SKKN Một số kinh nghiệm dạy học vần cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao ở trường tiểu học thị trấn huyện Cẩm Thủy
Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong chương trình bậc tiểu học bởi nó hình thành và phát triển các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết cho các em học sinh, góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực, tư duy, hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, có khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn vui yêu, ghét của con người.
“ Cấp một là nền, lớp một là móng” , giúp các em thích học và học tốt Tiếng Việt là giúp các em có một cơ sở vững chắc để học tốt các môn học khác ở lớp Một cũng như ở các lớp trên. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình.
Với tất cả những người làm công tác trong ngành giáo dục nói chung và bản thân giáo viên dạy lớp Một nói riêng thì việc chú ý, quan tâm đến việc tìm tòi, khám phá, khai thác nội dung bài học; xây dựng hoạt động, vận dụng sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh. Xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ dộng, sáng tạo trong học tập là việc làm vô cùng cần thiết.
Để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cũng như phát huy hết khả năng học tập của học sinh trong giờ học vần người giáo viên vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác với cách dạy học truyền thống , " thầy tổ chức, trò hoạt động" Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, chiếm lĩnh kiến thức mới. Giờ học sẽ đạt hiệu quả cao.
Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn suy nghĩ, nghiên cứu và áp dụng " Một số kinh nghiệm dạy Học vần cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao ở trường Tiểu học Thị Trấn huyện Cẩm Thủy " để áp dụng vào thực tế lớp Một nói riêng và học sinh khối Một nói chung.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1 ĐẠT KẾT QUẢ CAO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN HUYỆN CẨM THỦY Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2017 SÁNG KI TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC VẦN CHO HỌC SINH LỚP 1 ĐẠT KẾT QUẢ CAO Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN HUYỆN CẨM THỦY Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Cẩm Thủy SKKN thuộc môn: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1.Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1 2. NỘI DUNG 2 2.1.Cơ sở lí luận. 2 2.2.Thực trạng của vấn đề 2 2.3.Giải pháp thực hiện 4 2.3.1.Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 4 2.3.1.1. Tổ chức học tập dưới nhiều hình thức 4 2.3.1.2. Tổ chức trò chơi học tập 6 2.3.2. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học 10 2.3.2.1. Sử dụng tranh, ảnh, mô hình, vật thật 10 2.3.2.2. Sử dụng đồ dùng dạy học khác 14 2.3.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp 15 2.4. Kết quả 16 3. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ 18 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Tiếng Việt là môn học có vai trò quan trọng trong chương trình bậc tiểu học bởi nó hình thành và phát triển các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết cho các em học sinh, góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực, tư duy, hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, có khả năng rung cảm trước cái đẹp, trước những buồn vui yêu, ghét của con người. “ Cấp một là nền, lớp một là móng” , giúp các em thích học và học tốt Tiếng Việt là giúp các em có một cơ sở vững chắc để học tốt các môn học khác ở lớp Một cũng như ở các lớp trên. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp tục vươn xa trên con đường học vấn của mình. Với tất cả những người làm công tác trong ngành giáo dục nói chung và bản thân giáo viên dạy lớp Một nói riêng thì việc chú ý, quan tâm đến việc tìm tòi, khám phá, khai thác nội dung bài học; xây dựng hoạt động, vận dụng sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh. Xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ dộng, sáng tạo trong học tập là việc làm vô cùng cần thiết. Để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cũng như phát huy hết khả năng học tập của học sinh trong giờ học vần người giáo viên vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học khác với cách dạy học truyền thống , " thầy tổ chức, trò hoạt động" Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, chiếm lĩnh kiến thức mới. Giờ học sẽ đạt hiệu quả cao. Từ những suy nghĩ trên, bản thân đã mạnh dạn suy nghĩ, nghiên cứu và áp dụng " Một số kinh nghiệm dạy Học vần cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao ở trường Tiểu học Thị Trấn huyện Cẩm Thủy " để áp dụng vào thực tế lớp Một nói riêng và học sinh khối Một nói chung. 1.2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu thực trạng về việc dạy học phần Học vần -Tiếng Việt lớp Một, phân tích những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học Tiếng Việt ở lớp Một phần Học vần. - Tìm ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh trong tiết Học vần lớp Một. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp, điều kiện, các yếu tố liên quan đến kết quả dạy Học vần cho học sinh lớp 1 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1.Cơ sở lí luận Chúng ta đều biết rằng quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục đích giáo dục. Hoạt động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức. Hoạt động này chỉ có hiệu quả khi học sinh học tập một cách tích cực chủ động, tự giác với một động cơ nhận thức đúng đắn. Luôn luôn phát huy tích cực, chủ động trong hoạt động học tập của học sinh ở mỗi tiết học. Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học - đổi mới cách thức, hình thức dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác của học sinh trong học tập đang được người dạy quan tâm. Song lối thoát thực sự có hiệu quả đối với từng môn học quả là vấn đề đang còn nhiều nan giải và nhất là việc tạo ra được hứng thú học tập cho học sinh. V.A XuKhômlin Xki đã từng nói: "Nếu trẻ không ham muốn học tập thì mọi dự định, tìm tòi và lý luận đều tan ra mây khói và biến thành một xác ướp không hồn". Đồng thời với nhiệm vụ chăm lo cho các em học sinh lớp một, những học sinh nhỏ tuổi lần đầu tiên cắp sách tới trường, quan tâm tới việc dạy học phát triển toàn diện, trong đó có việc bồi dưỡng tính cách, tâm hồn mỗi công dân nhỏ tuổi có tác dụng tiếp cho các em một phương tiện để khám phá chân trời chi thức đang còn rộng mở phía trước. Việc giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong các giờ học nói chung và trong giờ Học vần nói riêng lµ viÖc lµm hÕt søc cÇn thiÕt, bëi nÕu kh«ng kÝch thÝch ph¸t huy ®îc tính tích cực, chủ động cña häc sinh th× kh«ng thÓ cã ®îc hiÖu qu¶ häc tËp, cµng kh«ng thÓ nãi ®Õn lßng ham häc, ham hiÓu biÕt cña c¸c em. Ngoài ra, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể dạy đọc, dạy viết, dạy nói,.. cho học sinh lớp Một, những học sinh lần đầu làm quen với sách vở, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, sự kiên nhẫn, tinh thần tận tâm với công việc. 2.2. Thực trạng của vấn đề Trên thực