SKKN Một số kinh nghiệm dạy phân môn Địa lí lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

SKKN Một số kinh nghiệm dạy phân môn Địa lí lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay là giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Do đó, cần có sự đổimới trong giáo dục, cụ thể như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục trong những năm vừa qua vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Trong mỗi môn học, mỗi lĩnh vực kiến thức ở chương trình Tiểu học, học sinh đều gặp phải khá nhiều khó khăn. Nếu người giáo viên không tâm huyết, không trăn trở với nghề để tìm ra biện pháp tốt nhất giúp học sinh có nhu cầu học thì các em thường tiếp thu thụ động dẫn đến ngại học, ghi nhớ một cách máy móc nên không khắc sâu được các kiến thức, kĩ năng đã học. Điều đó được thể hiện rất rõ trong dạy - học môn Lịch sử và Địa lí, đặc biệt là phân môn Địa lí.

Phân môn Địa lí ở lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng, con người và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm thông tin địa lí từ nhiều nguồn khác nhau; trình bày kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ ; vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn Qua đó giáo dục các em lòng yêu và tự hào về quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ quê hương đất nước, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em.

 Trong thực tiễn giáo dục hiện nay đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn gây cản trở hoạt động giáo dục của bản thân và của nhà trường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh. Đó là mâu thuẫn giữa mục tiêu giáo dục với nội dung chương trình; mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; mâu thuẫn giữa sách giáo khoa với thực tế xã hội; mâu thuẫn giữa các trang thiết bị dạy học với kiến thức cụ thể các bài học, Trong khi hiện nay mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy môn Lịch sử và Địa lí, các đồng nghiệp chưa đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, chuyên môn nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục triệt để các mâu thuẫn trong giáo dục

 

doc 23 trang thuychi01 21122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy phân môn Địa lí lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD & ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY PHÂN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nga Thiện
SKKN thuộc lĩnh mực (môn):Lịch sử và Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2016
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay là giáo dục học sinh trở thành con người phát triển toàn diện. Do đó, cần có sự đổimới trong giáo dục, cụ thể như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục trong những năm vừa qua vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay. Trong mỗi môn học, mỗi lĩnh vực kiến thức ở chương trình Tiểu học, học sinh đều gặp phải khá nhiều khó khăn. Nếu người giáo viên không tâm huyết, không trăn trở với nghề để tìm ra biện pháp tốt nhất giúp học sinh có nhu cầu học thì các em thường tiếp thu thụ động dẫn đến ngại học, ghi nhớ một cách máy móc nên không khắc sâu được các kiến thức, kĩ năng đã học. Điều đó được thể hiện rất rõ trong dạy - học môn Lịch sử và Địa lí, đặc biệt là phân môn Địa lí. 
Phân môn Địa lí ở lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng, con người và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm thông tin địa lí từ nhiều nguồn khác nhau; trình bày kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ; vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn Qua đó giáo dục các em lòng yêu và tự hào về quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ quê hương đất nước, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho các em.
	 Trong thực tiễn giáo dục hiện nay đang tồn tại rất nhiều mâu thuẫn gây cản trở hoạt động giáo dục của bản thân và của nhà trường, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục học sinh. Đó là mâu thuẫn giữa mục tiêu giáo dục với nội dung chương trình; mâu thuẫn giữa trang bị kiến thức và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; mâu thuẫn giữa sách giáo khoa với thực tế xã hội; mâu thuẫn giữa các trang thiết bị dạy học với kiến thức cụ thể các bài học, Trong khi hiện nay mục tiêu giáo dục xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy môn Lịch sử và Địa lí, các đồng nghiệp chưa đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, chuyên môn nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục triệt để các mâu thuẫn trong giáo dục
 	Là một giáo viên Tiểu học rất tâm huyết và luôn có trách nhiệm cao với nghề, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu để tìm mọi biện pháp tốt nhất giúp học sinh học tập có hiệu quả nhất. Qua mười mấy năm dạy học, tôi đã dày công nghiên cứu, học hỏi và áp dụng các biện pháp dạy học, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý giá, trong đó có những kinh nghiệm để dạy tốt phân môn Địa lí. Bởi vậy tôi muốn giới thiệu, chia sẻ “Một số kinh nghiệm dạy phân môn Địa lí lớp 4” với bạn bè, đồng nghiệp để mong mọi người cùng nghiên cứu, tham khảo và áp dụng góp phần nhỏ bé nâng cao chất lượng dạy và học. 
