SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học

Hiện nay ngành giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước, nguồn nhân lực đó phải có trình độ khoa học kỹ thuật tốt, có tư duy sáng tạo và biết giải quyết các vấn đề KT – XH trong cơ chế thị trường, biết lập nghiệp và cải thiện cuộc sống của mình ngày một tốt đẹp hơn và bằng chính đôi tay và khối óc của mình.

 Giáo dục cần nâng cao chất lượng, thì ngoài việc giáo dục đạo đức nhân văn, xây dựng nhân cách cho học sinh thì nhiệm vụ trung tâm là cho các em kiến thức không phải một cách mày móc mà đầy liên tưởng sáng tạo có thế các em mới có thế phát huy, phát triển tư duy kiến thức của mình và trở thành tương lai của đất nước. Việc chỉ đạo quản lý hoạt động dạy và học của nhà trường ở nhà trường cũng là nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ này là nhiệm vụ trung tâm của người quản lý giáo dục, cán bộ nhà trường. Trên thực tế hoạt động dạy và học trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản ban đầu để hình thành nhân cách cho học sinh để từ đó các em lao động , sáng tạo và học tập sau này.

Đào tạo những người có học thức, những người tài giỏi có ích cho đất nước, là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và cả gia đình cũng như xã hội nhưng quan trọng nhất vẫn là trường học nơi cho các em học sinh cả đạo đức và kiến thức, Đó cũng chính là chức năng quan trọng nhất của trường học.

 Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của trường học và là hoạt động chủ yếu của trường học và cơ sở của các hoạt động giáo dục khác không chỉ riêng trong nhà trường.

 

doc 17 trang thuychi01 6580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ngành giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước, nguồn nhân lực đó phải có trình độ khoa học kỹ thuật tốt, có tư duy sáng tạo và biết giải quyết các vấn đề KT – XH trong cơ chế thị trường, biết lập nghiệp và cải thiện cuộc sống của mình ngày một tốt đẹp hơn và bằng chính đôi tay và khối óc của mình.
 Giáo dục cần nâng cao chất lượng, thì ngoài việc giáo dục đạo đức nhân văn, xây dựng nhân cách cho học sinh thì nhiệm vụ trung tâm là cho các em kiến thức không phải một cách mày móc mà đầy liên tưởng sáng tạo có thế các em mới có thế phát huy, phát triển tư duy kiến thức của mình và trở thành tương lai của đất nước. Việc chỉ đạo quản lý hoạt động dạy và học của nhà trường ở nhà trường cũng là nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ này là nhiệm vụ trung tâm của người quản lý giáo dục, cán bộ nhà trường. Trên thực tế hoạt động dạy và học trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống và cơ bản ban đầu để hình thành nhân cách cho học sinh để từ đó các em lao động , sáng tạo và học tập sau này.
Đào tạo những người có học thức, những người tài giỏi có ích cho đất nước, là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục và cả gia đình cũng như xã hội nhưng quan trọng nhất vẫn là trường học nơi cho các em học sinh cả đạo đức và kiến thức, Đó cũng chính là chức năng quan trọng nhất của trường học.
 Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của trường học và là hoạt động chủ yếu của trường học và cơ sở của các hoạt động giáo dục khác không chỉ riêng trong nhà trường.
 Quản lý tốt nề nếp dạy và học sẽ nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đó chính là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên danh dự và uy tín của người quản lý, và cũng là uy tín của cả nhà trường, 
 Vị thế của một nhà trường có được có được củng cố và đề cao hay không chất lượng giáo dục của nhà trường đó có ngày một tốt hơn không, đó là do chất lượng dạy và học cùng với công tác quản lý phù hợp và hiệu quả quyết định.
 Là một người CBQL xác định được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động dạy và học trong nhà trường. Nên tôi đã chọn nội dung “Một số kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động dạy và học ở trường TH” để trình bày trong bản SKKN này với mong muốn trao đổi kinh nghiệm với các đồng chí đồng nghiêp ,góp phần nhỏ vào phát triển sự nghiệp giáo dục hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu.	
Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề sau:
1. Cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề chỉ đạo hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học
2. Thực trạng chất lượng dạy - học nói chung của nhà trường.
3. Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng dạy học của bản thân.
4. Kết quả đạt được và rút ra một số kinh nghiệm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tập thể giáo viên trường tiểu học Trần Phú.
- Tập thể học sinh trường tiểu học Trần Phú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát tình hình và trao đổi với giáo viên.
- Phương pháp chỉ đạo của bản thân.
- Thống kê số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
* Hoạt động dạy của giáo viên:
Hoạt động dạy của giáo viên là hoạt động tổ chức điều khiển của giáo viên với hoạt động nhận thức của học sinh. Hoạt động dạy của giáo viên không chỉ là truyền thụ tri thức, truyện thụ những sản phẩm có sẵn mà cần phải tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS nhằm hình thành cho HS tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi.
* Hoạt động học của học sinh:
Quá trình học tập của HS là quá trình nhận thức đặc biệt để tiến tới nắm vững tri thức, là hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo của HS,là thừa hưởng những giá trị mà thế hệ trước để lại,những giá trị đó là nguyên liệu, người học phải biến những giá trị đó theo những quy trình nhất định, biến nó thành tài sản cá nhân. Trong quá trình đó nhân cách con người được hình thành và phát triển .
* Quản lí hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy và học là hoạt động đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
Hoạt động dạy và học là một quá trình thống nhất, được thực hiện đồng thời và thống nhất với nhau trong quá trình khép kín. Quản lí hoạt động dạy và học chính là quản lí quá trình dạy và học.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 
* Thực trạng:
Nề nếp dạy và học ở các trường tiểu học hiện nay đang là vấn đề đáng 
quan tâm của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Nó quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng hiệu quả dạy và học trong mấy năm gần đây đã từng bước được nâng lên. 
- Thuận lợi:
 Tỷ lệ giáo viên giỏi, học sinh giỏi ngày càng cao, chất lượng đội ngũ giáo viên ngày được nâng lên. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phần nào đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
 Đặc biệt từ năm học 2005 – 2006, ngành giáo dục đã thực hiện hoàn chỉnh việc thay sách giáo khoa đại trà cho bậc TH, nhà nước đã đầu tư cho các nhà trường từ SGK, sách giáo viên dồ dùng trực quan cho tất cả các môn học với số lượng lớn. Đồng thời ngành giáo dục cũng mở nhiều chuyên đề đào tạo các cán bộ cho các bộ môn, triển khai nội dung, phương pháp đến từng giáo viên nhằm mục đích đổi mới phương giáo dục đảm báo tính tự chủ tiếp thu các kiến thức của học sinh trong quá trình học tập. Và từ năm 2015 – 2016 đã triển khai chuyên đề đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh,đặc biệt năm học 2016-2017 BGD và ĐT triển khai thông tư 30 và những sửa đổi của thông tư 22 thay đánh giá HS bằng nhận xét .
 Mặt khác trình độ giáo viên ngày được nâng cao, các cán bộ giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng với nhu cầu đào tạo mới.
- Khó khăn : 
Về phía giáo viên:
Mặc dù đội ngũ giáo viên đông về số lượng, song không đồng đều về cơ cấu phân môn, chất lượng không đều còn nhiều bất cập giữa các vùng miền khác nhau nên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học.
Các trang thiết bị dù được cấp nhưng đến nay đã hư hỏng,chất lượng không còn đảm bảo và còn thiếu nhiều so với yêu cầu.
Phương pháp giảng dạy tuy đã được đổi mới nhưng chưa đạt hiệu quả cao.
 Công nghệ thông tin áp dụng vào nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học hiện đại hiện nay.
 Một số giáo viên và trường học còn chạy theo bệnh thành tích ,đôi chỗ nhận xét còn chư a mang tính động viên khích lệ HS ,chưa nghiêm túc khi nhận xét kết quả học tập của học sinh, chưa đúng với trình độ năng lực của các em nên dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung. 
