụng ngân hàng câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy vào dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh một cách hiệu quả nhất, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Học sinh lớp 10 TTGDTX_DN Bá Thước
Phạm vi nghiên cứu: Tin học 10.
Phương pháp nghiên cứu:
Nhiệm vụ: nghiên cứu cơ sở khoa học việc sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm, từ đó nghiên cứu tìm hiểu và biên soạn ngân hàng câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức và tư duy khác nhau, giúp cho việc kiểm tra đánh giá học sinh một cách hiệu quả nhất.
Phương pháp:
Nghiên cứu lý thuyết: đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài như : phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, đánh giá trong giáo dục, các tài liệu về trắc nghiệm và tự luận, SGK và SGV Tin học 10 và các tài liệu tham khảo, tìm kiếm tài liệu trên mạng Internet.
Thực nghiệm sư phạm: sử dụng ngân hàng câu hỏi và bài tập để kiểm tra trên học sinh, đánh giá chất lượng câu hỏi và bài tập đã soạn.
Xử lí số liệu: 
Tính điểm kiểm tra trung bình: cộng tất cả điểm số % của các bài kiểm tra lại và chia cho số bài kiểm tra.
Phân tích điểm trung bình: từ điểm kiểm tra trung bình ta xác định được mức độ khó, dễ của mỗi đề kiểm tra. Cụ thể như sau:
+ Điểm kiểm tra trung bình đạt 80% trở nên cho thấy bài kiểm tra tương đối dễ 
+ Điểm trung bình khoảng 60 - 80% là kết quả bình thường
+ Điểm trung bình dưới 60% cho thấy đó là bài kiểm tra khó
+ Điểm trung bình dưới 40% cho thấy đó là bài kiểm tra rất khó
PHẦN II: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Cơ sở lí luận về trắc nghiệm khách quan
 a) Khái niệm
	TNKQ là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi TNKQ gọi là khách quan vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm.
 b) Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
	Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể chia làm 4 loại chính:
	- Câu trắc nghiệm đúng sai
	Đây là loại câu hỏi được tŕnh bày dưới dạng câu phát biểu và học sinh trả lời bằng cách lựa chọn một trong 2 phương án đúng hoặc sai.
	 · Ưu điểm của loại trắc nghiệm đúng sai: Nó là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, v́ vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.
	 · Nhược điểm của loại trắc nghiệm đúng sai: HS có thể đoán ṃ v́ vậy có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh thuộc ḷng hơn là hiểu. Học sinh giỏi có thể không thỏa măn khi buộc phải chọn đúng hay sai khi câu hỏi viết chưa kĩ càng.
	- Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn
	Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn được gọi tắt là câu hỏi nhiều lựa chọn. Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất. Loại này có một câu phát biểu căn bản gọi là câu dẫn và có nhiều câu trả lời để học sinh lựa chọn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng nhất hay hợp lư nhất c̣n lại đều là sai, những câu trả lời sai là câu mồi hay câu nhiễu.
	* Ưu điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn:
	- Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra - đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như:
	 + Xác định mối tương quan nhân quả.
	 + Nhận biết các điều sai lầm 
	 + Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau
	 + Định nghĩa các khái niệm
	 + Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
	 + Xác định nguyên lư hay ư niệm tổng quát từ những sự kiện
	 + Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
	- Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều so với các loại TNKQ khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.
	- Tính giá trị tốt hơn. với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn, người ta có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lí, định luật, tổng quát hóa rất hữu hiệu.
	- Thật sự khách quan khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của HS và tŕnh độ người chấm bài.
	* Nhược điểm của loại câu hỏi nhiều lựa chọn
	- Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, c̣n những câu c̣n lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lí. Ngoài ra phải soạn câu hỏi hỏi thế nào đó để đo được các mức trí năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu.
	- Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thỏa măn.
	 - Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi TNTL soạn kỹ.
	- Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề loại câu hỏi này so với loại câu hỏi khác và cũng cần nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.
	* Câu hỏi loại này có thể dùng thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi viết câu hỏi loại này cần lưu ý:
	 + Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rỏ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rỏ ràng một vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải được nhấn mạnh để học sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì. 
	 + Câu chọn cũng phải rơ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu trúc song song nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn.
	 + Nên có 5 phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi. Nếu số phương án trả lời ít hơn thì yếu tố đoán mò hay may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì thầy giáo khó soạn và học sinh thì mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi, các câu gây nhiễu phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau để nhử học sinh kén chọn.
	 + Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại thật sự nhiễu.
	 + Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ư nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết một nội dung kiến thức nào đó.
	 + Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau.