tế, để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học Vần lớp Một, giáo viên trực tiếp giảng dạy có những thuận lợi và khó khăn nhất định, đó là: - Chương trình sách giáo khoa được biên soạn trên cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học (Các bài học được sắp xếp theo nguyên tắc: mạch kiến thức và kĩ năng được thực hiện từ đơn giản đến phức tạp; có lặp lại nhưng đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao...).Việc tăng cường kênh hình của sách, cách trình bày hấp dẫn, sinh động, nhiều hình ảnh, hình vẽ phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Một tạo điều kiện cho các em tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên hơn. - Đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy đủ cho giáo viên và học sinh. (Tranh ảnh minh hoạ từ ứng dụng, tranh luyện nói, tranh kể chuyện và bộ thực hành Tiếng việt, của giáo viên và học sinh) - Được sự quan tâm của Bộ - Sở - Phòng Giáo dục và đặc biệt là Ban giám hiệu của nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp (Tổ chức các tiết dạy thực hành, chốt lại quy trình tiết dạy, cách dạy từng dạng bài cụ thể...) - Việc học tập của học sinh hiện nay cũng được nhiều bậc phụ huynh chú ý. Học sinh Tiểu học ở lứa tuổi từ 6 -11 tuổi đang ở giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ về thể chất và tư duy. Các em đọc sách, học bài, nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và rất thích tiếp xúc với các sự vật hiện tượng. Trẻ hiếu động nên chóng chán, ham hiểu biết cái mới nên rất dễ hình thành cảm xúc mới. Đặc biệt, học sinh lớp Một dễ bảo nhưng hình ảnh lại chưa bền vững dễ mất đi vì tính mục đích chưa cao. Nhiều em còn phát âm sai các tiếng có phụ âm n, l, kh, th... một số em còn đọc ngọng dấu hỏi và dấu ngã, dẫn đến việc các em ngại đọc, không chủ động khi phát âm và đọc nhỏ. Nhiều học sinh học yếu, tiếp thu chậm dẫn đến tình trạng các em thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. Ngoài ra, giờ Học vần lặp đi lặp lại, chiếm số lượng lớn trong phân phối chương trình dễ gây nhàm chán. Chính vì vậy, để tổ chức một tiết học với sự chú ý cao, phát huy được tinh thần học tập tối đa của học sinh là việc làm hết sức khó khăn. Với một số giáo viên, việc quá quen thuộc với qui trình cũng như cách thức dạy Học Vần tạo nên lối suy nghĩ đơn giản đó là truyền thụ đúng, đủ nội dung, cung cấp rõ âm, vần mớimà chưa quan tâm tới chất lượng đọc, tới khả năng ghi nhận lâu dài của các emDo vậy mà tiết Học Vần vẫn là sự tiếp nhận thụ động của học sinh, là những bài đọc đồng thanh ra rả thiếu sắc màu cảm xúc, là sự nhàm chán mệt mỏi của cả cô và trò Qua một thời gian giảng dạy, theo dõi quá trình học tập của học sinh trên lớp, kết quả đạt được như sau: THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA (Thời điểm khảo sát: tháng 10 năm 2016) TS HS HS chưa chú ý vào bài HS phát âm sai HS không tìm được từ mới Đọc, viết kém HS tích cực, chủ động học tập TS % TS % TS % TS % TS % 32 14 43,4% 10 31% 14 43,4% 12 37,2% 18 55,8 2.2.1. Đánh giá thực trạng: Qua bảng thống kê, tôi nhận thấy : - Số học sinh chưa tập trung vào bài học chiếm 43,4%. - Có 43,4% học sinh tìm từ còn chậm và số lượng ít, hay tìm từ giống nhau hoặc giống sách giáo khoa. - Học sinh chưa có ý thức lắng nghe và làm theo sự hướng dẫn của cô, chỉ có khoảng 55% các em chăm chú lắng nghe sự hướng dẫn của cô. - Số học sinh đọc viết kém chiếm 37, 2% - Có 55,8% học sinh tích cực chủ động trong học tập. 2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng * Về phía giáo viên: Còn nặng về cung cấp kiến