SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B

 Môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại và của mỗi con người. Bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Hiện nay môi trường đã đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người như: Chặt phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh, do các phong tục tập quán của người dân như: đốt nương làm rẫy, canh tác, việc săn bắt động vật hoang dã, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất gây mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đe doạ chất lượng cuộc sống, sức khoẻ của con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn, làm tan băng, . ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã hội.

Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Giáo dục bảo vệ môi trường rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở lứa tuổi các em tiểu học - lứa tuổi bắt đầu làm quen và bắt chước nên giáo dục môi trường cần phải tích hợp trong các môn học và tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng sống phù hợp với độ tuổi. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.

Là cán bộ quản lí, tôi thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh là rất cần thiết. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả cao. Tôi đã chọn và nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này cùng đồng nghiệp tham khảo: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B”

 

doc 18 trang thuychi01 7223
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
ĐỀ MỤC
TRANG
1
Mở đầu
1
2
Lí do chọn đề tài
1
3
Mục đích nghiên cứu
1
4
Đối tượng nghiên cứu
2
5
Phương pháp nghiên cứu
2
6
Nội dung 
2
7
Cơ sở lí luận của sáng kiến
2
8
Thực trạng 
3
9
Giải pháp 
4
10
Hiệu quả 
15
11
Kết luận – kiến nghị
16
12
Kết luận
16
13
Kiến nghị
16
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn SKKN:
 Môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại và của mỗi con người. Bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Hiện nay môi trường đã đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người như: Chặt phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh, do các phong tục tập quán của người dân như: đốt nương làm rẫy, canh tác, việc săn bắt động vật hoang dã, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống trên Trái Đất gây mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đe doạ chất lượng cuộc sống, sức khoẻ của con người; khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn, làm tan băng, ... ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã hội.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu, vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Giáo dục bảo vệ môi trường rất cần thiết cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Ở lứa tuổi các em tiểu học - lứa tuổi bắt đầu làm quen và bắt chước nên giáo dục môi trường cần phải tích hợp trong các môn học và tổ chức các hoạt động hình thành kĩ năng sống phù hợp với độ tuổi. Làm thế nào để hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi trường xanh - sạch - đẹp.
Là cán bộ quản lí, tôi thấy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh là rất cần thiết. Vậy phải giáo dục như thế nào mới có hệ thống và hiệu quả cao. Tôi đã chọn và nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này cùng đồng nghiệp tham khảo: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở Trường Tiểu học Nguyên Bình B”
2. Mục đích nghiên cứu:
 Giáo dục môi trường không những chỉ cho hôm nay và cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một trường học ‘‘xanh - sạch - đẹp’’ và xã hội trong lành. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, giáo viên là tấm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ từ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý và gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục học sinh bảo vệ môi trường trong nhà trường và cả cộng đồng . Từ đó hình thành cho trẻ kĩ năng thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp học và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật nuôi. Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm, bảo vệ môi trường. Đồng thời có phản ứng đối phó với các hành vi xấu như: vứt rác bừa bãi nơi công cộng , dẫm đạp cây xanh ...
 Tuyên truyền các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt động làm “xanh - sạch - đẹp” môi trường và làm gương cho trẻ, cùng giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường .
 	3. Đối tượng nghiên cứu:
 Tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh trường tiểu học Nguyên Bình B.
4.Phương pháp nghiên cứu:
 - Trao đổi với các bộ phận môi trường.
 - Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát.
 - Nghiên cứu tài liệu, công văn chỉ thị của các cấp.
 - Rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục môi trường nhằm giúp cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của hệ thống môi trường thiên nhiên cũng như môi trường nhân tạo. Từ đó giúp con người có những hành vi đối xử “ thân thiện” hơn đối với môi trường. Mục tiêu giáo dục môi trường nhằm trang bị cho cộng đồng những kĩ năng hành động bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và thiên nhiên.
Môi trường và bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn đề được cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Chất lượng môi trường có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển bền vững đối với đời sống con người. Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta. Có nhiều quan niệm về môi trường nhưng chúng ta có thể hiểu: Môi trường tự nhiên; Môi trường nhân tạo; Môi trường kinh tế - xã hội.
Ba môi trường này tác động lẫn nhau và tác động trực tiếp tới con nguời. Môi trường sống của con người là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Con người chịu tác động từ môi trường và ngược lại con người tác động trở lại môi trường.
 Môi trường bao gồm thành phần không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
Chỉ đạo giáo dục môi trường để bảo vệ môi trường là những hành động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, hàng ngày, hàng 
giờ con người vẫn tiếp tục khai thác và sử dụng một số lượng khổng lồ những nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ, các loài sinh vật... Ở một số nơi, sự khai thác quá mức đã khiến cho nguồn tài nguyên này bị lâm vào tình trạng suy kiệt một cách trầm trọng.
