SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái

SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái

Bác Hồ của chúng ta đã dạy “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải giữ gìn nó”.

Đối với trẻ mầm non đang tuổi học ăn, học nói, ngôn ngữ bắt đầu được hình thành. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi và giao tiếp trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy việc dạy trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trẻ nói mạch lạc, rõ ràng và được làm quen với chữ viết Tiếng Việt để chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Trẻ 5 - 6 tuổi ngôn ngữ đang trên đà phát triển, trẻ không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói hàng ngày để giao tiếp mà các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ có tâm thế vững vàng bước vào lớp 1. Trẻ muốn biết đọc, biết viết thì bước đầu tiên trẻ phải được làm quen với những chữ cái thật đơn giản trong chương trình học mầm non. Bộ môn làm quen chữ cái chính là điều kiện tiên quyết giúp trẻ học tốt môn Tiếng Việt sau này ở trường phổ thông. Bởi qua môn học này trẻ được tiếp xúc với môi trường chữ viết, nhận biết, phát âm 29 chữ cái, tập tô các nét chữ theo đúng quy trình và tham gia các trò chơi chữ cái. Từ đó không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc, tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đây là nền tảng, là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa để trẻ bước vào thế giới tri thức của nhân loại.

Chính vì vậy để trẻ học tốt chương trình tiểu học, khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo tính kế thừa, tính khoa học và thống nhất. Những kiến thức truyền đạt cho trẻ 5 - 6 tuổi cần phải chính xác nhưng không dập khuôn, máy móc và được củng cố mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở các cấp học sau này.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn làm quen với chữ cái chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như tạo tiền đề để trẻ bước vào tiểu học được thuận lợi và dễ dàng. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái” để nghiên cứu trong năm học 2016-2017.

 

doc 20 trang thuychi01 14422
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI 
HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ba Đình
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ của chúng ta đã dạy “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải giữ gìn nó”.
Đối với trẻ mầm non đang tuổi học ăn, học nói, ngôn ngữ bắt đầu được hình thành. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi và giao tiếp trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy việc dạy trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trẻ nói mạch lạc, rõ ràng và được làm quen với chữ viết Tiếng Việt để chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 1 là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non. Trẻ 5 - 6 tuổi ngôn ngữ đang trên đà phát triển, trẻ không chỉ sử dụng ngôn ngữ nói hàng ngày để giao tiếp mà các kỹ năng tiền biết đọc, biết viết là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ có tâm thế vững vàng bước vào lớp 1. Trẻ muốn biết đọc, biết viết thì bước đầu tiên trẻ phải được làm quen với những chữ cái thật đơn giản trong chương trình học mầm non. Bộ môn làm quen chữ cái chính là điều kiện tiên quyết giúp trẻ học tốt môn Tiếng Việt sau này ở trường phổ thông. Bởi qua môn học này trẻ được tiếp xúc với môi trường chữ viết, nhận biết, phát âm 29 chữ cái, tập tô các nét chữ theo đúng quy trình và tham gia các trò chơi chữ cái. Từ đó không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc, tiền viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đây là nền tảng, là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa để trẻ bước vào thế giới tri thức của nhân loại.