	- trắc nghiệm ghép đôi:
	Đây là loại hình đặc biệt của loại câu hỏi nhiều lựa chọn, trong đó học sinh tìm cách ghép các câu trả lời ở trong cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp.
	* Ưu điểm: câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng, loại này thích hợp với tuổi học sinh trung học cơ sở hơn. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan.
	* Nhược điểm: Loại câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi không thích hợp cho việc thẩm định các khả năng như sắp đặt và vận dụng các kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo mức trí năng cao đ̣i hỏi nhiều công phu. Ngoài ra, nếu danh sách mỗi cột dài th́ tốn nhiều thời gian cho học sinh đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
	- câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn:
	Đây là câu hỏi TNKQ nhưng có câu trả lời tự do. Học sinh viết câu trả lời bằng một hay vài từ hoặc một câu ngắn.
	* Ưu điểm: Học sinh có cơ hội tŕnh bày những câu trả lời khác thường, phát huy óc sáng kiến. Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tìm ra câu trả lời. Việc chấm điểm nhanh hơn TNTL song rắc rối hơn những loại câu TNKQ khác. Loại này cũng dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
	* Nhược điểm: Khi soạn thảo loại câu hỏi này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn các câu từ trong sách giáo khoa.
	Phạm vi kiểm tra của loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặt. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn.
 c) Câu hỏi phối hợp giữa câu hỏi trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn với tự luận.
	- Đây là câu hỏi TNKQ loại nhiều lựa chọn được đặt thêm 01 câu hỏi giải thích dưới dạng thành văn. Hăy giải thích một cách ngắn gọn v́ sao chọn phương án đó? Với loại câu hỏi này HS phải dùng cách hành văn của chính mình để viết ra cách giải, cách suy luận, giải thích để đưa đến kết quả mà mình đă chọn.
	- Loại câu hỏi này gần như mang đầy đủ các ưu điểm của loại câu hỏi TNKQ loại nhiều lựa chọn và loại câu hỏi TNTL. Đặc biệt là nó khắc phục được các nhược điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn: Loại bỏ được khả năng đoán mò, đánh giá được khả năng tư duy sáng tạo, đánh giá được trình độ tư duy của học sinh như câu hỏi TNTL, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn của học sinh để sắp xếp, diễn đạt, tŕnh bày một vấn đề và ít tốn thời gian chấm bài, khách quan hơn TNTL.
	- Tuy nhiên loại câu hỏi nhiều lựa chọn đă khó soạn nay lại phối hợp với tự luận càng khó hơn vì câu hỏi này phải có nội dung như thế nào đó để giáo viên đo được những gì cần đo, muốn đo mà phương pháp TNKQ không thực hiện được
	- Khi chọn những câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn để phối hợp với tự luận có những điểm cần lưu ý sau:
	 + Phải là những câu hỏi nhiều lựa chọn hay, có nội dung để đánh giá khả năng ở mức trí lực cao như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thực nghiệm, óc quan sát tinh vi, nhận xét tinh tế vì đánh giá các mức trí lực cao là nhược điểm của câu hỏi TNKQ song đó lại là ưu điểm của tự luận. 
	 + Dù là câu hỏi TNKQ hay TNTL thì học sinh phải mất thời gian suy nghĩ tương đương, song để đảm bảo độ tin cậy cho bài kiểm tra TNKQ thì số câu hỏi phải nhiều vì vậy phần TNTL phải là câu trả lời được viết ngắn gọn, rỏ ràng, súc tích, ít tốn thời gian do đó câu hỏi loại này cũng chỉ nên đề cập đến một vấn đề, một nguyên tắc, không nên hỏi nhiều vấn đề trong một câu như câu hỏi TNTL.
	 + Do cách chấm điểm phần tự luận mang tính chủ quan nên phần tự luận của câu hỏi loại này không nên cho quá nhiều điểm so với phần TNKQ.
1. Mức mức độ nhận thức :
	Năm 1956, Benjamin Bloom, giáo sư của trường đại học Chicago, đã công bố kết quả của ông về : Sự phân loại các mục tiêu giao dục đã nêu ra 6 mức độ nhận thức : Biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đanh giá.
	Tuy nhiên đối với học sinh phổ thụng Việt Nam, việc phân chia 6 mức độ nhận thức là rất khó thực hiện được. Vì vậy các nhà nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học đã đưa ra các cấp độ sau : Biết, hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
	Áp dụng vào loại hình câu hỏi TNKQ theo mức độ vận dụng sáng tạo có thể gộp chung với mức độ vận dụng, trong đó yêu cầu học sinh phải thể hiện sự sáng tạo trong việc tính toán nhanh và thể hiện trí thông minh.