Thực tế đã cho thấy, thiệt hại về môi truờng là những thiệt hại có tính nghiêm trọng, thiệt hại môi trường làm phát sinh những thiệt hại tiềm ẩn trong đó có thể dẫn tới thiệt hại cho tính mạng, sức khởe và tài sản của con người.
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.Thực trạng môi trường ở Việt Nam, Thanh Hóa và huyệnTĩnh Gia.
Hiện nay ở nước ta bình quân mỗi ngày các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất độc hại khác. Có nơi hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thủy lợi tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, nguồn nước sạch.
Ở Thanh Hóa có bốn khu công nghiệp, ..., 80% dân sống bằng nông nghiệp nên mức độ ô nhiễm môi trường tăng lên do hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động của các nhà máy, nông dân dùng thuốc trừ sâu.
Tại huyện Tĩnh Gia hiện nay chưa có bãi rác chứa tập trung, lượng rác thải của khu công nghiệp và dân cư nhiều, ý thức thu gom rác và xử lí rác thải của một số người dân còn hạn chế nên ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và ô nhiễm môi trường.
2.2. Thực trạng việc giáo dục vệ sinh môi trường hiện nay :
Trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Nguyên Bình B nói riêng đã có nhiều cố gắng đáng kể trong công tác giáo dục vệ sinh môi trường cho học sinh như giáo dục thông qua việc tích hợp vào các môn học, trong các buổi hoạt động ngoại khóa song hiệu quả đem lại chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là: 
*.Về phía giáo viên.
Một số trường học giáo viên chỉ giáo dục vệ sinh môi trường chưa giáo dục học sinh có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Giáo viên thường chú trọng đến nội dung kiến thức trọng tâm của tiết dạy, giáo dục môi trường thường bị sao nhãng bởi các lý do: Phần liên hệ được coi là phần phụ; Giáo viên ít có kiến thức thực tế do ngại tìm tòi, nghiên cứu nên học sinh chưa ý thức được sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường. 
Theo cấu trúc chương trình sách giáo khoa các môn học được lồng ghép tích hợp nội dung bảo vệ môi trường ở nhiều bài thường được đưa vào mục liên hệ ở cuối của bài nên giáo viên chú tâm vào những nội dung chính của bài, còn thời gian mới liên hệ hoặc bỏ qua phần liên hệ thực tế cho các em.
Thông thường giáo viên chỉ thiết kế nội dung bài học theo sách giáo khoa, ít có kiến thức thực tế nên học sinh không được cung cấp những kiến thức thực tế, kiến thức không được mở rộng dẫn tới việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em chưa đạt được hiệu quả cao. Từ những lí do đó ý thức bảo vệ môi trường của học sinh chưa được nâng cao. 
* Về phía học sinh.
Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận vấn đề còn mông lung, chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc vệ sinh bảo vệ môi trường.
Học sinh ít được tiếp xúc với thực tế nên chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, còn thờ ơ trước sự ô nhiễm môi trường.
Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi học tập và sinh sống, bản thân một số học sinh là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Minh chứng cho điều này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, bẻ cây, bẻ cành và thờ ơ trước những hành động gây ô nhiễm môi trường ...
Hiện nay đa số học sinh chưa có kỹ năng thực hành trong các hoạt động bảo vệ môi trường, chưa biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Vì vậy ý thức bảo vệ môi trường của học sinh là chưa cao. Ví dụ khi hỏi các em: Để giữ gìn trường lớp sạch đẹp em phải làm gì ? Câu trả lời của các em là : Thường xuyên quét dọn, không vứt rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tườngnhưng trên thực tế, các em vẫn không thực hiện được nội dung các em đã trả lời, vẫn tiện tay ăn quà xong vứt rác vào bồn hoa hoặc sân trường, nhiều em xé giấy ném ra sân trường, quét vệ sinh hất rác sang lớp khác, vẫn còn nhiều em vẽ bậy lên tường....