Chính vì vậy để trẻ học tốt chương trình tiểu học, khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo tính kế thừa, tính khoa học và thống nhất. Những kiến thức truyền đạt cho trẻ 5 - 6 tuổi cần phải chính xác nhưng không dập khuôn, máy móc và được củng cố mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hơn giúp trẻ không bị thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang hoạt động học tập ở các cấp học sau này.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn làm quen với chữ cái chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như tạo tiền đề để trẻ bước vào tiểu học được thuận lợi và dễ dàng. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái” để nghiên cứu trong năm học 2016-2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tiếp thu của trẻ về bộ môn làm quen với chữ cái trên cơ sở đó tìm ra một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đạt kết quả cao.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các cháu mẫu giáo 5-6 tuổi học tại trường Mầm non Ba Đình do tôi trực tiếp giảng dạy
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở của chương trình các môn học giáo dục mầm non nói chung, đặc biệt là môn làm quen chữ cái nói riêng. Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu và thực hiện giảng dạy tại lớp, tôi đã đưa ra các phương pháp sau:
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp trực quan 
- Phương pháp thực hành luyện tập
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, chữ viết được hình thành và bắt nguồn từ 29 chữ cái tiếng việt, sau đó tạo thành âm, vần, từ, câu đơn, câu ghép. Nhờ có chữ viết mà con người giao tiếp trao đổi thông tin với nhau và lưu giữ được những dòng nhật kí, những bài hát hay, những tác phẩm văn họcĐối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Để trẻ không ngạc nhiên, bỡ ngỡ khi tiếp cận với môn Tiếng việt ở lớp 1 thì việc tạo tiền đề ngôn ngữ tiếng việt ngay từ tuổi mẫu giáo cho trẻ rất quan trọng. Chính vì vậy việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái rất cần thiết và không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non. Bởi hoạt động làm quen với chữ cái là một bộ phận giúp trẻ phát triển ngữ đồng thời phát triển năng lực và những kĩ năng cần thiết cho việc học môn Tiếng việt sau này của trẻ. Cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập. Qua bộ môn làm quen với chữ cái, trẻ được làm quen với 29 chữ cái, được rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm và hiểu ngôn ngữ tiếng việt. Những chữ cái ngộ nghĩnh sẽ là tiền đề đầu tiên để trẻ thực hiện việc ghép các chữ cái với nhau tạo nên từ mang ý nghĩa độc lập. Từ đó cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh cho trẻ, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết. Trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này. Do đó khi tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻ chưa từng được tiếp cận cần phải thực hiện phương pháp giáo dục phù hợp, linh hoạt và sáng tạo để hình thành những kỹ năng tiền biết đọc, biết viết, giúp trẻ có kiến thức vững vàng đảm bảo hành trang cho trẻ tự tin khi bước vào trường tiểu học.
2.2. Thực trạng vấn đề
 Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi với tổng số là 37 cháu, trong đó 20 cháu nam, 17 cháu nữ. Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân đã có được những thuận lợi và khó khăn sau: 
a. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn đã dự giờ, thăm lớp, góp ý giúp tôi nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt là bộ môn làm quen với chữ cái.
- Lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch đẹp, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ môn học đầy đủ.
- Bàn ghế mới, đẹp, đầy đủ và đúng qui cách.
- Các cháu ngoan ngoãn, sức khỏe tốt, đi học đều, cháu hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với chữ cái.
- Bản thân được tham gia học các lớp chuyên đề do ngành tổ chức và thường xuyên được tham gia các buổi thao giảng, thi giáo viên giỏi các cấp, học bồi dưỡng thường xuyên và học hỏi chị em đồng nghiệp, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn.
- Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của trẻ, đặc biệt là môn học làm quen chữ cái.
b. Khó khăn
- Một số trẻ còn nhút nhát, nói ngọng, nói lắp nên phát âm không chuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng môn học làm quen với chữ cái.
- Một số phụ huynh chưa hiểu hết về môn học và đôi khi còn đặt yêu cầu cao đối với trẻ là phải biết đọc, biết viết các chữ ghép.
- Một số trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi nên trẻ làm quen với bộ môn chữ cái còn khó khăn. 
c. Kết quả thực trạng
Vào đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát thực trạng để nắm được khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng của trẻ để lên kế hoạch có những biện pháp cụ thể giúp trẻ học tốt bộ môn làm quen với chữ cái.
Kết quả cho thấy như sau:
Mức độ
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Tỷ lệ %
Khá
Tỷ lệ %
TB
Tỷ lệ %
Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái
11
30
16
43
10
27
0
Trẻ hứng thú chơi các trò chơi chữ cái
13
35
16
43
8
22
0
Trẻ biết tô trùng khít lên chữ chấm mờ
12
32
17
46
8
22
0
Trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút bằng tay phải
13
35
17
46
7
19
0
Với kết quả khảo sát như trên cho thấy, số trẻ trung bình còn nhiều.Vì vậy để tỉ lệ trẻ xếp loại trung bình hạ xuống mức thấp nhất, bản thân tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện
2.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường làm quen chữ cái phong phú và hấp dẫn.
