SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Điền 2 huyện Nga Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Điền 2 huyện Nga Sơn

Điều 23 Luật giáo dục đã quy định mục tiêu giáo dục ở Tiểu học: "Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở".

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và của bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc Tiểu học sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc.

Để cho học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn, ngoài việc có đủ trình độ, kiến thức thì mỗi giáo viên phải luôn biết tìm tòi, sáng tạo, thay đổi các hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên phải đưa được các hoạt động vui nhộn vào bài học để truyền tải các kiến thức đến gần học sinh hơn, giúp học sinh nắm bắt kiến thức về Tập làm văn được tốt hơn.

 Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, là giáo viên Tiểu học, tôi luôn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để các tiết dạy học Tập làm văn thật sự có hiệu quả, làm thế nào để tìm lại sự yêu thích môn học cho học sinh, đáp ứng được mục của tiêu Giáo dục & Đào tạo, tạo ra con người mới, con người toàn diện phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.

 Với những lý do nêu trên, sau 1 năm nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, tôi xin được đề xuất: Một số kinh nghiệm dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Điền 2 huyện Nga Sơn.

 

doc 22 trang thuychi01 7862
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Điền 2 huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1: Lí do chọn đề tài.
Điều 23 Luật giáo dục đã quy định mục tiêu giáo dục ở Tiểu học: "Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở".
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và của bậc Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề cải cách giảng dạy không phải là mối quan tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc Tiểu học sẽ góp phần tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc.
Để cho học sinh lớp 2 học tốt phân môn Tập làm văn, ngoài việc có đủ trình độ, kiến thức thì mỗi giáo viên phải luôn biết tìm tòi, sáng tạo, thay đổi các hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên phải đưa được các hoạt động vui nhộn vào bài học để truyền tải các kiến thức đến gần học sinh hơn, giúp học sinh nắm bắt kiến thức về Tập làm văn được tốt hơn. 
 Xuất phát từ thực tế và yêu cầu cần thiết của xã hội hiện nay, là giáo viên Tiểu học, tôi luôn băn khoăn trăn trở, làm thế nào để các tiết dạy học Tập làm văn thật sự có hiệu quả, làm thế nào để tìm lại sự yêu thích môn học cho học sinh, đáp ứng được mục của tiêu Giáo dục & Đào tạo, tạo ra con người mới, con người toàn diện phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội.
 Với những lý do nêu trên, sau 1 năm nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, tôi xin được đề xuất: Một số kinh nghiệm dạy học phân môn Tập làm văn cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Điền 2 huyện Nga Sơn.
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài:
 Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 2. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 - Học sinh khối 2 Trường Tiểu học Nga Điền II, huyện Nga Sơn
 - Kĩ năng thực hành về nghi thức lời nói, kỹ năng diễn đạt trong Tập làm văn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp quan sát sư phạm
 - Phương pháp điều tra khảo sát
 - Phương pháp phân tích
 - Phương pháp giảng giải
 - Phương pháp nhóm
 - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Phân môn Tập làm văn có tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, sử dụng toàn bộ các kỹ năng được hình thành và phát triển do nhiều phân môn khác của môn Tiếng Việt đảm nhiệm (kỹ năng đọc, nghe nói, viết chữ, viết chính tả, dùng từ đặt câu..). Tập làm văn còn đòi hỏi học sinh huy động vôn kiến thức nhiều mặt: từ hiểu biết về cuộc sống đến tri thức về văn học, khoa học thường thức... có liên quan đến đề bài.
Bài Tập làm văn là sản phẩm tổng hợp của vốn sống, vốn văn học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, sự thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo của cá nhân học sinh. Qua bài Tập làm văn (kết quả học tập phân môn Tập làm văn) ta sẽ thấy được trình độ sử dụng Tiếng Việt, những tri thức và hiểu biết về cuộc sống của học sinh.