2. Kỹ thuật soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan
 a) Giai đoạn chuẩn bị: 
	* Xác định mục tiêu: Xác định mục tiêu muốn kiểm tra - đánh giá cho rõ ràng. Cần phân chia nội dung chương tŕnh thành các nội dung cụ thể và xác định tầm quan trọng của từng nội dung đó để phân bố trọng số. Các mục tiêu phải được phát biểu dưới dạng những điều có thể quan sát được, đo được để đặt ra các yêu cầu về mức độ đạt được của kiến thức, kỹ năng.
	* Lập bảng đặc trưng: Sau khi phân chia nội dung chương tŕnh thành nội dung dạy học cụ thể, người ta tiến hành lập bảng đặc trưng bằng cách dùng ma trận hai chiều để phân bố câu hỏi theo trọng số của nội dung và mục tiêu cần kiểm tra. phân loại từng câu hỏi trắc nghiệm theo 2 chiều cơ bản: một chiều là chiều các nội dung quy định trong chương tŕnh và chiều kia là chiều các mục tiêu dạy học hay các yêu cầu kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh cần đạt được. Sau đó phải kiểm tra lại các nội dung hay các mục tiêu của câu hỏi. Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi loại mục tiêu và mỗi loại nội dung.
	* Tùy theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học mà chúng ta chọn loại câu hỏi, như câu hỏi có nội dung định tính, định luợng, câu hỏi có nội dung hiểu, biết, vận dụng Cần chọn ra những câu hỏi có mức độ khó phù hợp với yêu cầu đánh giá và tŕnh độ nhận thức của học sinh.
	* Ngoài ra giáo viên phải chuẩn bị đủ tư liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo để có kiến thức chuyên môn vững chắc, nắm vững nội dung chương tŕnh, nắm chắc kỹ thuật soạn thảo câu hỏi TNKQ.
 b) Giai đoạn thực hiện:
	Sau khi chuẩn bị đầy đủ các bước ở giai đoạn chuẩn bị mới bắt đầu chuẩn bị câu hỏi. Muốn có bài trắc nghiệm khách quan hay, nên theo các qui tắc tổng quát sau:
	* Bản sơ khảo các câu hỏi nên được soạn thảo trước một thời gian trước khi kiểm tra.
	* Số câu hỏi ở bản thảo đầu tiên có nhiều câu hỏi hơn số câu hỏi cần dùng trong bài kiểm tra.
	* Mỗi câu hỏi nên liên quan đến một mục tiêu nhất định. Có như vậy câu hỏi mới có thể biểu diễn mục tiêu dưới dạng đo được hay quan sát được.
	* Mỗi câu hỏi phải được diễn đạt rơ ràng, không nên dùng những cụm từ có ư nghĩa mơ hồ như: thường thường, đôi khi, có lẽ, có thể v́ như vậy HS thường đoán ṃ câu trả lời từ cách diễn đạt câu hỏi hơn là vận dụng sự hiểu biết của ḿnh để trả lời câu hỏi. 
	* Mỗi câu hỏi phải tự mang đầy đủ ư nghĩa chứ không tùy thuộc vào phần trả lời chọn lựa để hoàn tất ư nghĩa.
	* Các câu hỏi nên đặt dưới thể xác định hơn là thể phủ định hay là thể phủ định kép.
	* Tránh dùng nguyên văn những câu trích từ sách hay bài giảng.
	* Tránh dùng những câu hỏi có tính chất đánh lừa học sinh.
	* Tránh để học sinh đoán được câu trả lời dựa vào dữ kiện cho ở những câu hỏi khác nhau.
	* Các câu hỏi nên có độ khó vừa phải khoảng từ 40% ¸ 60% số học sinh tham gia làm bài kiểm tra trả lời được.
	* Nên sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự mức độ khó dần và câu hỏi cùng loại được xếp vào một chỗ.
	* Các chỗ trống để điền câu trả lời nên có chiều dài bằng nhau.
	* Phải soạn thảo kỹ đáp án trước khi cho học sinh làm bài kiểm tra và cần báo trước cho học sinh cách cho điểm mỗi câu hỏi.
	* Trước khi loại bỏ câu hỏi bằng phương pháp phân tích thống kê, phải kiểm tra lại câu hỏi cẩn thận, tham khảo ư kiến đồng nghiệp, v́ đôi khi câu hỏi đó cần kiểm tra - đánh giá một mục tiêu quan trọng nào đó mà chỉ số thống kê không thật sự buộc phải tuân thủ để loại bỏ câu hỏi đó.