Đối với trẻ mầm non lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên của trẻ là nhìn xung quanh xem có những gì và có đẹp không, đặc biệt những gì mới lạ, đẹp mắt, hấp dẫn sẽ gây được sự chú ý của trẻ. Vì vậy môi trường có tác dụng rất lớn đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ được làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi cần phải xây dựng môi trường chữ viết cả trong và ngoài lớp cho trẻ hoạt động. 
Đối với môi trường trong lớp, tôi chọn những hình ảnh đẹp, hấp dẫn, để trang trí các góc, các mẫu chữ được trang trí lên các mảng tường hay bất cứ một biểu bảng trong và ngoài lớp đều là mẫu chữ in thường, chữ không quá cao với trẻ để trẻ đứng chỉ được, đọc được những chữ cái đó. Ở góc học tập và góc nghệ thuật tôi chú trọng hơn vì ở góc này trẻ được thực hành, củng cố, luyện tập chữ cái nhiều hơn nên cần trang trí nhiều mảng hoạt động phong phú và đồ dùng, vật liệu đa dạng để trẻ hoạt động. Ở góc này tôi tạo mảng “Ngôi nhà chữ cái” có các cột tương ứng với hình ảnh, chữ cái mà trẻ được học theo từng chủ đề để trẻ hoạt động.
Môi trường hoạt động tại góc học tập
Những đồ dùng học tập của trẻ tôi cũng dán từ chỉ tên: Bút chì, kéo, hồ dán, hay giá đựng sách vở của trẻ được chia làm nhiều ngăn có dán từ vào mỗi ngăn như vở tạo hình, vở tập tô, vở toán Hàng ngày trẻ lấy sách vở, đồ dùng của mình được làm quen với các chữ cái dán trên đồ dùng và vở lâu dần thành quen, trẻ còn có thể học đánh vần những từ đó. Điều này không những giúp trẻ học chữ cái thông qua từ mà còn rèn ở trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng khi cất đồ dùng đồ chơi.
Không chỉ gắn chữ ở các góc, đồ dùng học tập của trẻ mà ngay cả đồ dùng cá nhân của trẻ như khăn mặt, cốc uống nước, bàn chải đánh răng, gối đều được mang kí hiệu bằng chữ cái, khi sử dụng trẻ đều nhận biết được ký hiệu chữ cái của mình, tên của mình và dùng đúng đồ của mình. Từ đó không chỉ giúp trẻ nhớ các chữ cái, nhớ tên của mình mà còn biết giữ gìn đồ dùng cá nhân của mình nữa.
Với các bảng biểu tôi đã trang trí tên gọi bằng chữ cái tiếng việt cơ bản để hàng ngày trẻ nhìn thấy, trẻ nhận mặt chữ và ghi nhớ các từ trong bảng và biết bảng đó là bảng gì, có chữ gì, từ gì.
Ví dụ: Bảng bé ngoan: Trẻ nhớ kí hiệu chữ nào là ô của mình và cắm cờ đúng ô đó. Hay bảng theo dõi thời tiết: Trẻ biết hôm nay thời tiết như thế nào. Sáng, trưa, chiều trời nắng hay mưa, nóng hay lạnh.Trẻ sẽ lên ghép từ thời tiết theo thời gian trong ngày ở bảng.
Các bảng biểu để trẻ hoạt động
Đối với môi trường bên ngoài như: góc thiên nhiên, bảng tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ. Đây cũng là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập củng cố chữ cái và từ cho trẻ.
Tủ để đồ dùng cá nhân của trẻ như: mũ, ba lô tôi luôn gắn hình ảnh hoa kèm theo tên trẻ. Như vậy hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng quy định vừa nhớ tên của mình của bạn, biết tên của mình có chữ gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải của các chữ như thế nào. 
Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học là nơi không những tạo môi trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ huynh hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Những hình ảnh kèm theo chữ trẻ được học hàng ngày, chương trình học và tư vấn các tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, các trò chơi phục vụ môn chữ cái, giúp các bậc phụ huynh biết và ôn luyện cho trẻ thêm ở nhà.
Ở góc thiên nhiên, tôi đặt tiêu đề cho góc là “Bé yêu thiên nhiên”. Trên mảng tường trang trí những hình ảnh bảo vệ môi trường, bé chăm sóc cây cùng các bài thơ tranh chữ to để trẻ được làm quen.
Ví dụ: Bài thơ “Em bé tưới hoa” kèm theo hình ảnh
Em bé nhỏ
Đem bình nước
Tưới cho hoa
Hoa mỉm cười
Xòe lá “vẫy” 
Các loại cây, loại hoa đều có biển gắn ghi tên để trẻ nhận biết, tập đọc và tri giác, tìm hiểu chữ cái trong các tên.
Với việc tạo môi trường chữ cái phong phú cho trẻ được tiến hành một cách tự nhiên từ những hoạt động gần gũi giúp trẻ có cơ hội được luyện tập phát âm những chữ cái đã học và làm quen với chữ mới, trẻ được hoạt động theo hứng thú cá nhân.
2.3.2. Biện pháp 2: Vận dụng đồ dùng trực quan qua các trò chơi chữ cái sáng tạo.
Cũng như các môn học khác, trẻ mầm non đều “Học bằng chơi, chơi mà học”, mọi hoạt động của trẻ được tổ chức dưới hình thức chơi. Vì vậy thế giới đồ chơi và các trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Để trẻ thực hiện tốt những hoạt động làm quen với chữ cái phong phú, linh hoạt, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ, giúp trẻ hiểu bài nhanh, nhớ lâu thì trẻ phải được trực tiếp tham gia thực hành cùng các đồ dùng, đồ chơi đa dạng qua các trò chơi chữ cái hấp dẫn. Do đó để trẻ có nhiều đồ dùng học tập và vận dụng vào các trò chơi chữ cái, ngoài những đồ dùng, đồ chơi dạy học được cung cấp như bảng chữ cái Tiếng Việt, tranh có từ chứa chữ cái, thẻ chữ, thẻ từ Hàng tháng tôi thường xuyên làm thêm đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn học theo từng chủ đề để giờ học đạt kết quả cao. Tôi tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương và nguyên liệu phế thải để làm đồ dùng dạy học. Từ những gáo dừa, vỏ các con sò, ngao, gốc biển, những đoạn dây thừng bỏ đi sơn màu và tạo thành những chữ cái ngộ nghĩnh.
Tận dụng các hột hạt nhãn, vải, hạt na, đậu xanh, khuy áo để trẻ chơi xếp thành các chữ cái với tên trò chơi rất đáng yêu như “Tạo hình chữ”, “Xếp chữ theo màu sắc”. Những tranh ảnh, lịch cũ, họa báo, tạp chí cũ làm nguyên vật liệu để viết tranh chữ to, làm bưu thiếp chúc mừng, làm con quay xúc xắc để trẻ chơi các trò chơi mang tên “Bàn tay khéo léo”, “Con quay xúc xắc”, “Bảy sắc cầu vồng”. 
Ví dụ: Trò chơi “Bảy sắc cầu vồng”. 
Cách chơi: Các tờ lịch cũ lật mặt sau cho trẻ vẽ hình chiếc cầu vồng lớn không tô màu lên đó. Cô viết một số từ chỉ màu sắc vào bên trong mỗi đường kẻ rồi cùng nhau nói các về các từ vừa được viết và cho trẻ xếp chữ theo từ cô đã viết.
 Đối với các trò chơi động thì tôi tận dụng những tấm bìa cứng, giấy đề can, ống hút tạo thành chiếc đồng hồ chữ cái, các mũ múa, bảng ghép từ,làm bảng ong tìm chữ, làm những dải giấy ca rô từng ô để trẻ dùng thẻ chữ cái xếp vào các ô thành từ cô yêu cầu hay tận dụng xốp, thép, cành cây khô làm cây hoa quả chữ cái. Cho trẻ chơi các trò chơi: “Ong tìm chữ”, “Đồng hồ chữ cái”, “Ghép vần chữ rời”.