thức, chưa chú ý tạo điều kiện giúp học sinh tự tìm tòi tiếp thu kiến thức. * Về phía học sinh: - Học sinh lớp Một còn quá nhỏ, quen chơi hơn quen học. Khi đi học, các em phải làm việc trong một tập thể có nội quy, kỉ luật, có hướng dẫn học tập , có trách nhiệm nghĩa vụ rõ ràng. - Một số em khó tập trung chú ý lâu, nhất là khi phải chú ý các kiến thức trừu tượng, ít hấp dẫn. Vậy làm thế nào để giúp học sinh học tập tốt các môn học nói chung và Học Vần nói riêng, phát huy hết khả năng sáng tạo của các em. Làm thế nào để đáp lại sự mong đợi của nhà trường và phụ huynh học sinh.Tôi đã trăn trở suy nghĩ và quyết định đi sâu tìm hiểu đề tài: " Một số kinh nghiệm dạy Học vần cho học sinh lớp 1 đạt kết quả cao ở trường Tiểu học Thị Trấn huyện Cẩm Thủy " nhằm tìm ra biện pháp tối ưu giúp học sinh có kĩ năng đọc tốt, làm tiền đề, cơ sở vững chắc để các em có thể học tốt ở các lớp cao hơn. 2.3. Giải pháp thực hiện 2. 3.1- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học 2. 3.1.1-Tổ chức học tập dưới nhiều hình thức: Hình thức tổ chức dạy học phong phú góp phần kích thích hứng thú học tập cho học sinh, nhất là học sinh nhỏ tuổi. Tiết học sẽ nhàm chán, tẻ nhạt, kém hiệu quả khi giáo viên chỉ sử dụng một vài hình thức đơn điệu: Hỏi - đáp hay giáo viên nêu yêu cầu, học sinh thực hiện,... Để giúp các em có hứng thú tham gia đọc bài, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tập đọc dưới nhiều hình thức khác nhau như: thi đọc (cá nhân, nhóm), chuyển thành các trò chơi, ... với biện pháp gây không khí sinh động như: Giáo viên chọn từ khó, câu khó, cá nhân (nhóm) thi đọc, hay cá nhân học sinh chọn câu văn thích nhất để đọc, gắp thăm đọc một trong tất cả các bài học vần đã học, ... Giáo viên cùng học sinh trong lớp thảo luận, đánh giá kết quả đọc, bình bầu, biểu dương (khen ngợi, tặng hoa, sao) vào bảng thi đua, tặng danh hiệu: nhóm đọc đúng nhất, bạn có giọng đọc hay nhất Các hình thức tổ chức luyện đọc, luyện viết, luyện nói trong tiết học vần: - Luyện đọc: Đọc thành tiếng (Trên bảng lớp, trong sách giáo khoa, ở bìa ghép chữ ...), đọc nhẩm - đọc thầm (qua sử dụng vở bài tập Tiếng việt 1, trong SGK...), với các hình thức: đọc theo cá nhân - theo tổ - theo nhóm - cả lớp. - Luyện viết: Viết vào bảng con , viết trên bảng lớp, viết trong vở tập viết. - Luyện nói: Nói câu, nói theo chủ đề với các hình thức: Nói trong nhóm, nói cá nhân trước lớp . Việc vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tạo môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp, cho việc rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói); Tạo điều kiện cho mọi học sinh đều luyện đọc, luyện viết, luyện nói; Tạo điều kiện cho các em cách làm việc tập thể theo nhóm, học cách phối hợp với bạn bè trong học tập; Chống học vẹt; Ghi nhớ bằng nhiều giác quan cách đọc, cách viết giúp học sinh không nhàm chán và ghi nhớ hơn bài học. Khi tổ chức các hình thức học tập, lưu ý kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tận dụng thế mạnh của mỗi hình thức trong quá trình dạy học; Tổ chức dạy học theo nhóm chỉ thích hợp với các nội dung học tập cần có sự thảo luận, bàn bạc... giữa học sinh với nhau. Không lạm dụng chia nhóm một cách hình thức, không cần thiết, mất thời gian và hiệu quả không cao. Mệnh lệnh đưa ra cần rõ ràng (chia nhóm nhỏ, lớn); giao việc cụ thể cho từng nhóm, phân công nhiệm vụ cho các em. Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp Một nói riêng rất thích được khen. Hình thức khen thưởng tạo không khí lớp học thân thiện, cởi mở. Kích thích sự hứng thú, ham học hơn ở các em. Giúp học sinh tự tin hơn trong học tập. Khích lệ học sinh tích cực làm việc giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn trong học tập. Do vậy, khi làm việc với học sinh, tôi luôn luôn tìm những lời khen ngợi thích hợp với từng học sinh, với từng tình huống dạy học. Đánh giá nhấn mạnh vào thành công dù là nhỏ bé ở mỗi học sinh. Đối với các em nhận thức chậm, tôi luôn lắng nghe và động viên các em trình bày, không nôn nóng. Khi các em có tiến bộ về một mặt nào đó, tôi khen ngay. Có thể thưởng bằng hình thức : Tặng cho bạn một tràng pháo tay để khích lệ các em. Đối với học sinh ít nói, thụ động tôi đặt câu hỏi dễ, động viên các em cùng tham gia. Khi các em trả lời được chỉ cần một ý nhỏ tôi cũng khen ngay và động viên em đó tiếp tục phát huy. Đối với các em khá giỏi tôi khuyến khích, gợi mở bằng những câu hỏi khái quát hơn. Tôi còn tổ chức thi viết chữ đẹp theo tháng, treo bài viết đẹp trên lớp để động viên các em đó và các em khác cũng lấy đó làm gương. Thái độ nâng đỡ khích lệ, cảm thông.....của giáo viên đã khơi gợi niềm tự hào về thành công ở mỗi học sinh, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi chỉ có thành công, niềm tự hào về thành công, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc của sự mong muốn học hỏi. 2.3.1.2- Tổ chức '' Trò chơi học tập '' Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Hình thức này rất phù hợp với lứa tuổi học sinh lớpMột, giúp các em tránh được những mệt mỏi do phải đột ngột thay đổi cách học ở mẫu giáo (chơi là hoạt động chủ đạo). ''Học mà chơi, chơi mà học'' tạo cho các em hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi sự khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh; rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của học sinh cao hơn. Thông thường trong mỗi tiết lên lớp tôi thường phối hợp các hình thức dạy học hợp lý để giờ học đạt kết quả tốt, không nhàm chán. Do vậy tôi phối hợp các hình thức dạy học theo nhóm, cá nhân, lớp với phương pháp hỏi đáp, quan sát, thảo luận đóng vai dưới dạng các trò chơi. Mấu chốt của các trò chơi này là tôi lôi cuốn tất cả các học sinh vào hoạt động học tập, tạo không khi sôi nổi, giúp học sinh tiếp thu bài hoàn toàn thoải mái, có chất lượng. Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, “Học mà chơi-chơi mà học” Lúc nào các em cũng rất thích chơi, rất muốn chơi, nhiều khi chơi say mê đam mê, quên cả ngủ. Chúng ta thường ví trò chơi như “ Cơm ăn, nước uống”để mô tả nhu cầu, sở thích của các em. Vì thế tổ chức trò chơi trong học tập nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng giúp giáo viên có thể phát huy tối đa vai trò chủ thể của học sinh, để học sinh có thể nhanh chóng nắm bắt được những kỹ năng, kỹ xảo, sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập phát triển cộng đồng Khi tổ chức trò chơi cần chú ý đến việc đảm bảo cho sự thành công của trò chơi trong học tập. - Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học. - Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện. - Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn. - Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. - Kích thích sự thi đua giành phần thắng cho học sinh khi tham gia. Cách tổ chức trò chơi học tập: Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi (Có thể tiến hành nhiều cách khác nhau nhưng tôi nói ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu, sao cho tất cả học sinh nắm được cách chơi). Cho học sinh chơi thử ( nếu cần ). Khi tiến hành chơi tôi điều khiển trò chơi phải theo tiến trình và