Đối với lớp 2, dạy Tập làm văn trước hết là rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phục vụ học tập và giao tiếp hằng ngày cụ thể là: Nội dung chương trình sách giáo khoa sắp xếp các loại bài Tập làm văn được bố trí xen kẽ, trong từng phần, góp phần tô đậm nội dung chủ điểm học tập của từng tuần:
* Dạy các nghi thức lời nói tối thiểu như: chào hỏi, tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy, yêu cầu,tán thành, từ chối, chia vui, chia buồn, giúp học sinh biết sử dụng chúng trong một số tình huống giao tiếp ở gia đình, trong trường học và nơi công cộng,.
* Dạy một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày: khai bản tự thuật ngắn, viết thư ngắn để nhắn tin, chia vui hoặc chia buồn, nhận và gọi điện thoại, đọc và lập danh sách học sinh, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, đọc và lập thời gian biểu, 
* Bước đầu dạy cách tổ chức đoạn văn, bài văn thông qua nhiệm vụ kể một sự việc đơn giản hoặc tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. 
Bên cạnh đó, do quan niệm tiếp thu văn bản cũng là một loại kỹ năng về văn bản cần được rèn luyện. trong các tiết Tập làm văn từ giữa học kì II trở đi, nội dung chương trình sách giáo khoa tổ chức rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh thông qua hình thức nghe kể chuyện – trả lời câu hỏi theo nội dung câu chuyện.
Dựa vào các loại bài và yêu cầu cụ thể trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh làm miệng, làm viết theo nhóm, làm cá nhân trong vở nháp họăc vở bài tập Tiếng Việt,Giáo viên có thể vận dụng các phương pháp áp dụng dạy các loại bài trên như phương pháp đàm thoại vấn đáp, phương pháp đóng vai, phương pháp xử lí tình huống, phương pháp giao tiếp và phương pháp trực quan.
Tùy theo từng loại bài mà giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Thật vậy, cũng như các phân môn và môn học khác, phân môn Tập làm văn, thông qua nội dung dạy học giáo viên có nhiệm vụ trau dồi cho học sinh thái độ ứng xử có văn hóa, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, tốt đẹp cho các em.
2. 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Về phía giáo viên:
 - Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm.
 - Được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn.
 - Được sự giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.
 - Cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học cũng được nhà trường trang bị đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.
 - Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư vào nghiên cứu kĩ bài, sử dụng phương pháp và hình thức chưa hợp lý vì vậy giờ học Tập làm văn còn đơn điệu, nhàm chán, thụ động. Lập dàn bài rập khuôn dẫn đến bài làm của học sinh giống nhau về ý tưởng, nội dung.
 - Chưa rèn cho học sinh có thói quen đọc các bài văn mẫu, văn hay từ đó rút ra ý hay, ngược lại một số giáo viên còn cho học sinh thuộc những bài văn mẫu điều đó đã làm mất đi sự sáng tạo và óc tưởng tượng phong phú của học sinh.
* Về phía học sinh: 
 - Các em học sinh lớp 2 đa số có vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt ngủn hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày , diễn đạt ý của các em còn hạn chế. Mặt khác, do thực tế học sinh mới được làm quen với phân môn Tập làm văn ở lớp 2 nên học sinh còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học và hợp lý.
 - Học sinh thường chưa chăm đọc sách báo hoặc tìm tòi sưu tầm những tài liệu phục vụ cho kiến thức có liên quan đến môn học dẫn đến nghèo vốn từ, nghèo vốn sống để có thể đưa bài văn vào viết. 
 - Mặc dù trong quá trình dạy học bản thân tôi đã tìm tòi, học hỏi và thường xuyên trao đổi với bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhất nhưng kết quả cũng chưa được như mong muốn. Cụ thể đạt được như sau:
Khảo sát chất lượng học sinh lớp 2A cuôi năm học năm học 2016 – 2017
Tổng số HS
Số HS hoàn thành tốt kiến thức, kĩ năng 
môn học
Số HS hoàn thành kiến thức, kĩ năng 
môn học
Số HS chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng 
môn học
31
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 5
16,1
22
71
4
12,9
 Chất lượng học sinh hoàn thành tốt kiến thức kĩ năng còn thấp. Số học sinh chưa hoàn thành kiến thức kĩ năng còn cao, đa số học sinh mới dừng ở mức hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn học. Sở dĩ kết quả chưa cao là do một số nguyên nhân sau:
 - Giáo viên chưa chú trọng việc rèn kĩ năng thực hành về nghi thức lời nói nên những em nhút nhát không dám nói ra những điều mà các em suy nghĩ trong đầu.