2. Mục đích nghiên cứu
	Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng việc dạy - học phân môn Địa lí 4, trên cơ sở đó áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này sẽ nghiên cứu, tổng kết về một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn Địa lí ở lớp 4A trường Tiểu học Nga Thiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
	Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	Nghiên cứu, tìm hiểu để nắm vững nội dung chương trình, phương pháp và các hình thức dạy học, yêu cầu của môn học thông qua các tài liệu như SGK Lịch sử và Địa lí 4,5; Sách giáo viên, Thiết kế bài dạy Lịch sử và Địa lí 4, 5; Sách Phương pháp dạy học các môn ở Tiểu học,
4.2. Phương pháp phỏng vấn
	Phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh về những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy – học Địa lí Tiểu học nói chung và Địa lí lớp 4 nói riêng.
4.3. Phương pháp quan sát
Quan sát qua dự giờ đồng nghiệp để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của giáo viên, quan sát quá trình học tập của học sinh để tìm hiểu cụ thể thực trạng.
4.4. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Điều tra qua các giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình 4, 5; qua sổ Theo dõi chất lượng giáo dục; qua học sinh và các loại tài liệu học tập của học sinh
4.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
	Thống kê kết quả khảo sát, kết quả học tập của học sinh qua các bài kiểm tra, bài khảo sát, qua hồ sơ sổ sách
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Lên 6 tuổi, trẻ em đã phát triển về tâm, sinh lí đầy đủ để có thể tham gia hoạt động học thông qua các môn học, trong đó có môn Tự nhiên và xã hội. Môn học này được xắp xếp ở các lớp 1, 2, 3, học sinh đã được làm quen và học các kiến thức về địa lí đơn giản như: cảnh vật tự nhiên, mây, gió, cầu vồng, một số hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng... một số kiểu thời tiết, hình dạng, bề mặt của Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất, xác định phương hướng, các đới khí hậu, các mùa trong năm, các hành tinh trong hệ Mặt Trời Lên lớp 4, các kiến thức địa lí được giới thiệu cụ thể, rõ ràng, có hệ thống lôgíc qua phân môn Địa lí của môn Lịch sử và Địa lí 4 Phân môn Địa lí ở lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự vật, hiện tượng, con người và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta. Trong việc dạy và học địa lí trước đây vẫn còn quan niệm đây là môn học thuộc lòng, chỉ cần học thuộc bài là đạt điểm cao, không cần tư duy, suy nghĩ như các môn học khác. Thực tế địa lí không phải là môn học thuộc lòng mà là môn học đòi hỏi phải phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra nhận xét. Trong những năm qua đã có những bước cải tiến phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập, tăng cường việc tư duy của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí chỉ thành công khi phương pháp dạy học Địa lí tác động mạnh đến người học và phát huy tích cực tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ (Theo Luật Giáo dục 2005).
Dạy học Địa lí chiếm vai trò quan trọng nhằm góp phần hình thành và phát triển ở học sinh thói quen ham hiểu biết, yêu thiên nhiên đất nước con người, có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên. Vì vậy, việc dạy học Địa lí không những cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lí thuần túy mà còn phải hình thành, phát triển cho các em các kĩ năng và năng lực tự học. Đó là những nhiệm vụ song song và có tầm quan trọng như nhau.
Để đạt được mục tiêu nói trên, người giáo viên cần có những phương pháp dạy học thích hợp để giúp cho học sinh không những nắm vững kiến thức địa lí, rèn luyện kĩ năng, mà còn giáo dục thái độ, phát triển nhân cách, khơi gợi tính tự giác tích cực học tập của học sinh. Đó là phương pháp dạy - học tích cực. Hay nói cách khác đó là quá trình làm việc tích cực của thầy và trò để đem lại hiệu quả cao nhất. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	Bước lên lớp 4 là học sinh đã bước sang giai đoạn hai của quá trình giáo dục ở Tiểu học, học sinh được làm quen với các môn học mới như Khoa học, Lịch sử và Địa lí nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, đặc biệt với phân môn Địa lí. Bên cạnh đó, đa số học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Nga Thiện đều thuộc con em gia đình làm nghề nông, điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ văn hoá thấp, đầu tư cho việc học rất hạn chế Hậu quả là sách vở, đồ dùng học tập của các em chuẩn bị chưa kịp thời, một số em không có đủ sách giáo khoa thì giáo viên đã phải mượn sách cũ ở thư viện trường cho các em học. Trong học tập một số em khá nhút nhát, rụt rè, tiếp thu chậm và thụ động, thời gian tự học ở nhà quá ít vì các em còn phải tham gia lao động cùng với gia đình. Bên cạnh đó, thời lượng dành cho phân môn Địa lí theo quy định là còn ít (1 tiết/ tuần) nên học sinh được học phân môn rất ít thời gian.	