 Cơ sở vật chất phục vụ cho học tập còn nghèo nàn. Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu các trường phải đảm bảo phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng đa năng...Nhưng trên thực tế các trường TH đa số đều học hai ca, các điều kiện phục vụ cho giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu kém về chất lượng, còn thiếu giáo viên đặc thù, cán bộ thư viện.
 Về phía học sinh : Một bộ phận không nhỏ còn lười học, không chịu học và 
làm bài tập ở nhà, một số gia đình phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con cái, lãnh đạo các địa phương có quan tâm đến giáo dục nhưng “ cái khó bó cái khôn ” , dân còn nghèo, lực bất tòng tâm. Những yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục. Kinh tế thu nhập của nhân dân còn thấp, một số học sinh cách xa trường, một số còn ngại học ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học sinh
Nguyên nhân của những tồn tại trên là :
 - Về phía quản lý : Nhiều cán bộ còn buông lỏng trong công tác quản lý nề nếp dạy và học, còn thiếu sâu sát, không tìm hiểu nắm bắt nội dung chương trình, không thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, ngại dự giờ thăm lớp để đánh giá hoạt động dạy và học của giáo viên và hoạt động dạy và học của học sinh, dẫn đến đội ngũ giáo viên không quan tâm đến công tác chuyên môn, thiếu nhiệt tình trong công tác, các quy chế chuyên môn không được thực hiện nghiêm túc dẫn đến hiệu quả giáo dục bị giảm sút.
 - Về phía giáo viên: ý thức tự học, tự bồi dưỡng chưa đều, một số bộ phận giáo viên có chuyên môn yếu kém nhưng lại không chịu học hỏi, bằng lòng với trình độ đã có không phát huy được khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng chung. Một số giáo viên chưa say mê với công việc, đối với nội quy giờ giấc ra vào lớp thực hiện không nghiêm túc, việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp còn sơ sài, phương pháp bài thiếu tính tư duy, liên tưởng và phong phú, tính linh hoạt với các trường hợp khác nhau còn kém nên cũng làm hạn chế phần nào về chất lượng dạy và học.
 - Về phía các tầng lớp xã hội: Bước đầu đã quan tâm đến giáo dục, xong chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung.
 Với tình hình và thực trạng trên đòi hỏi các cấp giáo dục, mà đặc biệt là các trường TH phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện nề nếp dạy và học, từng bước khắc phục những tồn tại đã nêu trên. Người quản lý cần có những trăn trở để tìm ra các giải pháp tích cực, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến nề nếp dạy và học. Và như vậy việc chỉ đạo nề nếp dạy và học là vấn đề hết sức bức xúc đòi hỏi chung ta phải thực sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, nhằm thực hiện tốt mục tiêu,nhiệm vụ, chiến lược về đạo tạo giáo dục của đất nước. 
 Trong những năm học về trước, giai đoạn 2004- 2006 Trường Tiểu học Trần 
Phú cũng còn gặp nhiều khó khăn về CSVC, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu, sự quan tâm đến việc học của các lực lượng trong XH còn thấp, chất lượng đội ngũ CBGV chưa đồng đều,vẫn còn GV chưa đạt chuẩn. Vì vậy hoạt động dạy- học trong nhà trường cũng bị ảnh hưởng.
 Tuy nhiên Trường Tiểu học Trần Phú trong những năm gần đây từ năm học 2009 - 2010 nhà trường đã luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội đã tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đến nay nhà trường đã có 3 khu nhà 3 tầng khang trang sạch đẹp. Xây dựng được phong trào học tập trong toàn xã, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương nói chung. Trường công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn I năm 1998 và được công nhận lại năm 2008. Điều đó cho thấy nhà trường đã luôn làm tốt công tác giáo dục trong nhà trường, trong đó có sự làm tốt công tác chỉ đạo thực hiện nề nếp dạy và học.
* Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: 
- Kết quả học sinh năm học 2015 - 2016
+ Kết quả học tập các môn học: 
Hoàn thành nội dung các môn học : 1032/1032 = 100% 
+ Kết quả về năng lực: Đạt về năng lực: 1032/1032 = 100% 
+ Kết quả về chương trình lớp học: 
	Hoàn thành chương trình lớp học: 1032/1032 = 100% 
+ Kết quả học sinh lớp 5 Hoàn thành chương trình tiểu học: 166/166= 100%
+ Kết quả VSCĐ:Cã 28 /28 líp = 100% §¹t h¹ng 1;  
+ Khen thưởng: 
- Học sinh đạt thành tích XS trong học tập và rèn luyện: 280 /946 = 29% 
- Học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và rèn luyện : 425/946 = 45% 
- Học sinh đạt thành tích Xuất sắc môn Tiếng việt: 29/946 = 3% 
- Học sinh đạt thành tích Xuất sắc môn Toán : 115/946 = 12% 
- Học sinh đạt thành tích Xuất sắc trong các phong trào: 15/946 = 2% 
- Kết quả học sinh giỏi các cấp.
- HS giỏi cấp Tỉnh: 1 em đạt giải đặc biệt thi Tiếng hát kể chuyện
- HS giỏi cấp TP: 20 em
- HS giỏi cấp cụm: 4 em
- Chất lượng giáo viên:
Tổng số CBGV là 40đ/c, trong đó CBGV có trên chuẩn 39/40 = 97,5% CBGV đạt chuẩn là 1/40 = 2,5% 
- Tỷ lệ giáo viên trên lớp: 35/28 đạt 1,25GV/ lớp.
+ Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 32/36 đ/c = 89%
+ Xếp loại Chuẩn NNGV tiểu học: : XS: 37/41 = 90 %; K: 4/41 = 10 %
+ Kết quả Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014 - 2015: 36/40 tham gia có 32 đ/c đạt giỏi, 4 đ/c đạt khá.
+ Giáo viên đạt LĐG cấp trường: 37/41 = 90%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
2.3.1. Các giải pháp thực hiện:
 Trường Tiểu học có nhiệm vụ là đào tạo những con người có năng lực thích ứng và phát triển với nền kinh tế thị trường của đất nước và thế giới những năm đầu thế kỷ 21. Những con người “ lao động, tự chủ, sáng tạo” có năng lực giải quyết được các vấn đề thường gặp, có trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật ở mức độ phổ thông, có năng lực thực hành, có lòng nhân ái , có ý thức và tình cảm cộng đồng, có năng lực định hướng phát triển cho tương lai của chính mình, đồng thời có khả năng thích ứng được với mọi biến đổi trong XH.
 Trong quá trình dạy học các nhân tố: Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy và học của thầy và trò, là hai hoạt động trung tâm của của quá trình giáo dục lâu dài, hai hoạt động tuy mang tính chất khác nhau nhưng thống nhất với nhau trong mối quan hệ giữa ngươì dạy và người học.
 Chỉ đạo hoạt động dạy và học của BGH nhà trường chủ yếu tập trung vào các hoạt động dạy của giáo viên, thông qua hoạt động dạy của thầy quản lý hoạt động học của học sinh .
 Học sinh tiếp nhận tác động sư phạm của của giáo viên với tư cách vừa là đối tượng, vừa là chủ thể nhận thức. cho nên nhấn mạnh vai trò tổ chức điều khiển của thầy thì đồng thời cần tạo điều kiện để hoạt động của học sinh thực sự tự giác, tích cực thể hiện vai trò chủ thế của mình mà không phải là thụ động.