 - Việc rèn kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày chưa được giáo viên coi trọng, các em ít được tiếp xúc, chưa biết cách sử dụng những kiến thức đã học được mà áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. 
 - Giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho học sinh thực hành rèn luyện về kỹ năng diễn đạt (nói, viết ) dẫn đến các em còn lúng túng khi trả lời các câu hỏi thông qua việc quan sát tranh và hệ thống câu hỏi gợi ý, diễn đạt câu còn lủng củng, còn lặp từ khi viết đoạn văn ngắn từ 3 – 5 câu. 
 Qua một năm nghiên cứu và áp dụng, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tập làm văn lớp 2 như sau:
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..
Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh thực hành về nghi thức lời nói.
Tất cả những nghi thức lời nói luôn xảy ra trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, có em mạnh dạn thì hay nói còn những em nhút nhát thì ít nói. Bởi vậy, giáo viên phải dùng những biện pháp tích cực để các em nhút nhát nói ra những điều mà các em suy nghĩ trong đầu. Có thể tổ chức trò chơi sắm vai với những tình huống cụ thể để mỗi học sinh được tự do bộc lộ suy nghĩ, cách diễn đạt của mình. 
1.1. Luyện nói cá nhân:
 Giáo viên định hướng cho học sinh luyện nói cá nhân theo các bước sau:
- Xác định yêu cầu của bài. 
- Xác định rõ đối tượng để thực hành nói cho phù hợp.
- Tập nói theo yêu cầu: Cố gắng tìm được nhiều cách diễn đạt khác nhau.
- Phát biểu trước lớp đối thoại ( nhiều học sinh nói).
- Học sinh khác nhận xét , bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
	Ví dụ:
Bài tập 1: Nói lời cảm ơn trong trường hợp: bạn cùng lớp cho đi chung áo mưa.
- Tổ chức cho học sinh thực hành và nói.
- Ôi may quá! Tớ cảm ơn bạn nhé!
- Tớ cảm ơn bạn nếu không hôm nay tớ sẽ bị ướt hết rồi!
- Tớ cảm ơn bạn nhiều nhé!
 Lưu ý: Khi nói lời cảm ơn cần thể hiện sự chân thành, biết ơn để người nghe dễ cảm nhận được.
Học sinh thực hành luyện nói khi đi chung áo mưa cùng bạn.
 Bài tập 2: Nói lời xin lỗi của em trong trường hợp: Em mải chơi, quên làm việc me đã dặn.
- Con sai rồi, con xin lỗi mẹ, lần sau con không thế nữa.
- Mẹ ơi! Con biết mình sai rồi, con xin lỗi mẹ ạ!
- Mẹ tha lỗi cho con, lần sau con sẽ làm tốt lời mẹ dặn. 
Lưu ý: Nói lời xin lỗi cần thể hiện rõ thái độ biết lỗi. Người nói phải hạ giọng, nói nhỏ nhẹ nhưng thành khẩn để người nghe dễ dàng tha lỗi cho mình.
1.2. Luyện nói theo cặp:
 - Hai HS ngồi cùng bàn xác định yêu cầu của bài, thảo luận, phân công: một HS nêu tình huống, một HS nêu lời đáp rồi làm ngược lại.
Chú ý: Hai HS có thể thảo luận để tìm ra nhiều cách diễn đạt khác nhau (về lời nói, cử chỉ, nét mặt ) để sửa và bổ sung cho nhau.
- Cho đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
- Đại diện các cặp khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
Ví dụ: Đáp lời chào, lời tự giới thiệu -Tuần 19
 - Trước tiên, tôi cho HS thấy được sự cần thiết của lời chào: Lời chào khi mới gặp nhau cũng như trước khi chia tay là phép lịch sự, thể hiện người có văn hóa trong tiếp xúc, khiến cho mọi người thấy thân mật, gần gũi nhau hơn. Khi chào hỏi hoặc tự giới thiệu: Lời nói, giọng nói, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cười phài tùy từng đối tượng mình gặp gỡ và những điều này cũng chứa dựng nội dung tiếp xúc. Cách chào hỏi, cách xưng hô phải phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh cụ thể. Lời chào hỏi cần tự nhiên, lịch sự, cử chỉ thân mật.