* Kết quả khảo sát về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường Tiểu học Nguyên Bình B năm học 2015 - 2016 như sau: 
Năm học
Tổng số học sinh
Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
Ý thức tốt
Có ý thức
Chưa có ý thức
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016
186
25
13,0 %
74
39,7%
87
47,3%
 3. Những giải pháp chỉ đạo giáo dục vệ sinh môi trường ở trường Tiểu học Nguyên Bình B:
 3.1.Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của giáo viên, phụ huynh, học sinh:
Những năm học trước, đại bộ phận giáo viên và học sinh nhận thức chưa tốt về công tác vệ sinh môi trường. Giáo viên chỉ dành nhiều thời gian cho các nội dung học môn chính còn việc giáo dục môi trường là phần phụ nên có phần sao nhãng công tác giáo dục vệ sinh môi trường, học sinh chủ yếu đến trường học văn hóa còn công tác vệ sinh môi trường đã có người lớn lo, nhà trường đã thuê người dọn vệ sinh hàng ngày nên ý thức tự giác trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường ở học sinh chưa cao. Để nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh, tôi đã triển khai đầy đủ các văn bản, chỉ thị của Bộ giáo dục và đào tạo, của các ban ngành về công tác vệ sinh môi trường qua buổi họp hội đồng, buổi sinh hoạt chuyên môn và gửi văn bản qua gmail đến từng cá nhân. Thông qua các văn bản, nhà trường đã triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện, triển khai đến tất cả cán bộ giáo viên để mọi người thấy rõ tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường. Đồng chí giáo viên Tổng phụ trách Đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền thông qua các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt Đội thiếu niên, Sao nhi đồng, qua các tiết sinh hoạt lớp, buổi ngoại khóa,tổ chức cho các em xem băng hình và tổ chức buổi truyền thông cho tất cả cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh về thực trạng môi trường hiện nay qua họp phụ huynh 3 lần/ năm, ngoài ra, nhà trường còn tuyên truyền thông qua hệ thống khẩu hiệu như: “Cùng đồng hành vì môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn”; “Trường lớp khang trang - xanh - sạch - đẹp”;“Hãy giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp”; “ Sân trường em không có rác”
Qua tuyên truyền giáo viên và học sinh biết được những việc mình nên làm, những việc không nên làm để có một môi trường “ xanh - sạch - đẹp”
Tuyên truyền là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao tác động đến ý thức bảo vệ môi trường. Vì vậy từ năm học 2016- 2017 nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh đã nâng lên rõ rệt. 100% giáo viên đã thực hiện nghiêm túc việc bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường qua các bài học và các hoạt động khác, học sinh nhìn chung đã có ý thức tốt về công tác giữ vệ sinh bảo vệ môi trường.
3.2. Chỉ đạo giáo dục môi trường trong các môn học:
Việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số tiết học là bắt buộc. Qua việc dự giờ thăm lớp và khảo sát chất lượng học sinh về những nội dung liên quan đến môi trường cho thấy: Nếu giáo viên chỉ dạy những kiến thức đơn thuần mà chưa chú ý đến việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh thông qua từng tiết dạy thì họ bỏ qua một cơ hội giáo dục môi trường bền vững cho học sinh. Ngoài việc chuyển tải những kiến thức, giáo viên phải biết cách lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục môi trường qua từng bài giảng (từng mảng kiến thức) cho học sinh thì sẽ thu được hiệu quả to lớn trong việc giáo dục môi trường cho các em. Muốn có sức thuyết phục học sinh trong tiết dạy người giáo viên phải nắm được trong chương trình dạy có những bài nào, chương nào, phần nào có thể lồng ghép được kiến thức bảo vệ môi trường. Là người quản lí chuyên môn tôi đã tìm hiểu và đưa nội dung này cho giáo viên vào trong các buổi sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên thực hiện qua giờ dạy thực nghiệm.
 Hình ảnh giờ học Giáo dục Kĩ năng sống về Bảo vệ môi trường
Tôi đã tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường. Năm học 2016-2017 được sự hỗ trợ của Hội phụ huynh nhà trường mở lớp tập huấn rèn luyện kĩ năng sống và triển khai các hoạt động ngoại khóa trong đó có tổ chức sự kiện bảo vệ môi trường để nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa. Việc làm này đã giúp cho giáo viên thấy rõ trong các tiết học có nội dung giáo dục môi trường thì kiến thức bảo vệ môi trường và kiến thức của bài học gắn bó chặt chẽ với nhau. Căn cứ vào nội dung bài học để đưa vào một cách hợp lý. Trong chương trình Tiểu học nội dung giáo dục môi trường có ba dạng: 
 *Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ toàn phần:
Đối với dạng bài học này, mục tiêu của bài học không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức về môi trường mà còn hình thành những hành vi bảo vệ môi trường và thái độ tích cực đối với môi trường. Vì vậy khi dạy giáo viên cần ưu tiên lựa chọn các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học đề cao sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh như tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động điều tra, thí nghiệm, thực hành, đóng vai
 ( Ví dụ bài: Đất và rừng- Địa lý- Lớp 5) 
 Xem hình ảnh minh họa về nạn chặt phá rừng ở VN
 (Hình ảnh minh họa cho bài: Đất và rừng – Địa lý – Lớp 5)
 Xem hình ảnh minh họa về trồng rừng bảo vệ môi trường
 (Hình ảnh minh họa cho bài: Đất và rừng – Địa lý – Lớp 5)
Những bài học tích hợp toàn phần là điều kiện tốt nhất để thông qua nội dung bài học để phát huy học sinh trong công tác bảo vệ môi trường.
*Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ bộ phận:
Đối với bài này, mục tiêu bài học thường liệt kê mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cụ thể. Việc thực hiện mục tiêu bài học nhiều khi là tiền đề để thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường. Vì vậy khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần tiến hành nghiên cứu kỹ nội dung bài học, xác định nội dung giáo dục môi trường tích hợp vào nội dung bài học là gì, thông qua hoạt động dạy học nào, cần chuẩn bị thêm tư liệu gì, đồ dùng dạy học gì để giáo dục môi trường đạt hiệu quả
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng yêu cầu môn học đồng thời lưu ý học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục môi trường một cách nhẹ nhàng, phù hợp và đạt mục tiêu bài học.
 * Dạng bài tích hợp nội dung giáo dục môi trường ở mức độ liên hệ:
Với dạng bài này, các kiến thức giáo dục môi trường không được nêu rõ trong sách giáo khoa nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục môi trường cho phù hợp. Vì vậy, khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục học sinh hiểu biết về môi trường, có kỹ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động đảm bảo đúng yêu cầu môn học đồng thời lưu ý liên hệ bổ sung kiến thức giáo dục môi trường một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh và đúng mức tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của bài học.
Ví dụ: Khi dạy bài: Chùa thời Lý- Lịch sử lớp 4 sau khi cho học sinh quan sát hình ảnh một số ngôi chùa thời Lý (như chùa Dâu, chùa Một Cột, chùa Láng) giáo viên có thể mô tả vẻ đẹp một vài chùa thời Lý tiêu biểu và liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hóa của cha ông. 
Chùa Một Cột ( Hà Nội)
(Hình ảnh minh họa cho bài: Chùa thời Lý – Lịch sử – Lớp 4)
Chùa Láng ( Hà Nội)
(Hình ảnh minh họa cho bài: Chùa thời Lý – Lịch sử – Lớp 4)
 	3.3. Chỉ đạo giáo dục môi trường đi đôi với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: 
Muốn hiệu quả giáo dục môi trường bền vững thì phải giáo dục cho học sinh những hành vi, những thói quen tốt, những kĩ năng sống liên quan đến công tác vệ sinh bảo vệ môi trường, mỗi giáo viên phải rèn luyện cho học sinh những thói quen tốt như không vứt rác trong phòng học, không vứt rác ra sân trường, không ném rác trên đường đi, khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ nên nhắc nhở lịch sự để giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp, có ý thức tự giác thấy rác thì nhặt bỏ vào đúng nơi quy định. Thường xuyên tổ chức dọn vệ sinh lớp học và lao động vệ sinh trường lớp, rèn luyện cho học sinh biết cách làm vệ sinh vừa đảm bảo sạch sẽ vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ví dụ khi hướng dẫn học sinh quét lớp cần tắt quạt để lớp được sạch và đỡ bụi, khi lau cửa kính, lau bảng hoặc lau bàn ghế phải dùng khăn ướt vắt cho ráo rồi mới lau, sau đó dùng khăn khô lau lại, trong quá trình làm công tác vệ sinh, nhắc nhở học sinh phải đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
	Để học sinh có ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường, trước hết giáo viên phải là người gương mẫu thực hiện tốt công tác giữ vệ sinh môi trường ngay trong lớp học, phải cùng tham gia khi tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường, tạo sự hòa đồng, thân thiện với học sinh.
3.4. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh, đoàn thể ngoài xã hội trong công tác rèn kỹ năng giáo dục môi trường:
Gia đình là nơi để các em học tập và thực hành vệ sinh môi trường ở ngoài nhà trường. Bố mẹ, anh chị hướng dẫn các em thu gom rác thải, phân loại rác thải, những vật liệu gia đình hỏng có thể để làm đồ dùng học tập; những rác thải làm phân bón và còn lại rác thải không phân hủy được sẽ mang bỏ nơi quy định để đưa đi xử lý. 
Chăm sóc cây xanh, vệ sinh nhà cửa, phòng học, sân trường,  
Đoàn thanh niên tổ chức cho các em vệ sinh đường làng ngõ xóm không rác,
Giáo dục môi trường trong cuộc sống hằng ngày biết tiết kiệm năng lượng, 
tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và giấy,...;
Thứ hai hàng tuần các em báo cáo việc làm tốt của mình của bạn trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.
3.5.Tổ chức các phong trào thi đua:
Trong năm học tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua cụ thể:
* Phong trào trường em không có rác:
Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đạt hiệu quả hay chưa.
	Nội dung này tôi giao cho giáo viên chủ nhiệm và Đội thiếu niên trực tiếp thực hiện. Phân công cụ thể từng Chi đội, sao Nhi đồng phụ trách vệ sinh chuyên các khu vực trong suốt cả năm học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_duc_ve_sinh_moi_truong.doc