Ví dụ: Trò chơi “Ong tìm chữ”. Từ bảng ong tìm chữ cô đã làm yêu cầu trẻ lên tìm chữ cái ghép thành từ hay cô cho nhiều chữ cái trên bảng trẻ tinh mắt lên tìm chữ cô yêu cầu.
Những nguyên vật liệu phế thải: chai, lọ, ống hút, ni lông bọc quà, hộp sữa chua tạo thành những đồ dùng, đồ chơi như cái làn chữ cái, cốc, cái phích có dán các chữ cái để trẻ chơi trò chơi “Đi chợ tết” hay “Siêu thị chữ cái”
Một số đồ dùng, đồ chơi được làm từ các nguyên vật liệu khác nhau
Ngoài những trò chơi trẻ được thực hành trực tiếp qua đồ dùng trực quan thì những trò chơi chữ cái trên trình chiếu bài giảng cũng không kém phần lôi cuốn trẻ. Vì vậy trong bài dạy tôi luôn phối hợp xen kẽ các trò chơi động và tĩnh, kết hợp cả trò chơi công nghệ thông tin cùng với đồ dùng trực quan để phát huy được tính tích cực của trẻ trong mọi hoạt động. Các trò chơi trên bài giảng trình chiếu tôi thiết kế như “Ngôi sao may mắn”, “Hãy cho tôi chữ”, “Ai tinh nhanh”, tìm đúng chỗ “đô mi nô” chọn chữ cái cho tranh, các trò chơi trong chương trình kids mart và bút chì thông minh.
Các trò chơi với chữ cái
Bên cạnh đó tôi còn vận dụng các trò chơi dân gian kết hợp với các bài đồng dao dễ nhớ, dễ chơi mà lại tạo hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ biết những trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc và sẽ được lưu giữ mãi trong trái tim trẻ thơ. Các trò chơi như: cướp cờ, chèo thuyền, nu na nu nống, gánh gánh gồng gồng, lộn cầu vồng, chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ
Như vậy trong các tiết học những đồ dùng, đồ chơi tự tạo đã phát huy được tác dụng qua các trò chơi sáng tạo. Các hoạt động tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau và thay đổi thường xuyên đã tạo sự mới lạ, hứng thú cho trẻ, giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm, thỏa mãn được nhu cầu học mà chơi ở trẻ.
2.3.3. Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức tiết học
Để tiết học làm quen chữ cái thành công, giúp trẻ hiểu bài và hứng thú tham gia hoạt động một cách tích cực. Mỗi tiết dạy cần phải tổ chức hình thức, phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn. Những kiến thức truyền đạt cho trẻ phải ngắn gọn, dễ hiểu và đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn học phong phú, những trò chơi phù hợp với nguyên tắc động và tĩnh. Mọi hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, tạo không khí giờ học sôi nổi, nhẹ nhàng, thoải mái. Vì vậy để mang lại hiệu quả cao, trong mỗi tiết học tôi luôn nghiên cứu kỹ để lựa chọn những hình thức, phương pháp phù hợp và thay đổi hình thức ở mỗi tiết dạy để tránh sự lặp lại gây nhàm chán cho trẻ. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy với những hình ảnh trình chiếu sinh động, hấp dẫn, mới lạ thu hút trẻ và phù hợp với yêu cầu bài dạy đồng thời kết hợp cho trẻ được thực hành nhiều với đồ dùng trực quan.
Ví dụ: Tiết làm quen nhóm chữ cái “o, ô, ơ”. Chủ đề : Trường mầm non.