 Học sinh thực hành luyện nói Bài tập 2 như sau:
 - Có một người lạ đến nhà em gõ cửa và tự giới thiệu: Chú là bạn của bố cháu, chú đến thăm bố cháu. Em sẽ nói thế nào?
a, Nếu bố mẹ em có nhà?
 b, Nếu bố mẹ em đi vắng?
+ Trường hợp thứ nhất (bố mẹ em có nhà)
 “ Cháu chào chú, bố cháu đang ở nhà, chú chờ chút xíu, cháu vào gọi bố cháu ra ngay ạ!”
+ Trường hợp thứ hai (bố mẹ em đi vắng)
 Cháu chào chú, Bố mẹ cháu đi vắng cả. Trưa chú quay lại chú nhé!
Thưa chú chú tên gì ? Chú cho cháu biết để cháu về nói lại với bố mẹ cháu có chúđến thăm. 
Học sinh thực hiện đóng vai tại lớp.
 Lưu ý: Khi luyện nói theo cặp phải chắc chắn cả hai bạn trong nhóm đều được 
nói để rèn kĩ năng nói một cách toàn diện cho học sinh.
1.3. Luyện nói theo nhóm:
Đối với các nghi thức lời nói cần nhiều lời đáp (lời nói của nhiều nhân vật) nên áp dụng theo hình thức sắm vai đơn giản.
- Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà GV phân thành nhóm 3, 4 hay 5,6 học sinh.
- HS trong nhóm thảo luận về yêu cầu của tình huống, phân công vai cho phù hợp, thảo luận cách ứng xử (tìm ra nhiều phương án và chọn lựa phương án tối ưu để thực hiện. )
- Đại diện các nhóm lên sắm vai trước lớp.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn người nói đúng và hay nhất.
Ví dụ:
* Đóng vai chúc mừng nhau:
Đáp lời chia vui -Tuần 28
Bài tập 1: Nói lời đáp của em trong trường hợp sau: Bạn tặng hoa chúc mừng sinh nhật.
- Luyện tập cách nói lịch sự khi chúc mừng người khác và đáp lại lời người khác chúc mừng mình.
- Rèn thói quen lịch sự trong giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày; tập chúc mừng bằng những lời khác nhau.
3 HS : - Chúng tớ chúc mừng sinh nhật cậu. 
1 HS: - Tớ cảm động quá! Xin cảm ơn tất cả các bạn!
Học sinh thực hành nói lời chúc
mừng sinh nhật
Hoặc 1 HS khác: - Cảm ơn các bạn đã dành cho mình rất nhiều niềm vui trong ngày sinh nhật. 
 (- Xin cảm ơn các bạn, mình rất vui.) 
Hình thức này tôi sử dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả cao, các em rất tích cực học tập, suy nghĩ tìm tòi nhiều cách trả lời hay và khác nhau. Tôi luôn khuyến khích động viên các em bằng lời khen “Tuyệt quá”, “Rất hay” đối với những lời diễn đạt sáng tạo của các em.
 Kết luận: Trong quá trình dạy học, nếu chúng ta thật sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng thực hành về nghi thức lời nói cho học sinh, động viên các em thường xuyên sử dụng lời nói, nói đúng câu, đúng từ, có sắc thái biểu cảm thì chắc chắn học sinh sẽ học rất tốt các nội dung trong chương trình Tập làm văn lớp 2.
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh viết bản tự thuật, viết nhắn tin và lập thời gian biểu học tập.
- Mặc dù đây là những kỹ năng phục vụ cho học tập và đời sống hàng ngày nhưng các em lại ít được tiếp xúc. Bởi vậy, giáo viên cần cho các em thấy một cách trực quan, thật rõ ràng. Khi dạy bản khai tự thuật, danh sách học sinh, mục lục sách, thời gian biểu. Giáo viên phải có một bản mẫu thật to để các em được nhìn và nghiên cứu. Giáo viên phải chỉ rõ cách xem, cách lập, từ đó các em mới biết cách sử dụng những kiến thức đã học được mà áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. 
