SKKN Một số kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho nữ công công đoàn trường thpt Trần Khát Chân

SKKN Một số kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho nữ công công đoàn trường thpt Trần Khát Chân

Có thể nói rằng, trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất lớn. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.

Trong thời đại mới như hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức, vai trò, nhiệm vụ của mình, còn không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống, thông minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác. Nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội.

Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi.

Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hòa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình. Vì cuộc sống hối hả, nền kinh tế bắt đầu ăn sâu vào mỗi cuộc sống gia đình, nếu như người phụ nữ không biết cách sắp xếp, sao nhãng dần những trách nhiệm vốn thuộc về mình như chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục con cái, thì dần dần sẽ có khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ hiện đại cần biết cách cân bằng trách nhiệm gia đình với việc tham gia các hoạt động kinh tế ngoài xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới trong quan niệm về sự “đảm đang” của người phụ nữ, không nên bó hẹp trong “khuôn khổ” của gia đình.

 

doc 18 trang thuychi01 16755
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho nữ công công đoàn trường thpt Trần Khát Chân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯƠNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO CHO NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TRẦN KHÁT CHÂN 
Người thực hiện: Trịnh Thị Lệ Thu
Chức vụ: Giáo viên- PCTCĐ-Trưởng Ban nữ công
SKKN thuộc lĩnh vực: Nữ công- Công đoàn
THANH HOÁ NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói rằng, trong cuộc sống hiện đại, người phụ nữ có vai trò rất lớn. Nếu gia đình được coi là tế bào của xã hội thì người phụ nữ được coi là hạt nhân của tế bào này. Gia đình là nơi thể hiện thực chất sự bình đẳng và nâng cao địa vị của người phụ nữ.
Trong thời đại mới như hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức, vai trò, nhiệm vụ của mình, còn không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống, thông minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác. Nhiều phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội.
Hiện nay, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã phần nào hỗ trợ người phụ nữ trong công việc nội trợ, giảm bớt sức lao động của người phụ nữ trong gia đình. Song, phụ nữ vẫn là người làm chính công việc nhà, từ việc bếp núc tới việc dạy dỗ con cái, chăm lo đời sống tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Cộng với thời gian làm việc ngoài xã hội, quỹ thời gian dành cho việc tham gia hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần, việc học tập nâng cao trình độ kiến thức của phụ nữ là rất hiếm hoi.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người phụ nữ đã và đang thực hiện hài hòa hai vai: việc nhà, việc nước để vừa có cơ hội phát triển cho bản thân, vừa bảo toàn hạnh phúc gia đình. Vì cuộc sống hối hả, nền kinh tế bắt đầu ăn sâu vào mỗi cuộc sống gia đình, nếu như người phụ nữ không biết cách sắp xếp, sao nhãng dần những trách nhiệm vốn thuộc về mình như chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục con cái, thì dần dần sẽ có khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình. Người phụ nữ hiện đại cần biết cách cân bằng trách nhiệm gia đình với việc tham gia các hoạt động kinh tế ngoài xã hội. Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới trong quan niệm về sự “đảm đang” của người phụ nữ, không nên bó hẹp trong “khuôn khổ” của gia đình. 
 Trong những năm qua, nữ công công đoàn trường THPT trần Khát Chân luôn tích cực, năng nổ chuyên tâm trong công tác giảng dạy và hoạt động nhiều đồng chí đạt được những thành tích đáng khích lệ, xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Là ngôi trường còn non trẻ, được thành lập năm 2001, tiền thân là trường bán công nên chất lượng đầu vào của trường nhìn chung thấp, cơ sở vật chất còn nghèo nànVì vậy quá trình giảng dạy, giáo dục của giáo viên nói chung và của nữ cán bộ giáo viên là rất vất vả. Nhằm thắt chặt tình đoàn kết, thân ái, rèn luyện sức khỏe của các công đoàn viên lấy lại sự cân bằng giữa việc dạy học và giải trí, thư giãn về tâm lí để có thể vừa công tác và rèn luyện một cách tốt nhất, thì việc thu hút, “lôi kéo” chị em tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào, đặc biệt văn nghệ, thể dục thể thao là điều hết sức cần thiết.