 * Các giải pháp thực hiện:
 - Đề ra những nội quy, quy chế, quy định của trường học, đó là việc thực hiện các quy tắc ra vào lớp, thực hiện nội dung chương trình mà bộ GD quy định, việc chuẩn bị bài và soạn thảo bài trước khi đến lớp, việc chấm trả bài, tích cực đổi mới phương pháp dạy học áp dụng CNTT vao bài dạy (Đối với giáo viên) Và 
việc học tập, học bài và làm bài ở trường (Đối với học sinh )
 Tức là xây dựng cho các em một thói quen trong học tập và rèn luyện.
 - Giáo dục tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
 - Hướng dẫn phương pháp học tập từng môn cho học học sinh
 - Tổ chức nhiều hình thức học tập: Nội khoá,tổ chức các chủ đề hoạt động giáo dục NGLL,kĩ năng sống cho HS , tăng cường thực hành, 
 - Tổ chức kiểm tra đôn đốc kịp thời uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực hiện. 
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
 Qua nghiên cứu thực tế tại trường Tiểu học Trần Phú chúng tôi nhận thấy phải có những biện pháp chỉ đạo nề nếp dạy và học phù hợp, khoa học, thiết lập trật tự kỷ cương, đưa mọi hoạt động của trường vào nề nếp. giữ vững thế ổn định và tạo khí thế thi đua sôi nổi liên tục trong nhà trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
a. Quản lý hoạt đông dạy học của giáo viên:
* Việc thực hiện chương trình:
 - Trước hết Hiệu trưởng cần phân công trách nhiệm cho các lực lượng giúp việc như: PHT phụ trách chuyên môn, tổ trưởng CM.
 - BGH phải đảm bảo đủ thời gian cho GV thực hiện đúng và đủ chương trình.
 - Các lực lượng giúp việc trên phải lập ra dữ liệu về tình hình thực hiện chương trình. Trên cơ sở đó HT kiểm tra, phân tích tình hình theo tuần,tháng, học kì, cả năm.Sau đó cùng với những người giúp việc có những biện pháp để quản lí tốt. 
 - BGH cần phải quan tâm quản lý, theo dõi các loại hồ sơ sổ sách của nhà trường, của Gv, của HS,để nắm được việc thực hiện chương trình và tình hình có liên quan đến chương trình hàng ngày.
 - BGH sử dụng thời khóa biểu để điều khiển và kiểm soát việc thực hiện chương trình hàng ngày của tất cả các môn.
* Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên:
 Soạn bài là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên trước giờ lên lớp , giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài, lựa chọn phương pháp hình thức dạy học phù hợp với từng loại bài đồng thời với việc soạn bài là việc chuẩn bị các thiết bị dạy 
học phục vụ cho giờ lên lớp.
	Để chỉ đạo tốt nề nếp chuẩn bị bài và soạn bài lên lớp của từng giáo viên. Nhà trường đã phân công PHT, TTCM duyệt bài soạn của GV theo định kì, kiểm tra, theo dõi việc soạn và chuẩn bị bài trước khi đến lớp của giáo viên thông qua các hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột suất, kiểm tra trước và sau giờ dạy...
* Quản lý giờ lên lớp của giáo viên:
 Giờ lên lớp của giáo viên giữ một vai trò quyết định trong hoạt động dạy và học, mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh qua giờ lên lớp.
- Xây dựng chuẩn giờ lên lớp: Để quản lý giờ lên lớp, hiệu trưởng phối kết hợp với chuyên môn xây dựng chuẩn giờ lên lớp. Đó là những chuẩn mực cần thiết để quản lý giờ lên lớp,dựa trên những quy định chung của ngành và hoàn cảnh riêng của nhà trường.
- Xây dựng nề nếp giờ lên lớp: xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò thông qua việc sử dụng thời khoá biểu: thời khoá biểu được sắp xếp khoa học,phù hợp với hoàn cảnh của giáo viên, được sự tham gia góp ý của tổ chuyên môn và công đoàn.Ngoài lịch dạy các môn học, thời khoá biểu cũng sắp xếp lịch sinh hoạt tập thể của học sinh: như sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp,các hoạt động theo chủ đề của tháng, trong năm học. 