3. Phân tích và đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan loại câu hỏi nhiều lựa chọn
 a) Phân tích câu hỏi:
	* Mục đích phân tích câu hỏi: Sau khi chấm bài ghi điểm một bài kiểm tra TNKQ, cần đánh giá hiệu quả từng câu hỏi. Muốn vậy, cần phải phân tích các câu trả lời của học sinh cho mỗi câu hỏi TNKQ. Việc phân tích này có 2 mục đích:
	- Kết quả bài kiểm tra giúp giáo viên đánh giá mức độ thành công của phương pháp dạy học để kịp thời thay đổi phương pháp dạy và phương pháp học cho phù hợp.
	- Việc phân tích câu hỏi c̣n để xem học sinh trả lời mỗi câu hỏi như thế nào, từ đó sửa lại nội dung câu hỏi để TNKQ có thể đo lường thành quả, khả năng học tập của học sinh một cách hữu hiệu hơn.
	* Phương pháp phân tích câu hỏi: Trong phương pháp phân tích câu hỏi của một bài kiểm tra TNKQ thành quả học tập, chúng ta thường so sánh câu trả lời của học sinh ở mỗi câu hỏi với điểm số chung của toàn bài kiểm tra, với sự mong muốn có nhiều học sinh ở nhóm điểm cao và ít học sinh ở nhóm điểm thấp trả lời đúng một câu hỏi.
	Việc phân tích thống kê nhằm xác định các chỉ số: độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị của một câu hỏi. Để xác định thống kê độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị người ta tiến hành như sau:
Độ khó
	Khỏi niệm đầu tiên có thể lưu ý đến là độ khó của cõu hỏi trắc nghiệm. Theo lý thuyết trắc nghiệm cổ điển người ta xác định độ khó dựa vào việc thử nghiệm câu hỏi trắc nghiệm trên các đối tượng TS phù hợp, và đo độ khó p bằng tỷ số phần trăm TS làm đúng trên tổng số TS tham gia làm câu hỏi trắc nghiệm đó thỡ:
p = (Số TS làm đúng)/(Tổng số TS tham gia làm CH)
Khi soạn thảo xong một câu hoặc một ĐTN người soạn chỉ có thể ước lượng độ khó hoặc độ phân biệt của nó bằng cảm tính. Độ lớn của của các đại lượng đó chỉ có thể tính được cụ thể bằng phương pháp thống kê sau lần trắc nghiệm thử, dựa trên kết quả thu được từ các câu và đề thi trắc nghiệm của thí sinh.
Các câu hỏi của một đề thi trắc nghiệm thường phải có độ khó khác nhau. Theo như công thức tính độ khó như trên, rừ ràng giỏ trị p càng bé CH càng khó và ngược lại.
Vậy p có giá trị như thế nào thỡ CH có thể xem là có độ khó trung bỡnh? Muốn xỏc định được khái niệm này cần phải lưu ý đến xác suất làm đúng CH bằng cách chọn hú hoạ. Như đó biết, giả sử một CH trắc nghiệm cú 5 phương án chọn thỡ xác suất làm đúng CH do sự lựa chọn hú hoạ của một TS không biết gỡ là 20%. Vậy độ khó trung bỡnh của cõu trắc nghiệm 5 phương án chọn phải nằm giữa 20% và 100%, tức là 60%. Như vậy, nói chung độ khó trung bỡnh của một cõu trắc nghiệm cú n phương án chọn là (100% + 1/n)/2. Đối với các CH loại trả lời tự do, như loại điền khuyết, thỡ độ khó trung bỡnh là 50%.
Khi chọn lựa cỏc cõu trắc nghiệm theo độ khó người ta thường phải loại các câu quá khó (không ai làm đúng) hoặc quá dễ (ai cũng làm đúng). Một ĐTN tốt thường là khi có nhiều CH ở độ khó trung bỡnh.
Độ phân biệt
Khi ra một câu hoặc một ĐTN cho một nhóm TS nào đó, người ta thường muốn phân biệt trong nhóm ấy những người có năng lực khỏc nhau: giỏi, trung bỡnh, kộm... Khả năng của câu trắc nghiệm thực hiện được sự phân biệt ấy được gọi là độ phân biệt. Muốn cho CH có độ phân biệt, phản ứng của nhóm TS giỏi và nhóm TS kém lên câu đó hiển nhiên phải khác nhau. Người ta thường thống kê các phản ứng khác nhau đó để tính độ phân biệt.
Độ phân biệt của một câu hoặc một ĐTN 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ngan_hang_cau_hai_trac_nghiem_khach_quan_mon_tin_hoc_10.doc