Từ năm 2012 đến nay, với tư cách là trưởng Ban nữ công, Phó chủ tịch Công đoàn trường, tôi đã tích cực, nhiệt tình đi đầu trong các công tác, phối hợp với ban chấp hành Công đoàn, lập các kế hoạch và hoạt động nữ công tương đối sôi nổi, thu hút sự tham gia của hầu hết nữ công, công đoàn trong nhà trường, đặc biệt là mảng văn nghệ, thể dục thể thao. Nhiều chương trình hoạt động có chất lượng, quy mô là món ăn tinh thần, lưu giữ nhiều kỉ niệm đẹp trong lòng cán bộ giáo viên và công nhân viên, thắt chặt tình đoàn kết, giải tỏa những mệt nhọc, căng thẳng, áp lực của việc trường, việc nhà cho chị em.
Hiện nay có nhiều tài liệu, đề tài đề cập đến hoạt động của nữ công, nhưng ít có tài liệu đề cập cụ thể đến việc đẩy mạnh hoạt động văn nghê, thể dục thể thao cho nữ công ở trường, nếu có cũng nói chung trong các hoạt động. 
 Với những ý nghĩa thiết thực của hạt động này, từ kinh nghiệm của bản thân, nhằm học hỏi, đúc rút và chia sẻ kinh nghiệm, tôi đã lựa chọn để tài “Một số kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho nữ công công đoàn trường THPT Trần Khát Chân”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên, cán bộ công nhân viên nhận thấy hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao là hoạt động vô cùng ý nghĩa và thiết thực. Vừa rèn luyện sức khỏe, vừa là “món ăn tinh thần” bổ ích cho mọi người. 
Đưa ra một số kinh nghiệm đã làm để đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.
Qua hoạt động nữ công được thể hiện sở thích và năng khiếu của bản thân, được vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc bận rộn ở trường, ở nhà.
Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao chính là sợi dây thắt chặt tình đoàn kết, cùng chia sẻ, cùng hiểu nhau, cùng rèn luyện sức khỏe. Đó là một mảng không thể thiếu được của một tổ chức Công đoàn cơ sở.
 Bản thân là người làm công tác công đoàn, nữ công việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể giúp cho tôi có thể trao đổi tư vấn cùng các Công đoàn, nữ công trường bạn để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động nữ công ở Công đoàn cơ sở.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Nữ cán bộ giáo viên và công nhân viên trường THPT Trần Khát Chân
Chỉ nghiên cứu về cách thức tiến hành và tổ chức hoạt động văn nghệ thể dục thể thao cho nữ cán bộ giáo viên và công nhân viên nhà trường, mà qua thực tiễn đã mang lại hiệu quả, không đi sâu tìm hiểu vào tất cả những hoạt động của nữ công.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 	Nghiên cứu tài liệu: Tài liệu về công tác công đoàn, các Nghị quyết công đoàn, các hướng dẫn về công tác nữ công của công đoàn cấp trên
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, sử dụng phiếu thu thập ý kiến nữ cán bộ giáo viên và công nhân viên 
 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến:
Ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/T.Ư về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới"
Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
	 Công đoàn là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Công đoàn tham gia.
Tổ chức Công đoàn ở trường THPT Trần Khát Chân hoạt động tuân thủ theo Điều lệ công đoàn và sự chỉ đạo của công đoàn cấp trên. Trong những năm qua hoạt động nữ công của trường THPT Trần Khát Chân mặc dù đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng để tạo được sự vững mạnh lâu dài và niềm tin thật sự trong đội ngũ, đòi hỏi người cán bộ công đoàn phải luôn có những giải pháp mới và có hiệu quả phù hợp với đặc thù của công đoàn cơ sở.
Về công tác nữ công, các cấp lãnh đạo và công đoàn cấp trên đều quan tâm sâu sắc, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn 2011-2020 đang được triển khai và ngày càng được đẩy mạnh. Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao giúp chị em được giải tỏa căng thẳng, áp lực việc nước, những tất bật việc nhà, con cái. Vì thế ở các cấp Công đoàn cơ sở muốn thực hiện tốt công việc này thì hoạt động nữ công cần phải đẩy mạnh, thường xuyên quan tâm đến giới nữ.
Trường THPT Trần Khát Chân thành thập được 16 hình thành và phát triển, tuy tổ chức Công đoàn của trường vững mạnh nhưng công tác nữ công chưa được chú ý đầy đủ, hoạt động chưa rõ nét, công tác này chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động của Công đoàn cơ sở. Vì thế việc vận động nữ giáo viên tham gia vào Ban nữ công, vào các hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động và hoạt động có hiệu quả là một điều rất khó cho Ban chấp hành công đoàn qua các thời kỳ. 