* Về phía giáo viên:
	Mặc dù 100% giáo viên trường Tiểu học Nga Thiện đều tâm huyết và có trách nhiệm cao đối với nghề dạy học nhưng khả năng của mỗi người là có hạn và không giống nhau. Một số giáo viên chưa có điều kiện để nắm vững đặc điểm các vùng địa lí ngay trên đất nước mình, nhiều giáo viên chưa dành thời gian tìm hiểu, cập nhật thông tin kịp thời về các yếu tố tự nhiên, về con người, về cuộc sống xung quanh để hỗ trợ cho môn học. Do yếu tố khách quan nên nhiều giáo viên chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh để kết hợp với học tập, chưa đầu tư nhiều cho việc dạy nên chưa khơi dậy được hứng thú và nhu cầu cần học cho học sinh
* Về phía học sinh: 
	Sau hơn một tháng học và làm quen với phân môn, được sự nhất trí của chuyên môn nhà trường, tôi tiến hành khảo sát chất lượng Địa lí cả khối 4 trường Tiểu học Nga Thiện, Nga Sơn, Thanh Hoá (lớp 4A là lớp tôi chủ nhiệm) và thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9, 10
Điểm 7, 8
Điểm 5, 6
Điểm dưới 5
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
4A
20
2
10
3
15
9
45
6
30
4B
19
1
5,3
3
15,8 
9
47,3
6
 31,6
Bảng kết quả trên cho thấy chất lượng học Địa lí khối 4 còn quá thấp. Nhìn vào đó mỗi giáo viên chúng ta không khỏi không đau lòng, trăn trở. Qua tìm hiểu nguyên nhân từ nhiều phía và từ kinh nghiệm bản thân dạy học nhiều năm, tôi thấy nguyên nhân chủ yếu là: Hầu hết học sinh còn khá lạ lẫm với môn học mà thời lượng có 1 tiết / tuần nên các em chưa kịp nhớ đã quên; Nhiều em chưa có cách học sao cho khoa học, cho chủ động, nhiều em lại chưa chăm học, còn xem nhẹ Địa lí; Học sinh chưa biết cách khai thác nội dung bài qua các thiết bị học tập như bản đồ, lược đồ, quả địa cầu, tranh vẽ, ảnh chụp,; Học sinh chưa có kĩ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ; Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà (tìm hiểu bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, tranh ảnh ...). Hơn nữa phụ huynh lại chưa quan tâm mà phó mặc việc học của con em mình cho giáo viên và nhà trường, chưa hỗ trợ con em tự học ở nhàBởi vậy, học sinh học còn chưa hoàn thành bài, thường xuyên có tình trạng nhầm lẫn kiểu “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”
Trước thực trạng trên, tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu, tìm kiếm và áp dụng các giải pháp để giúp đỡ học sinh học tập sao cho hiệu quả nhất để góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hiện nay.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Giải pháp 1: Giáo viên cần tích cực nghiên cứu để nắm vững kiến thức địa lí Việt Nam và thế giới, đặc biệt là nội dung chương trình Địa lí lớp 4.
	Muốn dạy đúng, đủ kiến thức Địa lí 4, trước hết người giáo viên cần nắm vững mục tiêu của chương trình, nội dung chương trình sách giáo khoa và cao hơn nữa là nắm được các kiến thức cơ bản của địa lí Việt Nam và thế giới.
	Trước hết, người giáo viên cần phải không ngừng nghiên cứu các tài liệu để nắm vững mục tiêu chương trình Địa lí 4, cụ thể là:
	- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về: Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở các vùng chính trên đất nước ta.