Tôi sử dụng câu chuyện để dẫn dắt vào chữ cái mà trẻ được làm quen. Vào bài tôi cho trẻ hát bài “Ngày vui của bé” để chào đón ngày hội khai trường. Sau đó kể cho trẻ nghe câu chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” cùng những hình ảnh câu chuyện sinh động trên trình chiếu và hỏi trẻ: Ngày đầu tiên đến lớp vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu Lần lượt tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ “bảng con”. Tiếp tục dẫn dắt câu chuyện. Khi vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và tôi cho trẻ làm quen chữ “ô” trong từ “hộp màu”. Cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở” và cho trẻ làm quen với chữ “ơ” trong từ “quyển vở”. Sau đó tôi chú trọng đến việc rèn cách phát âm cho trẻ, phân tích nét chữ, sửa sai cách phát âm cho trẻ từng chữ. Để trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu tôi liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay đồ vật gì, để phát huy tích cực cực tư tuy của trẻ. Như chữ “o” giống hình tròn, ông mặt trời Bước sang phần luyện tập, củng cố tôi cho trẻ ôn luyện bằng các trò chơi “Tạo dáng thành chữ cái”.Trẻ được tạo dáng chữ cái bằng các bộ phận cơ thể như cong hai ngón tay và cho trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn tạo thành chữ “o”,“ô”, “ơ”.
Để trẻ nhớ nét chữ vừa học tôi cho trẻ chơi viết chữ “o”, “ô”, “ơ” trên không kết hợp đọc câu miêu tả chữ: o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu. Sau đó cho trẻ chơi trò chơi “Tìm chữ trong tranh”.Tôi treo tờ tranh chữ to bài thơ “Nghe lời cô giáo” của Nguyễn Văn Chương lên trước lớp cho trẻ đọc thơ một lần, trẻ nhìn theo que chỉ của cô và đọc thơ. Cho trẻ thi đua bật qua các vòng lên tìm và gạch chân một chữ o, ô, ơ vừa học. Trẻ phải chú ý tìm lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Thời gian là bản nhạc bài hát “Tôi là chữ o, ô, ơ”. Tổ nào gạch được nhiều chữ cái tổ đó chiến thắng. 
Ở tiết dạy này tôi sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy với những hình ảnh đẹp và hiệu ứng chữ cái hấp dẫn thu hút trẻ. Tuy nhiên giờ học đạt kết quả chưa cao, một số trẻ chưa tập trung vì trẻ mới bắt đầu được làm quen với bộ môn này. Vì vậy tôi cần cố gắng sáng tạo nhiều hơn nữa để các tiết dạy tiếp theo mang lại hiệu quả cao hơn.
Khi chuyển sang các chủ đề tiếp theo, tôi luôn thay đổi hình thức tổ chức và đồ dùng trực quan ở mỗi tiết dạy để gây hứng thú cho trẻ. 
Với tiết dạy: Làm quen với chữ cái n, m, l. Chủ đề: Thế giới thực vật.
Tôi tổ chức theo hình thức hội thi “Lễ hội mùa xuân” và tạo sân khấu mùa xuân. Cô và các cháu đội mũ múa về các loài hoa và trang phục sắc xuân, đồng thời tôi tạo mô hình vườn hoa mùa xuân để trẻ thăm quan, đồ dùng dạy học là vật thật. Để phần giới thiệu hấp dẫn tôi đóng vai chị mùa xuân cùng trang phục và mũ múa thật đẹp.
Vào bài tôi giới thiệu: Chị mùa xuân xin chào các em đến với “Lễ hội mùa xuân” Chị đến từ vườn hoa xuân, mùa xuân đến trăm hoa đua nở, khoe sắc. Hòa chung với không khí vui tươi rợp sắc xuân. Hôm nay ba đội chơi Mai vàng, Lan tím và Hồng tươi đã mang đến nhiều loài hoa của các vùng, miền trong cả nước để chung vui với hội thi.
Các đội chơi sẽ vui cùng lễ hội với những phần chơi hấp dẫn: Phần 1: Ô cửa mùa xuân; Phần 2: Đố bé chữ gì; Phần 3: Trò chơi bé yêu 
Và chúng ta cùng đến với phần 1: Ô cửa mùa xuân
Các em ơi! Mùa x

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoc_tot_mo.doc