SKKN Một số kinh nghiệm của bản thân thông qua thực tế làm công tác chủ nhiệm với hy vọng đóng góp phần nào trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và hạn chế tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT có hiệu quả hơn
Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, mang tính chất phức tạp. Phần lớn học sinh có ý thức đạo đức tốt, chủ động tích cực trong học tập và rèn luyện, trở thành con ngoan, trò giỏi Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức và có hành vi đúng đắn, thích thể hiện bản thân một cách thái qúa, thiếu khả năng kiềm chế và ứng xử. Từ những mâu thuẫn tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng trong phút chốc những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường lại trở thành những hung thủ của các vụ án mạng nghiêm trọng.
Hiện nay một số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Bạo lực học đường đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn xã hội do đó việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Với thực trạng bạo lực học đường hiện nay, giáo viên chủ nhiệm cần phải có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và giúp học sinh trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài.
Xuất phát từ hình hình thực tế, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 12 nhiều năm liền, tôi luôn cố gắng dồn hết công sức, tâm trí để tìm tòi , nghiên cứu, đưa ra các biện pháp giáo dục thích hợp với học sinh lớp mình chủ nhiệm ,để rèn luyện, đào tạo các em thành những trò ngoan của trường, những công dân tốt cho xã hội. Trong giới hạn bài viết này, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân thông qua thực tế làm công tác chủ nhiệm với hy vọng đóng góp phần nào trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và hạn chế tình
trạng bạo lực học đường ở trường THPT có hiệu quả hơn.
1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng thời gian gần đây có chiều hướng gia tăng, mang tính chất phức tạp. Phần lớn học sinh có ý thức đạo đức tốt, chủ động tích cực trong học tập và rèn luyện, trở thành con ngoan, trò giỏiTuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức và có hành vi đúng đắn, thích thể hiện bản thân một cách thái qúa, thiếu khả năng kiềm chế và ứng xử. Từ những mâu thuẫn tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng trong phút chốc những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường lại trở thành những hung thủ của các vụ án mạng nghiêm trọng. Hiện nay một số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Bạo lực học đường đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn xã hội do đó việc giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó, giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Với thực trạng bạo lực học đường hiện nay, giáo viên chủ nhiệm cần phải có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và giúp học sinh trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, có đức có tài. Xuất phát từ hình hình thực tế, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 12 nhiều năm liền, tôi luôn cố gắng dồn hết công sức, tâm trí để tìm tòi , nghiên cứu, đưa ra các biện pháp giáo dục thích hợp với học sinh lớp mình chủ nhiệm ,để rèn luyện, đào tạo các em thành những trò ngoan của trường, những công dân tốt cho xã hội. Trong giới hạn bài viết này, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân thông qua thực tế làm công tác chủ nhiệm với hy vọng đóng góp phần nào trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và hạn chế tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT có hiệu quả hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách học sinh để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. Phương pháp quan sát Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình trạng bạo lực học đường của trường THPT Tĩnh Gia 3 trong năm học. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Đạo đức- Chức năng của đạo đức a. Khái niệm đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên [1]. b. Chức năng đạo đức Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kiềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau [1]: Chức năng giáo dục. Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. Chức năng phản ánh. 2.1.2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh a. Vị trí - ý nghĩa Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình [1]. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”[1] Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó đề ra kế hoạch , phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp.[1] Vì vậy hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều, vào các giải pháp thực hiện liên kết giáo dục, với các tổ chức xã hội , giáo viên bộ môn, nhằm huy động có hiệu quả tiềm năng của các lực lượng, các tổ chức cá nhân vào công tác giáo dục đạo đức học sinh . Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức trách nhiệm cao, yêu thương học sinh bằng cả tấm lòng nhân ái của người thầy. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn nắm bắt thông tin, có hiểu biết rộng và không ngừng phải hoàn thiện mình, biết vận động và lôi kéo mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo dục b. Đặc điểm Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.[2] Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không nên dừng lại ở lớp học mà mình được phân công chủ nhiệm mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường, mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện có thể . Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em . Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi có sự phối kết hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp. 2.1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Để hình thành phẩm chất đạo đức và nhân cách cho học sinh đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện như sau: Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định. Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi cá nhân được thực hiện. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người. b. Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh. * Giáo dục theo nguyên tắc tập thể Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để giáo dục; giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể. Một lớp học đoàn kết hòa đồng, yêu tập thể, trong tập thể, vì tập thể .Những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành. * Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác của học sinh Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh. Để thực hiện điều này, trước hết người thầy phải tạo uy tín với học sinh: phải có tác phong nghiêm túc, gương mẫu. Nói và làm đi đôi với nhau. Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo; phải thực hiện đúng những gì đã nói, hứa với học sinh. Giải quyết sự việc có tình có lý . Không mị học sinh để các em xem thường; GVCN cũng là giáo viên dạy bộ môn nên phải có chuyên môn vững vàng. Khi được học sinh tin tưởng, thán phục về chuyên môn thì về lĩnh vực chủ nhiệm giáo viên sẽ thuận lợi hơn. Phải tôn trọng học sinh: đối với học sinh THPT, các em đã lớn nên nhận thức hiểu biết sự việc tương đối chín chắn, do đó người giáo viên phải lắng nghe ý kiến của các em, phải phân tích khuyết điểm lỗi lầm mà các em mắc phải cho đến khi các em chấp nhận một cách tự nguyện, có như thế mới sửa sai được . Luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa đổi, nắm được đặc điểm Tâm-Sinh-Lý của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để có thể lường trước những phản ứng bộc phát của các em để có biện pháp uốn nắn kịp thời; nắm được thủ lĩnh của nhóm học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục đạt hiệu quả, công bằng trong cư xử . Trách phạt phải đúng tội đúng người và được dư luận học sinh của lớp đồng tình; trong nội dung của mỗi buổi sinh hoạt lớp nên đưa vào một gương điển hình về sự vượt khó trong học tập, gương thành đạt trong cuộc sống để các em tự suy nghĩ và vận dụng vào cuộc sống của mình; luôn động viên học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường vì đây là sân chơi bổ ích giáo dục cho học sinh biết sống tập thể, vì mọi người xây dựng lòng tự hào về tập thể lớp trong học sinh: nêu bật những mặt tốt mà các em đã làm trong thời gian qua; đồng thời phê phán những khuyết điểm đẩy lùi còn tồn tại. Từ đó các em sẽ ra sức phấn đấu, giữ gìn kỷ luật nề nếp, ra sức học tập vì bản thân, gia đình và tập thể lớp; việc đánh giá thi đua học sinh phải rõ ràng, chính xác, công bằng và dân chủ . Cho học sinh tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình và tự đánh giá kết quả (theo mẫu), GVCN kết lại. Qua đó các em có trách nhiệm với những việc mình đã làm; khi đã tin yêu, kính trọng, học sinh sẽ xem GVCN là người đáng tin cậy có thể tâm sự, bộc lộ những gì mình còn thắc mắc, mắc mứu trong lòng, từ đó GVCN giải quyết vấn đề của lớp dễ dàng. * Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT là thích được khen, thích được thầy, bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn nêu cái xấu, những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ đễ đẩy các em vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để giáo dục các em. * Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với học sinh Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để thúc đẩy các em vươn lên cao hơn nữa. Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm, do đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho học sinh được. * Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẫn để từ đó có hình thức, biện pháp thích hợp[4]. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với từng em, học sinh nữ, học sinh nam cần có những phương pháp giáo dục thích hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện pháp giáo dục phù hợp. tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi người thầy luôn nghiêm khắc nhưng độ lượng, bao dung trước những biểu hiện sai trái của học sinh, đồng thời tích cực tuyên dương khen ngợi khi các em có những tiến bộ dù là nhỏ; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện. * Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của người thầy. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử như vậy lời nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh. Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 2.1.4. Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THPT a. Phương pháp thuyết phục Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức,[3] gồm các nội dung sau: Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường. Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt chưa tốt. b. Phương pháp rèn luyện Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế [3]: Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động đoàn thể và sinh hoạt tập thể. Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này. Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của các em và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo các em ra ngoài những tác động có hại. Phương pháp thúc đẩy Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.[3] Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường. Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo.[3] Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác.[3] Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết ðiểm, thấy hối hận và ðặc biệt sau ðó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh. 2.2. Thực trạng của công tác giáo duc đạo đức và tình trạng bạo lực học đường ở trường THPT Tĩnh Gia 3. Đầu năm học, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12A11. Khi tiếp nhận tôi gặp những khó khăn và thuận lợi sau: 2.2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu nhà trường, sự phối kết hợp, hỗ trợ kịp thời của Đoàn thanh niên, ban nề nếp cùng ban thi đua nhà trường. Đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững vàng, giảng dạy nhiệt tình và giàu lòng thương yêu học sinh. Được sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ nhiệt tình của hội phụ huynh. Đa số học sinh ngoan ngoãn , lễ phép. Tích cực tham gia trong các trong trào thi đua của Đoàn, hội chữ thập đỏ. 2.2.2. Khó khăn: - Về phía học sinh: Một số học sinh chán nản hoàn cảnh gia đình, mê các trò chơi không lành mạnh và xem các phim bạo lực, bị bạn bè xấu lôi kéo. Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống từ đó gây nên những vụ việc đau lòng và hết sức đáng lo ngại. Một số học sinh có những thay đổi đặc biệt, rất dễ mặc cảm, tự ti tự kỉ và cũng rất dễ nổi loạn thậm chí thích khoe trương quyền lực khi bị bạn bè kích động. - Về phía gia đình: Nhiều gia đình kinh tế khó khăn do đó cha mẹ phải lo kiếm sống không có thời gian quan tâm và chăm sóc con cái. Mối quan hệ gắn bó giữa bố mẹ và con cái trở nên xa cách hơn, có ít thời gian để chia sẻ hơn. Bên cạnh đó nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Họ quá bận không có thời gian để trò chuyện với con; quá nuông chiều thỏa mãn mọi nhu cầu của con và cho rằng thế là đã quan tâm. Họ không thấy rằng cha mẹ là những người có ảnh hưởng lớn đến con cái trong gia đình. Một vấn đề quan trọng khác: có gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường“ trăm sự nhờ thầy” . Nhiều gia đình có bố mẹ, người lớn thiếu gương mẫu, có cách giáo dục thô bạo đã dẫn đến trẻ có tính cách tiêu cực, dễ bị lôi kéo tham gia vào các vụ việc đánh nhau tập thể. - Về phía nhà trường: Một số trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trong mối quan hệ thầy trò. Sĩ số học sinh trong một lớp ngày càng đông, sự phân bố học sinh trong các lớp chưa hợp lý khiến người thầy không thể theo sát học trò, khó can thiệp để kịp thời ngăn chặn mâu thuẫn. Nhiều lúc bộ phận nề nếp giải quyết học sinh vi phạm một cách qua quýt: viết kiểm điểm, viết nội quy,giải quyết không thấu tình đạt lý, khiến các em ngại thổ lộ khi gặp vấn đề, dẫn đến ức chế và phản ứng bằng hành động bạo lực. Nội dung phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà trường chưa hiệu quả. Dường như chúng ta đang nặng về giáo dục lý thuyết, kiến thức mà chưa quan tâm nhiều giáo dục kĩ năng, đạo đức và lối sống cho học sinh. - Về phía xã hội: Những hạn chế tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai”, mặt trái của cơ chế thị trường.có cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức. Các tệ nạn xã hội có nơi có lúc đã xâm nhập vào trường học. Sự thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, cụ thể hiếm có người lớn nào quan tâm thắc mắc xem vì sao học sinh lại đi lang thang trong giờ học, các em học sinh đánh nhau người lớn cũng chỉ đứng nhìnsự vô
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_cua_ban_than_thong_qua_thuc_te_lam_c.docx