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; Thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí từ các nguồn khác nhau; Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; Nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng địa lí; Trình bày lại kết quả học tập bằng hình vẽ, lời nói, sơ đồ; Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen: Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh; Yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam; Tự hào, tôn trọng, giữ gìn và phát huy một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ các di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh gần gũi với các em
Ngoài nắm vững mục tiêu chương trình, nội dung chương trình Địa lí 4, người giáo viên muốn dạy hay, dạy giỏi thì còn cần nắm vững các kiến thức cơ bản của địa lí Việt Nam và thế giới. Có nắm vững các kiến thức đó thì người giáo viên mới có cái nhìn tổng thể, toàn diện về địa lí và có thể lí giải chính xác nhất những băn khoăn, thắc mắc của học sinh.
Để nắm được các nội dung cơ bản trên, không phải người giáo viên muốn là nắm được ngay mà phải là quá trình tích luỹ lâu dài qua các cấp học, ngành học đã được tham gia, qua các buổi học chuyên đề, qua tự học tự nghiên cứu, ôn tập bằng nhiều hình thức (tự học, ôn qua sách vở, đài, báo, ti vi, phim ảnh, qua mạng Internet), qua học hỏi cấp trên, bạn bè, đồng nghiệp. Nói chung, người giáo viên phải luôn luôn nêu cao tinh thần học tập không ngừng, luôn hoàn thiện mình để không trở thành người lạc hậu trong xã hội.
3.2. Giải pháp 2: Tích cực giáo dục nhận thức cho học sinh 
Phân môn Địa lí luôn gắn liền với thiên nhiên, với đất nước và đời sống con người. Việc học tốt phân môn Địa lí sẽ giúp các em tìm hiểu tự nhiên, con người và tăng thêm tình yêu quê hương, yêu đất nước; giúp các em sau này khi ra đời hiểu được những thuận lợi cũng như khó khăn của đất nước ta trong công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Từ đó các em hiểu được một cách sâu sắc những đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước đề ra để xây dựng cho nhân dân ta một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Các em phải học tốt phân môn này thì các em mới nắm được những kiến thức về Địa lí, mới hiểu được sâu sắc hơn về mảnh đất các em đang sinh sống. Các em sẽ biết yêu quý tự nhiên, biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách thông minh và đúng đắn nhất để phục vụ cho lợi ích của con người.
Qua học tập Địa lí, các em sẽ nhớ đến nhiệm vụ bảo vệ tự nhiên và có ý thức làm cho tự nhiên của đất nước chúng ta ngày thêm giàu và đẹp.
3.3. Giải pháp 3: Tích cực đổi mới phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học
Như chúng ta đã biết mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng. Vấn đề đặt ra là ta phải biết phối kết hợp các phương pháp dạy học linh hoạt để phát huy những ưu điểm, hạn chế thấp nhất các nhược điểm của các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải theo hướng lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tích tích cực của người học. 
Đổi mới phương pháp dạy học muốn đạt hiệu quả cao cần thực hiện song song với đổi mới hình thức dạy học, tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học được thể hiện ở chỗ: 
- Tập trung vào dạy cách học, đặc biệt giúp học sinh có nhu cầu học, biết cách tự học.
- Coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Sử dụng đúng mức, đúng chỗ, đúng lúc các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học truyền thống cũng như hiện đại để phát huy tối đa các mặt mạnh của từng phương pháp và của sự phối hợp giữa các phương pháp.
 Như vậy, quá trình dạy - học phải lấy hoạt động của người học làm trung tâm, mọi hoạt động của thầy đều hướng vào việc tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện, khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năngcho học sinh. Qua đó ta có thể nói thầy và trò chính là hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy - học.
Để thực hiện các yêu cầu trên trong dạy học, tôi thường tổ chức tiết học theo quy trình sau: 
- GV hoặc HS đặt ra vấn đề cần giải quyết trong bài thông qua các tình huống có vấn đề hoặc tìm hiểu kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến nội dung bài.
- Tổ chức cho học sinh tìm tòi, khai thác các kiến thức trong SGK, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, vốn hiểu biết của bản thân Qua đó các em sẽ nhanh chóng nắm được các sự vật, đối tượng, hiện tượng địa lí của bài học.
- Trên cơ sở các hình ảnh về địa lí đã được hình thành, GV đặt ra các câu hỏi, đưa ra các bài tập, và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học (nhóm, cá nhân, cả lớp) giúp học sinh bước đầu biết so sánh các điểm giống, khác nhau, phân tích các đặc điểm, tổng hợp các nét chung của sự vật, hiện tượng địa lí...