Ngày nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của Công đoàn cơ sở ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là một trong những tiền đề quan trọng để củng cố tổ chức Công đoàn, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ chức Công đoàn từ trung ương đến địa phương lớn mạnh và một nửa còn lại của thế giới - những chị em phụ nữ là một nguồn lực rất mạnh cho sự phát triển của đất nước. Hoạt động nữ công có hiệu quả hay không là nhờ vào sự giúp sức, sự hiểu biết của chị em để cho tổ chức công đoàn phát triển. 
 	 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 	Mặc dù trường được thành lập chưa lâu, quy mô trường nhỏ, cơ sở vật chất còn nghèo, chất lượng đầu vào thấp. Trong vài năm gần đây nhiều công đoàn viên hoang mang, dao động do chủ trương tách, sát nhập giữa một số trường trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Nhưng với tinh thần đoàn kết, cùng nhau “thi đua dạy tốt, học tốt, giỏi việc trường, đảm việc nhà” trường đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Trong sự trưởng thành đi lên ấy của nhà trường, tổ chức Công đoàn trường thực sự là lực lượng quan trọng cùng chuyên môn góp phần tạo nên những thành tích xuất sắc. 
 	Công đoàn trường THPT Trần Khát Chân gồm 5 tổ công đoàn gắn với các tổ chuyên môn của nhà trường với tổng số 44 đoàn viên công đoàn (trong đó có 24 nữ - chiếm 54,5%). Đội ngũ cán bộ giáo viên công đoàn viên có trình độ chuyên môn gồm: 100% giáo viên đạt chuẩn (trong đó có 7 thạc sĩ, 4 đồng chí đang theo học sau đại học). Tổ chức cơ sở Đảng: 1 chi bộ có 29 Đảng viên (trong đó đảng viên nữ là 17). Ban giám hiệu có 2 đều là nữ, 3/5 tổ trưởng chuyên môn là nữ. Ban chấp hành Công đoàn gồm 5 đồng chí (trong đó có 3 nữ). Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết, giàu nhiệt huyết, ham học hỏi, tận tâm với công tác đào tạo học sinh và được sự quan tâm, tin tưởng của xã hội, các cấp, các ngành. Có thể nói, trong suốt hành trình xây dựng và trưởng thành của nhà trường, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Ban nữ công của trường THPT Trần Khát Chân là một ban quan trọng trong hoạt động của Công đoàn cơ sở Trần khát Chân.
 	Được sự quan tâm và giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của Công đoàn ngành và Công đoàn cấp trên. Được sự giúp đỡ, phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường và sự chỉ đạo của Chi bộ tạo điều kiện cho Công đoàn và ban nữ công hoạt động hiệu quả. Đặc biệt đa số giáo viên và công nhân viên công đoàn có độ tuổi từ 33 tuổi đến 42 tuổi. Đa số chị em đã có hai con, có thời gian để tham gia các hoạt động phong trào của nữ công. Ban giám hiệu trong nhiệm kỳ mới còn trẻ, nhiệt tình, năng động; Ban nữ công là những cô giáo có tâm huyết, luôn đi đầu trong các hoạt động của công đoàn.
 	Trong các mảng hoạt động của Công Đoàn nhà trường thì mảng văn nghệ, thể dục thể thao của nữ công là sôi nổi, luôn thu hút được đông đảo mọi người mọi người quan tâm. Hiện nay Công đoàn nhà trường đã thành lập các câu lạc bộ cho nữ công như: erobic, cầu lông, khiêu vũ, thơ cavà có một phòng tập dành cho chị em tập luyện và hoạt động. 
 	Tuy nhiên hoạt động của nữ công trong nhiều năm qua còn găp nhiều khó khăn.
 + Nữ công đoàn viên vừa đảm bảo chuyên môn vừa chăm lo gia đình nên ít có thời gian tham gia các hoạt động phong trào.
 + Kinh phí công đoàn hạn hẹp nên việc khen thưởng cho hoạt động nữ công chưa tương xứng với những đóng góp của nữ công đoàn viên.
 + Cơ sở vật chất của trường nghèo nàn nên phòng tập, loa đài, đồ dùng còn sơ sài.