2.1. Viết bản tự thuật ngắn:
 * Mục tiêu
Mục tiêu của bài tập là nhằm giúp học sinh biết cách tự giới thiệu với thầy cô, bạn bè hoặc người xung quanh về mình.
 a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Viết bản tự thuật theo mẫu ( SGK)
- Đọc từng dòng mẫu tự thuật trong SGK để nắm được những nội dung cần viết ra cho đúng và đủ.
- Hỏi người thân trong gia đình (Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị,..) để nắm được những điều mình chưa rõ ( như ngày, tháng , năm sinh, quê quán, nơi ở hiện nay) 
- Xem lại bài tập đọc Tự thuật trong SGK, tập 1, trang 7 để học tập cách viết và trình bày sạch đẹp.
b) Hướng dẫn học sinh làm bài:
Với loại bài này, giáo viên cần giúp học sinh hiểu văn bản (tự thuật) này bao gồm những phần nào. Nội dung của mỗi mục thể hiện hình thức trình bày ra sao. Giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan (học sinh được quan sát văn bản mẫu), phương pháp phân tích ngôn ngữ (phân tích cấu trúc, đặc điểm của các văn bản mẫu), phương pháp rèn luyện theo mẫu (học sinh được dựa theo văn bản mẫu để tạo lập văn bản tương tự)
Cần trình bày bài viết sạch sẽ, đúng chính tả ( chú ý viết hoa những tên riêng và các con chữ đầu tiên của mỗi dòng cần ghi thẳng hàng dọc với nhau cho đẹp).
Ví dụ:
- Họ và tên: Nguyễn Hải Nam
- Nam, nữ: Nam
- Ngày sinh: 10 - 11 - 2010
- Nơi sinh: Nga Điền
- Quê quán: Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa
- Nơi ở hiện nay: Xóm 4, Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa
- Học sinh lớp: 2A 
- Trường: Tiểu học Nga Điền II, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
 Nga Điền ngày 10 tháng 2 năm 2018
 Người tự thuật
 Nguyễn Hải Nam
2.2: Viết nhắn tin:
 Trước hết, giáo viên cho học sinh hiểu:
 Khi muốn nói với ai điều gì mà không gặp được người đó ta có thể viết những điều cần nhắn vào giấy để lại. Nội dung lời nhắn cần ngắn gọn mà đủ ý, dễ hiểu. 
a) Hướng dẫn chuẩn bị: 
- Xác định yêu cầu: Viết một vài câu nhắn lại cho bố mẹ biết, khi bà đến nhà đón em đi chơi.
	- Xem lại bài tập đọc: Nhắn tin để nắm được cách viết nhắn tin: Nhắn cho ai? Cần nói gọn và rõ nội dung gì? (ví dụ: đi đâu, làm gì, cùng với ai, bao giờ về).
	- Nhớ ghi thời điểm viết nhắn tin.
	- Đọc đề bài, xác định nội dung đoạn nhắn tin theo gợi ý sau:
	+ Em nhắn tin cho ai? (ví dụ: Nhắn tin cho ba mẹ hoặc bạn) biết.
	+ Em muốn nhắn lại điều gì để bố mẹ hoặc bạn biết? (ví dụ: Bà đến chơi, chờ mãi mẹ chưa về, bà đưa con tới nhà cô Phương chơi)
	+ Để mẹ yên tâm, em cần nhắn thêm điều gì? ( ví dụ: Hẹn mấy giờ em sẽ về).
b) Hướng dẫn bài làm: 
	- Viết nhắn tin của em cho ba hoặc mẹ.
	- Chú ý: Trình bày cho sạch sẽ, viết đúng chính tả, đầy đủ nội dung.
* Chú ý cách ghi nhắn tin:
	- Đầu tiên ghi giờ, ngày, tháng, năm.
	- Dòng đầu ghi nhắn tin cho ai?
	- Tiếp theo ghi nội dung nhắn tin.
 - Cuối cùng kí tên em.
Ví dụ:
 3 giờ ngày 20 – 10 - 2017
Mẹ ơi!