- Theo dõi quản lý giờ giấc ra vào lớp của giáo viên nhằm nắm vững nề nếp, đảm bào giờ lên lớp của giáo viên.
- Thường xuyên dự giờ thăm lớp để đánh giá giờ dạy, đồng thời bổ sung uốn nắn những sai lệch của giáo viên.
- Lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, yêu cầu kế hoạch cần làm ngay và triển khai hoạt động trong tháng
 Tuần đầu: Sinh hoạt chuyên môn toàn trường.
 Tuần 2 và Tuần 4: Sinh hoạt tổ chuyên môn để nắm tình hình thực hiện chương trình, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác chuyên môn, xếp loại trong tháng
* Quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh:	 
 Để kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên đối với học sinh được khách quan và 
đúng quy định, hiệu trưởng trực tiếp phân công công tác cho phó hiệu trưởng, tổ 
chuyên môn, theo dõi sát sao cụ thể là:
- Thường xuyên kiểm tra số theo dõi nhận xét để đánh giá, uốn nắn việc kiểm tra đánh giá học sinh.
Trong sinh hoạt chuyên môn tổ chức chuyên đề: về đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
- Cuối kỳ, Kiểm tra VSCĐ các lớp ,kiểm tra chế độ nhận xét của giáo viên, cách thức theo yêu cầu của bộ. Qua đó bổ sung, uốn nắn những sai sót của giáo viên.
* Quản lý nề nếp dạy học của giáo viên:
 Bằng cách kiểm tra chuyên môn qua hồ sơ chuyên môn, qua đó sẽ giúp hiệu trưởng nắm chắc hơn và cụ thể hơn về việc thực hiện nề nếp dạy của giáo viên.Thông qua công tác kiểm tra nội bộ trường học. Các loại hình thức kiểm tra: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ, kiểm tra hồ sơ,....
 Sau khi kiểm tra đánh giá xếp loại, uốn nắn bổ xung các nội dung còn thiếu, biểu dương khen thưởng những giáo viên làm tốt, nhắc nhở những người làm chưa tốt, thực hiện tốt phong trào: “ Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn trong tháng của từng giáo viên:
Kiểm tra chuyên đề đổi mới phương pháp soạn bài , đổi mới phương pháp soạn bài và phương pháp đánh giá chất lượng học sinh 
Kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh
Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp của từng giáo viên chủ nhiệm
+ Giáo dục đạo đức học sinh của lớp 
+ Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giờ ngoại khoá,
* Kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khoá biểu:
 Kiểm tra thường xuyên, hàng ngày do giáo viên trực ban đối soát giữa sổ đăng ký giảng dạy với sổ ghi đầu bài và nhận xét vào sổ trực.
* Kiểm tra nề nếp giảng dạy:
 Hàng ngày giáo viên trực ban theo dõi, nhận xét vào sổ trực, có sự giám sát của lãnh đạo nhà trường. Hiệu trưởng, Hiệu phó cuối tuần tổng hợp và xử lý các thông tin để nhận xét vào buổi giao ban trước cờ sáng thứ 2, chiều thứ 6 và thông báo cho các tổ chuyên môn, các tổ chức trong đoàn thể nhà trường.
b. Quản lý hoạt động học của học sinh:
 Học sinh là chủ thể cuả nhà trường, là đối tượng của quá trình dạy học. Hoạt động học tập của học trò bao giờ cũng ăn nhịp với họat động dạy của thầy. Để quản lý tốt việc học của trò, BGH nhà trường TH Trần Phú đã đề ra 1 số biện pháp sau:
* Giáo dục tinh thần, thái độ học tập của học sinh:
- Nhiệm vụ của người lãnh đạo trường học là phải giúp HS thấy được vị trí của mình trong việc phấn đấu phát huy tính tích cực nhận thức và tính tự lực của HS, ham hiểu biết,tự giác học tập và lao động. Các yêu cầu về tinh thần, thái độ động cơ học tập được cụ thể hóa trong nội quy học tập.
VD: như những qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_hoat_dong_day_va_hoc_o_truon.doc