 + Một số nữ cán bộ giáo viên còn e ngại, chưa tự tin với hoạt động văn nghệ thể dục, thể thao.
 + Nhiều chị em đang nuôi con nhỏ, một số lại lấy chồng bộ đội đi làm xa nhà nên thời gian dành cho các hoạt động hạn chế.
 + Gần đây do chủ trương tách, sát nhập của một số trường THPT do chỉ đạo của cấp trên, nhiều chị em lo lắng, hoang mang cho “số phận” của trường, của mình.
 + Do sự co cụm của trường lớp, nhiều chị em trong diện dôi dư trong báo cáo thống kê báo sở trong năm học vữa qua, nhiều chị em lo lắng, mất ăn mất ngủ vì sợ phải chuyển công tác xa hay tinh giảm biên chế...
 Những khó khăn có thể nói là không hề nhỏ của nhà trường nói chung, của các tổ chức nói riêng, để có được những thành công trong các hoạt động phong trào bề nổi là một nổ lực rất lớn của Ban chấp hành Công Đoàn, Ban nữ công; tập hợp, vận động được công đoàn viên tham gia có chất lượng trong thời gian vừa qua. 
 	2.3. Các biện pháp đã sử dụng để thực hiện : 
Trong hai năm học gần đây 2015-2016; 2016-2017 hoạt động nữ công đặc biệt mảng văn nghệ, thể dục thể thao ở công đoàn trường tôi có sức lan tỏa lớn, thu hút được đông đảo nữ công đoàn viên tham gia, nhiều chương trình, tiết mục qua các dịp tổ chức như “Duyên dáng Tây Đô” ra mắt câu lạc bộ nữ công các trường THPT Vĩnh lộc, 20/10/2016; giao lưu dâu rễ nhân ngày 8/3/2017 đã để lại những ấn tượng sâu sắc, lưu giữ những kỉ niệm khó phai trong lòng mỗi người. Đặc biệt chị em được “tỏa sáng”, được thể hiện, được giao lưu trong những sân chơi bổ ích, thân thiện và đầy tính nhân văn. Hoạt động nữ công là một hoạt động thiết thực tạo sự gắn kết và là một sân chơi cho nữ công đoàn viên. Hoạt động nữ công nếu biết phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả thì sẽ lôi cuốn nhiều nữ công đoàn viên tham gia đồng thời thu hút được sự hỗ trợ nhiệt tình của các nam công đoàn viên. Hoạt động nữ công mạnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Công đoàn cơ sở. Là Phó chủ tịch Công đoàn trường THPT Trần Khát Chân, kiêm Trưởng ban nữ công, trong nhiệm kì vừa qua, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm để đẩy mạnh hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho nữ công đoàn viên. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch hoạt động nữ công ngay từ đầu năm học.
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch của ngành, của ban chấp hành Công đoàn, ban nữ công xây dựng kế hoạch hoạt động của nữ công năm học, cụ thể các kế hoạch theo tháng và tổ chức thực hiên qua các hoạt động theo từng chủ điểm. Chú trọng vận động nữ cán bộ giáo viên, công nhân viên hưởng ứng các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.
Phải nâng cao tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm với các hoạt động phong trào ở mỗi công đoàn viên.
 + Để làm được điều này chúng tôi thường xuyên cũng cố, kiện toàn tổ chức Ban nữ công, tổ, nhóm nữ công. Tổ nhóm nữ công là nền tảng cơ sở, nơi diễn ra các hoạt động của Ban nữ công công đoàn cơ sở. Vì vậy cần nâng cao kĩ năng nói trước đám đông, kĩ năng tổ chức, tuyên truyền vận động tổ nhóm, kĩ năng xây dựng chương trình. Khi có các chương trình hoạt động, ban chấp hành họp và lên kế hoạch cụ thể, sau đó tổ trưởng tổ công đoàn các tổ triển khai và quán triển cụ thể tổ viên tổ mình.
 + Bên cạnh đó trong các sân chơi mặc dù là giao lưu hay thi giữa các tổ nhân các dịp lễ lớn đều động viên khuyến khích và đánh giá cao các tiết mục có nhiều công đoàn viên tham gia, chuẩn bị và dàn dựng công phu. Từ đó hình thành tinh thần tập thể, thi đua giữa các tổ, nhóm công đoàn, có trách nhiệm chung với các phong trào, mà phong trào của từng tổ công đoàn tốt thì phong trào nữ công của cả trường cũng tốt.