 Chiều nay bà nội đến chơi, bà đợi mãi mà mẹ chưa về. Bà đưa con sang nhà cô Phương chơi. Khoảng 8 giờ tối bà sẽ đưa con về.
 Con trai: Khánh Nguyên
 Lưu ý: Tùy vào điều kiện từng vùng, từng địa phương, giáo viên có thể lưu ý cho học sinh viết tin nhắn trên điện thoại, máy tính, thư tay khi cần thiết giúp các em có thể thông tin cho người thân khi đang ở xa và cũng giúp các em sớm tiếp cận với công nghệ thông tin trong thời đại mới.
1.3: Lập thời gian biểu:
Dạy học sinh lập thời gian biểu là một biện pháp hình thành ở các em thái độ tích cực, chủ động, tính kế hoạch và khả năng sắp xếp cuộc sống riêng.Thời gian biểu là lịch sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi trong một ngày,gồm cả sáng, trưa, chiều, tối. Thời gian biểu rất cần thiết vì nó giúp chúng ta làm việc tuần tự, hợp lý và không bỏ sót công việc.
- Đề bài yêu cầu học sinh lập thời gian biểu buổi tối .
a) Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Lập thời gian biểu buổi tối của em.
- Xem lại bài tập đọc “Thời gian biểu”để biết cách trình bày: nhớ lại thời gian và công việc buổi tối của em để lập thời gian biểu (từ khoảng 18 giờ 30 đến 19 giờ em làm gì? Thời gian tiếp theo, em làm tiếp việc gì? Cho đến khi đi ngủ) 
b) Hướng dẫn học sinh làm bài:
- Em có thể viết hoặc kẻ bảng ghi thời gian biểu buổi tối của mình theo thứ tự thời gian và công việc (nhớ ghi rõ họ tên và địa chỉ lớp); cố gắng ghi đủ các việc cụ thể cần làm và thời gian làm mỗi việc đó.
Ví dụ: Thời gian biểu buổi tối.
Họ và tên: Nguyễn Việt Anh
Lớp: 2A Trường Tiểu học Nga Điền II
 - 18 giờ 30 – 19 giờ : ăn cơm 
 - 19 giờ – 19 giờ30: nghỉ ngơi, xem ti vi
 - 19 giờ 30 – 20 giờ30: học bài 
 - 20 giờ 30 – 21 giờ: vệ sinh cá nhân 
 - 21 giờ: đi ngủ
 Kết luận: 
 Khi hướng dẫn học sinh viết bản tự thuật, viết nhắn tin và lập thời gian biểu học tập, giáo viên phải luôn nhắc học sinh lựa chọn ngôn ngữ ngắn gọn, xúc tích không rườm rà, dài dòng nhưng phải thể hiện rõ mọi thông tin cần thiết để nội dung cần thông báo không bị khó hiểu dẫn tới người đọc hiểu sai thông tin.
Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt (nói, viết ) qua các dạng bài trả lời câu hỏi hoặc qua quan sát tranh ảnh người, sự vật cho học sinh.
 Thực hành rèn luyện kỹ năng diễn đạt (nói, viết) là dạng bài nòng cốt trong môn Tập làm văn. Nó đòi hỏi ở người học sinh vốn sống hàng ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy, khi dạy dạng bài này, giáo viên cần nắm rõ tâm lý lứa tuổi học sinh. Ở lứa tuổi này, học sinh nhìn nhận sự vật thế nào? Tính tình của từng học sinh ra sao? Có em rất tỉ mỉ quan sát, có em chỉ hời hợt qua loa. Bởi vây, giáo viên phải nhấn mạnh để học sinh rõ, muốn tả bất cứ cái gì thì các em phải hiểu rõ về cái đó. Các em phải tìm hiểu thông tin về cái đó. Có thể hỏi bạn bè, gia đình, thầy cô hay quan sát thực tế, qua đọc sách, đọc báo,  Giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp và hình thức dạy sao cho bảo đảm với mục tiêu. 
- Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh có thói quen quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh để ghi nhận lại và sử dụng khi thật cần thiết. Ngoài ra giáo viên cần sưu tầm những hình ảnh để các em quan sát 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_phan_mon_tap_lam_van_cho_hoc.doc