theo dõi chặt chẽ. Đánh giá kết quả chơi (động viên là chủ yếu), nhận xét thái độ của học sinh tham dự và rút kinh nghiệm. Trong quá trình giảng dạy tôi đã sưu tầm nghiên cứu và đưa vào bài dạy môn Tiếng Việt một số trò chơi như: Một số trò chơi thường sử dụng trong giờ học vần: * Trò chơi tô chữ trên tranh: + Mục đích: Nhận được dạng chữ ghi âm, ghi vần mới, đọc tiếng có âm(vần) mới. + Cách chơi: Khi có lệnh “ Bắt đầu” mỗi nhóm hai em ( hoặc 4 em) dùng bút chì màu tô vào chữ có âm hoặc vần mới học; sau khi tô, học sinh phải nói rõ ô chữ ở hình vẽ nào (gọi tên con vật, đồ vật, người trong hình vẽ ) có chữ ghi âm (vần) mới. Nhóm nào tô đúng và nhanh nhất sẽ thắng. + Chuẩn bị : Tôi sao chép hình ảnh một số con vật, đồ vật, người...có tên gọi là từ chứa âm (vần) mới. Có cả một vài hình ảnh của người, vật mà tên gọi không có âm (vần) mới để học sinh lựa chọn. Ghi tên gọi dưới mỗi hình, kẻ khung cho từng chữ ghi mỗi tên gọi. Chụp các hình này vào một trang giấy rồi nhân bản cho mỗi học sinh hoặc một nhóm một bản để chơi. Minh hoạ bài 10: ô – ơ hồ con hổ vó bè ô tô quả bơ cái nơ cỏ lá cờ Nên dùng trò chơi này ở những bài đầu của phần học âm và chữ cái. * Trò chơi thi ghép vần, tiếng,từ. + Mục đích: Nhớ mặt chữ ghi vần mới, ghép vần mới với phụ âm đầu và thanh để tạo tiếng mới; đọc trơn; + Cách chơi: Tôi tổ chức cho học sinh chơi ghép vần, tiếng từ, theo nội dung bài học, chú ý dẫn dắt, mở rộng vốn từ và vốn hiểu biết của học sinh. Ví dụ bài 44: on - an Sau khi học xong bài tôi cho học sinh ghép tiếng ngoài bài có chứa vần on, vần an theo hai dãy ( dãy 1 ghép tiếng chứa vần on, dãy 2,3 ghép tiếng chứa vần an) vào bảng gài. HS ghép xong, tôi yêu cầu học sinh giơ bảng hỏi thêm để từng em nêu rõ tiếng tìm được có trong từ (hoặc cụm từ) nào, như: màn (cái màn), than (than đá), đan (đan lưới), gan (gan dạ), tan (tan học), bán (bán hàng)...Tổ nào ghép được nhiều từ đúng và hay sẽ là tổ chiến thắng. Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm, vần mới ở cuối tiết 2. *Trò chơi hái hoa: + Mục đích: Luyện nhẩm đánh vần nhanh để đọc trơn cả tiếng, cả từ, dùng từ đã học để tạo từ ngữ hoặc câu ngắn. + Cách chơi: HS tự chọn cho mình một bông hoa giấy gắn trên cành rồi tự giơ bông hoa ra đọc từ ghi ở mặt giấy phía trong. Đọc xong học sinh phải nói một cụm từ hoặc một câu trong đó có các từ đã học. + Chuẩn bị và tổ chức: Tôi cắt khoảng 10 đến 20 bông hoa giấy gắn vào một cành cây, trên mỗi bông hoa ghi một từ có âm hoặc vần mới học. Sau khi học sinh hái một bông hoa thì cần đổi vị trí gắn bông hoa đó. Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm, vần mới và các bài ôn tập. * Trò chơi nhìn ra xung quanh + Mục đích: Luyên nhớ vần mới, tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và viết các tiếng, từ đó. + Cách chơi: HS quan sát trong không gian lớp học xem có đồ vật nào, người nào, chữ viết nào trên tường, trên bảng có từ chứa vần mới học. Viết những từ tìm được lên bảng phụ của nhóm rồi đọc các từ này cho cả lớp cùng nghe kết hợp với việc chỉ vật hoặc người mà từ đó gọi tên. Ai tìm được nhiều từ nhất sẽ thắng. + Chuẩn bị và tổ chức: Tôi bố trí nhiều vật, tranh ảnh, hình vẽ những người và vật có tên gọi là từ chứa vần mới học treo trên các bức tường của lớp học. Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này có thể dùng ở các bài học âm, vần mới và bài ôn tập. *Trò chơi Truyền điện + Mục đích: Luyên nhớ vần mới, tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và viết c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_van_cho_hoc_sinh_lop_1_dat_k.doc