- Từ những hiểu biết trên, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày dưới các hình thức khác nhau (nói, kể, viết, vẽ) về một sự vật, hiện tượng địa lí sinh động và chính xác; đồng thời các em cũng biết vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường, bảo vệ di sản văn hoá, danh lam, thắng cảnh.
Song song với việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên cần thường xuyên thay đổi hình thức dạy học, tránh nhàm chán cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng tối đa những điều kiện cụ thể ở địa phương để tổ chức dạy học một cách cụ thể nhất, sinh động nhất và chắc chắn sẽ gây hứng thú cho học sinh.. Ví dụ có thể tổ chức các giờ học ngoài lớp, cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, cơ sở sản xuất hoặc tham gia lễ hộiđể các em có hứng thú với môn học, các em có cái nhìn tổng thể hơn, bao quát hơn và thực tế hơn.
	Ví dụ sau khi dạy bài “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”, để giúp các em nắm vững hơn nội dung bài, đặc biệt là có cái nhìn cụ thể và thực tế hơn về địa phương mình, tôi đã tổ chức cho học sinh đi tham quan Nhà thờ nữ tướng Lê Thị Hoa và Di tích Lịch sử Quốc gia Đền thờ Nữ tướng Lê Thị Hoa và Đại tướng Trịnh Minh. Khi đi tham quan tôi kết hợp giới thiệu cho học sinh biết Bà Lê Thị Hoa là một nữ tướng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đồng thời bà còn có công lao rất lớn trong việc bảo vệ, xây dựng vùng đất Nga Thiện, Nga Sơn, còn Đại tướng Trịnh Minh là một danh tướng thời Trần có công chống giặc Nguyên - Mông thế kỉ XIII. Khu đền thờ hai vị tướng nằm cách trường chỉ hơn 100m nên rất thuận tiện cho cô trò tham quan, tìm hiểu về lịch sử và những giá trị văn hóa, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ, tôn tạo di tích,
Di tích lịch sử Quốc gia: Đền thờ Nữ tướng Lê Thị Hoa và Đại tướng Trịnh Minh (Thôn2, Nga Thiện, Nga Sơn)
 Nhà thờ Nữ tướng Lê Thị Hoa của dòng họ Mai ( Thôn 2,Nga Thiện, Nga Sơn)
Cũng tại quê hương Nga Thiện của các em còn có một khu du lịch nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước, đó là Động Từ Thức. Tôi đã phối hợp với Hội phụ huynh lớp tổ chức cho các em tham quan Động để thưởng thức cảnh đẹp thiên tạo, thắp hương ở đền thờ Từ Thức và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc và tác phẩm điêu khắc cổ, từ đó giúp học sinh hiểu các di tích, các thắng cảnh, các công trình kiến trúc cổ, các tác phẩm điêu khắc cổ là di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc ta nên mỗi chúng ta đều phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
Đền thờ Từ Thức (Nga Thiện - Nga Sơn)
Động Từ Thức ở Nga Thiện ( Một thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với huyền thoại “Từ Thức gặp tiên”)
	 Ngoài ra, khi học về Đồng bằng duyên hải miền Trung, tôi cho học sinh xác định rõ huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa quê hương của các em thuộc đồng bằng này, cho các em liên hệ thực tế: Nga Sơn là nơi có nhiều lễ hội truyền thống, tiêu biểu như: Lễ hội Mai An Tiêm (Nga Phú), Lễ hội chùa Tiên (Nga An), Lế hội cầu ngư (Nga Bạch) và nhiều lễ hội khác gợi nhớ về nguồn, tri ân công đức các bậc tiền nhân. Các lễ hội đó diễn ra từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch. 
3.4. Giải pháp 4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH, hình thành phương pháp tư duy mới, đưa phương pháp dạy học vào quỹ đạo sử dụng sức mạnh của công cụ hiện đại để chuyển tải những khối lượng kiến thức lớn, mở rộng tầm nhận thức của học sinh, làm thay đổi căn bản cách dạy, cách học. 
Ứng dụng CNTT vào bài học không chỉ hiểu đơn giản là sự trình chiếu một tiết dạy trên màn hình. Tiết học đó phải đảm bảo nội dung bài học đầy đủ, chính xác theo chương trình quy định. Học sinh được học được hiểu và nắm được nội dung ngay trong tiết học và điều mà tôi quan tâm nhất đó là tiết học đó phải thực sự hấp dẫn, thu hút đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_phan_mon_dia_li_lop_4_nham_nang.doc