 + Lựa chọn cán bộ nữ công, tổ trưởng tổ công đoàn nhiệt tình, đi đầu trong các phong trào, phải sâu, sát lao động nữ, tạo được những hạt nhân nòng cốt để nắm bắt kịp thời những tâm tư nguyện vọng và những khó khăn, thuận lợi của lao động nữ để tham mưu, đề xuất giải pháp kịp thời. Cán bộ nữ công có khả năng tuyên truyền, lôi kéo chị em tham gia vào các sân chơi đầy ý nghĩa và bổ ích như văn nghệ, thể dục thể thao. 
Thứ hai: Lập kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí cho từng hoạt động.
Khi làm một hoạt động cần có kế hoạch cụ thể và dự trù kinh phí hoạt động cần bao nhiêu và có những nguồn hỗ trợ nào? Xin ý kiến chỉ đạo và duyệt của ban chấp hành Công đoàn, ban Giám hiệu nhà trường.
Ban nữ công từ đầu năm học đã phát động nhiều phong trào thi đua trong cán bộ giáo viên công đoàn viên, trọng tâm là phong trào “thi đua dạy tốt, học tốt”, phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tuy nhiên các phong trào bề nổi như văn nghệ, thể dục thể thao cũng không thể thiếu để chị em có thể giải tỏa những căng thẳng, rèn luyện sức khỏe.
 Ban nữ công phải nắm bắt nguyện vọng của công đoàn viên, phối hợp với nhà trường tạo ra các sân chơi cho công đoàn viên.
 	Trong thực tế, từ việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của công đoàn viên, đặc biệt là nữ công của trường. Đa số chị em có độ tuổi từ 33 đến 42 tuổi, đã sinh con thứ hai. Chị em hầu như đã hoàn thành thời gian sinh đẻ và cho con bú, có nhiều thời gian hơn để đầu tư chuyên môn nghiệp vụ cũng như chăm sóc và rèn luyện sức khỏe cho bản thân để lấy lại vóc dáng sau thời kì sinh nở. Ban chấp hành Công đoàn đề xuất kiến nghị (được chấp nhận) của chị em với lãnh đạo nhà trường dành một phòng để chị em tập thể dục erobic sau giờ làm việc, sân chơi cầu lông. 
 	Mặc dù ban đầu dụng cụ tập đơn sơ, nhưng chị em rất hứng khởi tham gia. Phòng tập chiều nào cũng đông vui, tràn ngập tiếng cười. Ban đầu một số chị em ngại không dám đi vì sợ tập sấu người khác cười, một số chị em do bận việc gia đình.. nhưng về sau được động viên lôi kéo, đặc biệt khi đi tập thể dục chị em vừa vui, khỏe, vừa đẹp ra, “một người khỏe, hai người vui” nên chị em tích cực tham gia, có người còn “nghiện”, ngày nào không được tham gia thì buồn, thì mệt. 
Thứ ba: Ban nữ công phối kết hợp với Ban chấp hành công đoàn, bàn bạc lập ra các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao và sinh hoạt định kì
 Để làm được điều này trong các lần hội nghị đầu năm chúng tôi đã đưa ra kế hoạch và lấy ý kiến của công đoàn viên. Sau đó cho các công đoàn đăng kí tham gia các câu lạc bộ theo sở trường của mình. Các câu lạc bộ như erobic, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, khiêu vũ.
Để các câu lạc bộ duy trì hoạt động thường xuyên thì chúng tôi giao trách nhiệm cho người nhiệt tình, có năng khiếu để tố chức và giao lưu các câu lạc bộ với nhau định kì. Ban đầu nhiều chị em còn ngại, còn e rè nhưng khi được tập luyện một thời gian chị em thấy vui, thấy bổ ích nên tham gia sôi nổi, đặc biệt là câu lạc bộ erobic và khiêu vũ, thơ ca. Các câu lạc bộ đóng quỹ để duy trì hoạt động giao lưu.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức khoẻ có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi con người, của mỗi dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong việc xây dựng con người mới xã hội mới. Người nhận định: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công". Sức khoẻ của con người là nhân tố cơ bản góp phần làm nên sức mạnh tổng hợp về thể lực trong cách mạng, đưa đến những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta. Được tuyên truyền, vận động chị em rất hứng thú tham gia vào các sân chơi bổ ích, có lẽ k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_manh_hoat_dong_van_nghe_the_duc.doc